Đề cương ôn tập học kỳ I (năm học 2013 - 2014) môn Hóa học lớp 8

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

DẠNG 1: Khoanh tròn vào câu trả lời A, B, C, D mà em cho là đúng nhất

Câu 1: Tính chất nào sau đây cho biết chất đó là tinh khiết:

 A. Không tan trong nước B. Không màu, không mùi

 C. Có vị ngọt, mặn, đắng hoặc chua D. Khi đun thấy sôi ở nhiệt độ nhất định

Đáp án: D

Câu 2: Chất nào sau đây được gọi là chất tinh khiết:

 A. Nước suối, nước sông B. Nước cất C. Nước khoáng D. Nước đá

Đáp án: B

Câu 3: Phép lọc được dùng để tách một hỗn hợp gồm:

 A. Muối ăn với nước B. Muối ăn với đường C. Đường với nước D. Nước với cát

Đáp án: D

 

doc 49 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2206Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I (năm học 2013 - 2014) môn Hóa học lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p trong chậu nước. Sau phản ứng nước dâng lên khoảng 1/5 khoảng trống trong chuông. Chất còn lại trong chuông thủy tinh là:
	A. Oxi	B. Nitơ	C. Oxi và nitơ	D. Hơi nước
Đáp án: B
Câu 5: Oxit là hợp chất được tạo thành từ:
	A.Oxi và kim loại	B. Oxi và phi kim	
	C. Oxi và một nguyên tố hóa học khác	D. Một kim loại và một phi kim
Đáp án: C
Câu 6: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây về thành phần của không khí:
	A. 21% khí nitơ, 78% khí oxi, 1% các khí khác (CO2; CO; hơi nước; khí hiếm)
	B. 21% các khí khác, 78% khí nitơ, 1% khí oxi
	C. 21% khí nitơ, 78% các khí khác, 1% khí nitơ
	D. 21% khí oxi, 78% khí nitơ, 1% các khí khác (CO2; CO; hơi nước; khí hiếm)
Đáp án: D
Câu 7: Trong không khí, điều khẳng định nào sau đây là đúng?
	A. Thể tích nitơ lớn hơn thể tích oxi	B. Thể tích nitơ nhỏ hơn thể tích oxi.
	C. Thể tích nitơ bằng thể tích oxi	D. Không xác định được
Đáp án: A
Câu 8: Lưu huỳnh cháy trong không khí là do:
	A. Lưu huỳnh tác dụng với khí cacbon đioxit	B. Lưu huỳnh tác dụng với oxi và nitơ
	C. Lưu huỳnh tác dụng với nitơ	D. Lưu huỳnh tác dụng với oxi
Đáp án: D
Câu 9: Thành phần chủ yếu của không khí bao gồm:
	A. Nitơ, oxi và cacbon đioxit	B. Nitơ, oxi và một số chất khí khác
	C. Chỉ có nitơ và oxi	D. Tất cả các chất khí
Đáp án: C
Câu 10: Thành phần % về khối lượng của oxi trong các khí CO2; khí NO2; khí SO2 lần lượt là:
	A. 69,57%; 50,0%; 72,73%	B. 72,73%; 69,57%; 50,0%	
	C. 69,57%; 72,73%; 50,0%	D. 50,0%; 69,57%; 72,73%
Đáp án: B
Câu 11: Một mol XO2 có khối lượng bằng hai lần khối lượng mol oxi. Nguyên tố X là:
	A. S (lưu huỳnh)	B. C (cacbon)	C. N (nitơ)	D. Si (silic)
Đáp án: A
Câu 12: Bếp lửa bùng cháy lên khi ta thổi hơi ta vào là do:
	A. Cung cấp thêm khí CO2	B. Cung cấp thêm khí O2
	C. Cung cấp thêm khí N2	D. Cung cấp thêm khí H2	
Đáp án: B
Câu 13: Theo khái niệm thì không khí là:
	A. Một hợp chất	B. Một đơn chất	C. Một hỗn hợp	D. Một chất tinh khiết
Đáp án: C
Câu 14: So sánh khối lượng của 1 lít khí CO2 với 1 lít khí O2 ở cùng điều kiện tiêu chuẩn?
