Đề tài: Dạy học hợp đồng - Môn: Tiếp cận một số phương pháp dạy học hiện đại

A. Bản chất của dạy học theo hợp đồng:

Tên tiếng Anh “Contract Work” thực chất là làm việc hợp đồng hay còn gọi là học theo hợp đồng, nhấn mạnh vai trò chủ thể của người học trong dạy học.

Hợp đồng là một biên bản thống nhất và khả thi giữa hai bên giáo viên và cá nhân học sinh, theo đó có cam kết của học sinh sẽ hoàn thành nhiệm vụ đã chọn sau khoảng thời gian đã định trước.

Học theo hợp đồng là một hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó người học được giao một tập hợp các nhiệm vụ được miêu tả cụ thể trong một văn bản chính quy theo dạng hợp đồng. Người học có quyền độc lập quyết định dành nhiều hay ít thời gian cho mỗi hoạt động, hoạt động nào thực hiện trước, hoạt động nào thực hiện sau. Như vậy có thể hiểu: học theo hợp đồng là cách tổ chức học tập, trong đó người học làm việc theo một gói các nhiệm vụ trong một khoảng thời gian nhất định.

Trong dạy học theo hợp đồng: Giáo viên là người nghiên cứu thiết kế các nhiệm vụ, bài tập trong hợp đồng, tổ chức hướng dẫn học sinh nghiên cứu hợp đồng để chọn nhiệm vụ cho phù hợp với năng lực của học sinh.Học sinh là người nghiên cứu hợp đồng, kí kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng, nhằm đạt được mục tiêu dạy học nội dung cụ thể.

 

docx 31 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1435Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài: Dạy học hợp đồng - Môn: Tiếp cận một số phương pháp dạy học hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỗ trợ của giáo viên và học sinh khác.
	- Thiết kế văn bản hợp đồng:
	Học theo hợp đồng chỉ khả thi khi các học sinh có thể đọc, hiểu và thực thi các nhiệm vụ một cách tương đối độc lập.. Các tài liệu cho học sinh cần được chuẩn bị đầy đủ. Trước hết, học theo hợp đồng cần chủ yếu dựa trên những nội dung sẵn có ở sách giáo khoa, sách bài tập hoặc tài liệu có sẵn. Hợp đồng sẽ chỉ đơn giản là chỉ ra số trang và số các nhiệm vụ, bài tập nhất định.
	Ngoài ra nội dung hợp đồng còn bao gồm cả những nhiệm vụ được viết trên những tấm thẻ hoặc những phiếu học tập riêng. Giáo viên có thể bổ sung những nhiệm vụ mới hoặc sửa đổi những bài tập đã có cho phù hợp với yêu cầu của học theo hợp đồng và đảm bảo mục tiêu bài học.Nội dung văn bản hợp đồng bao gồm nội dung nhiệm vụ cần thực hiện và có phần hướng dẫn thực hiện cũng như tự đánh giá kết quả.
	- Thiết kế các dạng bài tập, nhiệm vụ:
	Một hợp đồng luôn phải đảm bảo tính đa dạng của các bài tập, nhiệm vụ. Không phải học sinh nào cũng có cách học tập và các nhu cầu giống nhau. Sự đa dạng bài tập, nhiệm vụ sẽ đảm bảo rằng trong học tập mỗi hợp đồng, tất cả các phương pháp học tập của mỗi học sinh đều được đề cập. Mặt khác, học sinh cũng cần được làm quen với những bài tập không đề cập trực tiếp đến quan điểm riêng của mình. Điều này mở rộng tầm nhìn của học sinh và cách thức các học sinh nhìn nhận vấn đề.
	Trong bản hợp đồng giáo viên có thể kết hợp các nhiệm vụ cá nhân cụ thể với sự hướng dẫn của giáo viên, bài tập trong nhóm nhỏ, bài tập chuyên sâu hơn, hoặc yêu cầu cần chú ý đặc biệt đối với một số quy tắc khi làm bài.
Thiết kế những nhiệm vụ bắt buộc và tự chọn:
	Một hợp đồng tốt tạo ra được sự khác biệt giữa nhiệm vụ bắt buộc và nhiệm vụ tự chọn. Điều này cho phép giáo viên tôn trọng nhịp độ học tập khác nhau của học sinh.
Nhiệm vụ bắt buộc: Giúp cho mọi học sinh đều đạt được chuẩn kiến thức và kĩ năng của chương trình, đạt được yêu cầu của bài học và tạo điều kiện để mọi học sinh đều có thể thực hiện được với sự trợ giúp hoặc không cần trợ giúp.
 Nhiệm vụ tự chọn: Nếu giáo viên chỉ hạn chế giao các bài tập bắt buộc, giáo viên sẽ phải gặp phải nhiều vấn đề. Ví dụ : Một số học sinh tiếp thu nhanh sẽ hoàn thành bài tập sớm hơn còn những học sinh khác sẽ thiếu thời gian.
	Nhiệm vu tự chọn giúp học sinh vận dụng, mở rộng, làm sâu sắc kiến thức và rèn luyện kĩ năng có liên quan đến kiến thức đã học. 
	Bài tập tự chọn không nhất thiết phải là “bài tập thú vị”, bài tập khó chỉ dành cho học sinh khá, giỏi.
Nhiệm vụ bắt buộc và tự chọn đều phải thử thách học sinh. Một cách lí tưởng, tất cả học sinh kể cả những học sinh trung bình và yếu cũng nên được làm thêm những bài tập tự chọn và không nên có trường hợp ngoại lệ nào.
 Thiết kế bài tập, nhiệm vụ học tập có tính chất giải trí:
	Nhiệm vụ mang tính giải trí: Tạo cơ hội để luyện tập sự cạnh tranh trong một môi trường giải trí nhưng cũng gắn với những kiến thức kĩ năng đã học. Các ví dụ như: trò chơi, ngôn ngữ hay số học, luyện tập chương trình trên máy tính, trò chơi vòng tròn, trò chơi đoán ô chữ, ai giải đúng, lắp mảnh ghép,.
	Những kĩ năng và kiến thức xã hội, giáo dục mội trường,.cũng là một phần không thể thiếu trong các bài tập, giúp học sinh rèn kỹ năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học vào thực tiễn.
thiết kế bài tập, nhiệm vụ mở và nhiệm vụ đóng:
Nhiệm vụ đóng: Nêu rõ những gì học sinh phải làm trong một giới hạn xác định. Dạng bài tập này cung cấp cho những học sinh sợ thất bại và bảo đảm an toàn cần thiết. Thí dụ: dạng bài trắc nghiệm khách quan.
Dạng bài tập mở: Thường chứa đựng một vài thử thách và khó khăn hơn. Những bài tập mở khuyến khích học sinh tìm kiếm những cách làm mới, phát triển tư duy bậc cao, đặc biệt đối với những học sinh có khả năng sáng tạo và xử lý vấn đề nhanh nhạy .
Thiết kế nhiệm vụ, bài tập cá nhân kết hợp nhiệm vụ, bài tập hợp tác theo nhóm: Một sự kết hợp khéo léo giữa các nhiệm vụ cá nhân với bạn cùng lớp hay các nhiệm vụ theo nhóm được xem là khá hiệu quả. Tuy nhiên làm việc theo nhóm chỉ tận dụng được phần rất nhỏ của sự khác biệt giữa các thành viên, một số học sinh sẽ chỉ ỉ lại vào người khác trong khi một số em khác lại nhanh chóng thể hiện năng lực lãnh đạo của mình.
