I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
A. Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa đầu câu trả lời đúng:
Câu 1. Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ bằng văn kiện:
A. Hòa ước Vec-xây.
C. Hòa ước Brec-li-tôp.
B. Hiệp ước Vec-xây.
D. Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Câu 2. Trong đẳng cấp thứ 3 của xã hội Pháp gồm các giai cấp và tầng lớp:
A. Tư sản, nông dân.
C. Tư sản, công nhân, nông dân.
B. Tư sản, quý tộc, phong kiến.
D. Công nhân, nông dân, thợ thủ công.
Câu 3. Tính chất của cách mạng Tư sản Pháp 1789 là:
A. Cách mạng giải phóng dân tộc.
C. Cách mạng Tư sản.
B. Cách mạng Vô sản.
D. Cách mạng dân chủ nhân dân.
Câu 4. Nội dung quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp Anh là:
A. Chuyển từ nền sản xuất thủ công sang máy móc.
B. Cải tiến kĩ thuật sản xuất trong công nghiệp.
C. Phát minh và sử dụng máy móc.
D. Thực hiện công nghiệp hóa trong toàn bộ nền kinh tế.
Câu 5. Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có điểm chung nổi bật:
A. Không mở mang công nghiệp nặng.
B.Tìm cách kìm hãm sự phát triển của kinh tế thuộc địa.
C. Vơ vét, đàn áp, chia để trị. D.Tăng thuế, mở đồn điền, bắt lính.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ 8-HKI Năm học: 2015 -2016 PHẦN TRẮC NGHIỆM: Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa đầu câu trả lời đúng: Câu 1. Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ bằng văn kiện: Hòa ước Vec-xây. Hòa ước Brec-li-tôp. B. Hiệp ước Vec-xây. D. Hiệp định Giơ-ne-vơ. Câu 2. Trong đẳng cấp thứ 3 của xã hội Pháp gồm các giai cấp và tầng lớp: Tư sản, nông dân. C. Tư sản, công nhân, nông dân. B. Tư sản, quý tộc, phong kiến. D. Công nhân, nông dân, thợ thủ công. Câu 3. Tính chất của cách mạng Tư sản Pháp 1789 là: Cách mạng giải phóng dân tộc. C. Cách mạng Tư sản. B. Cách mạng Vô sản. D. Cách mạng dân chủ nhân dân. Câu 4. Nội dung quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp Anh là: Chuyển từ nền sản xuất thủ công sang máy móc. Cải tiến kĩ thuật sản xuất trong công nghiệp. Phát minh và sử dụng máy móc. Thực hiện công nghiệp hóa trong toàn bộ nền kinh tế. Câu 5. Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có điểm chung nổi bật: A. Không mở mang công nghiệp nặng. B.Tìm cách kìm hãm sự phát triển của kinh tế thuộc địa. C. Vơ vét, đàn áp, chia để trị. D.Tăng thuế, mở đồn điền, bắt lính. Câu 6. Nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược của nhân dân ở các nước Đông Nam Á: Kẻ thù xâm lược còn mạnh. Chính quyền phong kiến ở nhiều nước thỏa hiệp đầu hàng làm tay sai. Các cuộc đấu tranh nhân dân thiếu tổ chức, thiếu lãnh đạo. Cả 3 ý trên đúng. Câu 7. Vì sao Thái Lan vẫn còn giữ được hình thức độc lập? Nhà nước phong kiến Thái Lan còn mạnh. B. Thái Lan được Mĩ giúp đỡ. C. Là nhà nước phong kiến nhưng quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa phát triển. D. có chính sách ngoại giao khôn khéo, biết lợi dụng mâu thuẫn giữa Anh và Pháp. Câu 8. Thuộc địa của thực dân Anh ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là: A. Mã Lai, Miến Điện. B. Philippin. C. In-đô-nê-xi-a. D. Việt Nam, Lào, Cam pu chia Câu 9. Thiên Hoàng Minh Trị tiến hành cải cách vào thời gian: A. Tháng 1 - 1858 B. Tháng 1 - 1868 C. Tháng 11 - 1858 D. Tháng 11 - 1868 Câu 10. Nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai là: A. Mở rộng lãnh thổ. B. Khai hóa văn minh cho các nước khác C. Sau CTTG I, mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa ngày càng sâu sắc. D. Thỏa mãn nhu cầu thống trị thế giới. Câu 11. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra vào năm: A. 1914 - 1918 B. 1929 - 1939 C. 1929 - 1933 D. 1939 - 1945 Câu 12. Giai cấp tư sản và vô sản là hai giai cấp chính của xã hội: A. Nguyên thủy B. Phong kiến C. Chiếm hữu nô lệ D. Tư bản B. Nối nhân vật lịch sử với sự kiện lịch sử cho phù hợp: Nhân vật lịch sử Nối Sự kiện lịch sử 1. Lê-nin 2. Oa-sinh-tơn 3. Thiên hoàng Minh Trị 4. Tôn Trung Sơn. 5. Ru-dơ-ven. 1-D 2- 3-B 4-A 5-C A. Lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi 1911. B. Người tiến hành cuộc Duy Tân ở Nhật Bản. C. Người ban hành“Chính sách mới”ở Mĩ. D. Lãnh đạo Cách mạng tháng Mười Nga 1917. C. Cho các từ gợi ý: (1)phong trào giải phóng dân tộc; (2) xã hội chủ nghĩa; (3) lao động; (4) cách mạng tháng Mười, (5) thị trường Em hãy điền các từ hoặc cụm từ vào chỗ ()để hoàn chỉnh ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917: (1) ...cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước. Lần đầu tiên trong lịch sử, cách mạng đã đưa những người(2)lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới-chế độ(3) xã hội chủ nghĩa. Cuộc cách mạng còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của(4) phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. II. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1. Em hãy nêu những hạn chế của cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) để khẳng định đây là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản chưa triệt để. Câu 2. Thế nào là cách mạng XHCN? Câu 3. Vì sao cách mạng tháng Mười Nga 1917 được đánh giá là một sự kiện lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại thế kỉ XX? Câu 4. - Nêu kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất. - Từ hậu quả của cuộc chiến thế giới thứ nhất, em cần làm gì để chiến tranh không xảy ra? Hiện nay Việt Nam có những việc làm gì để tránh nguy cơ chiến tranh xảy ra? Câu 5. Trình bày chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921-1925) ở Liên Xô Câu 6. Sự phát triển kinh tế của Nhật Bản trong thập niên 20 của thế kỉ XX có điểm gì giống và khác với nước Mĩ? ĐÁP ÁN Câu 1. Cuộc cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc) năm 1911 là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản chưa triệt để là vì: + Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc và không tích cực chống phong kiến. + Chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ, không giải quyết ruộng đất cho nông dân. Câu 2. Thế nào là cách mạng XHCN? - Cách mạng XHCN là: + Lực lượng lãnh đạo: giai cấp vô sản. + Đối tượng lật đổ: CNTB. + Mục đích: đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động, đưa nhân dân lao động .lên nắm quyền + Hướng phát triển: lật đổ chế độ TBCN, xây dựng chế độ XHCN. - Đây là tính chất của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Câu 3. Vì sao cách mạng tháng Mười Nga 1917 được đánh giá là một sự kiện lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại thế kỉ XX? Cách mạng tháng Mười thành công đưa đến việc thành lập nhà nước Xã hội chủ nghĩa, điều này có ý nghĩa: + Đối với nước Nga: sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa đưa nhân dân Nga lên nắm chính quyền. + Đối với thế giới: ảnh hưởng đến phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước thuộc địa và phụ thuộc. Câu 4. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất. - Gây ra nhiều tai họa cho nhân loại: 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố làng mạc, cầu cống, nhà máy bị phá hủy, chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đôla. - Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận, nhất là Mĩ. Bản đồ chính trị thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm các thuộc địa của mình. - Vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự bùng nổ và thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga. Từ hậu quả của cuộc chiến thế giới thứ nhất, em cần làm gì để chiến tranh không xảy ra? Hiện nay Việt Nam có những việc làm gì để tránh nguy cơ chiến tranh xảy ra? - Tuyên truyền để mọi người thấy được nếu chiến tranh xảy ra sẽ để lại những hậu quả vô cùng thảm khốc. - Tích cực tham gia các hoạt động để hưởng ứng việc bảo vệ hòa bình thế giới - Lên án những hành động gây ra nguy cơ chiến tranh - Từ 1/5/2014, Trung Quốc đã kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam và có nhiều hành động gây hấn. Để bảo vệ chủ quyền của tổ quốc và tránh để xảy ra một cuộc chiến tranh, chúng ta đã sử dụng các biện pháp hòa bình. Một mặt, ta tăng cường tuần tra tiếp cận giàn khoan để tuyên truyền yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan. Mặt khác, ta tranh thủ sự ủng hộ của Quốc tế để buộc Trung Quốc phải chấm dứt hành động vi phạm chủ quyền. Câu 5. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921-1925): * Hoàn cảnh: + Nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề. + Dịch bệnh, đói kém lan tràn. + Bọn phản cách mạng điên cuồng chống phá. => 3/1921 Đảng BSV Nga(Lênin) quyết định thực hiện chính sách “Kinh tế mới”. * Nội dung chính sách “Kinh tế mới”: bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa bằng chế độ thu thuế lương thực, tự do buôn bán, mở lại các chợ, cho phép tư nhân mở các xí nghiệp vừa và nhỏ, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư vào Nga. * Tác động: + Các ngành kinh tế phục hồi phát triển nhanh chóng. + Đời sống nhân dân được cải thiện. + Năm 1925 sản lượng công-nông nghiệp xấp xỉ trước chiến tranh. + 12/1922: Liên bang Cộng hoà XHCN Xô Viết (Liên Xô) thành lập. Câu 6. Sự phát triển kinh tế Nhật trong thập niên 20 của thế kỉ XX có điểm gì giống và khác với nước Mĩ? * Giống: cùng là nước thắng trận, thu được nhiều lợi, không bị mất mát gì nên kinh tế phát triển mạnh. * Khác: Kinh tế Mĩ phát triển cực kì nhanh chóng, trong khi nước Nhật chỉ phát triển một vài năm rồi lâm vào khủng hoảng, các ngành kinh tế mất cân đối, phát triển bấp bênh). .
Tài liệu đính kèm: