Đề kiểm tra học kỳ 2 năm học 2010 - 2011 môn Ngữ văn lớp 7

I. Văn bản: (3điểm)

1. Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” khuyên chúng ta điều gì? Nghệ thuật chủ yếu đã sử dụng trong câu tục ngữ ấy? (2đ)

2. Qua văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”, em hãy nêu những tính cách đối lập của hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu? (1đ)

II. Tiếng Việt: (2 điểm)

1. Xét về ý nghĩa, thêm trạng ngữ cho câu để làm gì? (1đ)

2. Hãy chuyển đổi các câu sau thành câu bị động: (1đ)

a. Một nhà sư vô danh đã xây dựng ngôi chùa ấy từ thế kỷ XIII.

b. Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.

III. Tập làm văn: (5 điểm)

Cha ông ta có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua

 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua lời khuyên ấy? Từ đó liên hệ đến hành vi ứng xử của học sinh hiện nay, có lời khuyên đối với các bạn./.

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 983Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ 2 năm học 2010 - 2011 môn Ngữ văn lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT 
ĐỀ CHÍNH THỨC
HUYỆN VĨNH HƯNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2010-2011
MÔN NGỮ VĂN-LỚP 7
Thời gian: 90 phút (không kể phát đề)
Ngày kiểm tra: 16/05/2011
I. Văn bản: (3điểm)
1. Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” khuyên chúng ta điều gì? Nghệ thuật chủ yếu đã sử dụng trong câu tục ngữ ấy? (2đ)
2. Qua văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”, em hãy nêu những tính cách đối lập của hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu? (1đ)
II. Tiếng Việt: (2 điểm)
1. Xét về ý nghĩa, thêm trạng ngữ cho câu để làm gì? (1đ)
2. Hãy chuyển đổi các câu sau thành câu bị động: (1đ)
a. Một nhà sư vô danh đã xây dựng ngôi chùa ấy từ thế kỷ XIII.
b. Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.
III. Tập làm văn: (5 điểm)
Cha ông ta có câu:	“Lời nói chẳng mất tiền mua
	 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua lời khuyên ấy? Từ đó liên hệ đến hành vi ứng xử của học sinh hiện nay, có lời khuyên đối với các bạn./.
---HẾT----
PHÒNG GD&ĐT 
ĐỀ CHÍNH THỨC
HUYỆN VĨNH HƯNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2010-2011
MÔN NGỮ VĂN-LỚP 7
Thời gian: 90 phút (không kể phát đề)
Ngày kiểm tra: 16/05/2011
I. Văn bản: (3điểm)
1. Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” khuyên chúng ta điều gì? Nghệ thuật chủ yếu đã sử dụng trong câu tục ngữ ấy? (2đ)
2. Qua văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”, em hãy nêu những tính cách đối lập của hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu? (1đ)
II. Tiếng Việt: (2 điểm)
1. Xét về ý nghĩa, thêm trạng ngữ cho câu để làm gì? (1đ)
2. Hãy chuyển đổi các câu sau thành câu bị động: (1đ)
a. Một nhà sư vô danh đã xây dựng ngôi chùa ấy từ thế kỷ XIII.
b. Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.
III. Tập làm văn: (5 điểm)
Cha ông ta có câu:	“Lời nói chẳng mất tiền mua
	 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua lời khuyên ấy? Từ đó liên hệ đến hành vi ứng xử của học sinh hiện nay, có lời khuyên đối với các bạn./.
---HẾT----
ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010 - 2011
MÔN: NGỮ VĂN 7
I. Văn bản: (3điểm)
1. Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” khuyên chúng ta điều gì? Nghệ thuật chủ yếu người xưa đã sử dụng trong câu tục ngữ ấy? (2đ)
- Khuyên chúng ta khi được thừa hưởng một thành quả nào đó cần biết ơn và có trách nhiệm đối với những người đã có công gây dựng.
- Nghệ thuật chủ yếu của câu tục ngữ trên là cách nói ẩn dụ (Ăn quả tức là người được hưởng thụ; kẻ trồng cây là người cống hiến, làm ra. HS chỉ nêu ẩn dụ là chấm điểm tối đa ý này.)