Thiết kế các nhiệm vụ, bài tâp độc lập và nhiệm vụ, bài tập được hướng dẫn với mức độ hỗ trợ khác nhau: Không phải nhiệm vụ nào cũng phải thực hiện một cách độc lập đối với tất cả học sinh. Học sinh giỏi có thể thực hiện nhiệm vụ mà không cần sự hỗ trợ. Nhưng học sinh trung bình và yếu thì tất nhiên sẽ cần sự hỗ trợ với mức độ khác nhau thì mới hoàn thành nhiệm vụ. (Cần chú ý phiếu hỗ trợ không phải là đáp án mà là những chỉ dẫn cụ thể)
 Mục đích là tạo điều kiện cho mọi học sinh có thể hoàn thành nhiệm vụ phù hợp với năng lực của mình. Thực tế dạy học đã chỉ ra rằng việc hỗ trợ chỉ có hiệu quả khi xuất phát từ nhu cầu của chính học sinh. 
Thiết kế các hoạt động dạy học:
Các hoạt động của giáo viên và học sinh có thể như sau:
Hoạt động 1: Kí hợp đồng
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Phương tiện
Nêu mục tiêu bài học hoặc vấn đề của bài học 
Lắng nghe
Trao cho học sinh hợp đồng chung đã có chữ kí của giáo viên.
Nghiên cứu nội dung của hợp đồng.
Giáo viên trả lời
Đặt câu hỏi về vấn đề còn chưa rõ.
Yêu cầu học sinh suy nghĩ chọn các vấn đề, có hỗ trợ hoặc không.
Học sinh kí hợp đồng.
Hoạt động 2: Thực hiện hợp đồng
Nếu là hợp đồng chỉ yêu cầu học sinh thực hiện trên lớp có thể gồm hoạt động sau:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Phương tiện
Hướng dẫn thực hiện hợp đồng.
Thực hiện hợp đồng theo nhịp độ cá nhân.
Theo dõi và hỗ trợ.
Có thể xin nhận hỗ trợ từ giáo viên hoặc học sinh khác.
Có thể đưa ra trợ giúp nên hay không?
Có thể xin làm việc theo cặp nhóm (nếu cần thiết).
Hoạt động 3: Nghiệm thu hợp đồng
Nếu là hợp đồng chỉ yêu cầu học sinh thực hiện trên lớp có thể gồm hoạt động sau:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Phương tiện
Yêu cầu học sinh dừng làm việc và tự đánh giá.
Dừng làm việc cá nhân và tự đánh giá.
Yêu cầu trao đổi bài chéo nhau giữa 2 nhóm để học sinh không biết ai là người đánh giá bài của mình và ghi vào hợp đồng bằng nét bút khác.
Đánh giá bài của bạn khi giáo viên công bố đáp án của các nhiệm vụ: có thể chấm điểm hoặc chỉ đánh giá đúng /sai.
Học sinh ghi rõ họ tên vào bìa làm của bạn.
Nhận xét, đánh giá.
Lắng nghe, chỉnh sửa
Hoạt động 4: Củng cố, đánh giá
Trong khi thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng có thể thiết kế các hoạt động để học sinh có thể đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá kết quả các nhiệm vụ. Giáo viên có thể đưa ra kết luận đánh giá hoàn thiện.
Trong một số trường hợp cần thiết phải củng cố khắc sâu kiến thức hoặc kĩ năng cụ thể, giáo viên có thể cho thêm 1-2 bài tập để học sinh thực hiện trong thời gian ngắn.
Bước 3: Tổ chức dạy học theo hợp đồng
Giáo viên cần giới thiệu phương pháp học theo hợp đồng, tập trung vào hình thức làm việc độc lập. 
Tuy tương đối mới mẻ nhưng giáo viên và học sinh có thể làm quen dần. Học sinh có thể làm việc độc lập và tận dụng thời và gian, điều này giúp tăng đáng kể mức độ tham gia của học sinh. Để đảm bảo mức độ tham gia cần phụ thuộc cách áp dụng phương pháp vào thực tế dạy học. Thay đổi, hướng tới một sự khác biệt trong phương pháp dạy học theo hợp đồng là điều không thể thiếu.Chỉ khi khả năng của cá nhân từng học sinh được đề cập, các em mới thể phát triên và tiếp tục tham gia.