	A. Khối lượng của 1 lít khí CO2 lớn hơn khối lượng của 1 lít khí O2 
	B. Khối lượng của 1 lít khí CO2 nhỏ hơn khối lượng của 1 lít khí O2 
	C. Khối lượng của 1 lít khí CO2 bằng khối lượng của 1 lít khí O2 
	D. Không xác định được
Đáp án: A
Câu 15: Trong bể nuôi cá cảnh, người ta lắp thêm máy sục khí là để:
	A. Chỉ làm đẹp	B. Cung cấp thêm khí nitơ cho cá	
	C. Cung cấp thêm khí oxi cho cá	D. Cung cấp thêm khí cacbon đioxit cho cá	 
Đáp án: C
Câu 16: Tỉ khối của chất khí A so với khí oxi là 1,375. Vậy A là chất khí nào sau đây?
	A. NO	B. NO2	C. SO2	D. CO2 
Đáp án: D
Câu 17: Đốt cháy hết 1,6 gam CH4 thu được 4,4 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Khối lượng O2 cần để đốt là:
	A. 3,2 gam	B. 6,4 gam	C. 4,6 gam	D. 2,3 gam
Đáp án: B
Câu 18: Cho 6,5 gam kim loại M tác dụng hết với oxi, thu được 8,1 gam MO. Vậy M là kim loại nào sau đây?
	A. Cu (đồng)	B. Al (nhôm)	C. Zn (kẽm)	D. Fe (Sắt) 
Đáp án: C
Câu 19: Nếu coi không khí chỉ chứa N2 và O2 có tỉ lệ tương ứng là 1:4 về thể tích thì khối lượng của 22,4 lít không khí ở điều kiện tiêu chuẩn là bao nhiêu gam?
	A. 29 gam	B. 29,5 gam	C. 28 gam	D. 28,5 gam
Đáp án: A
Câu 20: Trong số các tính chất sau, đâu là tính chất của khí oxi?
	A. Chất khí không màu, không mùi, năng hơn không khí 
	B. Ít tan trong nước	C. Hóa lỏng ở -1830C	D. Cả A,B, C đều đúng
Đáp án: D
Câu 21: Tính chất hóa học nào sau đây sai khi nói về khí oxi?
	A. Oxi là một phi kim, tác dụng hầu hết với các kim loại trừ vàng và bạch kim
	B. Oxi là một phi kim tác dụng hầu hết với kim loại
	C. Oxi là một phi kim tác dụng hầu hết với phi kim
	D. Oxi là một phi kim hoạt động hóa học mạnh
Đáp án: B
Câu 22: Đốt cháy 4,6 gam một hợp chất bằng khí oxi, thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam H2O. Khối lượng oxi là:
	A. 10,0 gam	B. 8,6 gam	C. 9,8 gam	D. 9,6 gam
Đáp án: D
Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 5 gam một mẩu than có lẫn tạp chất, thu được 8,96 lít khí CO2 ở đktc. Thành phần % theo khối lượng của cacbon có trong mẩu than là:
	A. 98 %	B. 90 %	C. 96 %	D. 88 %
Đáp án: C
Câu 24: Đốt cháy hết m gam chất A cần dùng 4,48 lít oxi ở đktc, thu được 4,4 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Giá trị đúng của m là bao nhiêu?
	A. 1,8 gam	B. 1,6 gam	C. 2,8 gam	D. 2,4 gam
Đáp án: B
Câu 25: Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí. Thể tích không khí ở đktc cần để đốt cháy hoàn toàn 3,2 gam S là:
	A. 11,2 lít	B. 22,4 lít	C. 8,96 lít	D. 13,44 lít
Đáp án: A
Câu 26: Thể tích không khí ở đktc cần để đốt cháy hết 2,4 gam C là bao nhiêu?
	A. 8,96 lít	B. 13,44 lít	C. 11,2 lít	D. 22,4 lít
Đáp án: D
Câu 27: Trong các oxit đã cho: CO2; SO3; P2O5; Fe3O4. Chất nào có hàm lượng oxi cao nhất về thành phần %?
	A. SO3	B. P2O5	C. CO2	D. Fe3O4
Đáp án: C
Câu 28: Trong các oxit đã cho: Na2O; CaO; K2O; FeO. Chất nào có hàm lượng oxi thấp nhất về thành phần %?
