Đề kiểm tra học kì II - Năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 7

1- Văn học HS nhận biết được các tác giả, tác phẩm văn nghị luận đã học lớp 7 HS nêu được nguồn gốc của ca Huế; Ý nghĩa của văn bản ca Huế trên sông Hương

Số câu

Số điểm

 Tỉ lệ % Số câu : ½

Số điểm: 1,0

Tỉ lệ :10 % Số câu : 1,0

Số điểm :2,0

Tỉ lệ :20 % Số câu : 1,5

Số điểm :3,0

Tỷ lệ : 30%

 

doc 5 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1204Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II - Năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT KIÊN GIANG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015- 2016
PHÒNG GD & ĐT HÒN ĐẤT 	MÔN : NGỮ VĂN 7
Trường THPT Phan Thị Ràng 	Thời gian : 90 phút 	 
 Tổ Ngữ Văn 	 
THIẾT LẬP MA TRẬN
Mức độ
Tên
 Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1- Văn học
HS nhận biết được các tác giả, tác phẩm văn nghị luận đã học lớp 7
HS nêu được nguồn gốc của ca Huế; Ý nghĩa của văn bản ca Huế trên sông Hương
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
Số câu : ½ 
Số điểm: 1,0
Tỉ lệ :10 %
Số câu : 1,0 
Số điểm :2,0
Tỉ lệ :20 %
Số câu : 1,5
Số điểm :3,0
Tỷ lệ : 30% 
 2- Tiếng Việt 
HS nhận biết phép tu từ liệt kê được sử dụng trong đoạn văn 
HS chuyển đổi được câu chủ động thành câu bị động 
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu : ½ 
Số điểm: 1,0
Tỉ lệ :10 %
Số câu : 1
Số điểm : 1,0
Tỉ lệ : 10%
Số câu : 1,5
Số điểm : 2,0
Tỉ lệ 20%
3- Tập làm văn 
HS biết vận dụng kiến thức văn nghị luận chứng minh, giải thích để làm bài
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu : 1
Số điểm : 5,0
Tỉ lệ : 50%
Số câu :1,0
Số điểm :5,0
Tỉ lệ : 50%
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu : 1,0 
Số điểm: 2,0
Tỉ lệ :20 %
Số câu :1,0
Số điểm : 2,0
Tỉ lệ : 20 %
Số câu : 1,0 
Số điểm: 1,0
Tỉ lệ :10 %
Số câu : 1
Số điểm : 5,0
Tỉ lệ : 50%
Số câu 4
Số điểm 10
Tỉ lệ 100%
SỞ GD & ĐT KIÊN GIANG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015- 2016
PHÒNG GD & ĐT HÒN ĐẤT 	MÔN : NGỮ VĂN 7
Trường THPT Phan Thị Ràng	Thời gian : 90 phút ( không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI 
Câu 1: (2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : 
“ Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng ” 
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ? 
b) Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong đoạn văn trên?
Câu 2: (2,0 điểm)
Ca Huế bắt nguồn từ đâu ? Nêu ý nghĩa của văn bản “ Ca Huế trên sông Hương”
Câu 3 : (1,0 điểm)
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động trong câu sau:
“Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi.”
Câu 4 : (5,0 điểm) 
Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau để làm bài
Đề 1: 
Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.
Đề 2 : 
Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”.
----------------------HẾT----------------------
SỞ GD & ĐT KIÊN GIANG 	ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN 7
PHÒNG GD & ĐT HÒN ĐẤT 	NĂM HỌC 2015- 2016 
Trường THPT Phan Thị Ràng 	Thời gian : 90 phút 
Câu
Nội dung
Điểm
1
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản : 
 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ;
 Tác giả : Hồ Chí Minh 
b) Tác giả sử dụng biện pháp tu từ : Liệt kê 
0,5
0,5
1,0
2
*Ca Huế bắt nguồn từ
- Ca nhạc dân gian : Mộc mạc, giản dị thể hiện sôi nổi, vui tươi, lạc quan;
- Nhã nhạc cung đình : Bác học, chau chuốt thể hiện nhã nhặn trang trọng, uy nghiêm
* Ý nghĩa của văn bản “ Ca Huế trên sông Hương”
Tác giả đã thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với di sản văn hóa độc đáo của Huế cũng là một di sản văn hóa của dân tộc.
0,5
0,5
1,0
3
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động trong câu sau:
“Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi.”
=> Ngôi nhà ấy bị người ta phá đi ; Ngôi nhà ấy bị phá đi
1,0
4
Đề 1: 
Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.
DÀN BÀI
1-Mở bài : 
Giới thiệu những thay đổi của môi trường sống : nắng nóng, mưa nhiều, rét đậm, rét hại kéo dài, lũ lụt, hạn hán xảy ra 
Nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường thì đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn.
2- Thân bài : 
a- Thế nào là môi trường sống : (Giải thích ngắn) Là tất cả những gì xung quanh chúng ta như đất, nước, không khí, tài nguyên
b- Chứng minh: 
* Vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người : là điều kiện cần thiết và quan trọng để con người có thể tồn tại, duy trì sự sống .
- Tạo điều kiện vật chất cho cuộc sống con người : không khí để thở, nước để uống, cây xanh cung cấp ô xi
- Bảo vệ sức khoẻ con người : Môi trường trong lành làm ngăn cản sự phát triển của các vi simh vật có hại (không khí sạch ngăn cản vi khuẩn, virus; nước sạch ngăn cản sự phát triển của bọ gậy, muỗi)
* Những hành động thiếu ý thức của con người làm tổn hại đến môi trường sống và tác hại của chúng.
 - Xả rác bừa bãi làm ô nghiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí;
- Rác thải công nghiệp làm ô nhiễm nguồn đất;
- Chặt phá rừng làm ô nhiễm không khí, thủng tầng ô zôn, xói mòn đất
c- Biện pháp khắc phục : 
	Mỗi chúng ta có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường
	Khai thác, xử lý rác thải 
3- Kết bài : 
	Suy nghĩ của mình về vấn đề bảo vệ môi trường sống
	Những hành động, việc làm thiết thực về vấn đề bảo vệ môi trường
1,0
0,5
1,0
1,0
0,5
1,0
Đề 2 :
Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”.
Dàn bài
1) Mở bài
 Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".
Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.
2) Thân bài
a) Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".
Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.
Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.
Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.
b)Tại sao uống nước phải nhớ nguồn ?:
-   Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.
-   Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu.
-   Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cây"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".
Ai ơi bưng bát cơm đầy 
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
-Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.
-    Nhớ nguồn trước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.
-Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.
c) Phải làm gì để “nhớ nguồn".
-Tự hào với những trang lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
-    Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nước ngoài.
-   Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.
3) Kết bài
-  Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.
- Phải sống sao xứng đáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.
1,0
0,5
1,0
0,5
1,0

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ THI HỌC KÌ 2-156.doc