Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2014 - 2015

Câu 1 : (1,5d)

Những hiện tượng nào dưới dây là hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học

a. Cháy rừng ở Inđônexia gây ra cho ô nhiễm môi trường. .

b. Mặt trời mọc, sương bắt đầu tan dần. .

c. Khi đốt than, củi sinh ra nhiều khí độc SO2, CO gây ô nhiễm cho môi trường. .

d. Khi đun nóng, đường bắt đầu chảy lỏng, sau đó cháy khét. .

e. Khi tham gia giao thông đèn tín hiệu ở giao lộ chuyển từ màu xanh sang vàng rồi đỏ, cần phải dừng lại . .

f. Khi đun nước, nước sôi bốc hơi, khi gặp lạnh hơi nước ngưng tụ lại

 

docx 7 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1407Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2014 - 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
QUẬN 9	 NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn : Hóa Học – lớp 8 ( Thời gian :45 phút )
Họ và tên :.
Câu 1 : (1,5d) 
Những hiện tượng nào dưới dây là hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học 
Cháy rừng ở Inđônexia gây ra cho ô nhiễm môi trường. .
Mặt trời mọc, sương bắt đầu tan dần. ...
Khi đốt than, củi sinh ra nhiều khí độc SO2, CO gây ô nhiễm cho môi trường. .
Khi đun nóng, đường bắt đầu chảy lỏng, sau đó cháy khét. .
Khi tham gia giao thông đèn tín hiệu ở giao lộ chuyển từ màu xanh sang vàng rồi đỏ, cần phải dừng lại . ..
Khi đun nước, nước sôi bốc hơi, khi gặp lạnh hơi nước ngưng tụ lại
Câu 2: ( 1,5d) 
Lập CTHH của các hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử sau : 
Cu (II) và (SO4) (II) 	Al(III) và (NO3) (I) 
Tìm x và lập CTHH : Fe2(SO4)x có phân tử khối là 400 đvC 
Câu 3: (2đ) 
Tính số mol của : 40g Fe2O3	5,6 lít khí CO2 (ở đktc)
Tính khối lượng của : 0.125 mol NaOH . 6,72 lít khí SO2 (ở đktc) 
Câu 4: (3d) 
a.Tính thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố có trong hợp chất CuSO4.
b. Hoàn thành các phương trình hóa học sau : 
P 	 	+	 O2 	→	 P2O5
Al 	+ 	HCl 	→	AlCl3 	+	H2
FeS2	+	O2	→	Fe2O3	+	SO2
FexOy	+	H2	→	Fe	+	H2O
Câu 5: (2d) (Cu = 64; O = 16; Na = 23; S = 32, C = 12, S = 32, Fe = 56, H = 1) 
Đốt cháy 12,8 gam kim loại đồng Cu trong không khí thu được 16 gam hợp chất đồng (II) oxit CuO. Biết rằng, đồng cháy là xảy ra phản ứng với oxi O2 trong không khí.
Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra .
Tính khối lượng của khí oxi đã phản ứng. 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
QUẬN 9	 NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn : Hóa Học – lớp 9 ( Thời gian :45 phút )
Họ và tên :.
Câu 1 : (1,d) Hoàn thành phương trình phản ứng :
.+ H2O	→ HCl + O2
K2S + .→..+ H2S
Fe(OH)2 + .+→ Fe(OH)3
Na2CO3 +..→ NaCl + .+
Câu 2: ( 1d) Giải thích hiện tượng, viết phương trình phản ứng :
Nhỏ dd axit clohidric vào đá vôi
Ngâm thanh sắt vào dd đồng nitrat.
Câu 3:(2d) Hoàn thành các chuỗi sau :
Fe → FeCl3 → Fe(OH)3→Fe2O3→Fe2(SO4)3 →Fe →FeCl2→Fe(OH)2→FeO.
Al →Al2O3 → AlCl3 → Al(NO3)3 → Al(OH)3→Al2O3 →Al→NaAlO2.
Câu 4: (1d) Viết phương trình phản ứng giữa các chất sau :
Magiê oxit và axit nitric 
Bari hidroxit và natricacbonnat
Lưu huỳnh đioxit và barihidroxit 
Anhiđrit photphoric và canxihiđroxit
Câu 5: (1d) Từ đồng và khí oxi; khí clo và dd axit clohidric. Hãy viết phương trình phản ứng điều chế ra đồng (II) clorua bằng 2 cách ? 
Câu 6: (1,5 d) Nhận biết các dd mất nhãn sau :
NaOH, H2SO4,Na2SO4,NaCl.
Ca(OH)2, HNO3, KOH,HCl
Câu 7 : (1,5d) Hòa tan một lượng bột Al2O3 vào 300 ml dd HNO3 1M. Sau phản ứng, cho lượng muối thu được tác dụng với 200g dd NaOH.
Viết phương trình phản ứng xảy ra 
Tính khối lượng bột nhôm Al2O3 đã sử dụng 
Tính nồng độ % của dd NaOH. 
Câu 8 (1đ) Cho 20 ml dd K2SO4 2M vào 30 ml dd BaCl2 1M.
Viết pthh – nêu hiện tượng 
Tính khối lượng kết tủa tạo thành
Tính CM dd sau phản ứng.
(Al = 27; N = 14; H = 1; O = 16; Na = 23; K = 39; S = 32; Ba = 137; Cl = 35,5 )
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC : 2015 – 2016
MÔN : HÓA HỌC – KHỐI 11 – THỜI GIAN : 45 PHÚT
I – TRẮC NGHIỆM (3d) 
Câu 1 : Trộn 100 ml dung dịch HCl 1M với 200 ml dung dịch NaOH 0,65M. Tính pH của dung dịch thu dược. 
3	B. 12	C. 2	D. 13
Câu 2 : Để điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm, người ta dùng phương pháp nào sau đây ?
A.Nung CaCO3 ở nhiệt độ cao.	B.Cho muối cacbonat tác dụng với dung dịch HCl
C.Cho HNO3 tác dụng với C.	D.Đốt cháy Cacbon.
Câu 3: Vai trò của NH3 trong phản ứng : 2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 + 3H2O
Axit	B. Chất khử 	C.Chất oxi hóa	D. Bazơ
Câu 4: Chọn câu sai trong các câu sau :
Đồng đẳng là hiện tượng các chất có cùng công thức phân tử, công thức cấu tạo tương tự nhau.
Các hợp chất hữu cơ thường kém bền và dễ cháy.
Đồng phân là hiện tượng các chất có cùng CTPT, nhưng khác công thức cấu tạo.
Liên kết hóa học trong hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hóa trị.
Câu 5: Dẫn 5,6 lít CO2 (đkc) vào 89g dd NaOH 27%. Trong ddịch sau phản ứng có những chất nào ?
Na2CO3 và NaOH 	B. Na2CO3	C. NaHCO3	D. Na2CO3 và NaHCO3
Câu 6: Cho 11,52g kim loại A tác dụng với axit nitric đặc (dư) thu được 8,064 lít khí màu nâu (đkc). Tìm tên kim loại :
Cu 	B. Fe	C.Al	D.Mg
Câu 7 : Phân tích hợp chất hữu cơ cho thấy A chứa 54,54 % C, 9,1% H và còn lại là oxi. Công thức đơn giản nhất của A là :
C2H6O	B. C2H4O	C. C3H8O	D. CH2O
Câu 8 : Trong phản ứng của Si với các chất : (1) F2, (2) Mg , (3) O2 , (4) dung dịch NaOH. Những phản ứng trong đó Si thể hiện tính khử là : 
(1),(2),(3)	B.(1),(3)	C.(2),(3),(4)	D.(1),(3),(4)
Câu 9: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch ZnCl2 sẽ có hiện tượng gì xảy ra?
Có khí thoát ra	B. Không thấy hiện tượng gì 
C. Có kết tủa keo trắng	D. Có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan
Câu 10: Trong các chất sau , hợp chất nào không là hợp chất hữu cơ :
C6H6	b. CH4	c.(NH4)2CO3	d.CH3Cl
Câu 11: Phản ứng nào dứoi đây có phương trình ion rút gọn là : CO32- + 2H+ → H2O + CO2
2NH4HCO3 + H2SO4 → (NH4)2SO4 + 2H2O + 2CO2
NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2 
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2
Câu 12 : Khi nhiệt phân, nhóm các muối nào sau đây đều cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và oxi ? 
Cu(NO3)2 , KNO3, Hg(NO3)2 	C.Mg(NO3)2, Cu(NO3)2,Fe(NO3)3 
Mg(NO3)2, Hg(NO3)2, AgNO3	D.Ca(NO3)2, KNO3,AgNO3
II. TỰ LUẬN (7đ)
Câu 1 : (1d) a. Viết phương trình phản ứng chứng minh ( mỗi tính chất một phương trình) : 
Cacbon có tính khử và tính oxi hóa.
Từ SiO2 và các chất vô cơ cần thiết. Viết phương trình phản ứng điều chế H2SiO3.
Câu 2 : ( 1đ) Thực hiện chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có ): 
Fe(NO3)2 → NO2 → HNO3 → H2SO4 → (NH4)2SO4
Câu 3: (1đ) Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra khi dẫn khí CO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong.
Câu 4: ( 1đ) Viết phương trình ở dạng phân tử và ion rút gọn : 
BaCl2 + Na3PO4 	b. Dung dịch NH3 + dung dịch AlCl3 
Câu 5 (1d) Nhận biết các dung dịch : NH4NO3, Na2CO3, (NH4)2SO4
Câu 6: (1d) Dẫn 28 lít CO2 (dkc) vào 350g dung dịch KOH 20 %. Tính nồng độ C% các chất trong dung dịch sau phản ứng.
Câu 7 (1d) đốt cháy hoàn toàn 0,46g hợp chất hữu cơ A thu được 448 ml CO2 (đkc) và 0,54g H2O. Tỉ khối hơi của hợp chất A so với không khí là 1,586. Tìm CTPT của h/c hữu cơ A.
(C= 12; O= 16; H = 1; Na = 23; K = 39; Cu = 64; Mg = 24; Fe = 56; Al = 27 ) 

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki.docx