Đề cương ôn tập môn Giáo dục công dân 8 - Học kì I năm học: 2015 - 2016

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Phần A. Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng( từ câu 1- 7).

Câu 1. Biểu hiện thể hiện sự tôn trọng người khác là:

A. Hút thuốc nơi công cộng B. Làm việc riêng trong giờ học

C. Nghe trộm điện thoại D. Chăm chú, lắng nghe cô giảng bài.

Câu 2. Cơ quan có thẩm quyền ban hành pháp luật là:

A. Chính phủ B. Quốc hội C. Viện kiểm soát D. Tòa án

Câu 3. Ý nghĩa của đèn giao thông màu đỏ là:

A. Cấm đi B. Được đi C. Đi chậm D. Đi nhanh

Câu 4. Hành vi thể hiện việc giữ chữ tín là:

A. Hứa sửa chữa khuyết điểm B. Không đúng hẹn

C. Vay tiền không trả. D. Thất hứa.

Câu 5. Nội quy của nhà trường có thể coi là pháp luật:

A. Sai B. Đúng C. Ý kiến khác.

Câu 6. Nguyên nhân chính thường gây ra tai nạn giao thông là do:

 A. Uống rượu bia nhiều B. Sự thiếu hiểu biết, ý thức tham gia giao thông kém.

 C. Phóng nhanh vượt ẩu D. Phương tiện tham gia giao thông nhiều.

Câu 7. Có mấy loại biển báo giao thông thông dụng:

 

