Đề cương ôn tập thi học kì I môn Địa lí 7 - Năm học 2015 - 2016

1/-Sự bùng nổ DS: xảy ra khi TLTTN đạt 2,1%

-Hậu quả: Vượt quá khả năng giải quyết các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm

3/ Đặc điểm 3 chủng tộc:

- Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it (da trắng): sống chủ yếu ở châu Âu

- Chủng tộc Nê-grô-it (da đen): sống chủ yếu ở châu Phi.

- Chủng tộc Môn-gô-lô-it da vàng): sống chủ yếu ở châu Á. 2/ Sự phân bố dân cư: dân cư phân bố không đều, dân cư tập trung đông những nơi có điều kiện sống thuận lợi và thưa thớt vùng núi, vùng sâu, vùng xa, khí hậu khắc nghiệt

4/ Các kiểu quần cư:

- Quần cư nông thôn: có mật độ dân số thấp; làng mạc, thôn xóm thường phân tán gắn với đất canh tác, đồng cỏ, đất rưng, hay mặt nước; dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

- Quần cư đô thị: có mật độ dân số cao; dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

5/ Siêu đô thị: là đô thị có số dân hơn 8 triệu dân.

 

docx 12 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2581Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập thi học kì I môn Địa lí 7 - Năm học 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i ôn hoà.
II. Cảnh quan công nghiệp:
- Phổ biến khắp nơi với các nhà máy, công xưởng, hầm mỏ, nối với nhau bằng hệ thống giao thông chằng chịt.
- Các cảnh quan công nghiệp phổ biến: khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.
- Các cảnh quan công nghiệp cũng là nơi tập trung nhiều nguồn gây ô nhiễm môi trường .
ĐÔ THỊ HOÁ ĐỚI ÔN HOÀ.
I. Đô thị hoá ở mức độ cao:
- Hơn 75% dân cư đới ôn hoà sống trong các đô thị.
- Đô thị được phát triển theo quy hoạch.
- Nhiều đô thị phát triển theo chiều rộng, chiều cao, chiều sâu, kết nối với nhau thành chuỗi đô thị hay chùm đô thị.
- Lối sống đô thị trở thành phổ biến ở cư dân đới ôn hoà.
II. Các vấn đề của đô thị:
- Sự phát triển nhanh của các đô thị đã phát sinh nhiều vấn đề nan giải: ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, thất nghiệp, . . .
- Biện pháp: Nhiều nước đang quy hoạch lại đô thị theo hướng phi tập trung để giảm áp lực cho các đô thị.
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ơ ĐỚI ÔN HOÀ.
I. Ô nhiễm không khí:
- Ô nhiễm không khí:
+ Hiện trạng: bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề. 
+ Nguyên nhân: khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thông thải vào khí quyển.
+ Hậu quả: tạo nên những trận mưa a xit, tăng hiệu ứng nhà kính, khiến cho Trái Đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở hai cực tan chảy , mực nước đại dương dâng cao,khí thải còn làm thủng tầng ôzôn.
+Ô nhiễm do phóng xạ 
II. Ô nhiễm nước:
+ Hiện trạng: các nguồn nước bị ô nhiễm gồm nước sông, nước biển, nước ngầm.
+ Nguyên nhân: Ô nhiễm nước biển là do váng dầu, các chất độc hại bị đưa ra biển,Ô nhiễm nước sông, hồ, nước ngầm là do hóa chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng các chất thải nông nghiệp
+ Hậu qủa: làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước, thiếu nước sạch cho đời sống và sản xuất.
MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
I. Đặc điểm của môi trường:
- Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 chí tuyến hoặc giữa đại lục Á- Âu.
- Khí hậu khô hạn, khắc nghiệt, động thực vật nghèo nàn.
- Nguyên nhân: nằm ở nơi có áp cao thống trị, hoặc ở sâu trong nội địa,
2. Khí hậu: khô hạn, khắc nghiệt. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn. 
