Đề cương ôn tập học kỳ I – Môn: Ngữ văn 6

I.PHẦN VĂN BẢN

1.Các thể loại truyện dân gian: (định nghĩa)

 Truyền thuyết:Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

 Cổ tích : Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:

- Nhân vật bất hạnh (như: Người mồ côi, người con riêng, người có hình dạng xấu xí);

- Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ;

- Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch;

- Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người).

Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

 

doc 15 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1534Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I – Môn: Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
Ví dụ: Lẫm liệt: Hùng dũng, oai nghiêm
 Nao núng: Lung lay, không vững lòng nay ở mình nữa.
3. Bài tập :
3.1/Giải thích nghĩa của các từ:
 Gợi ý :
- học tập : học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng.
- học lỏm : nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.
- học hỏi : tìm tòi, hỏi han để học tập.
- học hành : học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng dẫn.
- trung bình : ở vào khoảng giữa trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp.
- trung gian : ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai bộ phận, hai giai đoạn, hai sự vật, 
- trung niên : đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già.
 - giếng : hố đào sâu vào lòng đất thẳng đứng để lấy nước.
- rung rinh : chuyển động qua lại nhẹ nhàng, liên tiếp.
 - hèn nhát : không dũng cảm, thiếu can đảm, đáng khinh bỉ.
IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
 1. Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. (ví dụ: Toán học, Văn học, Vật lí họctừ có một nghĩa); chân, mắt, mũitừ có nhiều nghĩa)
 2. Từ nhiều nghĩa là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa.
 - Nghĩa gốc: Là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
 - Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
Ví dụ: Mũi (mũi kim, mũi dao, mũi bút), chân (chân trời, chân mây, chân tường, chân đê,), mắt (mắt nứa, mắt tre, mắt na),đầu (đầu giường, đầu đường, đầu sông,...)
3. Bài tập : 
3.1/ Tìm từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra từ chuyển nghĩa của chúng :
 Gợi ý :
	- chân : chân bàn, chân núi, chân trời, chân đê, 
	- tai : tai ấm, tai nấm, 
3.2/ Tìm từø chỉ bộ phận cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo chỉ bộ phận cơ thể người 
 Gợi ý : lá phổi, quả tim, 
3.3/ Một số hiện tượng chuyển nghĩa:
 	a. Chỉ sự vật chuyển thành hành động : 
	- cái cưa ¦ cưa gỗ
	- hộp sơn¦ sơn cửa
	- cái bào¦ bào gỗ
 	 b. Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị :
	- bó lúa¦ một bó lúa
	- nắm cơm¦ một nắm cơm
V. Lỗi dùng từ:
 1- Các lỗi dùng từ: 
 + Lỗi lặp từ.
Ví dụ: 
(1) Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian.
 (2) Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng đều rất lấy làm quý mến bạn Lan.(từ gạch chân là từ lặp nên loại bỏ để viết lại cho đúng)
 =>Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều quý mến. 
 + Lỗi lẫn lộn các từ gần âm.
Ví dụ:
Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh.
Ông hoạ sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc.
