Đề kiểm tra tham khảo Hóa 11 – Chương 2

ĐỀ KIỂM TRA THAM KHẢO

HÓA 11 – CHƯƠNG 2

PHẦN ĐỀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1:

Câu 1:(2đ) Xác định số oxi hóa của N trong các trường hợp sau:

 N2, NO, NH3, N2O, Mg3N2, N2O3, NH4Cl, NO2-

Câu 2: (2đ) Viết các phương trình hóa học xảy ra theo sơ đồ sau:

 NH4Cl NH3 NO NO2 HNO3

 Câu 3: (1.5đ) Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các hợp chất sau:

 HCl, Na3PO4, H2SO4, NaNO3

Câu 4: (1.5đ) Đổ dung dịch chứa 9,8 gam H3PO4 vào dung dịch chứa 12 g NaOH. Tính khối lượng muối tạo thành.

Câu 5: (2đ) Hòa tan hoàn toàn 15,2 g hỗn hợp Fe và Cu vào lượng vừa đủ dung dịch HNO31M, thì thu được 4,48 lít NO ( đktc).

a. Tính % về khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp đầu?. Tính thể tích dung dịch HNO31M đã dùng.

Câu 6: (1đ) Đun nóng 66,2 g Pb(NO3)2 . Sau phản ứng thu được 55,4 g chất rắn. Tính hiệu suất của phản ứng?

 ( Cho M của Fe = 56, Pb = 207, Cu = 64, Al = 27, N =14, O = 16, P =31, Na = 23, H = 1 )

 

doc 6 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 2055Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra tham khảo Hóa 11 – Chương 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA THAM KHẢO
HÓA 11 – CHƯƠNG 2
PHẦN ĐỀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1:
Câu 1:(2đ) Xác định số oxi hóa của N trong các trường hợp sau:
 N2, NO, NH3, N2O, Mg3N2, N2O3, NH4Cl, NO2-
Câu 2: (2đ) Viết các phương trình hóa học xảy ra theo sơ đồ sau:
(4)
(3)
(2)
(1)
 NH4Cl NH3 NO NO2 HNO3
 Câu 3: (1.5đ) Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các hợp chất sau: 
	HCl, Na3PO4, H2SO4, NaNO3
Câu 4: (1.5đ) Đổ dung dịch chứa 9,8 gam H3PO4 vào dung dịch chứa 12 g NaOH. Tính khối lượng muối tạo thành. 
Câu 5: (2đ) Hòa tan hoàn toàn 15,2 g hỗn hợp Fe và Cu vào lượng vừa đủ dung dịch HNO31M, thì thu được 4,48 lít NO ( đktc). 
Tính % về khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp đầu?. Tính thể tích dung dịch HNO31M đã dùng.
Câu 6: (1đ) Đun nóng 66,2 g Pb(NO3)2 . Sau phản ứng thu được 55,4 g chất rắn. Tính hiệu suất của phản ứng? 
 ( Cho M của Fe = 56, Pb = 207, Cu = 64, Al = 27, N =14, O = 16, P =31, Na = 23, H = 1 )
ĐỀ 2
Câu 1: ( 2 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dd mất nhãn sau: NH4Cl; (NH4)2SO4 ; Na2SO4 và NaCl
Câu 2:  (2 điểm) Thực hiện chuỗi phản ứng: NH4NO2 → N2→  NO →NO2→HNO3→NH4Cl→ NaCl→NaNO3 →O2
Câu 3: (3 điểm)
a)     Cho 6,4 g Cu tan hòan toàn trong 350 ml dd HNO3 1M thấy  thoát ra 2,24 lít (đkc) hỗn hợp hai khí NO vào NO2 và dd X .Tính nồng độ CM các chất trong dd X.
b)     Nung mg muối thu được ở trên sau một thời gian dừng lại, thấy còn lại 13,4 gam chất rắn.Tính khối lượng muối đã bị nhiệt phân.
Câu 4. (2 điểm) Cho 19,6 g H3PO4 vào dd  chứa 22 g NaOH. Tính khối lượng muối thu được.
Câu 5:  (1 điểm) Cân bằng phản ứng sau::
a. Fe3O4     +      HNO3        →       ?   +  NO2    +  H2O
b. Al   +      HNO3        →       Al(NO3)3    +  NH4NO3    +  H2O
            Cho Mg=24,Al=27, O=16, N=14, P=31, H=1, Cu=64, Na=23
Đề 3: 
Câu 1 (2 điểm).Thực hiện chuỗi phản ứng:
  NO→NO2 →HNO3 →Cu(NO3)2  →CuO → Cu →CuCl2→Cu(NO3)2→Cu(OH)2
Câu 2. ( 2điểm) Nhận biết các dd mất nhãn sau:  HNO3 , NaOH , NaNO3 , Ba(NO3)2.
Câu 3.  (2 điểm) Cho 39.2 g H3PO4 vaøo dd  chứa 44 g NaOH. Tính khối lượng muối thu được.
Câu 4 (3 điểm)
a)       Cho 6,5 g Zn tan hoàn toàn trong 350 ml dd HNO3 1M thấy thoát ra 2,24 lít (đkc)hỗn hợp hai khí NO vào NO2 và dd X .Tính nồng độ CM các chất trong dd X.
b)      Nung mg muối thu được ở trên sau một thời gian dừng lại, thấy còn lại 10,8 gam chất rắn. Tính khối lượng muối đã bị nhiệt phân.
Câu 5: Cân bằng các phản ứng sau :
a. Al + HNO3 → ? + N2O + ?.
b. FeO + HNO3 → ? + NO + ?.
PHẦN ĐỀ TỰ LUẬN VÀ TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1:
I. TRẮC NGHIỆM: 
Câu 1. Trong công nghiệp người ta điều chế N2 trực tiếp từ:
	A. không khí	B. NH3	C. NH4NO2	D. HNO3	
 Câu 2. Hãy chọn câu đúng nhất:
	A. Nitơ là một chất oxi hóa	B. Nitơ vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử	
	C. Nitơ là một chất khử	D. Tất cả đều sai
 Câu 3. Số oxi hóa của photpho trong các ion hay hợp chất P2O3, PO43-, K2HPO4, PCl3 lần lượt là
	A. +3, +5, -5, +3.	B. -3, +5, +5, +3. C. +3, +5, +5, +3.	D. +3, +5, +5, -3.
 Câu 4. Ion NH4+ có tên gọi:
	A. Amoni	 B. Nitric	C. Hidroxyl 	D. Amino
Câu 5. Công thức của phân urê là:
	A. (NH4)2CO3.	B. (NH2)2CO3.	C. (NH2)2CO.	D. NH2CO.	