Nguyên nhân: nằm ở nơi có áp cao thống trị.
3a. Phân tích được sự khác nhau về chế độ nhiệt giữa hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở đới ôn hòa
- Hoang mạc đới nóng: biên độ nhiệt trong năm cao, có mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng.
- Hoang mạc đới ôn hòa: biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa đông rất lạnh.
3b. Biết được sự thích nghi của thực vật và động vật ở MT h.mạc
Thực vật, động vật thích nghi với môi trường khô hạn khắc nghiệt bằng cách tự hạn chế sự mất hơi nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể. (ví dụ)
4. Kinh tế:
- Hoạt động kinh tế cổ truyền : chăn nuôi du mục, trồng trọt trong các ốc đảo. Nguyên nhân: thiếu nước.
- Hoạt động kinh tế hiện đại: khai thác dầu khí, nước ngầm. Nguyên nhân: nhờ tiến bộ của khoa học - kĩ thuật.
5/nguyên nhân làm cho hoang mạc ngày càng mở rộng và biện pháp hạn chế sự phát triển hoang mạc
- Nguyên nhân: chủ yếu do tác động tiêu cực của con người, cát lấn, biến động của khí hậu toàn cầu.
- Biện pháp: cải tạo hoang mạc thành đất trồng, khai thác nước ngầm, trồng rừng
MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH
I. Đặc điểm của môi trường:
1. Vị trí: Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.
2. Khí hậu: khắc nghiệt, lạnh lẽo. Mùa đông rất dài, mưa ít và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi, đất đóng băng quanh năm, thường có bão tuyết. Nhiệt độ trung bình luôn dưới -100C, mùa hạ ngắn 
- Nguyên nhân: Nằm ở vĩ độ cao.
II. Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường:
- Thực vật: chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi. Cây cối còi cọc, thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y
- Động vật: có lớp mỡ dày, lông dày, hoặc lông không thấm nước. Một số động vật ngủ ñoâng hay di cư để tránh mùa đông lạnh.(ví dụ)
III- Hoạt động kinh tế:
+ Hoạt động kinh tế cổ truyền: chủ yếu là chăn nuôi tuần lộc, săn bắn động vật để lấy lông, mỡ, thịt, da.
+ Hoạt động kinh tế hiện đại: khai thác tài nguyên thiên nhiên, chăn nuôi thú có lông quý.
- Nguyên nhân: Khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo. Khoa học – kĩ thuật phát triển.
1.5.Biết một số vấn đề lớn phải giải quyết ở đới lạnh
- Thiếu nguồn nhân lực để phát triển kinh tế.
- Nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động vật quý.
MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI
I. Đặc điểm của môi trường:
- Khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và hướng của sườn.
+ Sự phân tầng thực vật thành các đai cao ở vùng núi cũng gần giống như khi đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
+ Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi.
II. Cư trú của con người: 
- Các vùng núi thường ít dân và là nơi cư trú của các dân tộc ít người.
- Các dân tộc ở miền núi châu Á thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẽ, nhiều lâm sản.
- Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ ưa sống ở ở độ cao trên 3000m, nhiều đất bằng, thuận lợi trồng trọt, chăn nuôi.
- Ở vùng sừng châu Phi, nhười Ê-ti-ô-pi sống tập trung trên các sườn núi cao chắn gió, mưa nhiều, mát mẻ. thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẽ, nhiều lâm sản.
III/Kinh tế:
- Hoạt động kinh tế cổ truyền: chăn nuôi, trồng trọt (phát triển đa dạng, có sự khác nhau giữa các châu lục, các địa phương) khai thác và chế biến lâm sản, làm các nghề thủ công. Nguyên nhân: phù hợp với môi trường tự nhiên vùng núi.
