Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí lớp 8 năm học 2011 - 2012

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:

 1. Công suất cho biết công thực hiện được trong 1 đơn vị thời gian

 Công thức tính công suất:

 Đơn vị công suất là oát. Kí hiệu là W

2. - Khi vật có khả năng sinh công ta nói vật có cơ năng

 - Cơ năng : thế năng, động năng

 * Thế năng hấp dẫn : - Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng hấp dẫn.Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thê năng hấp dẫn càng lớn

 * Thế năng đàn hồi : - Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi

 * Động năng : - Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn

3. Thế nào là sự bảo toàn cơ năng? Nêu ba ví dụ về sự chuyển hóa từ dạng cơ năng này sang dạng cơ năng khác?

 Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẩn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.

4. - Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.

 - Hai đặc điểm của nguyên tử và phân tử cấu tạo nên các chất :

 + Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

 + Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng

5. - Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh

6. Nhiệt năng là gì? Khi nhiệt độ tăng (giảm ) thì nhiệt năng của vật tăng hay giảm?

 - Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật

 - Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn

7. Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng :

- Thực hiện công

- Truyền nhiệt

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3072Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí lớp 8 năm học 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Tây Sơn
Tổ: Toán – Lí – Tin – Công nghệ
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII 
MÔN VẬT LÍ LỚP 8
Năm học 2011 - 2012
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
 1. Công suất cho biết công thực hiện được trong 1 đơn vị thời gian
+ A: công thực hiện (J)
+ t: thời gian (s)
+ P: công suất (J/s)
 	Công thức tính công suất: 
	Đơn vị công suất là oát. Kí hiệu là W
2. - Khi vật có khả năng sinh công ta nói vật có cơ năng
	 - Cơ năng : thế năng, động năng
 * Thế năng hấp dẫn : - Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng hấp dẫn.Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thê năng hấp dẫn càng lớn
 * Thế năng đàn hồi : - Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi
 * Động năng : - Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn
3. Thế nào là sự bảo toàn cơ năng? Nêu ba ví dụ về sự chuyển hóa từ dạng cơ năng này sang dạng cơ năng khác?
	Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẩn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.
4. - Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
 - Hai đặc điểm của nguyên tử và phân tử cấu tạo nên các chất : 
	 + Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
	 + Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng
5. 	- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh
6. Nhiệt năng là gì? Khi nhiệt độ tăng (giảm ) thì nhiệt năng của vật tăng hay giảm? 
	- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
 - Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn
7. 	Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng :
- Thực hiện công
- Truyền nhiệt
8.	- Có 3 cách truyền nhiệt : dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt
 - Dẫn nhiệt: là hình thức truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác. 
 - Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu ở chất lỏng và khí
 - Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ở cả trong chân không
10. - Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt
 Ký hiệu nhiệt lượng là Q.
 	 Đơn vị của nhiệt năng, nhiệt lượng là Jun (J)
11. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm 1 kg chất đó tăng thêm 10C
Nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K có nghĩa là nhiệt lượng cần truyền cho 1kg đồng tăng thêm 10C là 380 J
12. Công thức tính nhiệt lượng vật thu vào: Q = mct
Q:nhiệt lượng (J)
m:khối lượng của vật (kg)
t: độ tăng nhiệt độ (0C)
c :nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kgK)
13. * Nguyên lí truyền nhiêt 
Khi có 2 vật truyền nhiệt cho nhau thì:
- Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn 
- Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của 2 vật cân bằng nhau thì ngừng lại.
- Nhiệt lượng vật này toả ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào ( *) 
