I./ PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm, mỗi câu đúng được 0.25 điểm)
Đọc kĩ và trả lời câu hỏi bằng cách ghi chữ cái ở đầu câu trả lời đúng hoặc đúng nhất vào tờ giấy làm bài :
Câu 1: Văn bản Cổng trường mở ra của tác giả Lí Lan thuộc kiểu văn bản gì?
A. Văn bản nhật dụng B. Văn bản miêu tả
C. Văn bản tự sự D. Văn bản biểu cảm
Câu 2: Sắp xếp thứ tự các chữ cái của các dòng sau vào các ô bên dưới sao cho đúng với diễn biến tâm trạng của Thủy trong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê (trích – Ngữ văn 7) của Khánh Hoài:
A. Cặp mắt của em buồn thăm thẳm.
B. Em tôi bất giác run lên bần bật.
C. Hai bờ mi đã sưng mọng vì khóc nhiều.
D. Kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi.
TRƯỜNG THCS VĨNH KHÁNH _________________ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NH 2013 – 2014 MÔN: NGỮ VĂN, KHỐI: 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) I./ PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm, mỗi câu đúng được 0.25 điểm) Đọc kĩ và trả lời câu hỏi bằng cách ghi chữ cái ở đầu câu trả lời đúng hoặc đúng nhất vào tờ giấy làm bài : Câu 1: Văn bản Cổng trường mở ra của tác giả Lí Lan thuộc kiểu văn bản gì? A. Văn bản nhật dụng B. Văn bản miêu tả C. Văn bản tự sự D. Văn bản biểu cảm Câu 2: Sắp xếp thứ tự các chữ cái của các dòng sau vào các ô bên dưới sao cho đúng với diễn biến tâm trạng của Thủy trong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê (trích – Ngữ văn 7) của Khánh Hoài: A. Cặp mắt của em buồn thăm thẳm. B. Em tôi bất giác run lên bần bật. C. Hai bờ mi đã sưng mọng vì khóc nhiều. D. Kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi. (4) (3) (2) (1) Câu 3: Trong các từ sau, từ nào là từ ghép? A. Long lanh B. Lâu đời C. Thăm thẳm D. Bần bật Câu 4: Điền thêm tiếng láy vào sau tiếng gốc để tạo thành từ láy. Xinh A. quá B. tươi C. xắn D. đẹp Câu 5: Văn bản nào được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta? A. Phò giá về kinh B. Qua Đèo Ngang C. Bạn đến chơi nhà D. Sông núi nước Nam Câu 6: Dòng nào sau đây là dòng dịch nghĩa của câu thơ: “Cử đầu vọng minh nguyệt” của tác giả Lí Bạch? A. Ánh trăng sáng đầu giường B. Ngẩng đầu nhìn vầng trăng sáng C. Ngỡ là sương trên mặt đất D. Cúi đầu nhớ quê cũ Câu 7: Xác định quan hệ từ trong câu thơ sau: “Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.” (Đồng chí – Chính Hữu) A. Anh B. tôi C. với D. người Câu 8: Hãy nối cột bên trái phù hợp với cột bên phải cho đúng bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương (bằng cách ghi chữ số hàng bên phải đúng với khoảng trống của các dòng chữ cái). A. Thân em vừa., 1. Bảy nổi ba chìm B. .với nước non 2. trắng lại vừa tròn C. Rắn nát mặc. 3. Mà em vẫn giữ D. .tấm lòng son. 4. dù tay kẻ nặn 5. Lên thác xuống ghềnh Câu 9: Dòng nào thể hiện đúng ý nghĩa sâu xa của bài thơ Cảnh khuya do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác? A. Sự gắn bó, giao hòa giữa thiên nhiên và con người. B. Ca ngợi cảnh thiên nhiên và tâm trạng buồn thương của tác giả. C. Tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ. D. Tình bạn luôn chân thành, đậm đà, thắm thiết. Câu 10: Tìm từ Hán Việt có nghĩa tương đương với từ thuần Việt sau: cờ nước A. Tổ quốc B. Quốc phòng C. Quốc ca D. Quốc kì Câu 11: Tình cảm trong văn biểu cảm phải là tình cảm như thế nào? A. Hư cấu B. Chân thật C. Mơ hồ D. Hảo huyền Câu 12: Trong văn biểu cảm yếu tố tự sự và miêu tả có tác dụng gì? A. Kể chuyện B. Miêu tả C. Khêu gợi cảm xúc D. So sánh II./ PHẦN TỰ LUẬN: ( 7 điểm ) A/ Văn – Tiếng Việt: ( 2 điểm ) a. Hãy chép lại những câu thơ nói lên tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ về hình ảnh những con gà và ổ trứng hồng đẹp như trong tranh. (1 điểm) b. Cho biết câu thơ: “Lông óng như màu nắng.” tác giả Xuân Quỳnh đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? (1 điểm) B/ Tập Làm Văn: (5 điểm ) (Chọn 1 trong 2 đề bài) Đề 1: Cảm nghĩ về người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, thầy, cô, bạn bè,...). Đề 2: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch.
Tài liệu đính kèm: