Đề kiểm tra tập trung lần 2 lớp 12, môn Ngữ Văn

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

 - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì 1 (từ tuần 6 đến hết tuần 11), môn Ngữ văn lớp 12.

 - Để khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 12 học kì 1(từ tuần 6 đến hết tuần 11) theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.

Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ của HS theo các chuẩn sau:

+ Nhận biết nội dung, các biện pháp tu từ và tác dụng của các biện pháp tu từ.

+ Nắm được những kiến thức văn học và kiến thức ngoài xã hội.

+ Vận dụng kiến thức làm bài văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học.

 

docx 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2135Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra tập trung lần 2 lớp 12, môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương
Trường THPT Tây Nam
Tổ Ngữ văn
ĐỀ KIỂM TRA TẬP TRUNG LẦN 2 LỚP 12, MÔN NGỮ VĂN
CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Học kì I)
THỜI GIAN LÀM BÀI: 120 PHÚT
 MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
 - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì 1 (từ tuần 6 đến hết tuần 11), môn Ngữ văn lớp 12.
 - Để khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 12 học kì 1(từ tuần 6 đến hết tuần 11) theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.
Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ của HS theo các chuẩn sau:
+ Nhận biết nội dung, các biện pháp tu từ và tác dụng của các biện pháp tu từ.
+ Nắm được những kiến thức văn học và kiến thức ngoài xã hội. 
+ Vận dụng kiến thức làm bài văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
HÌNH THỨC KIỂM TRA
Hình thức: Tự luận.
Cách tổ chức: Cho HS làm bài tự luận trong 120 phút.
THIẾT LẬP MA TRẬN 
Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 12 từ tuần 6 đến hết tuần 11.
Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
Xác định khung ma trận.
KHUNG MA TRẬN HỌC ĐỀ KIỂM TRA
TẬP TRUNG LẦN 2 LỚP 12, MÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
 Mức độ 
 Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Đọc hiểu
Thơ, văn xuôi 
- Thể thơ
- Nêu nội dung chính của văn bản
- Chỉ ra các biện pháp tu từ
- Phong cách ngôn ngữ, phương thức diễn đạt
- Tác dụng của các biện pháp tu từ.
Nghị luận về ý nghĩa được gợi ra từ văn bản
2 
2,0 
1
 0,5
1
 0,5
30% = 3,0 điểm
3. Làm văn
- Nghị luận xã hội (Tư tưởng đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống).
- Nghị luận Văn học (Tây Tiến, Việt Bắc)
- Vận dụng kiến thức đọc hiểu và kĩ năng tạo lập văn bản để viết bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí (hoặc một hiện tượng đời sống); 
- Nghị luận về một đoạn thơ
2 
 7,0
70% = 7,0 điểm
2 
2,0 = 20%
1
0,5 = 0,5%
3
7,5 = 75%
iểm
BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA TẬP TRUNG LẦN 2 LỚP 12, MÔN NGỮ VĂN
CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Học kì I)
THỜI GIAN LÀM BÀI: 120 PHÚT
Phần I, đọc hiểu (3,0 điểm):
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:
                         Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
                     Một người chín nhớ mười mong một người.
                          Gió mưa là bệnh của giời,
                     Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
                                                              ( Tương tư, Nguyễn Bính )
Câu 1) Văn bản thuộc thể thơ gì? (0,5 điểm)
Câu 2) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ (0,5 điểm).
Câu 3) Ý nghĩa của đoạn thơ (0,5 điểm).
Câu 4) Chỉ ra và nêu tác dụng của hai biện pháp tu từ trong đoạn thơ.(1,0 điểm)
Câu 5) Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu trình bày suy nghĩ bản thân về ý nghĩa được gợi ra từ đoạn thơ đã cho (0,5 điểm).
Phần II, làm văn (7,0 điểm):
 Câu 1: 
Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn,
Phần nhiều do giáo dục mà nên
 (Hồ Chí Minh, Nửa đêm)
 Từ ý thơ của Hồ Chí Minh, anh(chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình trên (không quá 600 từ) về vai trò của giáo dục với việc hình thành nhân cách của con người.
 Câu 2: Phân tích đoạn thơ sau: 
 “Tây Tíên đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA TẬP TRUNG VĂN 12 LẦN 2 (05/11/2015), HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2015 -2016
Phần I, đọc hiểu:
Câu 1) Văn bản thuộc thể thơ lục bát. (0,5 điểm)
Câu 2) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ: biểu cảm. (0,5 điểm).
Câu 3) Ý nghĩa của đoạn thơ: giải bày nỗi niềm tương tư, nhớ nhung khi yêu. (0,5 điểm)
Câu 4) Chỉ ra và nêu tác dụng của hai biện pháp tu từ trong đoạn thơ:
Điệp từ: nhớ ; hoán dụ: Thôn Đoài, thôn Đông.
Tác dụng: nhấn mạnh niềm tương tư nhớ nhung; làm cho cách giải bày niềm tương tư thật kín đáo, tế nhị.