* Phương trình cân bằng nhiệt : Qtoả = Qthu
14. - Đại lượng cho biết nhiệt lượng toả ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn gọi là năng suất toả nhiệt của nhiên liệu. Kí hiệu:q
- Đơn vị: J/kg
- Năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27. 106 J/ kg có nghĩa là nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hòan tòan 1kg than đá là 27. 106 J
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP:
TRẮC NGHIỆM: Ghi chữ cái đứng trước đầu câu trả lời đúng 
Câu 1. Một viên đạn đang bay ở độ cao có cơ năng hấp dẫn là 2700J và động năng là 700J thì thế năng của nó là: 
A. 2000J. B. 700J. 	C. 2700J. D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 2. Trường hợp nào sau đây có sự chuyển hóa từ động năng thành thế năng và ngược lại?
A. Vật được ném lên rồi rơi xuống. 	B. Vật lăn từ đỉnh đèo xuống.
C. Vật chuyển động trên mặt đất. 	D. Vật rơi từ trên cao xuống. 
Câu 3. Đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nướcc ta thu được hỗn hợp có thể tích khoảng 95cm3. Khoảng 5cm3 hỗn hợp biến mất là do:
A. rượu bay hơi
B. lớp hỗn hợp phía dưới bị nén lại.
C. các phân tử của nước đã xen vào giữa khoảng cách của các phân tử rượu và ngược lại.
D. cả 3 đều sai.
Câu 4. Mở lọ nước hoa trong phòng kín, một lúc sau cả phòng nghe mùi thơm do:
A. không khí trong phòng hút nước hoa. 
B. nước hoa nhẹ hơn không khí nên lan ra khắp phòng. 
C. phân tử nước hoa bay trong phòng	 
D. phân tử nước hoa khuếch tán trong không khí lan ra khắp phòng. 
Câu 5. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật không có tính chất nào sau đây.
A. Chuyển động không ngừng. 	B. Giữa chúng có khoảng cách.
C. Nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.	D. Chuyển động thay đổi khi nhiệt độ thay đổi.
Câu 6. Khi các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động chậm đi thì:	
A. khối lượng của vật giảm. B. trọng lượng của vật giảm. 
C. nhiệt độ của vật giảm D. cả khối lượng của vật và trọng lượng của vật đều giảm. 
Câu 7. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra?
A. Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước. 	B. Sự tạo thành gió. 
C. Đường tan vào nước. 	D.Không khí xen lẫn vào nước. 
Câu 8. Hiện tượng khuyếch tán xảy ra?
A. Trong chất lỏng. 	B. Trong chất khí. 
C. Trong chất rắn. 	 D. Trong cả ba chất trên. 
Câu 9. Câu nào sau đây nói về nhiệt năng là không đúng? 
A. Nhiệt năng là một dạng của năng lượng. 
B. Nhiệt năng là tổng động năng và thế năng của vật.
C. Nhiệt năng là năng lượng mà lúc nào vật cũng có 
D. Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Câu 10. Trong cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ kém đến tốt sau đây, cách nào là đúng? 
A. Không khí, nước, thuỷ ngân, đồng. B. Đồng, thủy tinh, nước, nhôm
C. Thuỷ tinh, đồng, nhôm, nước. D. Nhôm, nước, thủy tinh, đồng.
Câu 11. Sự truyền nhiệt của hai vật từ
A. vật có nhiệt năng lớn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn. 
B. vật có khối lượng lớn hơn sang vật có nhiệt độ nhỏ hơn.
C. vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
D. vật có thể tích lớn hơn sang vật có thể tích nhỏ hơn.
Câu 12. Đối lưu là sự truyền nhiệt chỉ xảy ra ở:
A. chất lỏng B. chất khí. 
C. chất lỏng và chất khí. D. cả chất rắn, chất lỏng, chất khí.
 Câu 13. Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiêt chủ yếu của:
A. Chất rắn. B. Chất lỏng. 
C. Chất khí. D. Cả chất rắn, chất lỏng và chất khí
Câu 14. Câu nào sau đây nói về bức xạ nhiệt là đúng?
A. Chỉ có những vật bề mặt xù xì và màu sẫm mới có bức xạ nhiệt. 
B. Mọi vật đều có thể bức xạ nhiệt. 
C. Chỉ có những vật bề mặt bóng và màu sáng mới có bức xạ nhiệt. 
D. Chỉ có Mặt trời mới bức xạ nhiệt. 
Câu 15. Người ta thả 3 miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Hãy so sánh nhiệt độ cuối cùng của 3 miếng kim loại trên bằng cách chọn các câu trả lời đúng. 
	A. Nhiệt độ ba miếng đều bằng nhau.
	B. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng chì.
	C. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng nhôm.
	D. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, rồi đến miếng nhôm, miếng chì.
Câu 16.Nhiệt lượng nột vật thu vào để nóng lên phụ thuộc các yếu tố nào?
A. Khối lượng của vật. B. Độ tăng nhiệt độc của vật.
C. Chất cấu tạo nên vật D. Cả ba yếu tố trên.
Câu 17. Hai bình đựng chất lỏng khác nhau nhưng có khối lượng bằng nhau. Dùng bếp để đun hai bình trong điều kiện như nhau thì thấy nhiệt độ của chúng khác nhau. Nhiệt độ chúng khác nhau là do:
A. Nhiệt dung riêng khác nhau..	 B. Trọng lượng riêng khác nhau.
C. Độ dẫn nhiệt khác nhau.	 D Khối lượng riêng khác nhau.
Câu 18: Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc nước, thấy nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên trên. Lí do nào sau đây là đúng?
A. Do hiện tượng truyền nhiệt.	B. Do hiện tượng đối lưu.
C. Do hiện tượng bức xạ nhiệt.	D. Do hiện tượng dẫn nhiệt.
Câu 19: Khả năng hấp thụ nhiệt tốt của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào của vật?
A. Vật có bề mặt sần sùi, mầu sẫm.	B. Vật có bề mặt sần sùi, sáng màu.
C. Vật có bề mặt nhẵn, sẫm màu.	D. Vật có bề mặt nhẵn, sáng màu.
Câu 20: Năng lượng từ mặt trời truyền xuống trái đất bằng cách nào?
A. Bằng sự đối lưu.	B. Bằng dẫn nhiệt qua không khí.
C. Bằng bức xạ nhiệt.	D. Bằng một cách khác.
Câu 21: Tại sao dùng bếp than có lợi hơn bếp củi?
A. Vì than rẻ tiền hơn củi.	B. Vì than có nhiều nhiệt lượng hơn củi.
C. Vì năng suất toả nhiệt của than lớn hơn củi.	D. Vì than dễ đun hơn củi.
Câu 22: Khi nhiệt năng của vật càng lớn thì :
A.	Nhiệt độ của vật càng cao.	B. Các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
C.	Vật càng chứa nhiều phân tử.	D. Cả A, B đều đúng.
Câu 23: Trong những sự chuyển hoá năng lượng sau đây, sự chuyển hoá nào trùng với nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt?
A. Nhiệt năng chuyển hoá thành cơ năng.	B. Cơ năng chuyển hoá thành nhiệt năng.
C. Thế năng chuyển hoá thành cơ năng.	D. Thế năng chuyển hoá thành nhiệt năng.
Câu 24. Một viên đạn đang bay trên cao có những dạng năng lượng nào mà em đã được học? Hãy chọn câu trả lời đầy đủ nhất.
	A. Động năng.	B. Thế năng.
	C. Nhiệt năng.	D. Động năng, thế năng và nhiệt năng.
Câu 25. Một tấm đồng có m = 100g được đun nóng rồi bỏ vào trong 200g nước lạnh. Khi đạt đến sự cân bằng nhiệt, tấm đồng tỏa ra nhiệt lượng 500J. Hỏi nước đã thu nhiệt lượng là bao nhiêu? (Bỏ qua sự thất thoát nhiệt vào môi trường). 
	A. 1000J	B. 250J	C. 500J	 D. 2000J
 B. Trả lời và giải các bài tập sau:
1. Một ấm nhôm khối lượng 0, 4g chứa 3 lít nước. Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước, biết nhiệt độ ban đầu của nước là 200 C.
2. Một vật làm bằng kim loại có khối lượng 2kg ở 200C, khi cung cấp một nhiệt lượng khoảng 105kJ thì nhiệt độ của nó tăng lên 600C Tính nhiệt lượng riêng của một kim loại? Kim loại đó tên là gì?
3. Thả 500g đồng ở 1000C vào 350g nước ở 350C. Tính nhiệt độ khi bắt đầu cân bằng nhiệt.
4. Phải pha bao nhiêu lít nước ở 200C vào 3 lít nước ở 1000C để nước pha có nhiệt độ là 400C. 
5. Người ta thả đồng thời 200g sắt ở 150C và 450 g đồng ở 250C vào 150g nước ở 800C. Tính nhiệt độ khi cân bằng?
6. Người ta dùng bếp dầu hỏa để đun sôi 4 lít nước ở 300C đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 500g. Tính lượng dầu hỏa cần thiết, biết hiệu suất của bếp là là 30%.
 7. Muốn đun sôi 2,5kg nước từ 180C bằng một bếp dầu hỏa, người ta phải đốt hết 60g dầu hỏa. Tính hiệu suất của bếp.
8. Một bếp dầu hỏa dùng để đun nước có hiệu suất 30%.
	a. Tính nhiệt lượng bếp tỏa ra khi đốt hết 30g dầu.
	b.Với 30g dầu, bếp trên có thể đun sôi được tối đa bao nhiêu lít nước có nhiệt độ ban đầu 300C.
9.Một ấm nhôm khối lượng 250g chứa 1 lít nước ở 200C.
	a. Tính nhiệt lượng cần để đun sôi lượng nước nói trên. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là 880J/kg.K; 4200J/kg.K.
	b. Tính lượng củi khô cần để đun sôi lượng nước nói trên. Biết năng suất tỏa nhiệt của củi khô là 107 J/kg và hiệu suất của bếp lò là 30%
10. Một bếp dầu hỏa dùng để đun nước có hiệu suất 30%.
	a. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để dun sôi 1,4 lít nước ở nhiệt độ ban đầu 300C.
	b. Tính lượng dầu cần đốt chấy để đun sôi lượng nước nói trên.
11 : Người ta đốt 4 kg than gỗ. Với nhiệt lượng tỏa ra người ta có thể đun sôi bao nhiêu lít nước ở 200C. Biết rằng năng suất tỏa nhiệt của than gỗ là q = 34.106 J/ kg, nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K và nước sôi ở 1000C. Bỏ qua sự mất mát nhiệt.
12. Thả một quả cầu nhôm có khối lượng 0,2kg đã được nung nóng tới 1000C vào một cốc nước ở 200C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và nước đều bằng 270C. Coi như chỉ có quả cầu và nước trao đổi nhiệt với nhau. Tính:
Nhiệt lượng quả cầu nhôm tỏa ra
Khối lượng nước trong cốc.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_CUONG LI 8 kì II 2012.doc