doc 3 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1137Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Giáo dục công dân 8 - Học kì I năm học: 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN GDCD 8-HKI
Năm học: 2015 -2016
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 
Phần A. Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng( từ câu 1- 7). 
Câu 1. Biểu hiện thể hiện sự tôn trọng người khác là:
A. Hút thuốc nơi công cộng	B. Làm việc riêng trong giờ học
C. Nghe trộm điện thoại	D. Chăm chú, lắng nghe cô giảng bài.
Câu 2. Cơ quan có thẩm quyền ban hành pháp luật là: 
A. Chính phủ	B. Quốc hội 	 C. Viện kiểm soát	D. Tòa án
Câu 3. Ý nghĩa của đèn giao thông màu đỏ là:
A. Cấm đi	B. Được đi	 	C. Đi chậm	D. Đi nhanh
Câu 4. Hành vi thể hiện việc giữ chữ tín là: 
A. Hứa sửa chữa khuyết điểm 	B. Không đúng hẹn 
C. Vay tiền không trả. 	D. Thất hứa.
Câu 5. Nội quy của nhà trường có thể coi là pháp luật: 
A. Sai B. Đúng	 C. Ý kiến khác.
Câu 6. Nguyên nhân chính thường gây ra tai nạn giao thông là do: 
 A. Uống rượu bia nhiều B. Sự thiếu hiểu biết, ý thức tham gia giao thông kém.
 C. Phóng nhanh vượt ẩu D. Phương tiện tham gia giao thông nhiều.
Câu 7. Có mấy loại biển báo giao thông thông dụng: 
 A. 5 B. 2 C. 3 D. 4 
Phần B. Hãy nối chuẩn mực ở cột A với biểu hiện, hành vi ở cột B sao cho phù hợp. 
Cột A
Nối
Cột B
1. Giữ chữ tín.
1-C
A. Đi nhẹ nói khẽ khi vào bệnh viện
2. Tôn trọng lẽ phải
2-E
B. Đi đúng phần đường quy định
3. Tôn trọng người khác.
3-A
C. Mượn tiền trả đúng hẹn
4. Tôn trọng pháp luật.
4-B
D. Làm điều đúng đắn
E. Cùng bạn vui chơi học tập
Phần C. 
Câu 1. Cho các từ: “coi trọng, đánh giá, văn hóa, phẩm giá, nhân cách” . Hãy tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống để làm rõ khái niệm thế nào là tôn trọng người khác. 
Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác; thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người.
Câu 2. Cho các từ: “Sở thích, xu hướng hoạt động, gắn bó, cơ sở, tình bạn ”. Hãy điền vào chỗ trống để làm rõ khái niệm “tình bạn”:
“Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích hoặc có chung xu hướng hoạt động, có cùng lí tưởng sống,”
Câu 3. Điền những từ hoặc cụm từ còn thiếu để làm rõ thế nào là tôn trọng lẽ phải? 
	“Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và không làm những việc sai trái”.
II. PHẦN TỰ LUẬN: 
Câu 1. Giải thích câu ca dao: 
“ Thương em anh để trong lòng, việc quan anh cứ phép công anh làm”
Câu 2. Thế nào là giữ chữ tín? 
Xử lí tình huống sau: Phương bị ốm không đi học. Nga hứa với bố mẹ Phương sẽ sang nhà lấy giấy xin phép để nộp nhưng mải vui bạn Nga đã quên mất. 
- Theo em, việc làm của Nga là đúng hay sai? Nếu em là Nga em sẽ xử lí như thế nào?
Câu 3. So sánh điểm khác nhau giữa Pháp luật và kỉ luật.
Câu 4. Tại sao trong cuộc sống, học tập, lao động, chúng ta phải tự giác và sáng tạo? 
Câu 5. Thế nào là tự lập? Là học sinh chúng ta cần rèn luyện tính tự lập như thế nào? 
Câu 6. Xử lí tình huống sau:
Sơn sinh ra trong một gia đình giàu có và là con một nên bố mẹ rất nuông chiều và thỏa mãn mọi đòi hỏi của Sơn. Sơn đua đòi ăn chơi, hút thuốc lá, nghiện ma túy..
Theo em, ai là người có lỗi trong việc này. Vì sao?
ĐÁP ÁN
II. PHẦN TỰ LUẬN: 
Câu 1. Giải thích câu ca dao: 
+ Đây là câu ca dao muốn nói đến sự công bằng trong việc thực thi pháp luật, kỉ luật.
+ Dù là ai, ở địa vị nào (là người thân, người yêu . của vua, quan , người đứng đầu nhà nước...) nếu vi phạm pháp luật, kỉ luật thì đều bị xử lí theo quy định của PL.
Câu 2. Khái niệm: - Giữ chữ tín là
- Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình.
- Biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau.
- Việc làm của Nga là sai. Nếu em là Nga:
+ Cố gắng giữ đúng lời hứa với bố mẹ Phương.
+ Nếu lỡ quên thì phải nhận trách nhiệm trước lớp, cô chủ nhiệm, bạn Phương và gia đình bạn Phương. 
+ Tích cực lấy lại niềm tin của mọi người dành cho mình.
Câu 3. Tại sao trong cuộc sống, học tập, lao động, chúng ta phải tự giác và sáng tạo?
- Vì thời đại chúng ta đang sống là thời đại khoa học kĩ thuật phát triển
- Nếu không tự giác, sáng tạo thì không tiếp cận với sự tiến bộ của nhân loại
- Học sinh chúng ta không tự giác, sáng tạo sẽ không xứng đáng là lực lượng lao động mới của đất nước. Không hoàn thiện được nhân cách.
Câu 4.
 pháp luật
Là quy tắc xử sự chung
Có tính bắt buộc
Do nhà nước ban hành
Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp: Giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
Ví dụ: Đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm
 kỉ luật
Quy định, quy ước.
Có tính tự giác
Do tập thể, cộng đồng đề ra
Đảm bảo mọi người hành động, thống nhất, chặt chẽ.
Ví dụ: Học sinh đi học phải mặc đồng phục.
Câu 5.
- Tự lập là: tự làm lấy, tự giải quyết, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống; không trông chờ, không dựa dẫm, không phụ thuộc vào người khác.
- Là học sinh chúng ta cần rèn luyện tính tự lập từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trong công việc trong sinh hoạt hàng ngày.
+ Trong học tập: Tự mình đi xe đạp đến lớp, tự làm bài tập, học thuộc bài khi lên lớp, tự chuẩn bị đồ dùng..
+ Trong lao động: Chăm em cho mẹ đi làm.., hoàn thành công việc lao động trường lớp giao..
+ Trong công việc hằng ngày: Tự giặt quần áo, tự vệ sinh thân thể, tự chuẩn bị bữa ăn.
Câu 6. 
- Cả Sơn và cha mẹ Sơn đều có lỗi 
Vì :- Sơn đua đòi ăn chơi, không nghe lời bố mẹ, không làm tròn bổn phận của một người con
 - Cha mẹ Sơn quá nuông chiều, buông lỏng việc quản lí con.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_HKI_1516GDCD_8.doc