Câu 5) Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu trình bày suy nghĩ bản thân về ý nghĩa được gợi ra từ đoạn thơ đã cho (0,5 điểm).
HS viết đoạn văn bàn về tình yêu lứa đôi trong khoảng 5 đến 7 câu không thể hiện sự lệch lạc trong nhận thức, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
Phần I, làm văn:
Câu 1: 
Bài làm có thể triển khai theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí: cần làm rõ được những ý chính sau:
 a/ Mở bài : - Nêu vấn đề cần nghị luận. 
b/ Thân bài : 
 - Giải thích ngắn gọn ý nghĩa câu thơ của Hồ Chí Minh 
 + Hiền dữ : nhân cách của con người . Giáo dục ? 
 + Câu thơ của Bác đề cao vai trò của giáo dục trong việc hình thành nhân cách con người .
 - Phân tích – chứng minh: 
 + Con người khi mới sinh ra chưa hình thành nhan cách, nhân cách được hình thành trong quá trình sống, lao động và học tập, trong đó sự giáo dục đóng vai trò quyết định. 
 + Vai trò của giáo dục thể hiện ở chỗ: xây đắp, bồi dưỡng cho mỗi người những kiến thức về cuộc sống, những cách ứng xử cao đẹp,khiến họ trở thành những người công dân tốt 
Đánh giá -bàn luận : 
 + Ý thơ của Bác hoàn toàn đúng đắn...
 + Giáo dục có giáo dục trong nhà trường, trong gia đình và trong cuộc sống. Đó là quá trình học tập suốt đời không ngừng nghỉ., 
Bác bỏ - phê phán 
+ Những người xem nhẹ vai trò của giáo dục...
+ Một sô ít thiếu hiểu biết , giao tiếp và ứng xử ... 
 c/ Kết bài : Cần đề cao giáo dục, đề cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để mỗi chúng ta trở thành những người có ích cho xã hội . 
 Câu 2:
Về hình thức, HS có thể chủ động trình bày bài viết theo cách riêng của mình nhưng phải đảm bảo bố cục rõ ràng, dẫn chứng cụ thể, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lời văn mạch lạc, trình bày cẩn thận.
Về nội dung, để làm rõ yêu cầu đề bài HS có thể có suy nghĩ, ý kiến khác nhau nhưng cũng phải trình bày được những ý cơ bản sau :
a/ Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ (có trích dẫn thơ vào).
Khái quát nội dung đoạn thơ.
b/ Thân bài:
Phân tích chân dung người lính Tây Tiến(2 dòng đầu)
+ Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện lên một cách độc đáo, khác thường qua chi tiết “không mọc tóc” và “quân xanh màu lá”. 
+ Hiện thực được khúc xạ qua bút pháp lãng mạn của Quang Dũng trở thành cách nói mang khẩu khí lính Tây Tiến, có cái gì đó dữ dội, ngang tàng, cứng cỏi : “ không mọc tóc” chứ không phải chứ không phải tóc không thể mọc vì sốt rét. 
+ Khắc họa ngoại hình của người lính với vẻ xanh xao, tiều tụy để làm nổi bật tinh thần, khí phách hiên ngang, bất khuất của họ như chúa sơn lâm “dữ oai hùm” . 
Cái hùng đã thay thế cho cái bi, cái tráng đã thay thế cho cái gian khổ, hi sinh và những chính cái gian khổ, hi sinh bỗng chốc trở thành biểu tượng độc đáo của đoàn quân TT.
Phân tích tâm hồn người lính Tây Tiến (dòng 3, 4)
+ Hình ảnh “ mắt trừng” vừa dữ dội vừa hào hùng, là chi tiết cực tả cái phẫn nộ sôi sục của nội tâm luôn hướng về nhiệm vụ chiến đấu.
+ Cái tình bâng khuâng, nhung nhớ được thể hiện qua niềm mơ tưởng về một “ dáng kiều thơm” ở Hà Thành.
==> Hình ảnh đối lập “ mắt trừng” và “đêm mơ” phản ánh rất chính xác vẻ đẹp trong tâm hồn của người lính Tây Tiến dữ dội và lãng mạn. Trong các anh có hai con người : chiến sĩ và nghệ sĩ luôn tồn tại song song.
Phân tích sự hi sinh của người lính Tây Tiến (4 dòng còn lại)
+ “Rải rác biên cương mồ viễn xứ” đã vẽ nên một bức tranh hết sức bi tráng về cái chết của người lính. 
+ : “ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”: một triết lí sống, một phương châm sống : “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.
+ Câu thơ nói về cái chết nghe nhẹ tênh : “ Áo bào thay chiếu anh về đất”.
+ Bi tráng nhất có lẽ là câu thơ kết thúc : “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. 
==> Đoạn thơ có sự kết hợp giữa bút pháp lãng mạn và màu sắc bi tráng. 
 - Nghệ thuật :
Cảm hứng và bút pháp lãng mạn.
Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: các từ chỉ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt,
Kết hợp chất nhạc và chất họa.
è Với sự kết hợp nhuần nhuyễn các nt trên, Quang Dũng đã dựng lên một tượng đài sừng sững về người lính Tây Tiến : mất mát, hi sinh nhưng vẫn hào hùng, hào hoa lãng mạn, đậm chất bi tráng.
c/ Kết bài:
Chỉ với tám câu thơ, nhà thơ Quang Dũng đã khắc họa được một cách đầy đủ, rõ nét hình tượng người lính Tây Tiến, những con người hào hùng, hào hoa, lãng mạn, sống anh dũng, chết vẻ vang.
Đoạn thơ nói riêng, bài thơ Tây Tiến nói chung cất giữ những bức tượng đài nghệ thuật về người lính, để tượng đài ấy mãi mãi bất tử với lòng người, với thời gian.
 Tây Nam, ngày 31 tháng 11 năm 2015
 GV ra đề
 Lê Thượng Thanh Hương.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_KIEM_TRA_TAP_TRUNG_VAN_12_LAN_2_HK_1_2015_2016.docx