Đề kiểm tra học kỳ I môn: Vật lí, khối: 6

A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau (5.0 điểm)

Câu 1. Để đo chiều dài của cuốn sách giáo khoa Vật lí 6 ta nên dùng thước nào dưới đây?

 A. ĐCNN là 0,5 cm và GHĐ là 50 cm.

 B. ĐCNN là 0,1 cm và GHĐ là 30 cm.

 C. ĐCNN là 1 cm và GHĐ là 1 m.

 D. ĐCNN là 2 cm và GHĐ là 20 cm.

Câu 2. Một bạn học sinh dùng bình chia độ để đo thể tích của một hòn sỏi. Thể tích ban đầu đọc trên bình chia độ là V1 = 80cm3. Sau khi thả hòn sỏi vào thì đọc thể tích là V2 = 95cm3. Thể tích cuả hòn sỏi là:

 A. V=15 cm3 B. V= 80c m3 C. V=95 cm3 D. V=175 cm3

Câu 3. Trong các trường hợp sau đây thì trường hợp nào xuất hiện hai lực cân bằng:

 A. Chiếc thuyền đang chèo trên sông

 B. Quả bóng lăn trên sân cỏ.

 C. Chiếc xe đang chạy trên đường.

 D. Chiếc bàn đặt trên sàn nhà

 