2. Qua văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”, em hãy nêu những tính cách đối lập của hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu?
-Va-ren: Gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương (0.5đ)
- Phan Bội Châu: kiên cường bất khuất, xứng đáng là vị anh hùng thiên sứ (0.5ñ)
II. Tiếng Việt: (2 điểm)
1. Xét về ý nghĩa, thêm trạng ngữ cho câu để làm gì?(1đ)
Về ý nghĩa trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu
2. Hãy chuyển đổi các câu sau thành câu bị động: HS chuyển đổi thành câu bị động mỗi câu đúng đạt 0.5 đ.
a. Một nhà sư vô danh đã xây dựng ngôi chùa ấy từ thế kỷ XIII.
=> Ngôi chùa ấy đã được một nhà sư vô danh xây dựng từ thế kỷ XIII
b. Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.
=> Tất cả cánh cửa chùa được người ta làm bằng gỗ lim.
Lưu ý: trong quá trình chuyển đổi có thể thêm hoặc bớt một số thành phần của câu, nhưng hình thức và nội dung câu ý nghĩa vẫn là câu bị động thì đạt điểm tối đa.
III. Tập làm văn: (5 điểm)
Dân ta có câu:	Lời nói chẳng mất tiền mua
	 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
	Em hiểu người xưa nhắn nhủ điều gì qua lời khuyên ấy? Từ đó liên hệ đến hành vi ứng xử của học sinh hiện nay, lời khuyên đối với các bạn.
* Yêu cầu thể loại: văn bản nghị luận về vấn đề môi trường hiện nay.
*Hình thức : bố cục 3 phần; bài văn phải có luận điểm, luận chứng, luận cứ và lập luận. 
DÀN Ý ĐÁP ÁN: cần có các ý cơ bản sau:
1. Mở bài:(0.5đ) Giới thiệu chung về ca dao, tục ngữ. Nội dung, ý nghĩa của câu nói.
2. Thân bài: (4đ) Học sinh cần đảm bảo các luận điểm sau:
- Giải thích chỉ ra nội dung? Lời nói có sẵn trong tư duy của mỗi con người, có điều nói năng như thế nào để đạt hiệu quả giao tiếp lại là vấn đề cần phải cẩn trọng cân nhắc lựa chọn.
- Nghĩa sâu hơn đó là cách ứng xử văn hóa của con người: lịch sự, tế nhị, nhẹ nhành dễ gây thiện cảm với người khác. “Vừa lòng nhau” ở đây chỉ sự vui vẻ hòa nhã trong giao tiếp. Cho dù có đạt hiệu quả công việc hay không thì mục tiêu đặt ra đầu tiên vẫn là tình cảm. Cha ông ta thường đặt ra mục tiêu “thấu tình” rồi mới “đạt lý”.
- Lời khuyên của cha ông ta luôn muốn con cháu đối xử với nhau hòa nhã, lịch sự, tế nhị, tôn trọng lẫn nhau, thể hiện nếp sống văn minh, có văn hóa; không xô bồ, nông cạn, thiếu suy nghĩ dẫn đến mếch lòng (dẫn chứng:“trước khi nói điều gì cần uốn lưỡi bảy lần” suy nghĩ cẩn thận)
- Khẳng định lời khuyên của tổ tiên chí lý chí tình, ngàn năm sau còn nguyên giá trị.
- Tuy nhiên “Vừa lòng nhau”ở đây không phải là che đậy, thiếu trung thực thẳng thắn, vô trách nhiệm dẫn đến giả tạo.
- Liên hệ hành vi ứng xử của học sinh hiện nay, người viết cần thể hiện được cả hai mặt tích cực và tiêu cực: 
+ Tích cực: đa số học sinh ngoan biết các ứng xử của con người có học (dẫn chứng)
+ Tiêu cực: cũng không ít học sinh ăn nói thiếu suy nghĩ, ứng xử với bạn bè, thâm chí với người lớn, thầy cô cũng rất thô lỗ, thiếu lịch sự là nguyên nhân trở thành của bạo lực học đường thật đáng trách, phải lên án (dẫn chứng)
- Lời khuyên của bản thân với các bạn. Trách nhiệm của học sinh.
3.Kết bài (0.5đ)
- Khẳng định lại giá trị của lời khuyên, vai trò của ứng xử văn hóa trong cuộc sống.
Cách chấm:
 Tùy theo mức độ bài viết chấm theo khung điểm.
Điểm 4-5:
- Viết đúng chủ đề, có luận điểm, luận chứng rõ ràng. Lập luận chặt chẽ. Diễn đạt mạch lạc. Dẫn chứng cần xác thực, tiêu biểu, thuyết phục. Ít sai chính tả.
Điểm 2-3.5: 
Đạt yêu cầu như thang điểm 4-5 nhưng lời văn còn thiếu mạch lạc, còn sai lỗi chính tả. Lập luận chưa thật sự chặt chẽ.
Điểm 0.5-1.5: Bài viết chung chung không rõ vấn đề.
Điểm 0: Bài viết cảm nhận sai./.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KT_VAN_7_HKII_DAP_AN.doc