 Câu 6. Chất khí nào khi tan trong nước tạo thành dung dịch bazơ:	
	A. Nitơ monooxit.	B. Nitơ đioxit.
	C. Amoniac	D. Cacbon đioxit
Cõu 7. Khi bị nhiệt phân dãy muối nitrat nào sau đây cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và oxi?
	A. KNO3, Hg(NO3)2, LiNO3	B. Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2
	C. Cu(NO3)2 , AgNO3 , NaNO3	D. Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3	
 Câu 8. Phản ứng: Cu + HNO3loãng → Cu(NO3)2 + NO + H2O. Hệ số các chất tham gia và sản phẩm phản ứng lần lượt là:
	A. 3; 8; 3; 4; 2.	B. 3; 8; 3; 2; 4.	C. 3; 8; 2; 3; 	D. 3; 3; 8; 2; 4.	
 Câu 9. Chọn kim loại không tác dụng với HNO3 đặc nguội
	A. Fe, Cu	B. Cu, Ag, Mg	 C. Fe, Al	 D. Al , Pb 	
 Câu 10. Để nhật biết ion PO43- người ta sử dụng thuốc thử là
	A. NaOH.	B. KOH.	C. Quì tím.	D. AgNO3.	
Câu 11. Trong các công thức dưới đây, chọn công thức hóa học đúng của magie photphua:
	A. Mg2P2O7.	B. Mg(PO4)2.	C. Mg3P2.	D. Mg3(PO4)2.	
Cõu 12. Photpho trắng được bảo quản bằng cách ngâm trong :
 A. dầu hoả.	B. nước 	C. benzen	D. xăng
Câu 13. Phân lân được đánh giá bằng hàm lượng phần trăm 
	A. P.	B. P2O5. 	C. H3PO4.	D. PO.
Câu 14. Chiều tăng dần số oxi hoá của Nitơ trong các hợp chất của nitơ dưới đây là :
	A. NH4Cl, N2, NO, NO2, HNO3	B. NH4Cl, N2, NO2, NO, HNO3
	C. N2, NO2, NO, HNO3, NH4Cl	D. N2, NH4Cl, NO2, NO, HNO3 
Câu 15. Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào NH3 không thể hiện tính khử :
	A. 2NH3 + 3CuO 3Cu + 3H2O + N2	B. 4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O 	
	C. NH3 + HCl NH4Cl	D. 8NH3 + 3Cl2 6NH4Cl + N2 
Câu 16. Axit HNO3 khi tác dụng với kim loại thì không cho ra chất nào sau đây?
	A. NH4NO3.	B. NO2.	C. H2.	D. NO.
Câu 17. Cho phản ứng sau : 4HNO3đặc nóng + Cu ® Cu(NO3)2 + 2NO2 + H2O 
ỏ phản ứng trên HNO3 đóng vai trò là:
 A. Chất oxi hoá 	 B. Axit 	 C. Mụi trường	D. Cả A và C
Câu 18. Trong dd axit photphoric có các ion và phân tử:
	A. H+, H2PO4-, HPO42-, PO43-, H3PO4.	B. H2PO4-, HPO42-, PO43-, H3PO4.
	C. H+, H2PO4-, HPO42-, PO43-.	D. H+, H2PO4-, PO43-, H3PO4.
Câu 19. Số oxi hóa của nitơ trong các hợp chất và ion : NH4+, HNO3, NO2, NaNO2.lần lượt là:
	A. -3, +5, +2, +3.	B. -3, +5, +4, +4. 	C. -3, +3, +4, +5.	D. -3, +5, +4, +3.
Câu 20. Muối nào sau đây không tan trong nước?
	A. Ca(HPO4).	B. (NH4)3PO4.	C. Na3PO4.	D. Na2HPO4.
II. TỰ LUẬN : ( 5Đ):
Câu 1: (1,5đ) Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau đây: Ghi rõ điều kiện (nếu có ) 
 N2 NH3 NONO2 HNO3Cu(NO3)2 NO2 
Câu 2 : (1đ) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết 3 dung dịch sau: KNO3 ,NH4Cl, (NH4)2SO4
Câu 4: (2,5đ) Cho 30,4g gam hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng thấy thoát ra 8,96 lit khí NO (đktc) duy nhất.
 a/ Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu .
	 b/ Tính thể tích dung dịch HNO3 1M cần dùng.
	 c/ Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.
Cho : Fe(56), Cu(64), H(1), N(14), O(16)
ĐỀ 2:
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Ống nghiệm 1 đựng dung dịch KNO3. Ống nghiệm 2 đựng dung dịch H2SO4 loãng và một mẩu đồng kim loại. Người ta đổ ống nghiệm 1 vào ống nghiệm 2. Hiện tượng xảy ra như sau
	A. Dung dịch vẫn trong suốt, không màu.	
	B. Chỉ có khí không màu thoát ra và hoá nâu ngoài không khí.
	C. Có khí không màu thoát ra hoá nâu ngoài không khí, đồng thời dung dịch chuyển sang màu xanh.	
	D. Dung dịch từ không màu chuyển sang màu xanh.
