Đề tài Tiếng Việt: Câu trần thuật đơn có từ là

Bộ môn Tiếng việt là bộ môn quan trọng trong hệ thống chương trình giảng dạy ở trường THCS . Nó cung cấp cho học sinh vốn ngôn ngữ , một công cụ giao tiếp giúp cho học sinh nói đúng , viết đúng tiến tới nói hay và viết hay tiếng việt.Mặt khác dạy tiếng việt là dạy tiếng mẹ đẻ, giúp các em thêm hiểu biết và yêu tiếng mẹ đẻ và biết trân trọng giữ gìn nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay.

Là người thầy ngày nay nghành giáo dục nói chung và các trường THCS nói riêng. Mà nghị quyết quốc hội số 40/2000 QH10 và quyết định 03/2000 của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo chỉ ra, ở đây đổi mới nghĩa là thường xuyên đưa cái mới nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo trong các trường học.Việc áp dụng phương pháp đổi mới vào giảng dậy bộ môn tiếng việt cần sự tích hợp giữa 3 phân môn là rất quan trọng và cấp bách trong việc nâng cao chất lượng kiến thức cho học sinh, tích cực chủ động, tích cực học tập bộ môn ngữ văn (Đặc biệt là nhóm quan hệ tích hợp giữa 3 phân môn Văn -TLV -TV).

 

