I./ PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm, mỗi câu đúng được 0.25 điểm)
Đọc kĩ và trả lời câu hỏi bằng cách ghi chữ cái ở đầu câu trả lời đúng hoặc đúng nhất vào tờ giấy làm bài :
Câu 1: Nội dung của những câu tục ngữ về thiên nhiên nói lên điều gì?
A. Các hiện tượng thuộc về quy luật tự nhiên, xã hội.
B. Công việc sản xuất của nhà nông và quá trình sản xuất.
C. Mối liên hệ giữa thiên nhiên và con người, xã hội.
D. Những kinh nghiệm quý báu của nhân dân về các hiện tượng tự nhiên.
Câu 2: Nối cột bên trái phù hợp với cột bên phải cho đúng tên tác phẩm gắn với tên tác giả (bằng cách ghi chữ số hàng bên phải đúng với các dòng chữ cái ở bên trái).
A. Ý nghĩa văn chương 1. Hồ Chí Minh
B. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 2. Hoài Thanh
C. Đức tính giản dị của Bác Hồ 3. Phạm Duy Tốn
D. Sống chết mặc bay 4. Phạm Văn Đồng
5. Hà Ánh Minh
TRƯỜNG THCS VĨNH KHÁNH _________________ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NH 2014 - 2015 MÔN: NGỮ VĂN, KHỐI: 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) I./ PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm, mỗi câu đúng được 0.25 điểm) Đọc kĩ và trả lời câu hỏi bằng cách ghi chữ cái ở đầu câu trả lời đúng hoặc đúng nhất vào tờ giấy làm bài : Câu 1: Nội dung của những câu tục ngữ về thiên nhiên nói lên điều gì? A. Các hiện tượng thuộc về quy luật tự nhiên, xã hội. B. Công việc sản xuất của nhà nông và quá trình sản xuất. C. Mối liên hệ giữa thiên nhiên và con người, xã hội. D. Những kinh nghiệm quý báu của nhân dân về các hiện tượng tự nhiên. Câu 2: Nối cột bên trái phù hợp với cột bên phải cho đúng tên tác phẩm gắn với tên tác giả (bằng cách ghi chữ số hàng bên phải đúng với các dòng chữ cái ở bên trái). A. Ý nghĩa văn chương 1. Hồ Chí Minh B. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 2. Hoài Thanh C. Đức tính giản dị của Bác Hồ 3. Phạm Duy Tốn D. Sống chết mặc bay 4. Phạm Văn Đồng 5. Hà Ánh Minh Câu 3: Để làm sáng tỏ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả Phạm Văn Đồng đã sử dụng những dẫn chứng như thế nào? A. Những dẫn chứng mà chỉ tác giả mới biết , mới rõ. B. Những dẫn chứng đối lập nhau, mâu thuẫn với nhau. C. Những dẫn chứng lấy từ các sáng tác của chủ tịch Hồ Chí Minh. D. Những dẫn chứng cụ thể, phong phú, toàn diện và xác thực. Câu 4: Sắp xếp các chữ cái của các dòng sau vào các ô bên dưới sao cho đúng với thứ tự các đức tính giản dị của Bác Hồ qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ (trích – Ngữ văn 7) của tác giả Phạm Văn Đồng: A. Nhà ở B. Bữa ăn C. Bài viết D. Việc làm (4) (3) (2) (1) Câu 5: Việc lược bỏ một số thành phần câu của câu rút gọn thường nhằm mục đích gì? A. Liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. B. Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh, tránh lặp từ. C. Tránh hiểu sai, hiểu không đầy đủ nghĩa của câu. D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc hay gọi đáp. Câu 6: Các câu sau, câu nào là câu đặc biệt? A. Anh với tôi đôi người xa lạ. B. Tôi đang làm bài tập. C. Một giây... Hai giây ... Ba giây. D. Cứu tôi với! Nhanh lên nào! Câu 7: Trạng ngữ trong câu sau: “Mùa hè, phượng nở đỏ rực một góc sân.”dùng để xác định về gì ? A. Thời gian B. Nơi chốn C. Phương tiện D. Mục đích Câu 8: Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc kiểu văn bản gì? A. Tự sự B. Nghị luận C. Biểu cảm D. Miêu tả Câu 9: Để đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp, ta thường dùng dấu câu nào? A. Dấu chấm than B. Dấu chấm lửng C. Dấu chấm phẩy D. Dấu chấm hỏi Câu 10: Trong văn nghị luận nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó thì ta phải có gì? A. Luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. B. Luận đề cụ thể, minh bạch, thuyết phục. C. Luận cứ chân thật, cụ thể, xác thực. D. Lập luận đanh thép, hùng hồn, mạch lạc. Câu 11: Công dụng của dấu chấm lửng: A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. B. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. C. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. D. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê. Câu 12: Phần kết bài của bài văn lập luận chứng minh cần nêu lên điều gì? A. Luận điểm, luận chứng cần chứng minh B. Lí lẽ và dẫn chứng cần chứng minh C. Ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh D. Lập luận và dẫn chứng cần chứng minh II./ PHẦN TỰ LUẬN: ( 7 điểm ) A/ Văn – Tiếng Việt: ( 2 điểm ) Tìm phép liệt kê và phân loại nó trong đoạn thơ sau đây: Tỉnh lại đi em, qua rồi cơn ác mộng Em đã sống lại rồi, em đã sống ! Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Không giết được em, người con gái anh hùng ! (Tố Hữu) B/ Tập Làm Văn: (5 điểm ) Đề 1: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”. Đề 2: Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng.” ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN NGỮ VĂN – LỚP 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I - MỤC TIÊU - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kỹ năng trong chương trình HKII, môn Ngữ Văn lớp 7. - Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ Văn 7 HKII theo 3 nội dung: Văn học, Tiếng Việt, Làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc- hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận. II - HÌNH THỨC - Hình thức: kiểm tra trắc nghiệm khách quan & tự luận. - Cách thức tổ chức kiểm tra: HS làm bài tại lớp trong 90 phút. III - THIẾT LẬP MA TRẬN 1- Liệt kê và chọn các đơn vị bài học của các phân môn (1) Phần Văn: (12 tiết) - Tục ngữ: (2 tiết) + Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (1 tiết) + Tục ngữ về con người và xã hội (1 tiết) - Văn bản nghị luận: (4 tiết) + Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (1 tiết) + Sự giàu đẹp của tiếng Việt (1 tiết) + Đức tính giản dị của Bác Hồ (1 tiết) + Ý nghĩa văn chương (1 tiết) - Văn bản hiện đại (truyện ngắn): (3tiết) + Sống chết mặc bay (2 tiết) + Những trò lố hay là Va- ren và phan Bội Châu (1 tiết) - Văn bản nhật dung: (1tiết) + Ca Huế trên sông Hương (1 tiết) - Văn bản chèo: (2 tiết) + Quan Âm Thị Kính (2 tiết) (2) Phần Tiếng Việt: (12 tiết) - Rút gọn câu (1 tiết) - Câu đặc biệt (1 tiết) - Thêm trạng ngữ cho câu (2 tiết) - Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (2 tiết) - Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu (2 tiết) - Liệt kê (1 tiết) - Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy (1 tiết) - Dấu gạch ngang (1tiết) (3) Phần tập làm văn: (20 tiết) - Tìm hiểu chung về văn nghị luận (1 tiết) - Đặc điểm của văn nghị (1 tiết) - Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận (2 tiết) - Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận (2 tiết) - Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh (1 tiết) - Cách làm bài văn lập luận chứng minh (2 tiết) - Luyện tập lập luận chứng minh (1 tiết) - Luyện tập viết đoạn văn chứng minh (1 