Tiếng Việt có khả năng tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
Có một số bạn còn bàng quang với lớp.
Vùng này còn khá nhiều thủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm đau không đi bệnh mà ở nhà cúng bái,
Những từ gạch chân là từ lặp, nên thay bằng các từ sau: (1)tham quan, (2)mấp máy, (3)sinh động, (4)bàng quan,(5) hủ tục.
 + Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
Ví dụ:
(1) Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc.
(2) Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng.
(3) Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa nát của những người nông dân.
(4) Làm sai thì cần thực thà nhận lỗi, không nên bao biện.
(5) Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hoá dân tộc.
Sử lại bằng những từ sau : (1) điểm yếu hoặc nhược điểm,(2) bầu hoặc chọn, (3)chứng kiến, (4) thành khẩn và nguỵ biện, (5) tinh tuý
IV. Từ loại và cụm từ.
 1.Danh từ: 
 a.Nghĩa khái quát: Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm
 b.Đặc điểm ngữ pháp của danh từ:
 -Khả năng kết hợp:Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, nọ, ấy, kia,và một số từ khác ở sau để tạo thành cụm danh từ.
 -Chức vụ ngữ pháp của danh từ: 
 +Điển hình là làm chủ ngữ: Công nhân này// đang làm việc.	
 +Khi làm vị ngữ phải có từ là đi kèm :Tôi// là người Việt Nam.
 -Các loại danh từ: Xem mô hình danh từ sau:
 +Danh từ đơn vị:nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật
 +Danh từ chỉ sự vật:dùng để nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm
 .Danh từ chung : là tên gọi một loại sự vật
 .Danh từ riêng:tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương
Ước chừng 
Chính xác 
Đơn vị quy ước 
Đơn vị tự nhiên 
(loại từ)
Danh từ chỉ đơn vị 
Danh từ riêng
Danh từ chung
Danh từ chỉ sự vật 
Danh từ
-Cách viết hoa danh từ riêng. (Quy tắc viết hoa ) ghi nhớ sgk T-109
 2. Cụm danh từ:
 a.Nghĩa khái quát:Là tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
 b.Đặc điểm ngữ nghĩa của cụm danh từ: nghĩa của cụm danh từ đầy đủ hơn một danh từ (công nhân/chú công nhân kia)	
 c.Chức vụ ngữ pháp của cụm danh từ: giống như danh từ
*Mô hình cụm danh từ đầy đủ:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
Tất cả
các
em
học sinh
thân yêu
kia
Tất cả các em học sinh thân yêu kia 
 Vd: Tìm cụm danh từ trong các câu và điền cụm danh từ vào mô hình cụm danh từ: 
 a. Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
 b. Gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại .
 c. Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ.
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
một
một
một
người
lưỡi
con
chồng
búa
yêu tinh
thật xứng đáng
của cha để lại
trên núi, có nhiều phép lạ
3.Số từ và lượng từ:
 * Số từ: Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.
 -Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ (ví dụ: hai con gà, ba học sinh). 
 -Khi biểu thị số thứ tự, số từ đứng sau danh từ (ví dụ: Canh bốn canh năm vừa chợp mắt; Tôi // là con thứ nhất.)
Lưu ý: phân biệt số từ với danh từ đơn vị (số từ không trực tiếp kết hợp với chỉ từ, trong khi đó danh từ đơn vị có thể trực tiết kết hợp được với số từ ở phía trước và chỉ từ ở phía sau)
Ví dụ: không thể nói: một đôi con trâu, mà có thế nói là:một đôi gà kia. 
 * Lượng từ: Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
Lượng từ được chia thành hai nhóm: 
+ Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể: tất cả, tất thảy, cả,
+ Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: những, mỗi, mọi, từng, các,
 *Phân biệt số từ và lượng từ:
- Số từ chỉ số lượng cụ thể và số thứ tự (một, hai, ba, bốn, nhất, nhì)
- Lượng từ chỉ lượng ít hay nhiều (không cụ thể: Những, mấy, tất cả, dăm, vài)
Vd: Các từ in đậm trong hai dòng thơ sau được dùng với ý nghĩa như thế nào ?
	Con đi trăm núi ngàn khe
	Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
	 trăm, ngàn, muôn : chỉ số lượng nhiều, rất nhiều ( lượng từ )
	2.3. Xác định lượng từ trong các câu:
a. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi
b. Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút lui mỗi người một ngả.
 4. Chỉ từ:
 * Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí (định vị) của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
 * Hoạt động của chỉ từ trong câu:
 + Làm phụ ngữ S2 ở sau trung tâm cụm danh từ (theo dõi chỉ từ “kia” ở mô hình cụm danh từ trên)
 + Làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.
Ví dụ: Chỉ từ (đó) làm chủ ngữ và định vị sự vật trong không gian 
(Đó // là quê hương của tôi.)	
 C V
Ví dụ: Chỉ từ (ấy) làm trạng ngữ và định sự vật trong thời gian 
(Năm ấy, tôi// vừa tròn ba tuổi.) 
 TN C V
 5. Động từ: 
 - Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
 - Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ để tạo thành cụm động từ.
 - Chức vụ ngữ pháp của động từ:
 + Chức vụ điển hình là làm vị ngữ.
 + Khi làm chủ ngữ, động từ thường mất hết khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, hãy.
 -Động từ chia làm hai loại:
 +Động từ tình thái (thường đòi hỏi có động từ khác đi kèm:
 +Động từ chỉ hành động, trạng thái : động từ chỉ hành động (đi, đững, nằm, hát) và động từ trạng thái(yêu, ghét, hờn, giận, vỡ, gãy, nát)
 6.Cụm động từ: 
 *Cụm động từ là tổ hợp từ do động từ một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành (đang học bài,)
 Đt
 *Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ và có cấu tạo phức tạp hơn một động từ
 *Chức vụ ngữ pháp của cụm động từ:giống như động từ
 -Làm vị ngữ
 -Làm chủ ngữ: không có phụ ngữ trước (ví dụ:Đi // là hành động quả quyết.)
 -Cụm động từ có cấu tạo đầy đủ gồm ba phần: Xem SGK/148 
 *Mô hình sau:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
cũng/còn/đang/chưa
tìm
được/ngay/câu trả lời
Bài tập : 
1. Tìm cụm động từ trong các câu sau:
	a. Em bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà .
	b. Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
	c. Cuối cùng, triều đình đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến của em bé thông minh nọ.
	2.3. Điền cụm động từ vào mô hình cụm động từ. ( Chú ý động từ chính làm trung tâm ).
Phần trước
Phần trung tâm
( Động từ )
Phần sau
còn đang
đùa nghịch 
yêu thương 
muốn kén 
đành tìm 
có 
đi hỏi 
ở sau nhà
Mị Nương hết mực
cho con một người chồng thật xứng đáng
cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến của em bé thông minh nọ.
thì giờ đi hỏi ý kiến của em bé thông minh nọ.
ý kiến của em bé thông minh nọ
 7.Tính từ và cụm tính từ:
 - Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
 - Các loại tính từ: Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối: trắng bóc, đỏ chót. (không kết hợp với các từ chỉ mức độ,), tính từ chỉ đặc điểm tương đối: đỏ, xanh, vàng (kết hợp được với từ chỉ mức độ)
 - Tính từ và cụm tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.
 Ví dụ: Vàng // là màu của lá.
 tt
 - Cụm tính từ ở dạng đầy đủ nhất gồm 3 phần: (Có thể vắng phụ trước, phụ sau nhưng phần TT không thể vắng mặt)
+ Phụ ngữ ở phần trước;
+ Phần trung tâm;
+ Phần sau.
BT : 1.Xác định tính từ trong các câu đã cho :
 - Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
 - Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm . Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi.
	2.Tìm cụm tính từ trong câu cho sẵn :
a. Nó sun sun như con đỉa.
	b. Nó chần chẫn như cái đòn càn.
	c. Nó bè bè như cái quạt thóc.
	d. Nó sừng sững như cái cột đình.
	đ. Nó tun tủn như cái chổi sể cùn.
III.TẬP LÀM VĂN
ĐÊ 1: Em hãy kể về một người thầy ( cô) mà em kính yêu nhất.
A.Mở bài: 
- Giới hiệu chung về thầy (cô) giáo mà em quý mến.
- Cho người đọc biết thầy cô là người như thế nào.
- Giới thiệu hoàn cảnh (hoặc một đặc điểm nào đó của người thầy hoặc cô giáo) để lại cho bản thân ấn tượng sâu đậm nhất.
B. Thân bài.
- Kể một số việc làm: ý thức, tính nết, tình cảm của thầy cô đối với em.
- Kể những việc làm, chi tiết cụ thể.
- Chú ý các sự việc, chi tiết phải được lựa chọn đề thể hiện tập trung gây ấn tượng(yêu nghề, nhiệt tình giảng dạy, yêu thương chăm sóc học sinh, quan tâm học sinh yếu kém và cá biệt) cụ thể đối với em.
- Có thề kỉ niệm đối với em, từ đó mà em quý mến.
- Miêu tả một vài nét về người thầy (hoặc người cô) mà em yêu quý (chú ý nhấn mạnh những nét riêng, những nét gây ấn tượng).
- Kể về một nét nào đó đặc biệt trong tính cách (hoặc tác phong, hoặc tình thương yêu đối với học trò,).
- Đối với riêng bản thân em, kỉ niệm sâu sắc nhất đối với người thầy (hay người cô giáo) đó là gì?
- Tình cảm của em đối với thầy giáo hay cô giáo đó ra sao?
C. Kết bài.
- Nêu tình cảm và ý nghĩ của em đối với thầy(cô).
- Nay tuy không còn được học thầy (cô) đó nữa nhưng em vẫn nhớ về thầy (cô) đó bằng một sự kính trọng và yêu mến sâu sắc ra sao?
Bài mẫu 1: 
 Tôi yêu những giọt mồ hôi lấm tấm trên vầng trán thầy.Sau mỗi lần giảng bài trên khuân mặt tươi tắn của thầy xuất hiện những giọt nước lăn tăn , vào hôm có những bài khó hiểu hoặc có những bạn chưa chuẩn bị bài kịp thầy phải tận tâm giảng giải nhiều hơn, không chỉ có mồ hôi trán mà thẫm cả vạt lưng áo thầy.
 Tôi vốn là đứa trẻ nhút nhát, học kém hơn các bạn cùng lứa, thấy thầy vất vả trong mỗi bài giảng, tôi cũng đã cố gắng học nhiều hơn, tập trung nghe giảng chăm chú hơn nhưng có những bài khó hoặc những kiến thức căn bản tôi còn thiếu muốn hỏi thầy vào giờ ra chơi lắm nhưng sợ thầy mệt, tôi chần chừ  mãi cũng không giám hỏi.
Thầy như có phép thần thông, đã đọc được ý định của tôi, những trăn trở của tôi. Vào giờ ra chơi nọ khi các bạn ra sân chơi, trong lớp chỉ còn lại tôi và thầy, bất chợt tôi nghe thấy: " Gia Anh, em có gì chưa hiểu hay việc gì mà không ra chơi ?" Tôi nghe tơi đây như bị điện giật vậy, tôi ấp úng đứng lên và thưa: " Dạ không, thưa thầy! "
