Đề cương ôn tập thi học kì I môn Địa lí 7 - Năm học 2011 - 2012

1/-Sự bùng nổ DS: xảy ra khi TLTTN đạt 2,1%

-Hậu quả: Vượt quá khả năng giải quyết các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm

3/ Đặc điểm 3 chủng tộc:

- Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it ( da trắng): sống chủ yếu ở châu Âu

- Chủng tộc Nê-grô-it (da đen): sống chủ yếu ở châu Phi.

- Chủng tộc Môn-gô-lô-it da vàng): sống chủ yếu ở châu Á. 2/ Sự phân bố dân cư: dân cư phân bố không đều, dân cư tập trung đông những nơi có điều kiện sống thuận lợi và thưa thớt vùng núi, vùng sâu, vùng xa, khí hậu khắc nghiệt

4/ Các kiểu quần cư:

- Quần cư nông thôn: có mật độ dân số thấp; làng mạc, thôn xóm thường phân tán gắn với đất canh tác, đồng cỏ, đất rưng, hay mặt nước; dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

- Quần cư đô thị: có mật độ dân số cao; dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

5/ Siêu đô thị: là đô thị có số dân hơn 8 triệu dân.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1586Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập thi học kì I môn Địa lí 7 - Năm học 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ I
MÔN ĐỊA LÍ 7- NĂM HỌC 2011-2012.
I. Lý thuyết: 
THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG
1/-Sự bùng nổ DS: xảy ra khi TLTTN đạt 2,1%
-Hậu quả: Vượt quá khả năng giải quyết các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm
3/ Đặc điểm 3 chủng tộc: 
- Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it ( da trắng): sống chủ yếu ở châu Âu 
- Chủng tộc Nê-grô-it (da đen): sống chủ yếu ở châu Phi.
- Chủng tộc Môn-gô-lô-it da vàng): sống chủ yếu ở châu Á.
2/ Sự phân bố dân cư: dân cư phân bố không đều, dân cư tập trung đông những nơi có điều kiện sống thuận lợi và thưa thớt vùng núi, vùng sâu, vùng xa, khí hậu khắc nghiệt
4/ Các kiểu quần cư:
- Quần cư nông thôn: có mật độ dân số thấp; làng mạc, thôn xóm thường phân tán gắn với đất canh tác, đồng cỏ, đất rưng, hay mặt nước; dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
- Quần cư đô thị: có mật độ dân số cao; dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
5/ Siêu đô thị: là đô thị có số dân hơn 8 triệu dân.
MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG
1- Môi trường xích đạo ẩm:
+ Vị trí địa lí: nằm chủ yếu trong khoảng 50B đến 50N.
+ Đặc điểm: Nắng nóng, mưa nhiều quanh năm. Độ ẩm và nhiệt độ cao tạo điều kiện cho rừng rậm xanh quanh năm phát triển. Cây rừng rậm rạp, xanh tốt quanh năm, nhiều tầng, nhiều dây leo, chim thú,
2- Môi trường nhiệt đới:
+ Vị trí địa lí: Khoảng 50B và 50N đến chí tuyến ở cả hai bán cầu.
+ Đặc điểm: Nóng quanh năm, có thời kì khô hạn, càng gần chí tuyến thì thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt trong năm càng lớn. Lượng mưa và thảm thực vật thay đổi từ Xích đạo về chí tuyến. (dẫn chứng)
3- Môi trường nhiệt đới gió mùa:
+ Vị trí địa lí: Nam Á, Đông Nam Á. 
+ Đặc điểm: Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. Thời tiết diễn biến thất thường. Thảm thực vật phong phú và đa dạng.
4,Hoạt động SX nông nghiệp:
- Thuận lợi: nhiệt độ, độ ẩm cao, lượng mưa lớn nên có thể sản xuất quanh năm, xen canh, tăng vụ.
- Khó khăn: đất dễ bị thoái hóa, nhiều sâu bệnh, khô hạn, bão lũ
5/ Dân số sức ép tới TN môi trường:
- Dân số đông (chiếm gần một nửa dân số thế giới). gia tăng dân số nhanh đã đẩy nhanh tốc độ khai thác tài nguyên làm suy thoái môi trường, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, đất bạc màu, khoáng sản cạn kiệt, thiếu nước sạch
6/ Di dân đới nóng:
- Đới nóng là nơi có làn sóng di dân và tốc độ đô thị hoá cao. 
- Nguyên nhân di dân rất đa dạng: 
+ Di dân tự do (do thiên tai, chiến tranh, kinh tế chậm phát triển, nghèo đói và thiếu việc làm).
+ Di dân có kế hoạch (nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng núi, ven biển).
- Hậu qủa: sự bùng nổ đô thị ở đới nóng chủ yếu do di dân tự do đã tạo ra sức ép lớn đối với việc làm, nhà ở, môi trương, phúc lợi xã hội ở các đô thị.
MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA
1. Vị trí:
- Khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu.
- Phần lớn diện tích đất nổi của đới ôn hòa nằm ở bán cầu Bắc.
2. Trình bày và giải thích( ở mức độ đơn giản) về 2 đặc điểm tự nhiên cơ bản của các môi trường đới ôn hòa
- Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh (nguyên nhân, biểu hiện)
- Thiên nhiên phân hóa theo thời gian và không gian:
+ Phân hóa theo thời gian: một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
+ Phân hóa theo không gian: thiên nhiên thay đổi từ từ Bắc xuống Nam theo vĩ độ, từ Đông sang Tây theo ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới.
3. Nền nông nghiệp tiến tiến:
- Trình độ kĩ thuật tiên tiến, tổ chức sản xuất kiểu công nghiệp, sản xuất được chuyên môn hóa với quy mô lớn, ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học – kĩ thuật.
à Thích nghi được với những bất lợi của thời tiết, khí hậu, sản xuất ra một khối lượng nông sản lớn cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
4. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu:
 Trong các kiểu môi trường khác nhau, các nông sản chủ yếu cũng khác nhau:
- Vùng cận nhiệt đới gió mùa: lúa nước, đậu tương, bông, hoa qủa.
- Vùng địa trung hải: nho, cam, chanh, ôliu . . .
- Vùng ôn đới hải dương: lúa mì, củ cải đường, rau, hoa qủa, chăn nuôi bò . . .
- Vùng ôn đới lục địa: lúa mì, khoai tây, ngô và chăn nuôi bò, ngựa, lợn.
- Vùng hoang mạc ôn đới: chủ yếu chăn nuôi cừu. . . 
HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP ĐỚI ÔN HOÀ.
I. Nền công nghiệp hiện đại có cơ cấu đa dạng:
- Nền công nghiệp được phát triển sớm nhất cách đây khoảng 250 năm.
- 3/4 sản phẩm công nghiệp thế giới là do đới ôn hoà cung cấp.
- Cơ cấu công nghiệp đa dạng: gồm nhiều ngành. Trong đó công nghiệp chế biến là thế mạnh nổi bật của nhiều nước trong đới ôn hoà.
II. Cảnh quan công nghiệp:
- Phổ biến khắp nơi với các nhà máy, công xưởng, hầm mỏ, nối với nhau bằng hệ thống giao thông chằng chịt.
- Các cảnh quan công nghiệp phổ biến: khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.
- Các cảnh quan công nghiệp cũng là nơi tập trung nhiều nguồn gây ô nhiễm môi trường .
 ĐÔ THỊ HOÁ ĐỚI ÔN HOÀ.
I. Đô thị hoá ở mức độ cao:
- Hơn 75% dân cư đới ôn hoà sống trong các đô thị.
- Đô thị được phát triển theo quy hoạch.
- Nhiều đô thị phát triển theo chiều rộng, chiều cao, chiều sâu, kết nối với nhau thành chuỗi đô thị hay chùm đô thị.
- Lối sống đô thị trở thành phổ biến ở cư dân đới ôn hoà.
II. Các vấn đề của đô thị:
- Sự phát triển nhanh của các đô thị đã phát sinh nhiều vấn đề nan giải: ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, thất nghiệp, . . .
- Biện pháp: Nhiều nước đang quy hoạch lại đô thị theo hướng phi tập trung để giảm áp lực cho các đô thị.
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ơ ĐỚI ÔN HOÀ.
I. Ô nhiễm không khí:
- Ô nhiễm không khí:
+ Hiện trạng: bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề. 
+ Nguyên nhân: khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thông thải vào khí quyển.
+ Hậu quả: tạo nên những trận mưa a xit, tăng hiệu ứng nhà kính, khiến cho Trái Đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở hai cực tan chảy , mực nước đại dương dâng cao,khí thải còn làm thủng tầng ôzôn.
+Ô nhiễm do phóng xạ 
II. Ô nhiễm nước:
+ Hiện trạng: các nguồn nước bị ô nhiễm gồm nước sông, nước biển, nước ngầm.
+ Nguyên nhân: Ô nhiễm nước biển là do váng dầu, các chất độc hại bị đưa ra biển,Ô nhiễm nước sông, hồ, nước ngầm là do hóa chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng các chất thải nông nghiệp
+ Hậu qủa: làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước, thiếu nước sạch cho đời sống và sản xuất.
 MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
I. Đặc điểm của môi trường:
- Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 chí tuyến hoặc giữa đại lục Á- Âu.
- Khí hậu khô hạn, khắc nghiệt, động thực vật nghèo nàn.
- Nguyên nhân: nằm ở nơi có áp cao thống trị, hoặc ở sâu trong nội địa,
2. Khí hậu: khô hạn, khắc nghiệt. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn. 
Nguyên nhân: nằm ở nơi có áp cao thống trị.
3a. Phân tích được sự khác nhau về chế độ nhiệt giữa hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở đới ôn hòa
- Hoang mạc đới nóng: biên độ nhiệt trong năm cao, có mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng.
- Hoang mạc đới ôn hòa: biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa đông rất lạnh.
3b. Biết được sự thích nghi của thực vật và động vật ở môi trường hoang mạc
Thực vật, động vật thích nghi với môi trường khô hạn khắc nghiệt bằng cách tự hạn chế sự mất hơi nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể. (ví dụ)
4. Kinh tế:
- Hoạt động kinh tế cổ truyền : chăn nuôi du mục, trồng trọt trong các ốc đảo. Nguyên nhân: thiếu nước.
- Hoạt động kinh tế hiện đại: khai thác dầu khí, nước ngầm. Nguyên nhân: nhờ tiến bộ của khoa học - kĩ thuật.
5/nguyên nhân làm cho hoang mạc ngày càng mở rộng và biện pháp hạn chế sự phát triển hoang mạc
- Nguyên nhân: chủ yếu do tác động tiêu cực của con người, cát lấn, biến động của khí hậu toàn cầu.
- Biện pháp: cải tạo hoang mạc thành đất trồng, khai thác nước ngầm, trồng rừng
MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH
I. Đặc điểm của môi trường:
1. Vị trí: Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.
2. Khí hậu: khắc nghiệt, lạnh lẽo. Mùa đông rất dài, mưa ít và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi, đất đóng băng quanh năm, thường có bão tuyết. Nhiệt độ trung bình luôn dưới -100C, mùa hạ ngắn 
- Nguyên nhân: Nằm ở vĩ độ cao.
II. Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường:
- Thực vật: chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi. Cây cối còi cọc, thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y
- Động vật: có lớp mỡ dày, lông dày, hoặc lông không thấm nước. Một số động vật ngủ ñoâng hay di cư để tránh mùa đông lạnh.(ví dụ)
III- Hoạt động kinh tế:
+ Hoạt động kinh tế cổ truyền: chủ yếu là chăn nuôi tuần lộc, săn bắn động vật để lấy lông, mỡ, thịt, da.
+ Hoạt động kinh tế hiện đại: khai thác tài nguyên thiên nhiên, chăn nuôi thú có lông quý.
- Nguyên nhân: Khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo. Khoa học – kĩ thuật phát triển.
1.5.Biết một số vấn đề lớn phải giải quyết ở đới lạnh
- Thiếu nguồn nhân lực để phát triển kinh tế.
- Nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động vật quý.
 MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI 
I. Đặc điểm của môi trường:
- Khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và hướng của sườn.
+ Sự phân tầng thực vật thành các đai cao ở vùng núi cũng gần giống như khi đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
+ Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi.
II. Cư trú của con người: 
- Các vùng núi thường ít dân và là nơi cư trú của các dân tộc ít người.
- Các dân tộc ở miền núi châu Á thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẽ, nhiều lâm sản.
- Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ ưa sống ở ở độ cao trên 3000m, nhiều đất bằng, thuận lợi trồng trọt, chăn nuôi.
- Ở vùng sừng châu Phi, nhười Ê-ti-ô-pi sống tập trung trên các sườn núi cao chắn gió, mưa nhiều, mát mẻ. thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẽ, nhiều lâm sản.
III/Kinh tế:
- Hoạt động kinh tế cổ truyền: chăn nuôi, trồng trọt (phát triển đa dạng, có sự khác nhau giữa các châu lục, các địa phương) khai thác và chế biến lâm sản, làm các nghề thủ công. Nguyên nhân: phù hợp với môi trường tự nhiên vùng núi.
- Hoạt động kinh tế hiện đại: phát triển công nghiệp, du lịch, thể thao,Nguyên nhân: giao thông, thủy điện, đời sống,phát triển.
@/vấn đề về môi trường 
- Suy thoái tài nguyên: Nguyên nhân (phá rừng, săn bắn động vật quý hiếm,)
- Ô nhiễm các nguồn nước. Nguyên nhân
 THẾ GIỚI RỘNG LỚN VÀ ĐA DẠNG
- Lục địa: là khối đất liền rộng hàng triệu kí lô mét vuông, có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính.
 Trên thế giới có 6 lục địa là: lục địa Á-Âu, lục địa Phi, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Ô- xtrây-li-a, lục địa Nam Cực.
- Châu lục: bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo bao quanh. Sự phân chia châu lục chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế, chính trị.
 Trên thế giới có 6 châu lục là: châu Á-, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu đại dương và châu Nam Cực.
 THIÊN NHIÊN CHÂU PHI
I. Vị trí địa lí:
Đại bộ phận lãnh thổ châu Phi nằm giữa 2 chí tuyến, tương đối cân xứng hai bên đường xích đạo.nên có khí hậu nóng quanh năm.
- Giáp Đại Tây Dương ở phía tây, Ấn Độ Dương ở phía đông, biển Địa Trung Hải và Châu Á ở phía đông bắc qua kênh đào Xuy-ê.
- Đường bờ biển ít bị chia cắt, rất ít vịnh biển, bán đảo và đảo nên biển ít lấn sâu vào lục địa.
II. Địa hình và khoáng sản:
- Hình dạng: Châu Phi có dạng hình khối, đường bờ biển ít bị chia cắt, rất ít vịnh biển, bán đảo và đảo nên biển ít lấn sâu vào lục địa.
- Địa hình tương đối đơn giản. có thể coi toàn bộ châu lục là khối cao nguyên lớn, cao trung bình 750m, chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp.
- Ít núi cao và đồng bằng thấp.
- Khóang sản: phong phú, nhiều kim loaïi quyù hieám (vaøng, kim Cong, uranium). Ngoài ra, còn có nhiều dầu mỏ và khí đốt.
III. Khí hậu:
 Do phần lớn lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến,bờ biển ít cắt xẻ ít chịu ảnh hưởng của biển, ảnh hưởng dòng biển lạnh và áp cao chí tuyến nên châu Phi có khí hậu nóng, khô vào bậc nhất trên thế giới.
IV. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên: 
- Do vị trí nằm cân xứng hai bên đường xích đạo nên các môi trường tự nhiên của châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo, gồm: Môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường hoang mạc và môi trường địa trung hải.
- Hoang mạc chiếm diện tích lớn ở châu Phi.
II. Thực hành:
1Ví dụ: Vẽ biểu đồ về sự gia tăng lượng khí thải CO2 từ năm 1840 đến 1997 
Năm
Lượng khí thải CO2 (p.p.m)
2 Tính mật độ dân số: Ví dụ tính mật độ dân số năm 2001 của các nước trong bảng dưới đây và nêu nhận xét:
*MĐDS = Số dân: Diện tích (đơn vị: (người /km2)
Tên nước
Diện tích (km2)
Dân số (triệu người)
Mật độ dân số (người /km2)
Việt nam
Trung quốc
In-đô-nê-xi-a
329314
9597000
1919000
78,7
1273,3
206,1
239 (người /km2)
.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_Dia_li_7_HKI.doc