Đề cương ôn thi khảo sát chất lượng đầu năm khối 11 năm học 2015 – 2016 môn: Vật Lý

A/ LÝ THUYẾT

 Học sinh xem lại lý thuyết và bài tập các bài sau:

* Bài 23. Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng.

* Bài 24. Công và công suất.

* Bài 25+26+27. Động năng – thế năng – cơ năng.

B/ BÀI TẬP THAM KHẢO

Câu 1. Một vật có khối lượng 10 kg, lấy g = 10 m/s2.

a. Tính thế năng của vật tại A cách mặt đất 3m về phía trên và tại đáy giếng cách mặt đất 5m với gốc thế năng tại mặt đất.

b. Nếu lấy mốc thế năng tại đáy giếng, hãy tính lại kết quả câu trên.

ĐS: a. 300J; -500J

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1626Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi khảo sát chất lượng đầu năm khối 11 năm học 2015 – 2016 môn: Vật Lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẠC LIÊU
 TỔ VẬT LÝ - KTCN
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI KHẢO SÁT CLĐN KHỐI 11
NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: VẬT LÝ 
**Chú ý quan trọng !!!
	Trước khi giải bài tập trong đề cương, học sinh cần phải xem lại lý thuyết và giải lại các bài tập trong sách giáo khoa Vật Lý 10 CB.
Chương IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
(9 câu trắc nghiệm, 1 câu tự luận 1đ)
A/ LÝ THUYẾT
	Học sinh xem lại lý thuyết và bài tập các bài sau:
* Bài 23. Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng.
* Bài 24. Công và công suất.
* Bài 25+26+27. Động năng – thế năng – cơ năng.
B/ BÀI TẬP THAM KHẢO
Câu 1. Một vật có khối lượng 10 kg, lấy g = 10 m/s2.
a. Tính thế năng của vật tại A cách mặt đất 3m về phía trên và tại đáy giếng cách mặt đất 5m với gốc thế năng tại mặt đất.
b. Nếu lấy mốc thế năng tại đáy giếng, hãy tính lại kết quả câu trên.
ĐS: a. 300J; -500J
 b. 800J; 0 J
Câu 2. Một vật khối lượng 200g được thả không vận tốc đầu từ một vị trí có độ cao 40m. Lấy g = 10m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí. Chọn mốc tính thế năng tại mặt đất.
a. Tính vận tốc của vật ngay khi chạm đất.
b. Tính vận tốc của vật tại vị trí có độ cao 20m.
c. Tính độ cao của vật so với mặt đất khi nó có vận tốc 10m/s.
ĐS: a. m/s. b.20m/s. c. 35m
Câu 3. Một vật có khối lượng m = 1 kg được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc là 20m/s từ độ cao h so với mặt đất. Ngay trước khi chạm đất vận tốc của vật là 30m/s, bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10m/s2. Chọn mốc tính thế năng tại mặt đất. Hãy tính: 
a. Tính cơ năng của vật ngay trước khi chạm đất.
b. Độ cao h.
c. Độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất.
d. Vận tốc của vật khi động năng bằng 3 lần thế năng.
ĐS: a. 450 J	b. 25 m	c.45 m	d. m/s.
Câu 4. Một hòn bi được ném thẳng đứng lên cao từ độ cao 1,6m so với mặt đất. Độ cao cực đại vật đạt được so với mặt đất là 2,4m. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy g = 10m/s2. Chọn mốc tính thế năng tại vị trí vật có độ cao cực đại.
a. Tìm vận tốc ném .
b. Tìm vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất.
ĐS: a. 4 m/s	b. m/s	
Chương V. CHẤT KHÍ
(7 câu trắc nghiệm, 1 câu tự luận 2đ)
A/ LÝ THUYẾT
	Học sinh xem lại lý thuyết và bài tập các bài sau:
* Bài 29. Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt.
* Bài 30. Quá trình đẳng tích. Định luật Sác-lơ.
* Bài 31. Phương trình trạng thái khí lí tưởng.
B/ BÀI TẬP THAM KHẢO 
Câu 1. Một quả bóng có dung tích không đổi, V = 2 lít chứa không khí ở áp suất 1atm. Dùng một cái bơm để bơm không khí ở áp suất 1atm vào bóng. Mỗi lần bơm được 50cm3 không khí. Sau 60 lần bơm, áp suất không khí trong quả bóng là bao nhiêu ? Cho rằng trong quá trình bơm nhiệt độ không đổi. 
ĐS: 2,5atm
Câu 2. Nếu áp suất một lượng khí biến đổi 2.105N/m2 thì thể tích biến đổi 3lít. Nếu áp suất biến đổi 5.105N/m2 thì thể tích biến đổi 5 lít. Tìm áp suất và thể tích ban đầu của khí, cho rằng nhiệt độ không đổi. 
ĐS 9 lít, 4.105N/m2
Câu 3. Một lượng khí có áp suất 750mmHg ở nhiệt độ 270C và thể thích là 76cm3. Tìm thể tích của khối khí đó ở điều kiện tiêu chuẩn (00C, 760mmHg).	
ĐS: 68,25cm3
Câu 4. Một khối khí xác định, khi ở nhiệt độ 1000C và áp suất 105pa. Thực hiện nén khí đẳng nhiệt đến áp suất tăng lên gấp rưởi, rồi sau đó làm lạnh đẳng tích. Hỏi phải làm lạnh đẳng tích đến nhiệt độ bao nhiêu để khối khí trở về áp suất ban đầu? 
ĐS: -24,330C
Câu 5. Một khối khí lí tưởng có thể tích 10 lít, ở nhiệt độ 270C, áp suất 1atm biến đổi theo hai quá trình. Ban đầu nung đẳng tích đến áp suất tăng gấp đôi. Sau đó nung nóng đẳng áp đến khi thể tích khối khí là 15 lít.
a. Tìm nhiệt độ sau cùng của khối khí (ĐS:6270C)
b. Vẽ đồ thị biểu diễn quá trình biến đổi của khối khí trong các hệ tọa độ khác nhau (p,V); (V,T); (p,T).
Câu 6. Một khối khí lí tưởng có thể tích 4 lít, ở nhiệt độ 1270C, áp suất 2.105pa, biến đổi qua hai giai đoạn: Ban đầu biến đổi đẳng nhiệt, thể tích tăng lên gấp đôi, sau đó thực hiện đẳng áp đến khi thể tích quay về giá trị ban đầu.
a. Xác định các thông số trạng thái và tìm nhiệt độ, áp suất nhỏ nhất trong quá trình biến đổi.
b. Vẽ đồ thị biểu diễn sự biến đổi trạng thái trong các hệ tọa độ khác nhau (p,V); (V,T); (p,T).
Chương VI. CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC 
(1 câu trắc nghiệm, 1 câu tự luân 1đ)
A/ LÝ THUYẾT
	Học sinh xem lại lý thuyết và bài tập các bài sau:
* Bài 32. Nội năng và sự biến đổi nội năng.
* Bài 33. Các nguyên lý của nhiệt động lực học.
B/ BÀI TẬP THAM KHẢO
Câu 1. Một lượng khí lý tưởng bị giam trong xilanh có pit-tông đậy kín. Người ta thực hiện một công bằng 200J để nén đẳng áp khí đó và người ta thấy lượng khí truyền ra ngoài một nhiệt lượng 350J. Nội năng của lượng khí đã tăng giảm bao nhiêu?
ĐS:-150J
Câu 2. Người ta truyền cho khí trong xilanh một nhiệt lượng 120J. Khí nở ra thực hiện công 80J đẩy pit-tông đi lên. Độ biến thiên nội năng của khí là bao nhiêu?
ĐS: 40J
Câu 3. Người ta truyền cho khí trong xilanh một nhiệt lượng 148J. Khí nở ra thực hiện công 82J đẩy pit-tông đi lên. Độ biến thiên nội năng của khí là bao nhiêu?
ĐS: 66J
Chương VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ
(3 câu trắc nghiệm)
A/ LÝ THUYẾT
	Học sinh xem lại lý thuyết và bài tập các bài sau:
* Bài 34. Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình.
* Bài 36. Sự nở vì nhiệt của chất rắn.
B/ BÀI TẬP THAM KHẢO
Câu 1. Một thước thép ở 300C có độ dài 1500mm . Khi nhiệt độ tăng lên 800C thì thước thép dài thêm bao nhiêu? Biết hệ số nở dài của thép là 11.10-6(1/K)
ĐS: 0,825mm
Câu 2. Một thước nhôm ở 200C có độ dài 300mm. Khi nhiệt độ tăng lên 1200C thì thước nhôm dài thêm bao nhiêu? Biết hệ số nở dài của nhôm là 24.10-6(1/K).
ĐS; 0,72mm
Câu 3. Một dây điện thoại bằng đồng có chiều dài 1,2 km ở nhiệt độ 150C. Khi nóng lên đến 300C thì dây dài thêm bao nhiêu? Biết hệ số nở dài của đồng là 1,7.10-5K-1.
ĐS: 30,6cm
Chú ý!!!!!!!!!!!!!!!
* Thời gian làm bài: 45 phút.
* Đề thi gồm: 20 câu trắc nghiệm (6 điểm), 3 câu tự luận (4 điểm).
* Ngày thi: Sáng ngày 10/8/2015 (Từ 9h30 đến 10h20).
-------------------------------- Heát --------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_On_thi_KSCL_dau_nam.doc