Bố trí không gian lớp học:
Trong phương pháp dạy học theo hợp đồng, không nhất thiết phải sắp xếp lại lớp học mà có thể tổ chức trong lớp học nhỏ, không gian hạn chế, ít điều kiện di chuyển.
Tuy nhiên để phương pháp dạy theo hợp đồng trở nên thoái mái và chuyên sâu hơn, giáo viên nên tổ chức lại lớp học, kê lại bàn ghế để thu hút học sinh tập trung hơn. Các goc và vị trí tạo ra thách thức đối với học sinh.
Tổ chức kí hợp đồng nhiệm vụ học tập:
Giáo viên nêu mục đích bài học, phương pháp học tập cyếu và trao hợp đồng cho học sinh.
Học sinh nghiên cứu nội dung cả hợp đồng kĩ lưỡng để hiểu các nhiệm vụ trong hợp đồng.
Giáo viên và học sinh trao đổi những điều còn chưa rõ trong hợp đồng.
Học sinh chọn nhiệm vụ theo năng lực của mình.
Học sinh kí vào hợp đồng và đánh dấu nhiệm vụ đã chọn.
Tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện hợp đồng:
Học sinh tự lập kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ đã chọn. Tùy thời gian của hợp đồng mà giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiên ở lớp, nhà, thư viên, vào mạng 
Yêu cầu học sinh thực hiện độc lập nhưng vẫn nhận được trợ giúp của giáo viên và học sinh khác nếu cần.
Các nhiệm vụ hợp tác được thực hiện sau khi hoàn thành nhiệm vụ cá nhân. Giáo viên hướng dẫn học sinh hình thành nhóm tự phát, tự tổ chức hoàn thành nhiệm vụ.
Trong quá trình học sinh thực hiện tại lớp, giáo viên cần theo dõi, hướng dẫn kịp thời khi học sinh gặp khó khăn. Hướng dẫn học sinh nhận phiếu hỗ trợ hoặc tăng mức hỗ trợ khi cần thiết.
Học sinh trung bình, yếu, ngoài sự hỗ trợ của giáo viên còn cần có sự giúp đỡ của học sinh khá giỏi thongo qua hoạt động hợp tác chia sẻ.
Giáo viên có cơ hội hướng dẫn thong qua trả lời câu hỏi, chữa lỗi, giới thiệu ngắn gọn cho nhóm nhỏ, quy định thời gian cụ thể cho từng nhiệm vụ, quan sát, đánh giá
Học sinh có thể yêu cầu được trợ giúp hoặc hệ thống sữa lỗi. Học sinh sử dụng đáp án đúng để tư sửa lỗi hoặc trao đổi bài để tự sửa lỗi.
Với những hình thức bài tập nhất định, có thể xem xét các phương pháp khác như trong nhóm có thể giúp nhau tìm ra và sữa lỗi mắc phải. Học theo hợp đồng có thể lồng ghép các kĩ năng xã hội trong quá trình học tập.
Tổ chức nghiệm thu hợp đồng:
Trước thời hạn hợp đồng, giáo viên cần thông báo cho học sinh trước một thời gian nhất định để học sinh nhanh chóng hoàn thành hợp đồng của mình.
Nếu nhiệm vụ thực hiện ở nhà, giáo viên dành thời gian để học sinh hoàn thành và chuẩn bị nghiệm thu tại lớp.
Trước khi nghiệm thu, giáo viên yêu cầu học sinh tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.
Khi hoàn thành, học sinh vẫn có thể tham gia tích cực vào việc đanh giá. Thay vì đánh giá theo nhận xét giáo viên và kết quả hoạt động thì hình thức đánh giá phạm vi rộng hơn, tổng hợp hơn có thể được áp dụng là tăng cường sự hoạt động của học sinh : học sinh tự đánh giá theo hướng dẫn của hợp đồng.
Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh đánh giá đồng đẳng:
Cơ sở là bản hợp đồng. Học sinh sẽ trình bày những hoạt đông và kết quả. Điều này thể hiện sự tiến bộ và những khó khăn học sinh mắc phải. Học sinh có thể trao đổi hợp đồng và kết quả để đánh giá lẫn nhau dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Học sinh đánh giá phải ghi tên vào hợp đồng giáo viên kiểm tra, đưa thông tin phản hồi.
Giáo viên đánh giá và nghiệm thu hợp đồng trên cơ sở học sinh tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng:
Trên cở sở hai kiểu đánh giá trên giáo viên nhận xét, đánh giá riêng về từng cá nhân và kết quả thực hiện hợp đồng như thế nào.
Giáo viên có thế phát hiện liệu hợp đồng có đủ khó hay quá khó khiến học sinh không thể thực hiện hợp đồng đúng hạn.
Khi chuẩn bị hợp đồng tiếp theo, cần dựa trên đánh giá kết quả của hợp đồng trước.
Giáo viên có thể nghiệm thu hợp đồng tại lớp của một số học sịn, còn học sinh khác sẽ được thu và đánh giá vào giờ sau.
Ưu điểm và hạn chế của phương pháp dạy học theo hợp đồng:
Ưu điểm:
Dạy học theo hợp đồng là hình thức thay thế việc giảng dạy cho toàn thể lớp học của giáo viên, đồng thời cho phép giáo viên quản lí và khảo sát được các hoạt động của học sinh, góp phần tạo cơ hội học tập cho tất cả học sinh trong lớp theo trình độ , theo nhịp độ và năng lực .
Bên cạnh đó dạy học theo hợp đồng còn cho phép phân hóa trình độ và nhịp độ của người học , rèn luyện khả năng làm việc độc lập của người học , tạo điều kiện người học được hỗ trợ cá nhân mà không hỗ trợ đồng loạt , hoạt động của người học đa dạng và phong phú hơn . Cụ thể như sau:
Cho phép phân hóa nhịp độ và trình độ của người học: Cá nhân học sinh được phép tự quyết định thứ tự thực hiện nhiêm vụ, chọn nhiệm vụ tự chọn, thời gian thực hiện .
Rèn luyện khả năng làm việc độc lập của người học: Học sinh độc lập thực hiện nhiệm vụ có hoặc không cần sự hỗ trợ của giáo viên hoặc học sinh khác.
Tạo điều kiện người học được hỗ trợ cá nhân mà không hỗ trợ đồng loạt: Sự hỗ trợ của giáo viên qua các phiếu hỗ trợ căn cứ vào nhu cầu của người học mà không phải mọi học sinh đều được hỗ trợ giống nhau. Do đó phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh giỏi và tạo điều kiện để học sinh yếu được trợ giúp nhiều hơn và thiết thực hơn .
Hoạt động của người học đa dạng, phong phú hơn: Do hình thức bài tập (nhiệm vụ ) đa dạng phong phú và cách thức thực hiện phần lớn do người học tự quyết định nên tạo nên sự đa dạng trong hoạt động của học sinh.
Tạo điều kiện cho người học được lựa chọn phù hợp với năng lực: Người học chọn nhiệm vụ tự chọn hoặc chọn mức độ trợ giúp theo năng lực của mình.
Học sinh được giao và nhận nhiệm vụ có trách nhiệm: Học sinh đã kí hợp đồng với giáo viên nên có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng đã kí.
Tăng cường sự tương tác giữa học sinh và giáo viên: Giáo viên không giảng bài nên có thời gian đi tới các cá nhân học sinh có yêu cầu hỗ trợ nên tăng cường sự tương tác giữa giáo viên và học sinh.
Hạn chế:
Cần thời gian nhất định để làm quen với phương pháp: Đây là một phương pháp mới, một cách học tập mới không giống với phương pháp truyền thống nên cần hướng dẫn để học sinh biết cách học theo hợp đồng. Người học cần được làm quen với cách làm việc đặc biệt là làm việc độc lập và thực hiện cam kết theo hợp đồng.