	A. FeO	B. K2O	C. Na2O	D. CaO
Đáp án: B
Câu 29: Khối lượng kali pecmanganat (KMnO4) cần thiết để điều chế oxi đủ để đốt cháy hoàn toàn 1,2 gam C là:
	A. 31,6 gam	B. 36,1 gam	C. 31,2 gam	D. 32,1 gam
Đáp án: A
Câu 30: Khi phân hủy 1 mol kali pecmanganat (KMnO4) thu được V1 lít khí oxi, phân hủy 1mol kali clorat (KClO3) thu được V2 lít khí oxi ở cùng điều kiện tiêu chuẩn. So sánh V1 với V2 ta có:
	A. V1 = V2	B. V1 > V2 	C. V1 < V2	D. Không xác định được
Đáp án: C
Câu 31: Trồng nhiều cây xanh làm trong lành không khí là do cây xanh có khả năng:
	A. Hút CO2	B. Nhả O2	C. Hút CO2, nhả N2 và O2	D. Hút CO2 và nhả O2 
Đáp án: D
Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol cacbon (C) thì cần V1 lít khí oxi, đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol lưu huỳnh (S) thì cần V2 lít khí oxi ở cùng điều kiện tiêu chuẩn. So sánh V1 với V2 ta có:
	A. V1 = V2	B. V1 > V2 	C. V1 < V2	D. Không xác định được
Đáp án: A
Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn 1 gam cacbon (C) thì cần V1 lít khí oxi, đốt cháy hoàn toàn 1 gam lưu huỳnh (S) thì cần V2 lít khí oxi ở cùng điều kiện tiêu chuẩn. So sánh V1 với V2 ta có:
	A. V1 = V2	B. V1 > V2 	C. V1 < V2	D. Không xác định được
Đáp án: B
Câu 34: Vì sao càng lên cao tỉ lệ thể tích khí oxi trong không khí càng giảm?
	A. Do lực hút của Trái Đất	B. Càng lên cao không khí càng loãng
	C. Khí oxi nặng hơn không khí	D. Câu A và C đúng
Đáp án: D
Câu 35: Đốt cháy 12 gam cacbon (C) trong bình kín chứa 11,2 lít khí oxi ở đktc. Chất còn dư sau phản ứng là cacbon (C), có khối lượng m gam. Giá trị m là:
	A. 6,0 gam	B. 5,0 gam	C. 0,6 gam	D. 0,5 gam
Đáp án: A
Câu 36: Cho các chất: Fe3O4; KClO3; KMnO4; CaCO3; H2O; không khí. Những chất được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là?
	A. Fe3O4; KClO3; H2O	B. KMnO4; CaCO3; H2O	C. CaCO3; H2O; không khí	D. KClO3; KMnO4 
Đáp án: D
Câu 37: Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy không khí là nhờ dựa vào tính chất:
	A. Khí oxi nhẹ hơn không khí	B. Khí oxi nặng hơn không khí
	C. Khí oxi dễ trộn lẫn với không khí	D. Khí oxi ít tan trong nước
Đáp án: B
Câu 38: Sự oxi hóa chậm là:
	A. Sự oxi hóa mà không tỏa nhiệt	B. Sự oxi hóa mà không phát sáng
	C. Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng	D. Sự tự bốc cháy
Đáp án: C
Câu 39: Điều kiện phát sinh của sự cháy là:
	A. Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy	B. Chất cháy không cần đến oxi
	C. Phải có đủ khí oxi cho sự cháy	D. Câu A và C đúng
Đáp án: D
Câu 40: Sự cháy là:
	A. Sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng	B. Sự tự bốc cháy
	C. Sự oxi hóa mà không phát sáng	D. Sự oxi hóa mà không tỏa nhiệt	
Đáp án: A
Câu 41: Biện pháp nào sau đây để dập tắt sự cháy?
	A. Tăng nhiệt độ của chất cháy	B. Cách li chất cháy với khí oxi
	C. Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy	D. Câu B và C đúng
Đáp án: D
Câu 42: Phản ứng hóa học nào cho dưới đây là phản ứng hóa hợp?
	A. CuO + H2 Cu + H2O	B. CaO + H2O Ca(OH)2 
	C. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 	D. CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
Đáp án: B
Câu 43: Đốt cháy 3,2 gam lưu huỳnh (S) trong 1,12 lít khí oxi (O2) ở đktc. Sau phản ứng ta chứng minh được
	A. Thiếu oxi	B. Dư oxi	C. Dư lưu huỳnh	D. Thiếu lưu huỳnh
Đáp án: C
Câu 44: Đốt 12,4 gam photpho (P) trong bình chứa khí oxi (O2) tạo thành mốt chất rắn, màu trắng là điphotpho pentaoxit (P2O5). Khối lượng hợp chất sau phản ứng thu được là:
	A. 24,8 gam	B. 28,4 gam	C. 14,2 gam	D. 42,1 gam
Đáp án: B
Câu 45: Phản ứng hóa học nào cho dưới đây là phản ứng phân hủy?
	A. 2KClO3 2KCl + 3O2	B. 4P + O2 2P2O5
	C. Zn + 2HCl ZnCl2 + H2	D. FeO + H2SO4 FeSO4 + H2O
Đáp án: A
Câu 46: Dãy oxit nào cho dưới đây là oxit bazơ?
	A. CO2; ZnO; Al2O3; P2O5; CO2; MgO	B. FeO; Fe2O3; SO2; NO2; Na2O; CaO
	C. SO3; N2O5; CuO; BaO; HgO; Ag2O	D. ZnO; Al2O3; Na2O; CaO; HgO; Ag2O
Đáp án: D
Câu 47: Các oxit có công thức hóa học sau: SO3; N2O5; Fe2O3; SO2; NO2; Na2O. Những chất thuộc loại oxit axit?
	A. N2O5; Fe2O3; SO2; NO2	B. Fe2O3; SO2; NO2; Na2O
	C. SO3; N2O5; SO2; NO2	D. NO2; Na2O; SO3; N2O5
Đáp án: C
Câu 48: Định nghĩa nào sau đây nói về phản ứng phân hủy?
	A. Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học giữa các đơn chất và hợp chất
	B. Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới
	C. Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học chỉ có một chất mới sinh ra từ hai hay nhiều chất ban đầu
	D. Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học giữa các hợp chất với nhau
Đáp án: B
Câu 49: Oxit là loại hợp chất hay đơn chất? Oxit gồm mấy loại chính?
	A. Oxit là hợp chất của hai hay nhiều nguyên tố. Oxit gồm hai loại chính
	B. Oxit là hợp chất của hai hay nhiều nguyên tố. Oxit gồm hai loại chính: oxit bazơ và oxit axit
	C. Oxit là hợp chất của hai nguyên tố. Oxit gồm hai loại chính: oxit bazơ và oxit axit
	D. Oxit là hợp chất của hai ngtố, trong đó có một ngtố là oxi. Oxit gồm hai loại chính: oxit bazơ và oxit axit
Đáp án: D
Câu 50: Định nghĩa nào sau đây là đúng khi nói về sự oxi hóa:
	A. Sự tác dụng của đơn chất với hợp chất	B. Sự tác dụng của oxi với đơn chất
	C. Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa	D. Sự tác dụng của oxi với hợp chất
Đáp án: C
Câu 51: Để điều chế được 48 gam khí oxi, thì cần bao nhiêu mol kali clorat (KClO3) để phân hủy?
	A. 1 mol	B. 1,5 mol	C. 2 mol	D. 2,5 mol
Đáp án: A
Câu 52: Để điều chế được 48 gam khí oxi, thì cần bao nhiêu gam kali clorat (KClO3) để phân hủy?
	A. 12,25gam	B. 122,5gam	C. 22,5gam	D. 245gam
Đáp án: B
Câu 53: Các khái niệm: sự oxi hóa, sự cháy, sự oxi hóa chậm đều nói lên: 
	A. Chất cháy là đơn chất hoặc hợp chất	B. Chất cháy là một đơn chất
	C. Chất cháy là một hợp chất	D. Sự khác nhau của một chất khi cháy
Đáp án: D
Câu 54: Nung đá vôi (thành phần chính là CaCO3) được vôi sống (CaO) và khí cacbonic (CO2). Phương trình hóa học của phản ứng được viết là:
	A. CaO + CO2 CaCO3	B. CaCO3 CaO + CO2
	C. CaO + H2O Ca(OH)2 	D. CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O
Đáp án: B
Câu 55: Nung đá vôi (thành phần chính là CaCO3) được vôi sống (CaO) và khí cacbonic (CO2). Phản ứng nung vôi thuộc loại phản ứng hóa học nào?
	A. Phản ứng hóa hợp	B. Phản ứng cháy	C. Phản ứng phân hủy	D. Không xác định được
Đáp án: C
Câu 56: Đun nóng một lượng nhỏ thuốc tím (KMnO4) trong phòng thí nghiệm, thu được kali manganat (K2MnO4), mangan đioxit (MnO2) và khí oxi. Phương trình hóa học nào sau đây biểu diễn cho thí nghiệm trên?
	A. KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2	
	B. 2KMnO4 + 16HCl 2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2+ 8H2O
	C. 2KMnO4 + 16HBr 2MnBr2 + 2KBr + 5Br2 + 8H2O	
	D. 2KMnO4 + 5SO2 + 2H2O 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4 
Đáp án: A
Câu 57: Một chất có công thức hóa học là SO2. Tên gọi nào sau đây là đúng?
	A. Khí sunfurơ	B. Lưu huỳnh (IV) oxit	C. Lưu huỳnh đioxit	D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án: D
Câu 58: Cho phản ứng Al + HCl AlCl3 + H2. Hệ số cân bằng cho phản ứng sẽ là:
	A. 1, 3, 2, 3	B. 2, 6, 2, 3	C. 3, 3, 1, 2	D. 2, 6, 3, 2
Đáp án: B
Câu 59: Cho phản ứng Al + NaNO3 + NaOH + H2O NH3 + NaAlO2. Hệ số cân bằng cho phản ứng sẽ là:
	A. 2, 3, 5, 2, 3, 8	B. 6, 3, 5, 2, 3, 8	C. 8, 3, 5, 2, 3, 8	D. 4, 3, 5, 2, 3, 8
Đáp án: C
Câu 60: Một chất có công thức hóa học là CO2. Tên gọi nào sau đây là đúng?
	A. Khí cacbinic	B. Cacbon (IV) oxit	C. Cacbon đioxit	D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án: D
Câu 61: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ (Fe3O4) bằng cách oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao. Phương trình hóa học nào sau đây biểu diễn cho thí nghiệm trên?
	A. Fe3O4 + 2C 3Fe + 2CO2	B. Fe3O4 + 8HCl FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
	C. 3Fe + 2O2 Fe3O4	D. Fe + 2HCl FeCl2 + H2
Đáp án: C
DẠNG 2: Hãy điền từ và cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:
Câu 61: Khí oxi là một đơn chất (1).Oxi có thể phản ứng với nhiều (2), (3), (4).
	A. hợp chất	B. kim loại	C. phi kim	D. rất hoạt động	E.phi kim rất hoạt động
Câu 62: Phản ứng hóa hợp là (1)trong đó chỉ có (2).được tạo thành từ (3).hay (4)..
	A. một chất	B. hai chất	C. nhiều chất	D. phản ứng hóa học	e. phản ứng phân hủy
Câu 63: Oxit là (1).. của (2).. nguyên tố, trong đó có (3).. nguyên tố là (4)......
	A. hai	B. hai nguyên tố	C. hợp chất	D. một	E. oxi
Câu 64: Khí oxi rất cần (1)của con người, động vật và cần để (2).trong đời sống và sản xuất. Sự tác dụng của (3)..với một chất là (4)..
	A. oxi	B. đốt nhiên liệu	C. sự oxi hóa	D. sự cháy	E. sự hô hấp
Câu 65: Phản ứng phân hủy là (1).hóa học trong đó (2)chất ban đầu sinh ra (3)..hay (4)chất mới.
	A. hai	B. phương trình	C. phản ứng	D. nhiều	E. một
DẠNG 3: Kết hợp cột (I) và cột (II) cho phù hợp
Câu 66: Chọn nội dung ở cột (I) cho phù hợp với yếu tố ở cột (II)
Cột (I). Nội dung
Cột (II). Yếu tố
Trả lời
1. Không khí là
a. có tỏa nhiệt và phát sáng
1e
2. Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa
b. sẽ gây hại đến sức khỏe con người
2c
3. Sự cháy là sự oxi hóa
c. có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng 
3a
4. Không khí bị ô nhiễm
d. hợp chất khí
4b
e. hỗn hợp nhiều chất khí
Câu 67: Chọn công thức ở cột (I) cho phù hợp với tên gọi ở cột (II)
Cột (I). Công thức
Cột (II). Tên gọi
Trả lời
1. CO gọi là
a. lưu huỳnh đioxit
1d
2. CO2 gọi là
b. cacbon đioxit
2b
3. SO2 gọi là
c. điphotpho pentaoxit 
3a
4. P2O5 gọi là
d. cacbon monoxit
4c
e. lưu huỳnh trioxit 
Câu 68: Chọn nội dung ở cột (I) cho phù hợp với yếu tố ở cột (II)
Cột (I). Nội dung
Cột (II). Yếu tố
Trả lời
1. Oxi là chất khí, không màu
a. là sự oxi hóa
1c
2. Sự tác dụng một chất với oxi
b. rất hoạt động
2a
3. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó
c. không mùi, không vị, ít tan trong nước, nặng hơn không khí 
3e
4. Khí oxi là một đơn chất phi kim
d. là sự cháy
4b
e. chỉ có một chất mới được sinh ra từ hai hay nhiều chất ban đầu
Câu 69: Chọn vế trái ở cột (I) cho phù hợp với vế phải ở cột (II)
Cột (I). Vế trái
Cột (II). Vế phải
Trả lời
1. 2KClO3 
a. Ca + CO2
1d
2. CaCO3 
b. CO2 + 2H2O
2c
3. 2KMnO4 
c. CaO + CO2 
3e
4. CH4 + 2O2 
d. 2KCl + 3O2
4b
e. K2MnO4 + MnO2 + O2
Câu 70: Chọn nội dung ở cột (I) cho phù hợp với công thức ở cột (II)
Cột (I). Nội dung
Cột (II). Công thức
Trả lời
1. Công thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B
a. d=
1b
2. Công thức tính tỉ khối của khí A đối với không khí 
b. d=
2a
3. Công thức tính khối lượng mol của khí A 
c. m = n*M 
3d
4. Công thức chuyển đổi giữa khối lượng và lượng chất
d. MA = MB* d
4e
e. n = 
B. PHẦN TỰ LUẬN
DẠNG 1: Tính toán và viết thành công thức hóa học
Bài tập mẫu: Hợp chất Crx(SO4)3 có khối lượng mol là 392 gam. Tính x và ghi lại công thức hóa học?
Ta có: PTK của Crx(SO4)3 = 392 Crx = 392 – 288 x = 104 : 52 = 2 
Vậy CTHH của hợp chất là Cr2(SO4)3 
Bài tập tự giải: Tính x và ghi lại CTHH của các hợp chất sau: (nguyên tử khối dựa vào sgk lớp 8 trang 42)
1) Hợp chất Fe2(SO4)x có khối lượng mol là 400 gam. Tính x và ghi lại công thức hóa học? 
2) Hợp chất FexO3 có khối lượng mol là 160 gam. Tính x và ghi lại công thức hóa học? 
3) Hợp chất Al2(SO4)x có khối lượng mol là 342 gam. Tính x và ghi lại công thức hóa học? 
4) Hợp chất K2(SO4)x có khối lượng mol là 174 gam. Tính x và ghi lại công thức hóa học? 
5) Hợp chất Cax(PO4)2 có khối lượng mol là 310 gam. Tính x và ghi lại công thức hóa học? 
6) Hợp chất NaxSO4 có khối lượng mol là 142 gam. Tính x và ghi lại công thức hóa học? 
7) Hợp chất Zn(NO3)x có khối lượng mol là 189 gam. Tính x và ghi lại công thức hóa học? 
8) Hợp chất Cu(NO3)x có khối lượng mol là 188 gam. Tính x và ghi lại công thức hóa học? 
9) Hợp chất KxPO4 có khối lượng mol là 212 gam. Tính x và ghi lại công thức hóa học? 
10) Hợp chất Al(NO3)x có khối lượng mol là 213 gam. Tính x và ghi lại công thức hóa học? 
