Đề kiểm tra học kỳ II – Năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn, khối: 7

I./ PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm, mỗi câu đúng được 0.25 điểm)

 Đọc kĩ và trả lời câu hỏi bằng cách ghi chữ cái ở đầu câu trả lời đúng hoặc đúng nhất vào tờ giấy làm bài :

 Câu 1: Nội dung của những câu tục ngữ về thiên nhiên nói lên điều gì?

 A. Các hiện tượng thuộc về quy luật tự nhiên, xã hội.

 B. Công việc sản xuất của nhà nông và quá trình sản xuất.

 C. Mối liên hệ giữa thiên nhiên và con người, xã hội.

 D. Những kinh nghiệm quý báu của nhân dân về các hiện tượng tự nhiên.

Câu 2: Nối cột bên trái phù hợp với cột bên phải cho đúng tên tác phẩm gắn với tên tác giả (bằng cách ghi chữ số hàng bên phải đúng với các dòng chữ cái ở bên trái).

 A. Ý nghĩa văn chương 1. Hồ Chí Minh

 B. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 2. Hoài Thanh

 C. Đức tính giản dị của Bác Hồ 3. Phạm Duy Tốn

 D. Sống chết mặc bay 4. Phạm Văn Đồng

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1813Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II – Năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn, khối: 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS VĨNH KHÁNH
_________________
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NH 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN, KHỐI: 7
Thời gian: 90 phút
(Không kể thời gian phát đề)
I./ PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm, mỗi câu đúng được 0.25 điểm)
	Đọc kĩ và trả lời câu hỏi bằng cách ghi chữ cái ở đầu câu trả lời đúng hoặc đúng nhất vào tờ giấy làm bài :
 Câu 1: Nội dung của những câu tục ngữ về thiên nhiên nói lên điều gì?
 A. Các hiện tượng thuộc về quy luật tự nhiên, xã hội.	
 B. Công việc sản xuất của nhà nông và quá trình sản xuất.
 C. Mối liên hệ giữa thiên nhiên và con người, xã hội.	
 D. Những kinh nghiệm quý báu của nhân dân về các hiện tượng tự nhiên.
Câu 2: Nối cột bên trái phù hợp với cột bên phải cho đúng tên tác phẩm gắn với tên tác giả (bằng cách ghi chữ số hàng bên phải đúng với các dòng chữ cái ở bên trái).
 A. Ý nghĩa văn chương	 1. Hồ Chí Minh	
 B. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta	 2. Hoài Thanh 
 C. Đức tính giản dị của Bác Hồ 3. Phạm Duy Tốn
 D. Sống chết mặc bay 4. Phạm Văn Đồng
 5. Hà Ánh Minh
Câu 3: Để làm sáng tỏ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả Phạm Văn Đồng đã sử dụng những dẫn chứng như thế nào?
 A. Những dẫn chứng mà chỉ tác giả mới biết	, mới rõ.	 
 B. Những dẫn chứng đối lập nhau, mâu thuẫn với nhau.
 C. Những dẫn chứng lấy từ các sáng tác của chủ tịch Hồ Chí Minh.
 D. Những dẫn chứng cụ thể, phong phú, toàn diện và xác thực.
Câu 4: Sắp xếp các chữ cái của các dòng sau vào các ô bên dưới sao cho đúng với thứ tự các đức tính giản dị của Bác Hồ qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ (trích – Ngữ văn 7) của tác giả Phạm Văn Đồng:
 A. Nhà ở
 B. Bữa ăn
 C. Bài viết
 D. Việc làm
(4)
(3)
(2)
(1)
 Câu 5: Việc lược bỏ một số thành phần câu của câu rút gọn thường nhằm mục đích gì?
 A. Liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.	 
 B. Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh, tránh lặp từ.
 C. Tránh hiểu sai, hiểu không đầy đủ nghĩa của câu.
 D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc hay gọi đáp.	
 Câu 6: Các câu sau, câu nào là câu đặc biệt?
 A. Anh với tôi đôi người xa lạ.
 B. Tôi đang làm bài tập.
 C. Một giây... Hai giây ... Ba giây. 
 D. Cứu tôi với! Nhanh lên nào!
Câu 7: Trạng ngữ trong câu sau: “Mùa hè, phượng nở đỏ rực một góc sân.”dùng để xác định về gì ?
 A. Thời gian	 B. Nơi chốn
 C. Phương tiện	 D. Mục đích
Câu 8: Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc kiểu văn bản gì?
 A. Tự sự	 B. Nghị luận 
 C. Biểu cảm	 D. Miêu tả
Câu 9: Để đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp, ta thường dùng dấu câu nào? 
 A. Dấu chấm than	B. Dấu chấm lửng
 C. Dấu chấm phẩy	D. Dấu chấm hỏi	
Câu 10: Trong văn nghị luận nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó thì ta phải có gì?
 A. Luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.	 
 B. Luận đề cụ thể, minh bạch, thuyết phục. 
 C. Luận cứ chân thật, cụ thể, xác thực.
 D. Lập luận đanh thép, hùng hồn, mạch lạc.
Câu 11: Công dụng của dấu chấm lửng:
 A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.	 
 B. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
 C. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.	 
 D. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.	 
Câu 12: Phần kết bài của bài văn lập luận chứng minh cần nêu lên điều gì?
 A. Luận điểm, luận chứng cần chứng minh 	 
 B. Lí lẽ và dẫn chứng cần chứng minh
 C. Ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh	 
 D. Lập luận và dẫn chứng cần chứng minh	 
II./ PHẦN TỰ LUẬN: ( 7 điểm ) 
 A/ Văn – Tiếng Việt: ( 2 điểm )
 Tìm phép liệt kê và phân loại nó trong đoạn thơ sau đây: 
 Tỉnh lại đi em, qua rồi cơn ác mộng
 Em đã sống lại rồi, em đã sống !
 Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
 Không giết được em, người con gái anh hùng !
 (Tố Hữu)
 B/ Tập Làm Văn: (5 điểm )
 Đề 1: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.
 Đề 2: Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao:
 “Nhiễu điều phủ lấy giá gương
 Người trong một nước phải thương nhau cùng.”

Tài liệu đính kèm:

  • docD#U1ec1 Ki#U1ec3m Tra Môn Ng#U1eef Van HK II- Kh#U1ed1i 7- Nam 2014 - 2015.doc