Không phải mọi nội dung đều có thể tổ chức học theo hợp đồng: Do đặc điểm của học theo hợp đồng nên chủ yếu nội dung ôn luyện tập, thực hành và một số nội dung lí thuyết rất hạn chế.
Thiết kế hợp đồng học tập đòi hỏi công phu và khó khăn với giáo viên: Ví dụ như: Các tài liệu nhiệm vụ, đáp án,  đều phải chuẩn bị trước . Các nhiệm vụ, bài tập phải đa dạng, phân hóa, kết hợp giải trí
Phương pháp này khó thực hiện thường xuyên: Chỉ thực hiện có tính chất thay đổi hình thức tổ chức học tập nhằm phát triển tính chủ động, sáng tạo độc lập của học sinh.
Đối với học sinh: Không phải mọi học sinh từ tiểu học đều có thể áp dụng phương pháp dạy học này vì yêu cầu học sinh cần đọc hiểu hợp đồng, kí hợp đồng và làm việc độc lập kết hợp làm việc hợp tác với mức độ chủ động tương đối cao. Do đó phương pháp này trở nên khó khăn khi áp dụng với học sinh nhỏ như mẫu giáo, lớp 1, lớp 2 ở cấp Tiểu học 
Thiết kế kế hoạch dạy học theo phương pháp học tập hợp đồng
GIÁO ÁN BÀI 46: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 6
Những kiến thức học sinh đã biết
Những kiến thức GV cần truyền đạt
Tính chất hóa học (đặc biệt tính oxi hóa) của các đơn chất O2, O3, S.
Tính chất hóa học của một số hợp chất: H2O2, H2S, SO2, SO3, H2SO4
 Hệ thống hóa kiến thức đã học theo sơ đồ logic. Áp dụng để giải các bài tập: viết PTHH, sơ đồ điều chế, bài tập nhận biết, hiện tượng phản ứng, bài tập có tính toán. Vận dụng kiến thức để giải bài tập ô chữ.
MỤC TIÊU
Kiến thức
Hệ thống hóa kiến thức về nhóm oxi.
Vận dụng kiến thức để giải các bài tập lý thuyết và tính toán liên quan.
Kỹ năng
Phân tích, tổng hợp kiến thức, tìm mới quan hệ logic.
Viết PTHH, cân bằng phương trình hóa học, biết lập sơ đồ điều chế, sơ đồ nhận biết chất.
Thái độ
Làm việc nghiêm túc, tự giác, tích cực, hợp tác trong học tập.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
PPDH theo hợp đồng, PPDH theo nhóm, phương pháp đàm thoại.
CHUẨN BỊ
GV: tài liệu về bài tập, phiếu hợp đồng, phiếu trợ giúp, máy chiếu.
HS: chuẩn bị trước những yêu cầu mà GV đã giao như trong hợp đồng.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong.
Giảng bài mới
Thời gian tiến hành: 90 phút
Hoạt động 1: Nghiên cứu và kí kết hợp đồng (5 phút)
Gv : đưa ra bản hợp đồng, giải thích một số nội dung và yêu cầu cần thực hiện trong hợp đồng.
HS: xem hợp đồng, thắc mắc những điều còn chưa rõ, rồi ký hợp đồng.
Hoạt động này, cần được tiến hành ở tiết học trước để HS có thời gian chẩn bị tốt hơn.
Hoạt động 2: HS thực hiện hợp đồng (60 phút)
Nhiệm vụ 1 (€) 10 phút
GV: yêu cầu học sinh trình bày tóm tắt kiến thức tổng kết chương 6 bằng sơ đồ tư duy.
GV: chuẩn bị sơ đồ tư duy bằng trình chiếu power point.
GV: yêu cầu HS khác nhận xét và cho ý kiến.
GV: nhận xét và hỏi các câu hỏi khác có liên quan ( cho điểm HS)
HS: đã chuẩn bị trước ở nhà.