- Hoạt động kinh tế hiện đại: phát triển công nghiệp, du lịch, thể thao,Nguyên nhân: giao thông, thủy điện, đời sống,phát triển.
A/vấn đề về môi trường 
- Suy thoái tài nguyên: Nguyên nhân (phá rừng, săn bắn động vật quý hiếm,)
- Ô nhiễm các nguồn nước. Nguyên nhân
THẾ GIỚI RỘNG LỚN VÀ ĐA DẠNG
- Lục địa: là khối đất liền rộng hàng triệu kí lô mét vuông, có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính.
 Trên thế giới có 6 lục địa là: lục địa Á-Âu, lục địa Phi, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Ô- xtrây-li-a, lục địa Nam Cực.
- Châu lục: bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo bao quanh. Sự phân chia châu lục chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế, chính trị.
 Trên thế giới có 6 châu lục là: châu Á-, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu đại dương và châu Nam Cực.
THIÊN NHIÊN CHÂU PHI
I. Vị trí địa lí:
Đại bộ phận lãnh thổ châu Phi nằm giữa 2 chí tuyến, tương đối cân xứng hai bên đường xích đạo.nên có khí hậu nóng quanh năm.
- Giáp Đại Tây Dương ở phía tây, Ấn Độ Dương ở phía đông, biển Địa Trung Hải và Châu Á ở phía đông bắc qua kênh đào Xuy-ê.
- Đường bờ biển ít bị chia cắt, rất ít vịnh biển, bán đảo và đảo nên biển ít lấn sâu vào lục địa.
II. Địa hình và khoáng sản:
- Hình dạng: Châu Phi có dạng hình khối, đường bờ biển ít bị chia cắt, rất ít vịnh biển, bán đảo và đảo nên biển ít lấn sâu vào lục địa.
- Địa hình tương đối đơn giản. có thể coi toàn bộ châu lục là khối cao nguyên lớn, cao trung bình 750m, chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp.
- Ít núi cao và đồng bằng thấp.
- Khóang sản: phong phú, nhiều kim loaïi quyù hieám (vaøng, kim Cong, uranium). Ngoài ra, còn có nhiều dầu mỏ và khí đốt.
III. Khí hậu:
 Do phần lớn lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến,bờ biển ít cắt xẻ ít chịu ảnh hưởng của biển, ảnh hưởng dòng biển lạnh và áp cao chí tuyến nên châu Phi có khí hậu nóng, khô vào bậc nhất trên thế giới.
IV. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên: 
- Do vị trí nằm cân xứng hai bên đường xích đạo nên các môi trường tự nhiên của châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo, gồm: Môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường hoang mạc và môi trường địa trung hải.
- Hoang mạc chiếm diện tích lớn ở châu Phi.
II. Thực hành:
Năm
Lượng khí thải CO2 (p.p.m)
1Ví dụ: Vẽ biểu đồ về sự gia tăng lượng khí thải CO2 từ năm 1840 đến 1997 
2 Tính mật độ dân số: Ví dụ tính mật độ dân số năm 2001 của các nước trong bảng dưới đây và nêu nhận xét:
Công thức tính mật độ dân số
*MĐDS = Số dân (đơn vị: (người /km2)
 Diện tích
Tên nước
Diện tích (km2)
Dân số(triệu người)
Mật độ dân số (người /km2)
Việt nam
Trung quốc
In-đô-nê-xi-a
329314
9597000
1919000
78,7
1273,3
206,1
239 (người /km2)
 1.Bùng nổ dân số là gì ? Nguyên nhân , hậu quả.
 Bùng nổ dân số là sự phát triển vượt bậc về số lượng khi tỷ lệ sinh vẫn cao nhưng tỷ lệ tử đã giảm xuống thấp.
 Nguyên nhân là do dân số tăng nhanh vào những năm 50 của thế kỷ XX ( trên 2,1% ) dân số thế giới tăng nhanh và đột biến do những tiến bộ về y tế ,kinh tế, xã hội
 Hậu quả gây khó khăn cho các nước đang phát triển vì không đáp ứng được các yêu cầu quá lớn về ăn,mặc,học hành, nhà ở,việc làm trong khi nền kinh tế còn đang chậm phát triển.
 2.Cho biết tình hình phân bố dân cư trên thế giới. Tại sao có sự phân bố như thế ?
 Diện tích đất nổi trên thế giới là 149 triệu km2 , trong khi dân số thế giới là 6,48 tỉ người, mật độ trung bình là 48 người/km2 .
 Con người hiện nay có mặt ở khắp nơi trên thế giới nhưng phân bố không đều, có nơi tập trung dân đông có mật độ cao, có nơi thưa dân, mật độ thấp.
 Con người tập trung nhiều nhất tại các khu vực sau :Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á,Châu Âu, Đông bắc Hoa kỳ
 Những khu vực này có dân cư đông đúc nhờ có những điều kiện tự nhiên thuận lợi: khí hậu ôn hoà, đất đai mầu mỡ, nguồn nước dồi dào, địa hình bằng phẳng nên giao thông thuận lợi, có nhiều đô thịNhững vùng khác dân cư còn thưa thớt do các điều kiện sống không thuận lợi
 3. Có bao nhiêu chủng tộc trên thế giói ? Làm thế nào để phân biệt các chủng tộc ? Sự phân bố các chủng tộc hiện nay như thế nào ?
 - Trên thế giói có ba chủng tộc chính là : Môn-gô-lô-ít ( còn gọi là chủng tộc da vàng ) , chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít ( chủng tộc da trắng ), chủng tộc Nê-gro-ít ( chủng tộc da đen ).
 - Người ta dựa vào hình thái cơ thể để phân biệt các chủng tộc như màu da, màu tóc,vóc dáng,mũi ,mắ, hộp sọ
 - Chủng tộc Môn-gô-lô-ít là cư dân chính của châu Á,chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít là cư dân của châu Âu, còn chủng tộc Nê-gro-ít là những người châu Phi.
 - Hiện nay , xã hội loài người đã phát triển nhiều, các chủng tộc đã cùng nhau sinh sống khắp mọi nơi trên trái đất.
 4. Quần cư nông thôn và quần cư thành thị giống và khác nhau ở điểm nào ?
 - Giống nhau : Đều là các hình thức cư trú, tổ chức sinh sống của con người trên Trái Đất. 
 - Khác nhau : 
 + Chức năng của quần cư nông thôn là nông nghiệp trong khi của quần cư thành thị là công nghiệp và dịch vụ.
 + Quần cư nông thôn thường phân tán, có mật độ thấp hơn.quần cư thành thị có sự tập trung với mật độ cao.
 + Cảnh quan của quần cư nông thôn là các xóm làng, đồng ruộng , nương rẩy còn cảnh quan của quần cư đô thị là phố phường, xe cộ, nhà máy
 + Lối sống của hai cảnh quan cũng khác nhau.
 5. Hãy xác định môi trường đới nóng và nêu đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm.
 - Đới nóng nằm giữa hai chí tuyến, kéo dài liên tục từ tây sang đông thành một vành đai bao quanh Trái Đất.
 - Môi trường xích đạo ẩm có những đặc điểm sau :
 + Có khí hậu nóng quanh năm : 
 . Nhiệt độ trung bình năm từ 25oC - 28oC, nhiệt độ chênh giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 3oC .	
 . Lượng mưa lớn, trung bình từ 1500 đến 2500mm/năm , mưa quanh năm, độ ẩm lớn, trên 80% , càng gần xích đạo thì mưa, ẩm càng nhiều, không khí ẩm ướt , ngột ngạt.
 + Sinh vật rất phát triển do nhiệt, ẩm dồi dào :
 . Rừng gồm nhiều tầng, cây cao lớn đến 40-50m, xanh quanh năm.
 . Ven biển, các cửa sông có rừng ngập mặn.
 . Trong rừng có nhiều loài thú nhiều loài chim.
 6. Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới .
 - Khí hậu nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình năm trên 20oC.
 - Có hai thời kỳ nhiệt độ tăng cao trùng với hai thời kỳ mặt trời qua thiên đỉnh.
 - Có một thời kỳ khô hạn kéo dài từ 3 đến 9 tháng, càng gần chí tuyến khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt độ càng lớn.
 - Lượng mưa trung bình năm khá cao thay đổi từ 500 đến 1500 mm , tập trung chủ yếu trong mùa mưa.
 7. Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
 - Khí hậu nhiệt đới gió mùa là khí hậu tiêu biểu của khu vực Nam Á và Đông Nam Á.