Câu 2: Chất nào sau đây không phản ứng được với dung dịch HNO3? 	
	A. Fe2(SO4)3.	B. S.	C. FeCl2.	D. C 
Câu 3: Chất nào sau đây có thể hấp thụ hoàn toàn khí NO2 ở điều kiện thường?
	A. Dung dịch NaNO3.	B. Dung dịch NaOH.	C. H2O.	D. Dung dịch HNO3.
Câu 4: Quá trình nào sau đây thường được dùng để sản xuất axit nitric trong công nghiệp?
	A. N2 ® NH3® NO ® NO2 ® HNO3.	 B. N2O5 ® HNO3.
	C. KNO3 ® HNO3.	D. N2 ® NO ® NO2 ® HNO3.
Câu 5: Sục từ từ khí NH3 đến dư vào dung dịch muối A thì thấy xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan hết và thu được dung dịch trong suốt không màu? Muối A là (trong các muối sau)
	A. Fe(NO3)3.	B. ZnCl2.	C. AlCl3.	D. CuSO4.
Câu 6: Các chất trong dãy nào sau đây đều không bị nhiệt phân?
	A. NaHCO3; Cu(OH)2.	B. Na2CO3; CaO.	C. NH4NO2; NaCl.	D. NaNO3; Ag2O. 
Câu 7: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Al, Zn, Mg bằng 1 lượng vừa đủ V lít dung dịch HNO3 0,01 M thì thu được 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO và N2 có tỷ khối so với hiđro là 44,5/3. Giá trị của V là
	A. 6,4.	B. 0,64.	C. 0,064.	D. 64.
Câu 8: Phương pháp nào sau đây dùng để điều chế N2 trong phòng thí nghiệm? 
	A. Nhiệt phân muối amoni nitrit.	B. Phân huỷ amoniac bằng tia lửa điện.
	C. Cho Zn tác dụng với HNO3 rất loãng.	D. Đốt cháy NH3 trong oxi rồi ngưng tụ nước.
Câu 9: Dung dịch X chứa sắt (II) clorua và axit clohiđric. Thêm vào X một ít kali nitrat thấy thoát ra 100ml (đktc) chất khí không màu, bị hóa nâu trong không khí. Khối lượng muối sắt đã tham gia phản ứng là
	A. 1,270 gam.	B. 0,75 gam.	C. 1,805 gam.	D. 1,701 gam.
Câu 10. Phản ứng nào sau đây có thể minh họa cho tính khử của NH3? 
	A. 4NH3 + CuCl2 ® (Cu(NH3)4)Cl2.	B. NH3 + H2O D NH4+ + OH-.
	C. NH3 + H2SO4 ® NH4HSO4.	D. 2NH3 + 9Fe2O3 ® N2 + 6Fe3O4 + 3H2O.
Câu 11: Axit nitric đặc nguội có thể phản ứng được với tất cả các chất trong dãy sau:
	A. P, Fe, Al2O3, K2S, Ba(OH)2.	B. S, Al, CuO, NaHCO3, NaOH.
	C. C, Ag, Fe3O4, NaNO3, Cu(OH)2.	D. C, Mg, FeO, Fe(NO3)2, Al(OH)3. 
Câu 12: Các dung dịch nào sau đây có hiện tượng bốc khói trong không khí ẩm?
	A. Dung dịch HCl loãng, HNO3 loãng.	B. Dung dòch HCl đặc, HNO3 đặc.
	C. Dung dịch HCl đặc, H3PO4 đặc.	D. Dung dịch HBr đặc, H2SO4 đặc.
Câu 13: Các cốc X, Y, Z, T đựng các chất rắn nguyên chất. Đun nóng các cốc trên trong không khí đến khối lượng không đổi thì thấy cốc X không còn gì cả; cốc Y còn lại chất rắn màu trắng, tan tốt trong nước cho dung dịch trong suốt, không màu; cốc Z còn lại chất rắn màu nâu đỏ; cốc T còn lại chất lỏng. Các chất đựng trong các cốc X, Y, Z, T ban đầu lần lượt là:
	A. NH4HCO3; NaNO3; Fe(NO3)2; Hg(NO3)2.	B. NH4NO3; Zn(NO3)2; Mg(NO3)2; AgNO3.
	C. (NH4)2CO3; Ca(NO3)2; Al(NO3)3; Au(NO3)3.	D. NH4Cl; Cu(NO3)2; Fe(NO3)3; NH4NO2. 
Câu 15: Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách cho nó tác dụng với kiềm mạnh. Hiện tượng nào sau đây là đúng? 
	A. Thoát ra chất khí màu nâu đỏ.	B. Thoát ra chất khí không màu, mùi khai xốc. 
	C. Dung dịch chuyển thành màu đỏ. 	D. Thoát ra chất khí không màu, không mùi. 
Câu 16: Hoà tan hoàn toàn 1,86g hợp kim Mg và Al bằng dung dịch HNO3 loãng thì thu được 560ml khí N2O (đktc) duy nhất. Thành phần phần trăm khối lượng của Mg và Al trong hợp kim tương ứng là
	A. 56,45% và 43,55%.	B. 77,42% và 22,58%.	C. 25,8% và 74,2%.	D. 12,9% và 87,1%.