Không có gì thì tốt, nhưng thầy thấy con có vấn đề gì đó phải không ? Lại đây với thầy.
Tôi rón rén bước lại bên thầy, tim tôi còn đập thình thịch, tai tôi thì lùng bùng, thầy nói và hỏi gì đó tôi không còn nhớ nữa, nhưng kể từ buổi được ở bên thầy, lòng tôi vui sướng được thầy quan tâm, cũng thấy cởi mở, bớt căng thẳng khi gặp thầy. Tôi được thầy tận tình hướng dẫn cách học, xóa dần những lỗi căn bản của người học trò, rồi từ từ từng bước tôi mạnh dạn, hiểu bài nhiều hơn.
 Đến nay những ngày thời tiết oi bức hay trở trời, tôi luôn nhớ về thầy tôi đang giảng bài cho các em, những giọt mồ hôi lăn trên khuân mặt nhăn nheo của thầy, những vạt áo ướt thẫm mồi hôi. Tôi lại phải quyết tâm hơn nữa để đáp lại sự hy sinh của thầy giành thế cho hệ chúng tôi và đặc biệt cho tôi, cũng ở thầy mà tôi có ngày hôm nay, có những dòng chữ này để gửi đến thầy lời tri ân sâu sắc. Dù có đi nơi đâu, em sẽ trở về thăm lại Ông đồ xưa, ông giáo làng của em năm nào.
Bài mẫu 2: 
Nếu ai đó hỏi em: Từ lúc đi học đến giờ, em học qua bao nhiêu thầy cô giáo - chắc chắn em không thể nào nhớ được. Nhưng nếu hỏi: Thầy cô nào để lại cho em nhiều ấn tượng nhất? Em sẽ ngay lập tức nêu ra những cái tên. Song trong suốt sáu năm cắp sách tới trường, em chưa bao giờ dám nghĩ rằng, có một thầy giáo chỉ dạy em mỗi một tiết văn thôi mà để lại cho em một ấn tượng khó phai về sự kính yêu đến vậy.
Chuyện xảy ra vào tuần đầu tiên của năm học lớp sáu này. Bước vào ngôi trường mới, lạ thầy, lạ bạn, chúng em hồi hộp đợi mong những tiết học đầu tiên trong một cảm giác vui mừng xen lẫn những điều bí ẩn. Sau mỗi tiếng trống tùng và mỗi tràng vỗ tay rộn rã, chúng em lại được làm quen với một thầy giáo mới. Những người mà trước đó chúng em chưa bao giờ thấy mặt, biết tên, chưa bao giờ được nghe lời giảng với bao kiến thức mới lạ và xa xôi.
Ngày học thứ nhất trôi qua vội vàng và ồn ã. Lớp học bước vào ngày học thứ hai bằng một tiết ngữ văn. Tiếng trồng vào giờ cao điểm, thầy giáo bước vào trong sự ngỡ ngàng của bao đôi mắt trẻ thơ. Chả là với hầu hết các bạn lớp em, đây là lần đầu tiên môn văn được một thầy giáo dạy .
Thầy bước vào giờ giảng nhẹ nhàng và trầm ấm vô cùng. Tiết dạy đầu tiên, thầy dành hơn mười phút để giới thiệu toàn bộ chương trình ngữ văn lớp sáu. Không khí lớp không hiểu tại sao tự nhiên sôi nổi hẳn lên. Thầy vẫn nói về bài giảng nhưng lại gợi trong chúng em bao ấn tượng xốn xang. Thầy kể về kỷ niệm ngày đầu tiên thầy bước vào ngôi trường học cấp hai. Thầy mới, bạn mới và những bải giảng mới nhanh chóng cuốn hút niềm đam mê văn học của thầy. Thế là từ ngày đó lúc nào thầy cũng mơ ước trở thành một thầy giáo dạy văn để được truyền dạy cho học sinh những cảm giác sâu lắng được dồn tụ qua từng trang sách. Chúng em tròn mắt hớp lấy từng lời giảng của thầy một cách say sưa. Sao kỷ niệm của thầy giống tâm trạng của chúng em lúc này đến vậy. Chúng em càng ngỡ ngàng, nhưng cũng ngây ngất và vui mừng lăm . Bài giảng của thầy cứ diễn ra trọn vẹn một giờ trước những khuôn mặt ngây thơ đang ngày càng trở nên tươi tắn. Ôi! cuộc sống sao còn nhiều niềm vui, nhiều mơ ước, nhiều chân trời lạ thế. Đó cũng là những nơi xa lạ, đẹp đẽ và huyền bí. Mảnh đất ấy chùng em chưa từng đến bao giờ. Nhưng những ước mơ chinh phục của chúng em thì hình như đang bắt đầu được thầy thắp sáng.
Nhưng đúng là tiếc nuối vô cùng! Không ngờ tiết văn ấy lại là tiết văn duy nhất thầy Bình dạy chúng em. Sau tuần ấy tuần được cử lên trường của tỉnh. Thầy ơi! Bao giờ chúng em mới được gặp lại thầy. Người đã dạy chúng em bao điều mới lạ, dạy chúng em ước mơ bằng chính những ước mơ có thực của thầy.
ĐỀ 2: KỂ VỀ NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH
A. Mở bài.
- Giới thiệu sơ lược về người mà em sẽ kể (tên, tính cách,).
B. Thân bài.
- Đặc điểm và tính cách nổi bật của người mà em đang kể là gì?
- Người mà em đang kể đã giúp đỡ bảo ban em như thế nào trong học tập và trong cuộc sống?
- Tình cảm của em và người đó ra sao?
- Có thể kể thêm về một kỉ niệm nào đó đáng nhớ nhất của em và người đó.
C. Kết bài.
- Niềm hạnh phúc của bản thân khi có được một người ông (bà, cha mẹ, anh chị,..) tốt.
Bài mẫu:
Hình ảnh bà là hình ảnh đẹp và thiêng liêng trái tim tôi. Bà ngoại người mà tôi kính yêu, người luôn quan tâm, yêu thương tôi nhất.
Bà năm nay đã ngoài 60 tuổi, trông bà vẫn còn mạnh khỏe như những người tuổi 50.
Dáng bà cao, hơi gầy nhưng bà còn làm việc khỏe như tuổi đôi mươi. Bà có nước da trắng khiến các chị phải mê. Bà ăn mặc giản dị, gọn gàng và rất sạch sẽBà có khuôn mặt dài, hai má đầy đặn trông rất phúc hậu. Xưa kia, tóc bà rất dài đen và óng mượt, nay bà cắt ngắn cho mát, nó vẫn còn đen nhưng không còn mượt mà như xưa nữa.
Đôi mắt bà còn sáng, không đeo kính mà vẫn xỏ kim chỉ được. Mũi bà thì không cao nhưng đẻ bốn người con ai cũng cao. Miệng của bà rất tươi khi cười. Giong nói của bà nhỏ nhẹn, khoan thai, đầy chuyền cảm và rất dễ có cảm tình.
Ngoại ở trên quê cách nơi gia đình tôi sống khoảng 100 kilomet. Cứ vài tuần, ngoại thu xếp công việc nhà xong rồi ngoại đến chăm sóc, vui chơi với gia đình tôi. Những lúc hai anh em tôi ra khỏi nhà đi học thì bà ở nhà quét dọn, lau chùi phòng của mỗi chúng tôi gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ. Mỗi khi chúng tôi về nhà cứ ngỡ nhà có bà tiên mới đến làm phép lạ vậy. Nhiều lần hai anh em tôi cảm ơn ngoại về việc chăm sóc cho gia đình tôi, bà chỉ nói: " Hai cháu của bà đi học còn vất vả hơn cả bà nữa đấy !" Nói đến đây lòng tôi thấy đau quặn lại nhớ có lúc tôi lơ là việc học mà bà cứ tưởng tôi chăm chỉ học hành.
Ngoại vui vẻ, hoạt bát với mọi người xung quanh làm ai cũng yêu qúy. Tôi cố gắng lấy gương vui vẻ chan hòa của bà đối với mọi người để tôi theo, bước đầu tôi thấy khó và ngượng ngùng nhưngdần dần cũng thấy quen.
Bà thường dậy sớm để đi nhà thờ cầu nguyện cho bản thân biết cách tu luyện cho phải phép đạo, cho mọi người trong gia đình yêu thương nhau, xã hội được thanh bình, người người cơm no, áo mặc. Bà dạy anh em tôi hiểu biết Đạo là "Phương pháp" dạy cho con người biết cách tu thân, sửa tánh. Đạo là trí tuệ của thánh nhân đã đi qua, trải qua đem dạy lại cho những người đi sau và nó trở thành tài sản tri thức của loài người. Bà nói: " Làm người mà không có đạo gọi là có Trí nhưng chưa có Tuệ" người chưa hiểu hết được đỉnh cao tri thức của xã hội loài người. Anh em chúng tôi cũng được bà dạy cho cách " Cầu - nguyện", cầu là xin điều mình chưa có nhưng nguyện là bù đắp lại những gì mình xin được. Cầu mà không nguyện là chỉ biết xin, biết hưởng mà không biết đền đáp lại. Nguyện mà không cầu mới là người tốt, người biết sống chan hòa với mọi người.
 Ngoại là người bà tuyệt vời nhất mà em từng có trên đời, nên em quyết tâm học giỏi cho bà vui, bà mới có động lực sống xem cháu của bà lớn khôn từng ngày. Tôi cũng chia sẻ điều này với những ai có bà mà không quí, không kính trọng cũng xem như không có bà ở bên mình.
Bài mẫu 2: 
Mỗi người đều có một người mẹ. Đó là một chỗ dựa tinh thần rất lớn mà ai cũng phải đáng quý trọng. Mẹ tôi cũng vậy, mẹ luôn luôn dành tình yêu thương lớn nhất cho chúng tôi để bù đắp nỗi mất mát về người cha.
Tôi sinh ra đã không thấy được mặt cha. Đó là sự tổn thương rất lớn. Tuy vậy, nhưng mỗi khi ở bên mẹ, tôi cảm thấy thật hạnh phúc. Năm tôi lên một tuổi, mẹ tôi phải đi làm thuê để kiếm tiền nuôi gia đình. Nào là đóng gạch, cuốc mướn mẹ làm hết. Nghĩ đến đây mà tôi rưng rưng nước mắt. Số mẹ tôi thật khổ! Mẹ làm vất vả đến như vậy mà vẫn không đủ ăn nên mẹ phải đi làm nghề dạy trẻ. May mắn lắm mẹ mới xin được vào một nơi ổn định.
Bàn tay mẹ tần tảo, đầy những vết chai sần. Đôi mắt thì quầng đen vì làm việc vất vả. Nhưng tôi biết, vào những ngày Tết trong khi mọi người dang vui đùa chạy nhảy thì mẹ lại ra ngoài vườn lặng lẽ ngồi khóc. Những giọt nước mắt chứa đọng tâm hồn trong sáng, chung thủy của mẹ.
Mẹ thật là cao cả! Mẹ vẫn luôn dõi theo từng bước đi của tôi như một động lực giúp tôi không ngừng học hỏi. Tôi còn nhớ có năm lúa thất (mất) mùa mẹ phải đi khuân vác gạch thuê cho người ta để kiếm tiền. Đôi vai mẹ bị chầy xước rất nhiều. Nhưng nó lại chưa đựng nhiều kỷ niệm đối với tôi. Đến bây giờ, mẹ vẫn không ngừng làm việc.
Có lẽ ông trời không cho mẹ nghỉ. Tuy vậy, mẹ có một tâm hồn vẫn lạc quan, yêu đời. Tôi thật cảm phục trước mẹ. Năm tháng qua đi, mẹ vẫn phải chịu đựng bao nỗi đắng cay, ngọt bùi. Mẹ như là một tia sáng của đời con. Tôi biết mẹ ấp ủ trong mình một nỗi hy vọng: “Không để cuộc đời con lại giống mình phải gây dựng cho con một sự nghiệp”. Tôi biết vì tôi, mẹ có thể hy sinh tất cả, kể cả niềm vui. Vì thế mẹ rất nghiêm khắc khi tôi làm sai việc.
Tôi thật khâm phục mẹ. Tôi phải phấn đấu để trở thành một người con ngoan để mẹ khỏi buồn lòng, để đền đáp công lao sinh dưỡng của mẹ. Mẹ là một người mẹ không giống với người mẹ nào. Trong mắt mẹ, tôi như là một hy vọng rực rỡ. Tôi vẫn luôn ghi nhớ câu nói: “Nếu mẹ là dòng sông, con là nước thì dòng sông không thể chảy được nếu thiếu nước”.
ĐỀ 3: KỂ VỀ MỘT KỈ NIỆM KHIẾN EM KHÔNG THỂ NÀO QUÊN
Mỗi chúng ta khi lớn lên, đều bỏ lại đằng sau mình một thời thơ ấu biết bao kỉ niệm buồn vui lẫn lộn. Tôi vẫn nhớ những lần ham chơi quên cả giờ về, hãy những lần mãi đi chơi làm mất cả chìa khóa nhà. Nhưng kỉ niệm về người anh họ của em khiến em nhớ mãi không thể nào quên.
Trong những dịp nghỉ hè, tôi thường được bố mẹ cho về quê. Tôi rất thích về quê bởi ở đó tôi có một người anh họ. Anh hơn tôi một tuổi và rất quý tôi. Mỗi lần về quê, anh thường dắt tôi đi chơi khắp nơi. Anh đi đằng trước, tôi lũn cũn chạy theo sau. Nhưng khi tôi mỏi chân, anh thường cõng tôi 

Tài liệu đính kèm:

  • docTieng_Viet.doc