doc 6 trang Người đăng vuhuy123 Lượt xem 1492Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn: Vật lí, khối: 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HKI
Môn: Vật lí 6
THIẾT LẬP MA TRẬN 
1. Tính trọng số nội dung kiểm tra
Nội dung
Tổng số tiết
Lí thuyết
Tỉ lệ thực dạy
Trọng số
LT
VD
LT (%)
VD (%)
Đo lường
2
2
1,4
0,6
8,2
3,5
Khối lượng –Lực
11
8
5,6
5,4
32,9
31,8
Máy cơ đơn giản: Mặt phẳng nghiêng
4
3
2,1
1,9
12,4
11,2
Tổng
17
	13
9,1
7,9
53,5
46,5
2. Tính số câu hỏi cho các chủ đề
Cấp độ
Nội dung (chủ đề)
Trọng số
Số lượng câu 
(Chuẩn cần kiểm tra)
Điểm
số
T. Số
TNKQ
TL
Cấp độ 1,2
(Lý thuyết)
Đo lường
8,2
1,07≈ 1
1
(0,5đ)
(Tg: 2’)
0,5 đ
(Tg:2’)
Khối lượng – Lực
32,9
4,28≈ 4
3
(1,5đ) 
(Tg: 6’)
1
(2,0đ)
(Tg: 8’)
3,5đ
(Tg:16’)
Máy cơ đơn giản
12,4
1,61≈ 2
1
(0,5 đ)
(Tg: 2’)
1
(1,0 đ)
(Tg: 5’)
1,5 đ
(Tg:7’)
Cấp độ 3,4
(Vận dụng)
Đo lường
3,5
0,46 ≈ 1
1
(0,5đ)
(Tg: 2’)
0,5đ
(Tg:2’)
Khối lượng – Lực
31,8
4,13≈ 4
3
(1,5đ )
(Tg: 6’)
1
( 2,0đ)
(Tg:12’)
3,5 đ 
(Tg:18’)
Máy cơ đơn giản
11,2
1,46≈ 1
1
( 0,5đ)
(Tg: 2’)
0,5 đ
(Tg:2’)
Tổng
100
13
10
(5đ)
(Tg:20’)
3
(5đ)
(Tg: 25’)
10
(Tg:45’)
3. Ma trận đề:
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Đo độ dài. 
Đo thể tích
1. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
2 Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.
Số câu hỏi
1
C1.2
1
C2.1
2
Số điểm
0,5
0,5
1,0
2. Khối lượng và lực.
3. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương, ngược chiều, cùng tác dụng vào một vật.
4.Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật bị biến dạng hoặc biến đổi chuyển động 
5.Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng.
6. Vận dụng công thức P = 10m để tính được P
7.Vận dụng được công thức tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng
8. Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực.
9 Nêu được ví dụ vật chịu tác dụng hai lực cân bằng.
10.Vận dụng công thức 
D = để tính được m , P = 10m để tính được P
Số câu hỏi
1
C3.1TL
5
C4.8
C5.5
C6.6
C7.10
C8.3
1
C9.7
1
C10.3TL
8
Số điểm
2,0
2,0
1,0
2,0
7,0
3. Máy cơ đơn giản: 
11. Nêu được các máy cơ đơn giản có trong vật dụng và thiết bị thông thường.
12. Nêu được tác dụng của mặt phẳng nghiêng là giảm lực kéo.
13. Nêu được ứng dụng các máy cơ đơn giản thông thường.
Số câu hỏi
1
C11.2TL
1
C12.9
1
C13.4
3
Số điểm
1,0
0,5
0,5
2,0
TS
câu hỏi
2
7
4
13
TS điểm
3,0
3,5
3,5
10,0 (100%)
B. NỘI DUNG ĐỀ:
TRƯỜNG THCS VĨNH KHÁNH
_________________
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NH 2013 – 2014
MÔN: VẬT LÍ , KHỐI: 6
Thời gian: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau (5.0 điểm)
Câu 1. Để đo chiều dài của cuốn sách giáo khoa Vật lí 6 ta nên dùng thước nào dưới đây?
 A. ĐCNN là 0,5 cm và GHĐ là 50 cm.
 B. ĐCNN là 0,1 cm và GHĐ là 30 cm.
 C. ĐCNN là 1 cm và GHĐ là 1 m.
 D. ĐCNN là 2 cm và GHĐ là 20 cm.
Câu 2. Một bạn học sinh dùng bình chia độ để đo thể tích của một hòn sỏi. Thể tích ban đầu đọc trên bình chia độ là V1 = 80cm3. Sau khi thả hòn sỏi vào thì đọc thể tích là V2 = 95cm3. Thể tích cuả hòn sỏi là:
	A. V=15 cm3 	B. V= 80c m3	 C. V=95 cm3	 D. V=175 cm3
Câu 3. Trong các trường hợp sau đây thì trường hợp nào xuất hiện hai lực cân bằng:
	A. Chiếc thuyền đang chèo trên sông
	B. Quả bóng lăn trên sân cỏ.
	C. Chiếc xe đang chạy trên đường.
	D. Chiếc bàn đặt trên sàn nhà 
Câu 4. Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để làm công việc nào dưới dây?
	A. Kéo cờ lên đỉnh cột cờ
	B. Đưa thùng hàng lên xe tải
	C. Đưa thùng nước từ dưới giếng lên
	D. Đưa gạch lên tầng cao theo phương thẳng đứng.
Câu 5. Lực nào dưới đây là lực đàn hồi:
	A. Trọng lực của một quả nặng
	B. Lực hút của một nam châm tác dụng lên một miếng sắt.
	C. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp
	D. Lực kết dính giữa một tờ giấy dán trên bảng với mặt bảng
Câu 6. Một vật có khối lượng 2 kg thì có trọng lượng là:
	 A. 10 N	B. 20 N	C. 30 N	D. 40 N
Câu 7. Khi bắn cung, lực do dây cung tác dụng làm cho mũi tên bay vút ra xa là lực gì?
 A. Lực căng 	B. Lực đẩy	C. Lực kéo	D. Lực hút
Câu 8. Khi quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng.
A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
B. Chỉ làm biến dạng quả bóng.
C. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
D. Vừa làm biến dạng quả bóng đồng thời làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
Câu 9. Dùng mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 20 kg, thì độ lớn của lực kéo bằng bao nhiêu?
A. F < 200 N	C. F = 20 N
B. 20< F < 200 N 	 D. F = 200 N.
Câu 10. Khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3 thì trọng lượng riêng của nước là :
 A. 1000 N/m3	B. 10000 N/m3	C. 100 N/m3	D. 10 N/m3
B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau (5.0 điểm)
Câu 1.(2,0 điểm) Thế nào là hai lực cân bằng? 
Câu 2.(1,0 điểm) Hãy kể tên các loại máy cơ đơn giản đã học. Lấy 3 ví dụ về ứng dụng của máy cơ đơn giản trong cuộc sống hàng ngày? 
Câu 3.(2,0 điểm) Tính khối lượng và trọng lượng của một vật bằng nhôm có thể tích là 
V = 0,18 m3? Biết khối lượng riêng của nhôm là Dn = 2700 kg/m3.
- Hết -
TRƯỜNG THCS VĨNH KHÁNH ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HKI 
 NĂM HỌC 2013– 2014
ĐỀ CHÍNH THỨC
 MÔN: VẬT LÍ 6 
A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau (5.0 điểm)
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
ĐÁP ÁN ĐÚNG
B
A
D
B
C
B
B
D
A
B
B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau ( (5.0 điểm)
Câu
Đáp án
Thang điểm
1
Hai lực cân bằng là hai lực:
+ mạnh như nhau
+ cùng phương
+ ngược chiều
+ cùng tác dụng vào một vật
0,5
0,5
0,5
0,5
2
- Các loại máy cơ đơn giản đó là : Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy và ròng rọc
-Ví dụ : Kéo cắt tóc, bậc thềm dắt xe, bấm móng tay, 
0,5
0,5
3
Tóm tắt
V = 0,18 m3	
D = 2700 kg/m3
m = ? ( kg )
P = ? N
Giải
Khối lượng của nhôm: 	
m = D. V	 
 = 0,18 x 2700 = 486 (kg)	
Trọng lượng của nhôm:
P = 10 . m 
 = 10 . 486 = 4860 (N) 
Đáp số: m = 	486(kg)
 P = 4860 N
0,5
0,5
0,5
0,5
Duyệt của BGH Tổ trưởng GVBM
 Trương Thị Hồng Ngọc

Tài liệu đính kèm:

  • docKIỂM TRA HKI LI6.doc