Câu 17 Trong giờ thực hành hoá học, một nhóm học sinh thực hiện phản ứng giữa đồng với axit nitric đặc và axit nitric loãng. Các khí sinh ra của các thí nghiệm này làm ô nhiễm môi trường. Hãy chọn biện pháp xử lý tốt nhất trong các biện pháp sau để chống ô nhiễm môi trường không khí: 
	A. Nút ống nghiệm bằng bông có tẩm nước.	B. Nút ống nghiệm bằng bông có tẩm nước vôi.
	C. Nút ống nghiệm bằng bông có tẩm giấm ăn.	D. Nút ống nghiệm bằng nút cao su. 
Câu 18: Trong phòng thí nghiệm, để điều chế amoniac từ amoniclorua rắn và natri hiđroxit rắn, người ta thu khí amoniăc bằng phương pháp nào sau đây?
	A. Thu qua không khí bằng cách quay ống nghiệm thu khí lên.
	B. Thu qua không khí bằng cách úp ống nghiệm thu khí xuống.
	C. Sục khí qua dung dịch axit sunfuric đặc.
	D. Thu qua nước.
Câu 19: Tã lót trẻ em sau khi giặt sạch vẫn lưu giữ một lượng amoniac. Để khử sạch hoàn toàn amoniac trong tã lót, ta nên cho vào nước giặt xả cuối cùng một ít
	A. nước gừng tươi.	B. phèn chua.	C. muối ăn.	D. giấm ăn.
Câu 20: Có ba dung dịch mất nhãn đựng riêng biệt axit clohidric, axit nitric, axit photphoric. Có thể dùng hoá chất nào sau đây để nhận biết chúng?
	A. dung dịch AgNO3.	B. Cu.	C. Fe(OH)2.	D. Fe(OH)3.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1:  Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dd mất nhãn sau : NH4NO3 ; (NH4)2SO4 ; HNO3 và HCl
Câu 2.   Trộn 100 ml dung dịch H3PO4 1M với150 ml dd NaOH 1M . Tính Nồng độ CM muối thu được.
Câu 3:   Hòa tan 15,2 gam hỗn hợp Cu và CuO bởi dung dịch HNO3 loãng 1M, vừa đủ tạo dd A và 3,36 lít khí NO (dktc).
a)     Tính thành phần % về khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
và nồng độ CM các chất trong dung dịch thu được.
b)     Lây lượng muối thu được ở trên đem  nung  thì  thấy còn lại  22,58 gam chất rắn X. Tính khối lượng muối bị phân hủy.
ĐỀ 3:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Sau khi phân tích mẫu nước rác tại bãy chôn lấp rác Tây Mỗ - Từ Liêm - Hà Nội, người ta thu được kết quả như sau:
Các chỉ tiêu
Hàm lượng ở nước rác
Tiêu chuẩn cho phép
pH
7,71 - 7,88.
5,50 - 9,00.
NH4+ (mg/lít)
22,3 - 200.
1,0.
CN - (mg/lít)
0,012.
0,100.
Như vậy hàm lượng ion amoni (NH4+) trong nước rác quá cao so với tiêu chuẩn cho phép nên phải xử lý bằng cách chuyển ion amoni thành amoniac rồi chuyển tiếp thành nitơ không độc thải ra môi trường. Có thể sử dụng hoá chất nào trong các hoá chất sau để thực hiện quy trình trên?
	A. Xút và oxi.	B. Nước vôi trong và không khí.
	C. Nước vôi trong và khí clo.	D. Xô đa và khí cacbonic.
Câu 2: Nhiệt phân hoàn toàn 54,2 gam hỗn hợp muối KNO3 và NaNO3, người ta thu được 6,72 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của mỗi muối tương ứng là
	A. 52,73 và 47,27.	B. 72,73 và 27,27.	C. 62,73 và 37,27.	D. 62,73 và 37,27.
Câu 3: Khi sắp xếp lại hoá chất trong phòng thí nghiệm, một học sinh vô ý làm mất nhãn một lọ hoá chất chứa dung dịch không màu. Bạn học sinh đó cho rằng hoá chất trên có thể là dung dịch amonisunfat. Thuốc thử để kiểm tra chính xác lại nhận định trên là
	A. Dung dịch Ba(OH)2.	B. Dung dịch NaOH.	C. Dung dịch BaCl2.	D. Quỳ tím.
Câu 4: Cho các chất sau: H3PO4 (1); CuCl2 (2); Fe(NO3)3 (3); Fe3O4 (4); H2O (5); Ba(OH)2. Dung dịch NH3 có thể phản ứng với những chất
	A. (1); (2); (4); (5); (6).	B. (1); (2); (3); (6).	C. (1); (2); (3); (4); (6).	D. (1); (2); (3); (4); (5).
Câu 5: Trong phương trình hoá học: 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O. Amoniac đóng vai trò là
	A. chất khử.	B. chất oxi hóa.	C. axit.	D. bazơ.