HS: trình bày tóm tắt kiến thức.
Nhiệm vụ 2 (€€€€) 10 phút
GV: yêu cầu học sinh làm bài tập 2, quan sát các học sinh thực hiện và góp ý khi cần thiết.
Mỗi HS lên bảng viết 1 PTHH và xác định vai trò của các chất tham gia phản ứng.
Nhiệm vụ 3 (€) 5 phút
-GV: yêu cầu HS làm bài tập 3
- HS: tiến hành thực hiện và tự đánh giá vào bảng hợp đồng khi GV cho ngừng nhiệm vụ.
Nhiệm vụ 4 (€€) 5 phút
-GV: tiến hành chia nhóm, mỗi nhóm 2 người
-GV: cho HS thảo luận đưa ra ý kiến bài tập 4.
-GV: quan sát các nhóm thực hiện, đưa phiếu trợ giúp khi có nhóm cần trợ giúp.
-HS: tiến hành thảo luận trong nhóm của mình và đưa ra lời giải khi GV yêu cầu.
Hết tiết 1 ( GV có thể tiến hành thanh lý một nửa hợp đồng)
Nhiệm vụ 5 (€€€€) 25 phút
GV: tiến hành chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm làm bài tập 5,6,7, 8 và 9 vào bảng phụ.
GV: quan sát các nhóm thực hiện, đưa phiếu trợ giúp khi có nhóm gặp khó khăn và cần trợ giúp
GV: khi hết thời gian yêu cầu các nhóm ngừng làm việc, tự đánh giá vào bảng hợp đồng sau khi giáo viên đưa ra đáp án.
HS: các nhóm thảo luận và viết bài giảng vào bảng phụ.
HS: đánh giá vào bảng hợp đồng khi GV yêu cầu
Nhiệm vụ 6 (€) 5 phút ( tự chọn)
GV: cho HS thực hiện bài tập (bài tập ô chữ) .
GV: chuẩn bị nội dung bài tập và trình chiếu bằng power point.
GV: lấy ý kiến từ nhiều cá nhân.
GV: đưa ra từ khóa (bài tập ô chữ) cho bài tập.
HS: với kiến thức đã chuẩn bị ở nhà, tiến hành trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa ra.
Hoạt động 3: Thanh lý hợp đồng (15 phút)
GV: yêu cầu học sinh đánh giá bài làm của mình vào bảng hợp đồng và cũng cho HS đánh giá theo kiểu đồng đẳng nhau để mang tính khách quan.
- Đối với các bài tập khó HS cần hiểu rõ hơn. GV yêu cầu các nhóm mang bảng phụ treo trên bảng để các HS theo dõi, nhận xét và cùng đối chiếu với đáp án của GV đưa ra.
Ví dụ: bài tập 5, 6,7, 8, 9 
Hoạt động 4: Nhận xét và đánh giá (10 phút)
GV: thu thập kết quả thực hiện hợp đồng của HS trong lớp, tổng hợp kiến thức cần nhớ và dặn dò chuẩn bị cho bài sau hay phổ biến cho HS kí hợp đồng cho tiết học sau (nếu có).
Có thể cho HS làm bài kiểm tra nhanh từ 5 đến 8 phút.
HỢP ĐỒNG HỌC TẬP
BÀI 46 : LUYỆN TẬP CHƯƠNG 6
Họ và tên HS: 	thời gian từ	đến	
Nhiệm vụ
Nội dung
Yêu cầu
Nhóm
¹
(min)
P
C
D
Tự đánh giá
1
Giải BT
M
€
10
LKJ
2
Giải BT
M
€€€€
10
LKJ
3
Giải BT
M
€
5
LKJ
4
Giải BT
M
€€
5
LKJ
5
Giải BT
M
€€€€
5
LKJ
6
Giải BT
M
€€€€
5
LKJ
7
Giải BT
M
€€€€
7
LKJ
8
Giải BT
M
H
LKJ
9
Giải BT
M
€€
8
LKJ
10
Giải BT
ˆ
€
2
LKJ
11
Giải BT
ˆ
€
3
LKJ
M Nhiệm vụ bắt buộc	 ¹ thời gian tối ưu
ˆ Nhiệm vụ tự chọn	P đã hoàn thành
€ Hoạt động cá nhân	Dgặp khó khăn
€€ Nhóm đôi	Ctiến triển tốt
€€€€ Hoạt động theo nhóm đông	J rất thoải mái
 GV giảng bài	K bình thường
H BT thực hiện ở nhà	L không hài long
Tôi cam kết thực hiện theo đúng hợp đồng
 Học sinh Giáo viên
 ( ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)
Nhiệm vụ 1
Bài tập 1:thiết kế sơ đồ tư duy phần kiến thức cần nhớ “ bài 46: Luyện tập chương 6”
Bài tập 2: 
a) Hoàn thành sơ đồ chuỗi phản ứng sau:
*S ¾®SO2 ¾® Na2SO3 ¾®Na2SO4 ¾® NaOH ¾® NaHSO4 ¾® BaSO4
*S ¾®FeS ¾® H2S ¾® S ¾® SO2 ¾®H2SO3
b) Cho biết tổng số phản ứng oxi hóa khử trong các chuỗi phản ứng trên.
Bài tập 3: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất sau:
Các khí : SO2 , CO2 , H2S , O2. 
Các khí : O2 , Cl2 , NH3 , SO2 , CO.
Dung dịch : NaCl, HCl, Na2SO4, H2SO4.
Dung dịch : NaCl, K2CO3, Na2SO4, HCl, Ba(NO3)2.
Bài tập 4: Điều chế khí oxi và lưu huỳnh dioxit trong phòng thí nghiệm:
Điều chế khí oxi:
Điều chế oxi bằng phản ứng phân hủy những hợp chất chứa oxi, kém bền với nhiệt như KMnO4 , KClO3 , H2O2 , 
Câu hỏi:
1. Tại sao có thể thu khí oxi bằng cách đẩy nước?
 2. Nêu hiện tượng thí nghiệm, giải thích.
 3. Viết phương trình phản ứng hóa học.
Điều chế khí SO2 :
Câu hỏi :
1. Khi điều chế khí SO2 cần lưu ý điều gì?
2. Nêu hiện tượng thí nghiệm, giải thích.
3.Viết phương trình phản ứng hóa học.
Bài tập 5: ( Bài 4 trang 190 sgk)
Những dụng cụ bằng bạc hoặc đồng sẽ chuyển thành màu đen trong không khí hay trong nước có chứa hidro sunfua, là do chúng bị phủ bằng một lớp muối sunfua kim loại có màu đen theo các phản ứng sau:
 Ag + H2S + O2 ¾® Ag2S + H2O
 Cu + H2S + O2 ¾® Cu2S + H2O
Hãy xác định số oxi hóa của những nguyên tố tham gia phản ứng oxi hóa khử.
Lập phương trình hóa học của những phản ứng trên.
Cho biết vai trò của những chất tham gia phản ứng oxi hóa-khử.
Bài tập 6:( Bài 5 trang 191 sgk):
Nếu đốt Mg trong không khí rồi đưa vào bình đựng khí lưu huỳnh dioxit, nhận thấy có 2 chất bột được sinh ra : bột A màu trắng và bột B màu vàng. Bột B không tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng, nhưng cháy được trong không khí, sinh ra khí C làm mất màu dung dich kali pemanganat.
Hãy cho biết tên các chất A,B,C và giải thích.
Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra.
Bài tập 7: (Bài 8 trang 191sgk ) 
Một bình kín đựng oxi ở nhiệt độ t0C và có áp suất P1 (atm) , sau khi phóng tia lửa điện để chuyển oxi thành ozon bình được đưa về nhiệtđộ ban

Tài liệu đính kèm:

  • docxluyen_tap_chuong_6_oxiluu_huynh_dh_hop_dong.docx