 - Mỗi năm có hai mùa đối lập nhau, mùa của gió mùa đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4(lạnh và khô ) và mùa của gió mùa tây nam từ thánh 11 đến tháng 5 (nóng ẩm và mưa nhiều) . Nhiệt độ , lương mưa thay đổi theo mùa và thời tiết diễn biến thất thường..
 - Nhiệt độ trung bình năm khá cao, trên 20oC , biên độ nhiệt hằng năm lớn trên 8oC. Mùa đông có một số tháng lạnh nhiệt độ xuống dưới 20oC.
 - Lượng mưa trung bình hàng năm trên 1000mm, nơi đón gió lượng mưa rất cao, có thể lên đến 10.000mm. Mùa mưa tập trung từ 70- 90%lương mưa cả năm. Mùa khô tuy lương mưa ít nhưng vẫn đủ cho cây cối sinh trưởng.
 - Mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn, có năm mưa nhiều, năm mưa ít rất thất thường.
 8. Chứng minh môi trường nhiệt đới gió mùa rất đa dạng.
 Cảnh quan thiên nhiên của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến đổi theo thời gian và không gian, do có sự khác nhau về lượng mưa và phân bố lượng mưa trong năm giữa các địa phương và các mùa: 
 - Mùa đông không khí lạnh và khô , nhiệt độ có khi xuống dưới 15oC, có một số cây rụng lá , một số nơi có thể có tuyết rơi.
 - Mùa hạ nóng và mưa nhiều , có tháng nóng lên trên 30oC, cây cối xanh tươi.
 - Tuy lượng mưa trung bình chỉ độ 1000-1500mm,nhưng có nơi lượng mưa rất lớn , lên đến 12.000mm.
 - Sông ngòi có một mùa lũ (trùng với mùa mưa )và một mùa cạn (trùng với mùa khô) 
 - Thảm thực vật có nhiêu loại :
 + Rừng nhiều tầng phát triển ở vùng có lượng mưa lớn.
 + Đồng cỏ cao ở vùng có lượng mưa ít.
 + Rừng ngập mặn ở các cửa sông , ven biển đang được phù sa bồi đấp.
 10. Hãy cho biết những biện pháp cần thực hiện để giảm bớt tính bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới.
 Những biện pháp cần thực hiên để giảm tính bấp bênh :
 - Việc trồng và bảo vệ rừng là biện pháp hết sức quan trọng vì đây là vùng mưa nhiều , rất dễ xảy ra lũ lụt , đất rất dễ bị xói mòn , rửa trôi , phải có rừng để bảo vệ.
 - Nhiệt độ và lượng mưa cũng như chế độ mưa thay đổi giữa các mùa , vì vậy , ở vùng nhiệt đới gió mùa phải tuân thủ chặt chẻ lịch thời vụ trong sản xuất nông nghiệp.
 - Ở vùng nhiệt đới gió mùa , mùa mưa thường gây lũ lụt, mùa khô lại thiếu nước gây hạn hán cho nên vấn đề thuỷ lợi phải đươc coi trọng.
 - Đây là vùng thường xuyên chịu ảnh hương thiên tai cho nên công tác dự báo thời tiết phòng chống thiên tai phải được thực hiện thường xuyên.
 - Công tác thú y,phòng trừ dịch bệnh cần được quan taamvif vùng có nguồn nhiệt,ẩm dồi dào nên mầm bệnh rất dễ phát triển và lây lan
 11. Trình bày tình hình dân số ở đới nóng.
 - Đới nóng là khu vực đông dân của thế giói, chiếm 50% dân số thế giới.
 - Dân cư tập trung đông đúc ở một số nơi : Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi, Đông Nam Brasil
 - Hiện nay, sự gia tăng dân số vẫn còn cao, vẫn ở trong tình trạng bùng nổ dân số.
 - Dân số đông, tăng nhanh ở đới nóng đã gây sức ép nặng nề lên sự phát triển kinh tế- xã hội , lên tài nguyên môi trường. Vì vậy, vấn đề dân số là mối quan tâm hàng đầu của các nước trong khu vực. Các nước đang tìm mọi cách đễ hạ tỷ lệ tăng dân, nâng cao đời sống , bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế.
12. Cho biết nguyên nhân và hậu qủa của việc di dân ở các nước thuộc đới nóng.
 a . Nguyên nhân :
 - Tự nhiên : thiên tai , hạn hán 
 - Xã hội : chiến tranh , kinh tế chậm phát triển, nghèo đói và thiếu viêc làm
 - Chính sách : điều chỉnh lại sự phân bố dân cư, lao động, phân bố sản xuất cho phù hợp.
 b. Hậu quả :