tiết) - Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích (1 tiết) - Cách làm bài văn lập luận giải thích (1 tiết) - Luyện tập lập luận giải thích (1 tiết) - Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề (1 tiết) - Tìm hiểu chung về văn bản hành chính (1 tiết) - Văn bản đề nghị (1 tiết) - Văn bản báo cáo (1 tiết) - Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo (2 tiết) 2- Xây dựng khung ma trận a- Phần trắc nghiệm Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng Văn học - Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất - Đức tính giản dị của Bác Hồ - Ý nghĩa văn chương - Nối cột 1 1 1 1 1 1 2 1 1 Cộng số câu 3 2 5 Tiếng Việt - Rút gọn câu - Câu đặc biệt - Thêm trạng ngữ cho câu Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy 1 1 2 1 1 1 1 2 Cộng số câu 4 1 5 Làm văn Văn nghị luận 2 2 Cộng số câu 2 2 b- Phần tự luận Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng Văn học – Tiếng Việt 1 1 Viết bài văn nghị luận chứng minh/ giải thích 1 1 Số câu Số điểm 1 2 1 5 3 7 IV- BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA (Có đề đính kèm) V- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỄM 1- Phần trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án D 2-1-4-3 D B-A- D- C B C A B C A B C 2- Phần tự luận Câu 1 (2,0 đ) Tìm phép liệt kê và phân loại - Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung. 1,00 - Liệt kê tăng tiến. 1,00 Làm văn (5,0 đ) Đề 1 Đề 2 * Đặt vấn đề - Nhân dân Việt Nam luôn sống và làm theo đạo lí tốt đẹp từ ngàn đời nay: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”. - Lòng biết ơn là một đạo lí sống luôn được đề cao. * Giải quyết vấn đề + “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là gì? + “Uống nước nhớ nguồn” là gì? + Chứng minh đạo lí sống tốt đẹp của nhân dân ta: * Trong gia đình: tập tục cúng giỗ, lễ chúc thọ, * Trong đời sống cộng đồng: truyền thuyết LLQ và Âu Cơ, giỗ tổ HV, nhớ ơn anh hùng liệt sĩ, ngày thương binh, ngày thầy thuốc, + Người VN không thể sống thiếu các phong tục, lễ hội ấy. * Kết thúc vấn đề + Lòng biết ơn là một tình cảm đẹp mang tính truyền thống của dân tộc VN. + Liên hệ bản thân * Lưu ý: Bài làm của học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau; cơ bản đạt được các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức thì vẫn cho điểm tối đa. * Đặt vấn đề - Truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta: yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau. - Dẫn lại câu ca dao. * Giải quyết vấn đề - Giải thích ý nghĩa của câu ca dao: + Nghĩa đen: * Nhiễu điều: mảnh vải màu đỏ, mềm mại, dùng để phủ lên gương làm cho gương sạch, sáng, không bụi bẩn, trầy xước. * Giá gương: là vật dụng bằng gỗ được cham khắc cầu kì, nâng đỡ gương. * Nhiễu điều phủ lấy giá gương: vải che đậy, bảo vệ gương. + Nghĩa bóng: * Mọi người sống trong một tập thể, cộng đồng nên đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ nhau nhất là lúc hoạn nạn, khó khăn. * Vì sao “Người trong một nước phải thương nhau cùng”: chung nguồn gốc lịch sử, tổ tiên, cùng chung tiếng nói, phong tục, tập quán, * Cá nhân con người không thể sống biệt lập với các mối quan hệ xã hội. * Trong những lúc khó khăn nên chung tay góp sức chia sẻ về vật chất và tinh thần. + Nghĩa sâu xa: Liên hệ với một số câu ca dao, tục ngữ khác có nội dung tương tự. * Kết thúc vấn đề Ý nghĩa và tác dụng của câu ca dao đối với cuộc sống ngày nay (nhắn nhủ mỗi người chúng ta hãy yêu thương giúp đỡ nhau, xây dựng một thế giới thanh bình, thân ái.) * Lưu ý: Bài làm của học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau; cơ bản đạt được các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức thì vẫn cho điểm tối đa. * Biểu điểm - Điểm 4.5 – 5: đạt được yêu cầu nêu trên, có thể còn nhiều thiếu sót nhưng không đáng kể. - Điểm 3.5 – 4: + Cơ bản đáp ứng được yêu cầu nêu trên, có thể còn vài sai sót nhỏ. + Về HT – PP: có bố cục rõ ràng, diễn văn khá trôi chảy, ít mắc lỗi diễn đạt - Điểm 2.5 – 3: + Nêu được hơn một nửa các ý nêu trên. + Về HT – PP: có bố cục đầy đủ 3 phần. Bài viết có thể còn có chỗ sơ lược, lúng túng nhưng nhìn chung rõ và đúng. Mắc không quá nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 1.5 – 2: + Nội dung bài viết còn sơ sài, chung chung nhưng không sai lệch. + Về HT – PP: chưa rõ bố cục, diễn đạt lủng củng, chưa rõ ý, sai nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp. - Điểm 1: + Chưa nắm rõ yêu cầu đề, diễn đạt vụng về, bài viết xa rời nội dung đã yêu cầu. + Sai nhiều chính tả và ngữ pháp. - Điểm 0: Bài viết không thành văn, thành chữ hoặc bỏ giấy trắng. BẢNG TÍNH CHUNG Bước 1: Phân bố tổng số câu hỏi các phân môn NỘI DUNG CT/ PHÂN MÔN SỐ TIẾT SỐ CÂU GHI CHÚ 1. Phần Văn 12 5 Có thể 5 – 6 câu 2. Tiếng Việt 12 5 Có thể 4 – 5 câu 3. Làm văn 20 2 Không kể tiết làm và trả bài CỤ THỂ CHO TỪNG PHÂN MÔN Bước 2: Phân bố cụ thể số câu hỏi cho từng phân môn NỘI DUNG CT/ PHÂN MÔN SỐ TIẾT SỐ CÂU GHI CHÚ Phần Văn - Tục ngữ: + Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất + Tục ngữ về con người và xã hội - Văn bản nghị luận: + Tinh thần yêu nước của nhân dân ta + Sự giàu đẹp của tiếng Việt + Đức tính giản dị của Bác Hồ + Ý nghĩa văn chương - Văn bản hiện đại (truyện ngắn): + Sống chết mặc bay + Những trò lố hay là Va- ren và PBC - Văn bản nhật dung: + Ca Huế trên sông Hương - Văn bản chèo: + Quan Âm Thị Kính 12 2 1 1 4 1 1 1 1 3 2 1 1 1 2 2 1 2 1 NỘI DUNG CT/ PHÂN MÔN SỐ TIẾT SỐ CÂU GHI CHÚ Tiếng Việt - Rút gọn câu (1 tiết) - Câu đặc biệt (1 tiết) - Thêm trạng ngữ cho câu (2 tiết) - Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (2 tiết) - Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu (2 tiết) - Liệt kê (1 tiết) - Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy (1 tiết) - Dấu gạch ngang (1tiết) 12 1 1 2 2 2 1 1 1 1 1 1 2 Phần tự luận có 1 câu NỘI DUNG CT/ PHÂN MÔN SỐ TIẾT SỐ CÂU GHI CHÚ Làm văn - Tìm hiểu chung về văn nghị luận (1 tiết) - Đặc điểm của văn nghị (1 tiết) - Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận (2 tiết) - Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận (2 tiết) - Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh (1 tiết) - Cách làm bài văn lập luận chứng minh (2 tiết) - Luyện tập lập luận chứng minh (1 tiết) - Luyện tập viết đoạn văn chứng minh (1 tiết) - Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích(1 tiết) - Cách làm bài văn lập luận giải thích (1 tiết) - Luyện tập lập luận giải thích (1 tiết) - Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề (1 tiết) - Tìm hiểu chung về văn bản hành chính (1 tiết) - Văn bản đề nghị (1 tiết) - Văn bản báo cáo (1 tiết) - Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo (2 tiết) 20 1 1 2 2 1 2 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 1 Ra đề văn viết Vĩnh Khánh ngày 15 tháng 04 năm 2015 Giáo viên bộ môn Trương Thị Thanh Nga
Tài liệu đính kèm: