Đề cương ôn tập môn Lịch sử 6

Câu 1: Em hãy kể tên các quốc gia cổ đại phương Tây, phương Đông?

Câu 2: Tại sao gọi nhà nước phương Đông là nhà nước chuyên chế?

Câu 3: Tại sao gọi xã hội phương Tây là xã hội chiếm hữu nô lệ?

Câu 4: Vẽ sơ đồ và nêu nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang, Âu Lạc?

Câu 5: Giải thích câu nói của Bác Hồ:

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

Câu 6: Giải thích câu nói của Bác Hồ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

Gợi ý trả lời:

Câu 1:

*Các quốc gia cổ đại phương Tây là: - Hi Lạp - Rô Ma

*Các quốc gia cổ đại phương Đông: - Ai Cập - Lưỡng Hà - Ấn Độ - Trung Quốc

Câu 2:

* Nhà nước chuyên chế là nhà nước do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành, có quyền cao nhất trong mọi việc: từ việc đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội, đến việc xét xử những người có tội

- Giúp việc cho vua là bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương gồm toàn quý tộc (quan lại). Họ lo việc thu thuế, xây dựng cung điện, đền tháp và chỉ huy quân đội.

- Bên cạnh đó còn có các tầng lớp bóc lột đó chính là nhân dân tự do và nô lệ.

Câu 3:

*Xã hội chiếm hữu nô lệ là xã hội có hai giai cấp chính là: chủ nô và nô lệ. Trong đó:

+ Giai cấp chủ nô thống trị, sống sung sướng, họ sống dựa trên sức lao động của nô lệ và bóc lột nô lệ.

+ Nô lệ bị bóc lột, đánh đập tàn nhẫn, bị xem như hàng hóa

 

doc 2 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 861Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Lịch sử 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ 6
Câu 1: Em hãy kể tên các quốc gia cổ đại phương Tây, phương Đông? 
Câu 2: Tại sao gọi nhà nước phương Đông là nhà nước chuyên chế? 
Câu 3: Tại sao gọi xã hội phương Tây là xã hội chiếm hữu nô lệ?
Câu 4: Vẽ sơ đồ và nêu nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang, Âu Lạc?
Câu 5: Giải thích câu nói của Bác Hồ: 
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Câu 6: Giải thích câu nói của Bác Hồ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
Gợi ý trả lời:
Câu 1:
*Các quốc gia cổ đại phương Tây là: - Hi Lạp - Rô Ma 
*Các quốc gia cổ đại phương Đông: - Ai Cập - Lưỡng Hà - Ấn Độ - Trung Quốc 
Câu 2:
* Nhà nước chuyên chế là nhà nước do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành, có quyền cao nhất trong mọi việc: từ việc đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội, đến việc xét xử những người có tội 
- Giúp việc cho vua là bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương gồm toàn quý tộc (quan lại). Họ lo việc thu thuế, xây dựng cung điện, đền tháp và chỉ huy quân đội. 
- Bên cạnh đó còn có các tầng lớp bóc lột đó chính là nhân dân tự do và nô lệ.
Câu 3:
*Xã hội chiếm hữu nô lệ là xã hội có hai giai cấp chính là: chủ nô và nô lệ. Trong đó: 
+ Giai cấp chủ nô thống trị, sống sung sướng, họ sống dựa trên sức lao động của nô lệ và bóc lột nô lệ. 
+ Nô lệ bị bóc lột, đánh đập tàn nhẫn, bị xem như hàng hóa
Câu 4:
* Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang:
Hùng vương
Lạc hầu – Lạc tướng
(Trung ương)
Lạc tướng
(Bộ)
Lạc tướng
(Bộ)
Bồ chính
(chiềng chạ)
Bồ chính
(chiềng chạ)
Bồ chính
(chiềng chạ)
* Nhận xét:
- Nhà nước được chia thành ba cấp:
+ Trung ương: vua Hùng đứng đầu, có lạc hầu, lạc tướng giúp đỡ
+ Bộ: do lạc tướng giúp đỡ
+ Chiềng chạ: do bồ chính đứng đầu
+ Nhà nước chưa có pháp luật, quân đội
+ Tổ chức còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước
* Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc:
An Dương Vương
Lạc hầu – Lạc tướng
(Trung ương)
Lạc tướng
(Bộ)
Lạc tướng
(Bộ)
Bồ chính
(chiềng chạ)
Bồ chính
(chiềng chạ)
Bồ chính
(chiềng chạ)
* Nhận xét:
- Nhà nước Âu Lạc cơ bản giống nhà nước Văn Lang, được chia thành ba cấp:
+ Trung ương: vua An Dương Vương đứng đầu, có lạc hầu, lạc tướng giúp đỡ
+ Bộ: do lạc tướng đứng đầu.
+ Chiềng chạ: do bồ chính cai quản
+ Tổ chức còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước.
+ Vua có uy quyền hơn, sự phân biệt giữa các tầng lớp sâu sắc hơn.
* Câu 5: Câu nói của Bác nhắc nhở mỗi công dân Việt Nam, mỗi con Lạc cháu Hồng phải có trách nhiệm tìm hiểu về cội nguồn, lịch sử dân tộc. Nắm vững lịch sử sẽ cho ta những hiểu biết về tổ tiên, đất nước, dân tộc mình với những chặng đường đấu tranh dựng nước và giữ nước đầy xương máu và nước mắt của cha ông ta. 
- Qua đó rút kinh nghiệm, gìn giữ, phát triển, giáo dục và khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho các thế hệ mai sau biết trân trọng những giá trị lịch sử, biết ơn những thế hệ đi trước, và nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn những giá trị tinh hoa, bản sắc văn hóa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp, bền vững
* Câu 6: Câu nói của Bác có ý nghĩa: 
- Xác định trách nhiệm của thế hệ sau, đặc biệt là thế hệ trẻ trong công cuộc đấu tranh để xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam ngàn năm bền vững.
- Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của, Đảng, Bác Hồ chúng ta đã kiên cường chiến đấu, đánh đuổi bọn xâm lược ra khỏi đất nước ta, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ đất nước mà các Vua Hùng đã có công xây dựng nên.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 28 On tap_12257042.doc