Câu 6: Axit nitric đặc, nóng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? 
	A. KOH, CuO, NH3, Pt, C, Fe2O3.	B. KOH, CuO, NH3, Au, C, Fe3O4.
	C. KOH, CuO, NH3, Ag, C, FeO.	D. KOH, CaO, NH3, H2SO4, Ag, C.
Câu 7: Axit photphoric phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? 
	A. Cu, AgNO3, CaO, KOH.	B. Ca, C, CaO, KOH.	
	C. Ca, Na2CO3, CaO, KOH.	D. Ag, AgCl, MgO, NaOH.
Câu 8: Cho các phương trình hoá học sau:	
2NO + O2 → 2NO2 (1).	N2 + 3H2 2NH3 (2). 
CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O (3).	Fe + 6HNO3 → Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O (4). 
Các phản ứng oxi hóa - khử là
	A. 1, 2, 3.	B. 2, 3, 4.	C. 1, 2, 4.	D. 1, 2, 3, 4.
Câu 9: Cho 2 mol KOH vào dung dịch chứa 1,5 mol H3PO4. Dung dịch chứa gồm
	A. KH2PO4 và K3PO4.	B. KHPO4 và K3PO4.	
	C. KH2PO4 và K2HPO4.	D. KH2PO4, K2HPO4 và K3PO4.
Câu 10: Cho các dung dịch Na3PO4 (1), NaNO3 (2), NaOH (3), NH4Cl (4). Nhóm các dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là
	A. (3) và (4).	B. (1) và (2).	C. (1) và (3).	D. (2) và (4).
Câu 11: Cho một ít vụn đồng và dung dịch H2SO4 vào dung dịch NaNO3. Hiện tượng quan sát được là: 
	A. Chỉ có khí màu nâu đỏ thoát ra.	
	B. Chỉ có khí không màu thoát ra.
	C. Có khí không màu, hóa nâu trong không khí bay ra, dung dịch thu được có màu xanh.	
	D. Có khí màu đỏ thoát ra, dung dịch thu được có màu xanh.
Câu 12: ở điều kiện thường, đơn chất photpho hoạt động hơn so với đơn chất nitơ là do
	A. photpho ở trạng thái rắn còn nitơ ở trạng thái khí.	
	B. photpho có độ âm điện nhỏ hơn nitơ.
	C. nguyên tử photpho có obitan 3d còn trống còn nguyên tử nitơ không có.
	D. Liên kết giữa các nguyên tử photpho kém bền hơn liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử nitơ.
Câu 13: Hợp chất nào không được tạo ra khi cho kim loại tác dụng với dung dịch HNO3?
	A. NO.	B. NH3.	C. NO2.	D. N2O5.
Câu 14: Cho các mệnh đề sau:
1/ NH3 là một bazơ vì nguyên tử N dư 1 cặp electron tự do, có khả năng nhận proton.
2/ Trong nước, muối amoni điện li hoàn toàn thành NH4+, cho môi trường bazơ.
3/ Dung dịch Na3PO4 làm quỳ tím hóa đỏ. 
4/ Dung dịch muối nitrat thể hiện tính oxi hóa trong môi trường axit. 
5/ Nhiệt phân AgNO3 thu được bạc kim loại và hỗn hợp khí. 
6/ Ion PO43- của muối photphat tạo kết tủa màu vàng khi tác dụng với dung dịch AgNO3.
7/ H3PO4 là axit trung bình, axit nhiều nấc. 
8/ H3PO4 phản ứng được với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt.
Các mệnh đề đúng là:
	A. 1; 4; 5; 6; 7.	B. 1; 2; 3; 6; 7.	C. 2; 3; 5; 6; 8.	D. 2; 3; 4; 5; 8.
Câu 15: Thêm từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch CuSO4. Hiện tượng xảy ra là
	A. tạo kết tủa màu xanh, không tan.	B. không tạo kết tủa.	
	C. tạo kết tủa màu xanh, sau đó tan dần.	D. tạo kết tủa màu xanh và bọt khí màu nâu đỏ.
II. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1.  Thực hiện chuỗi phản ứng:
  NO→NO2 →HNO3 → Cu(NO3)2 →Cu(OH)2 →Cu(NO3)2 →CuO →Cu → CuCl2.
Câu 2.  Nhận biết các dd mất nhãn sau:  H3PO4 , KOH , NH4NO3 , Ba(NO3)2.
Câu 4  Hòa tan 21,3 g hỗn hợp Al vào Al2O3 bằng dung dịch HNO3 loãng, vừa đủ tạo dd A vào 13,44 lít khí NO (ñktc).
a)     Tính thành phần% về khối lượng mỗi chất trong hh đầu.
vaànồng độ CM các chất trong dung dịch thu được.
b)     Lấy lượng muối thu được ở trện đem nung  thì  thấy còn lại 84,3 gam chất rắn X. Tính khối lượng muối bị phân hủy.

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem tra hoa 11 lan 2_12190861.doc