 - Do di dân tự do mà dân số đô thị tăng quá nhanh, đời sống sẽ gặp nhiều khó khăn ( thiếu điện , nước, tiện nghi sinh hoạt, dễ bị dịch bệnh ) môi trường bị ô nhiễm ( rác thải, nguồn nước bị ô nhiễm )thất nghiệp gia tăng, môi trường đô thị bị xuống cấp.
 - Sự di dân quy hoạch : di cư theo dự án các chương trình di dân sẽ có tác động tích cực đến phát triển kinh tế-xã hội giúp phát triển kinh tế vùng núi, vùng sâu, vùng xa, giải quyết việc làm
 13. Đặc điểm cơ bản của môi trường đới ôn hoà.
 Có hai đặc điểm:
 - Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh.
 - Thiên nhiên phân hoá theo thời gian và không gian :
 + Phân hoá theo thời gian : Một năm có bốn mùa xuân , hạ , thu ,đông.
 + Phân hoá theo không gian : Thiên nhiên thay đổi từ Băc xuống Nam theo vỹ độ , từ Tây sang Đông theo ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới
 14.Tính chất trung gian của khí hậu đới ôn hoà được thể hiện như thế nào ?
 - Tính ôn hoà của khí hậu : Không quá nóng và mưa nhiều như đới nóng , cũng không quá lạnh và ít mưa như đới lạnh.
 - Chịu tác động của các khối khí ở đới nóng cũng như khối khí ở đới lạnh.
 - Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi tuỳ thuộc vào vị trí gần biển hay xa biển , vào vị trí gần cực hay chí tuyến.
 - Nguyên nhân : Do vị trí trung gian giữa đới nóng và đới lạnh.
 15. Chứng minh sản phẩm nông nghiệp của môi trường ôn đới rất đa dạng . Vì sao lại có sự đa dạng đó ?
 Do môi trường ôn đới rất đa dạng nên sản phẩm nông nghiệp cũng rất đa dạng.Có 6 kiểu môi trường, mỗi kiểu môi trường có một số sản phẩm tiêu biểu thích hợp với điều kiện khí hậu , đất đai riêng.
 -Vùng nhiệt đới gió mùa ( Đông Trung Quốc, Đông Nam Hoa Kỳ ) : lúa nước, đậu tương,bông, các loai hoa quả
 - Vùng khí hậu địa trung hải : nổi tiếng các loại rượu nho, rượu vang.
 - Vùng ôn đới hải dương : lúa mì , củ cải đưởngau, hoa quả, chăn nuôi bò
 - Vùng ôn đới lục địa : lúa mì, khoai tây, ngô, chăn nuôi bò, lợn ,ngựa
 - Hoang mạc ôn đới chăn nuôi cừu.
 - Vùng ôn đới lạnh ở các vĩ độ cao : khoai tây, lúa mạch đen, chăn nuôi hươu Bắc cực
 16. Hãy trình bày nền công nghiệp của các nước đới ôn hoà.
 - Nền công nghiệp của các nước đới ôn hoà là nền công nghiệp hiên đại, trang bị nhiều máy móc , thiết bị tiên tiến gồm có hai ngành chính :
	+ Công nghiệp khai thác : phát triển ngững nơi nhiều khoáng sản ( Đông Bắc Hoa Kỳ, Uran và Xibia của Nga ) , vùng có nhiều rừng ( Phần Lan , Canada ).
	+ Công nghiệp chế biến : là thế mạnh nổi bật và có cơ cấu đa dạng, gồm các ngành truyền thống ( luyện kim, cơ khí ,hoá chất )và các ngành hiện đại, đòi hỏi hàm lượng trí tuệ cao ( diện tử, hàng không vũ trụ) phần lớn nguyên nhiên liệu được nhập từ các nước thuộc đới nóng.
- Hoạt động công nghiệp của đới ôn hoà chiếm 3/4 tổng sản phẩm công nghiệp toàn thế giới. Các nước công hàng đầu thế giới là : Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức Anh
 17. Nét đặc trưng của đô thị hoá ở môi trường ôn đới là gì ?
 Đô thị hoá ở môi trường ôn đới có những đặc trưng :
 - Có tỉ lệ dân đô thị cao, là nơi tập trung nhiều đô thị nhất trên thế giới.
 - Có các đô thị mở rộng kết nối với nhau liên tục thành tùng chùm, chuổi đô thị hay siêu đô thị nhờ một hệ thống các loại đường giao thông hết sức phát triển.
 - Có các đô thị phát triển theo quy hoạch, không chỉ mở rộng ra xung quanh mà còn vươn lên cả chiều cao lẫn chiều sâu.
 - Lối sống đô thị đã trở thành phổ biến trong phần lớn dân cư.
 18. Hãy cho biết hiện trạng , nguyên nhân, hậu quả của việc ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà.
 - Hiên trạng : Bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề.
 - Nguyên nhân :
	 + Khí thải do ống khói của các nhà máy công nghiệp.
 + Khí thải từ các phương tiện giao thông.
 + Sự cố của các nhà máy hạt nhân, phương tiện hạt nhân, tro bụi của núi lửa.
- Hậu quả : 
 + Mưa a-xít làm chết cây cối , ăn mòn các công trình, phương tiện, gây bệnh tật cho người.
 + Hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trái đất tăng, băng tanm nước biển dâng cao nhấn chìm các vùng thấp vên biển, thiên tai, hoang mạc tăng.
 + Tầng ozone bị thủng, gây nguy hiểm cho con người: ung thư da, đục thuỷ tinh thể.
 + Không khí bị nhiễm xạ , huỷ diệt môi trường sống.
 19.Nêu vị trí và đặc điểm tự nhiên của MT hoang mạc 
 Là những vùng khô khan, thời tiết khắc nghiệt nên sinh vật rất nghèo nàn, chỉ có những loài có khả năng thích nghi cao, dân cư thưa thớt, chỉ có mặt ở các ốc đảo là chủ yếu.
 Vị trí :
 Hoang mạc nằm dọc theo các đường chí tuyến và giữa các đại lục Á – Âu thuộc các khu vực : Trung Á, Tây Nam Á, Bắc Á, Bắc Phi, Nam Phi, Nam Mỹ, Tây Bắc Mỹ và nội địa của châu đại dương. Các hoang mạc nằm dưới đai áp cao chí tuyến, gần các dòng biển lạnh và trong nội địa xa biển.
 Đặc điểm:
Phần lớn hoang mạc được bao phủ bằng cồn các hoặc sói đá.
 -Khí hậu rất khô hạn và khắc nghiệt 
	 + Lượng mưa rất ít ( dưới 100mm/năm) , lượng bốc hơi cao.
	 + Nhiệt độ cao, độ chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất cao có khi lên đến 40 lần.
 - Sinh vật nghèo nàn
	 + Thực vật cằn cỗi, thưa thớt chỉ có những loại cây có khả năng thích nghi cao mà thôi.( cây bao báp , xương rồng, cây thân lùn có rễ dài , cây có thời kì tăng trưởng ngắn.
	 + Động vật rất hiếm chí có một số loài bò sát và côn trùng.
 - Dân cư thưa thớt , chỉ có một số rất ít sống trong các ốc đảo.
 - Diện tích các hoang mạc đang có xu hướng mở rộng.
 20. Nêu những nguyên nhân của sự mở rộng của hoang mạc và nêu một số biện pháp đang được sử dụng để khai thác hoang mạc và hạn chế quá trình mở rộng hoang mạc trên thế giới .
 Ranh giới của hoang mạc luôn thay đổi, diện tích hoang mạc trên thế giới ngày càng mở rộng, mỗi năm 10 triệu hecta.
 Việc mở rộng hoang mạc có nhiều lý do :
 - Cát lấn : các trận gió đưa cát lấn ra xung quanh.
 - Sự biến đổi khí hậu toàn cầu do trái đất nóng lên.
 - Tác động của con người : đốn hạ cây xanh để xây dựng, làm củi đun,phá rừng, canh tác không hợp lý
 Việc hạn chế sự mở rộng của hoang mạc đang đượccác nước hết sức quan tâm : trồng cây gây rừng để vừa chống cát bay vừa cải tạo khí hậu hoang mạc và hạn chế quá trình hoang mạc hoá.
21. Đặc điểm của môi trường đới lạnh.
a - Vị trí: từ hai vòng cực đến hai cực.
 b - Đặc điểm :	
 - Khí hậu :
 + Vô cùng khắc nghiệt.
 + Mùa đông rất dài , rất lạnh, có bão tuyết dữ dội, nhiệt độ trung bình dưới -10oC, có khi xuống -50oC.
 + Mùa hạ dài 2-3 tháng, có nơi ngày dài đến 24 giờ, nhiệt độ có tăng nhưng không vượt quá 10oC.
 + Lượng mưa trung bình năm thấp dưới 500mm/năm và churyeeus ở dạng tuyết.
 - Mặt đất đóng băng suốt năm, chỉ tan một lớp mỏng trên mặt đất .
 - Ở Bắc và Nam cực mặt băng tạo thành khối lớn, vào mùa hạ khối băng vỡ ra thành núi băng trôi về xích đạo làm cản trở nghành giao thông đường biển( vụ đắm tàu Ti-ta-nic trong lịch sử cũng chính là do hiện tương băng trôi)
 - Thự

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_1_Dan_so.docx