DẠNG 2: Lập công thức hóa học của hợp chất (cách thực hiện như chương 1)
DẠNG 3: Tính hóa trị của nguyên tố chưa biết trong hợp chất (cách thực hiện như chương 1)
DẠNG 4: Tính theo công thức hóa học (bài mẫu cho dạng 6 chương 3) (cách thực hiện như chương 1)
DẠNG 5: Tính thành phần % mỗi nguyên tố trong công thức hóa học (khối lượng mol dựa vào sgk trang 42)
Bài tập mẫu: a) Tính thành phần % về khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất KMnO4 
	Ta có M= 39 + 55 + 16*3 = 142 gam
	 %K = = 27,47 (%); %Mn = = 38,73 (%); %O = = 33,80 (%) 
 b) Tính thành phần % về khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất Al2(SO4)3 
	Ta có M= 27*2 + (32 + 16*4)*3 = 342 gam
	%Al = = 15,79 (%); %S = = 28,07 (%); %O = = 56,14 (%) 
Bài tập tự giải: Tính thành phần % về khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất: KClO3; MgCl2; Cu(OH)2; ZnSO4; MnO2; Fe2O3; Ca3(PO4)2; KNO3; BaCl2; Fe3O4; KHCO3; Mg(HCO3)2; HgO; Cu(OH)2; Al2(SO4)3
DẠNG 6: Tính toán theo phương trình hóa học
Bài 1: (4/84). Đốt cháy 12,4 gam photpho trong bình chứa 17 gam khí oxi, tạo thành điphotpho pentaoxit
a. Photpho hay oxi, chất nào còn dư và số mol chất còn dư là bao nhiêu?
b. Chất nào được tạo thành? Khối lượng là bao nhiêu? 
Giải: ta có n= (mol)
 Và n= (mol)
PTHH 4P + 5O2 2P2O5 
 4mol 5mol 2mol
 0,4mol 0,53mol ?
a. Theo PT thì số mol của khí oxi dư
 n= 0,53 – 0,5 = 0,03 (mol)
b. Chất được tạo thành là điphotpho pentaoxit
 n= (mol)
 m= 0,2 142 = 28,4 (gam)
Bài 2: (4/94). Tính số mol và số gam kali clorat cần thiết để điều chế được:
a. 48 gam khí oxi; b. 44,8 lít khí oxi đktc
Giải: 
a. ta có n= (mol)
PT 2KClO3 2KCl + 3O2 
 2mol 3mol
 ? 1,5mol
Vậy n= = 1 (mol)
 và m= 1122,5 = 122,5 (gam)
b. ta có n= (mol)
PT 2KClO3 2KCl + 3O2 
 2mol 3mol
 ? 2mol
Vậy n= = 1,333 (mol)
 và m= 1,333122,5 = 163,3 (gam)
Bài 3: (5/84). Đốt cháy hoàn toàn 24 kg than đá có chứa 0,5% tạp chất lưu huỳnh và 1,5% tạp chất khác không cháy được. Tính thế tích khí CO2 và SO2 tạo thành ở đktc?
Giải: đổi 24kg= 24000 gam
Khối lượng cacbon nguyên chất 
100% - (0,5% + 1,5%) = 98 %
mC = (gam) 
 (mol)
mS = (gam) mol
PTHH C + O2 CO2 (1)
 S + O2 SO2 (2)
Từ (1) (mol)
 Vậy V= 1960 22,4 = 43904 (lít)
Từ (2) (mol)
 Vậy V= 3,75 22,4 = 84 (lít)
Bài 4: (3/87). Tính thể tích khí oxi cần thiết để đốt cháy hoàn toàn khí metan có trong 1m3 khí chứa 2% tạp chất không cháy. Các thể tích đó được đo ở đktc?
Giải: đổi 1m3 = 1000 dm3 mà 1dm3 = 22,4 lít (đktc)
Lượng khí metan nguyên chất 100% - 2% = 98%
Hay V = (dm3)
PTHH CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O 
 22,4dm3 222,4dm3
 980dm3 ?
Vậy V = 1960 (dm3)
Bài 5: (6/94). Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách oxi hóa sắt ở nđộ cao. 
a. Tính số gam sắt và số gam khí oxi cần dùng để điều chế được 2,32 gam oxit sắt từ.
b. Tính số gam kali pecmanganat KMnO4 cần dùng để có được lượng oxi cần cho phản ứng trên.
Giải: a. ta có n=== 0,01 (mol)
PT 3Fe + 2O2 Fe3O4 
 3mol 2mol 1mol
 ? ? 0,01mol
 nFe = (mol)
Vậy mFe = 0,0356 = 1,68 (gam)
 và n= (mol)
Vậy m= 0,0232 = 0,64 (gam)
b. Số mol của khí oxi cần cho phản ứng là 0,02 mol
PT 2KMnO4 K2MnO4 + O2 
 2mol 1mol
 ? 0,02mol
 n = (mol)
Vậy m= 0,04158 = 6,32 (gam)
Bài 6: (7/99). Mỗi giờ người lớn tuổi hít vào trung bình 0,5m3 không khí, cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxi có trong không khí đó. Như vậy, thực tế mỗi người trong một ngày đêm cần trung bình: 
a. Một thể tích không khí là bao nhiêu?
b. Một thể tích oxi là bao nhiêu?
 (giả sử các thể tích khí đo ở đktc)
Giải: Trong không khí, khí oxi chiếm 21%
a. Thể tích không khí cần dùng trong 1 ngày (24giờ) cho mỗi người V= 0,5m3 24giờ = 12 (m3) 
b. Thể tích khí oxi trung bình cần dùng trong 1 ngày cho mỗi người V=12m3 = 0,84 (m3)
Bài 7: Phân hủy hết 24,5 gam kali clorat. Tính khối lượng muối kali clorua và thể tích khí oxi thu được ở đktc?
Giải: ta có n== (mol)
PT 2KClO3 2KCl + 3O2 
 2mol 2mol 3mol
 0,2mol ?(0,2mol) ?(0,3mol)
Vậy m= n 14,9 (gam)
 V= n 6,72 (lít)
Bài 8: Phân hủy hoàn toàn kaili pecmanganat, thu được kali manganat 8,7 gam mangan đioxit và khí oxi (đktc). Tính khối lượng kaili pecmanganat cần phân hủy và thể tích khí oxi sinh ra?
Giải: ta có n= 0,1 mol
PT 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 
 2mol 1mol 1mol
 ?(0,2mol) 0,1mol ?(0,1mol)
Vây m= n 31,6 (gam)
 V= n 2,24 (lít)
Bài 9: (8/101). Để chuẩn bị cho buổi thực hành của lớp cần thu 20 lọ khí oxi, mỗi lọ có dung tích 100 ml.
a. Tính khối lượng kali pecmanganat phải dùng, giả sử khí oxi thu được ở đktc và hao hụt 10%.
b. Nếu dùng kali clorat có thêm một lượng nhỏ mangan đioxit thì lượng kali clorat cần dùng là bao nhiêu? Viết PTHH và chỉ rõ đk phản ứng.
Giải: đổi 100ml = 0,1 lít V= 0,1 20 lọ = 2 lít
a. V(cần dùng)= 2 lít= 2,222 (lít)
 (mol)
PT 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 
 2mol 1mol
 ? 0,099mol
 n = (mol)
Vậy m= 0,198158 = 31,284 (gam)
b. PT 2KClO3 2KCl + 3O2 
 2mol 3mol
 ? 0,099mol
Vậy n= = 0,066 (mol)
 và m= 0,066122,5 = 8,085 (gam)
DẠNG 4: Chọn hệ số và cân bằng PTHH, xác định mỗi phản ứng thuộc loại phản ứng gì?
1/ K + H2O KOH + H2
2/ K2O + H2O KOH
3/ K2O + CO2 K2CO3
4/ KOH + H2SO4 K2SO4 + H2O
5/ KOH + FeCl2 KCl + Fe(OH)2
6/ K2CO3 + H2SO4 K2SO4 + CO2+ H2O
7/ Na + H2O NaOH + H2
8/ Na2O + H2O NaOH
9/ Na2SO4 + BaCl2 NaCl + BaSO4
10/ NaOH + FeCl3 NaCl + Fe(OH)3
11/ Al2O3 + HCl AlCl3 + H2O
12/ Al(OH)3 Al2O3 + H2O
13/ Al + HCl AlCl3 + H2
14/ CuO + HCl CuCl2 + H2O
15/ Fe(OH)3 + HCl FeCl3 + H2O
16/ Fe3O4 + HCl FeCl2 + FeCl3 + H2O
17/ BaCl2 + AgNO3 Ba(NO3)2 + AgCl
18/ Ba(OH)2 + K2CO3 BaCO3 + KOH
19/ N2O5 + H2O HNO3
20/ P2O5 + H2O H3PO4
21/ CaCO3 + HCl CaCl2 + CO2+ H2O
22/ CuSO4+ Pb(NO3)2 Cu(NO3)2 + PbSO4
23/ PbCl2 + Na2SO4 PbSO4 + NaCl
24/ Hg(OH)2 HgO + H2O
25/ Al + NaOH + H2O NaAlO2 + H2
26/ Al + Ba(OH)2 + H2O Ba(AlO2)2 + H2
27/ Al + H2SO4 Al2(SO4)3 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_hoc_ki_I_Lop_8.doc