doc 11 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 4537Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Tiếng Việt: Câu trần thuật đơn có từ là", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Phần mở đầu
I.1. Lý do chọn đề tài:
Bộ môn Tiếng việt là bộ môn quan trọng trong hệ thống chương trình giảng dạy ở trường THCS . Nó cung cấp cho học sinh vốn ngôn ngữ , một công cụ giao tiếp giúp cho học sinh nói đúng , viết đúng tiến tới nói hay và viết hay tiếng việt.Mặt khác dạy tiếng việt là dạy tiếng mẹ đẻ, giúp các em thêm hiểu biết và yêu tiếng mẹ đẻ và biết trân trọng giữ gìn nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay.
Là người thầy ngày nay nghành giáo dục nói chung và các trường THCS nói riêng. Mà nghị quyết quốc hội số 40/2000 QH10 và quyết định 03/2000 của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo chỉ ra, ở đây đổi mới nghĩa là thường xuyên đưa cái mới nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo trong các trường học.Việc áp dụng phương pháp đổi mới vào giảng dậy bộ môn tiếng việt cần sự tích hợp giữa 3 phân môn là rất quan trọng và cấp bách trong việc nâng cao chất lượng kiến thức cho học sinh, tích cực chủ động, tích cực học tập bộ môn ngữ văn (Đặc biệt là nhóm quan hệ tích hợp giữa 3 phân môn Văn -TLV -TV).
I.2. Mục đích nghiên cứu:
-Đối mới phân môn tiếng việt phải có một phương pháp giảng dậy khoa học, có hiệu quả nhất phải phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh đảm bảo (Thầy chỉ đạo trò chủ động ) trong giờ học 
- Để phát triển năng lực văn học của học sinh qua giờ học giúp các em hình thành và phát triển nhân cách ( học văn là học để làm người ) vì văn học chính là một thứ ngôn ngữ nghệ thuật để trao đổi và đối phó với mọi bất trắc và giải quyết khó khăn gặp phải của xã hội thì văn học là thứ của cải vạn năng của con người , nhất là ngôn ngữ nghệ thuật ( GSTS Nguyễn Thanh Hùng ,ĐHSP Hà Nội ) và Tiếng Việt là khả năng giao tiếp cần phải rèn luyện cho các em để các em biết ăn , biết nói , biết gói , biết mở .
I.3. Thời gian địa điểm 
- Thời gian để tôi nghiêm cứu đề tài là quá trình giảng dậy ở các năm học . Năm học 2007- 2008 tôi được trực tiếp phân công dạy môn ngữ văn lớp 6A6 trường THCS Mạo Khê II Đông Triều - Quảng Ninh .
I.4 Đóng góp mới về mặt lý luận về mặt Tiếng Việt .
 	- Là một giáo viên văn qua những năm tháng giảng dạy tôi cảm nhận được cách say mê hứng thú ở học sinh khi học các văn bản và tiếp cận các kiến thức về tiếng việt một cách hứng thú với sự nhận thức cao , nhanh nhạy . Thế nhưng khi soạn một bài tiếng việt dù kiểu bài nào cũng có rất nhiều hạn chế về sử dụng vốn tiếng việt khiến tôi trăn trở . Nhất là khi tiếp xúc với kiểu bài “ Câu trần thuật đơn có từ là ” , kiểu bài này học sinh được gặp trong nội dung học tập phân môn và cũng là một kiểu bài khó đối với học sinh lớp 6 . Thực tiễn kiểu “ Câu trần thuật đơn có từ là ” được sử dụng nhiều trong cuộc sống , nhưng các em gặp mà không hiểu về kiểu câu này . 
* Cơ sở thực tiễn
 Chương trình ngữ văn lớp 6 , phân môn tiếng việt đặt trọng tậm ở lý thuyết và thực hành chú trọng sự tích hợp trong phần luyện tập .
Còn tổng số tiết của môn ngữ văn lớp 6 là : 140 
Riêng phần môn tiếng việt là 26 tiết 
II. Phần nội dung
II.1. Chương I : Tổng Quan 
II.1.1 : Hệ thống câu hỏi hay , rõ nghĩa học sinh hiểu biết khi bắt gặp câu hỏi . 
II.1.2: Phải quan tâm đến nội dung của câu hỏi tránh hỏi sai nghĩa , hoặc xa rời với nội dung định hỏi và trả lời. 
II.2: Chương II : Nội dung vấn đề nghiên cứu 
II.2.1. Luyện khả năng trả lời nội dung chính xác của tất cả các câu hỏi phân môn ngữ văn 
Hệ thống câu hỏi tích hợp 
-Loại câu hỏi này giúp học sinh ôn lại được kiến thức của các văn bản trong giờ ngữ văn qua gời tiếng việt. 
II.2.1.1 : VD : phần luyện tập : có câu C bài 1 trang 115 có thể học sinh không cho đây là câu trần thuật đơn có từ “là”
 	Tre là cánh tay phải của người nông dân {....}
 	Tre còn là nguồn vui duy rất của tuổi thơ 
 	 {....}nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê .
Bởi qua câu này các em thấy đứng trước vị ngữ có từ “Thép mới” “ còn ” các em sẽ lúng túng khi xác định “ câu trần thuật đơn có từ là ” vì thế giáo viên phải giúp các em hiểu thêm về phụ ngữ có thể lược bỏ mà câu vẫn có ý nghĩa thế là các em hiểu ngay câu trên vẫn là câu trần thuật đơn có từ là đây là kiểu câu đánh giá chức năng của cây tre Việt NAm và là câu kế tiếp nó có tác dụng , cách dùng bao hàm ý nghĩa giới thiệu đánh giá nội dung và chức năng của câu mà các em đã được tiếp cận nhiều nhưng lại không biết phân tích cấu tạo , nên khi dạy đến kiểu bài này tôi quyết định ( để dạy tốt kiểu bài này bằng cách trình chiếu theo kiểu dạy học hiện đại ) 
II.2.1.2. Các giải pháp thực hiện 
-Dạy học theo kiểu hiện đại đã tạo ra căn bản cho thầy và trò một bài học kiểu mới không còn là ( thứ san khấu độc thoại ) mà thầy là thứ sân kháu ( đối thoại ) giữa thầy và trò nữa .
Các bạn đồng nghiệp thân mến ! Trước khi nói về vấn đề này để dạy tốt kiểu bài ( câu trần thuật đơn có từ “ là ” ) theo kiểu dạy học hiện đại tôi chú trọng đến đến khâu ( thầy thiét kế trò chủ động ) giáo án từ chỗ là 1 phương án dạy học cho thấy , làm để giảng trên lớp tôi thấy đã lỗi thời trước một quan niệm hoàn toàn mới mẻ mà ( giáo án phải là một bản thiết kế các việc làm cho việc dạy và học ) . Tinh thần này được quán triệt trong việc tích hợp trong nội dung khi bài được tổ chức qua một hệ thống các hoạt động . Trong đó hoạt động nổi bật là câu hỏi , thầy đặt câu hỏi còn học sinh tự mình trả lời câu hỏi . Muốn làm được như vậy thì cả thầy và trò phải có sự chuẩn bị tốt ở nhà
Giáo án ngữ văn mà không phải là bản đề cương nội dung tiết giảng về kiểu học này mà học sinh cho là mới , là khó , nhưng thực tế lại rất quen thuộc . Vậy người thày phải làm gì để học sinh hiểu , tôi mạnh dạn đưa ra vài suy nghĩ của mình . Một kiểu bài tiếng việt phải trải qua các thao tác công đoạn. 
II .2.2 : Rèn kỹ năng Tiếng việt trong phân môn ngữ văn theo phân phối chương trình .
- Tuần 28 tiết 112 ( câu trần thuật đơn có từ “ là ”) 
- Trong các ví dụ ở phần lý thuyết và phần luyện tập bài tập đòi hỏi người nghe nhìn , phải nghe nhìn trực tiếp , hệ thống câu hỏi được thiết kế rõ ràng nghĩa phải gắn với nọi dung chính người nghe nhìn phải suy nghĩ và chuận bị chu đáo và trả lời chính xác nội dung của câu hỏi . Vậy làm thế nào để nhiều học sinh có cơ hội trả lời câu hỏi qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu tôi rút ra phương pháp như sau . 
II.2.2.1 : Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài ở nhà chu đáo. 
Học sinh : tìm các ví dụ đẻ áp dụng cho nội dung tiết họ ở các văn bản đẫ học . Phải thuộc bài cũ . Chuẩn bị bài mới chu đáo
Giáo viên : Phải kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh thường xuyên 
 + Đọc kĩ các yêu cầu của SGK , SBT , TLTK . 
Chuẩn bị phiếu học tập ( giấy khổ , giấy trong , bút dạ ) để có thêm định hứng cho giờ học . 
II.2.2.2: Tiến trình lên lớp 
a,Hoạt động 1 : Hướng dẫn chung 
- Giáo viên : nêu vai trò tầm quan trọng ý nghĩa của ( câu trần thuật có từ “ là ”) 
- Kiểm tra sự chuẩn bị ( các tổ nhóm , cá nhân )
b, Hoạt động 2 : Bổ sung hoàn chỉnh sự chuẩn bị của học sinh 
Giáo viên : thiết kế hoàn thiện giáo án trước khi bước lên bục giảng
Giáo viên : đưa ra ví dụ kiểm tra lên máy chiếu củng cố cho học sinh kỹ năng phân tích...
c,Hoạt động 3: Chuẩn bị theo 4 tổ
Mỗi tổ chuẩn bị một ví dụ và phân tích (nhận xét)
Giáo viên:Sửa :nhận xét tuyên dương
II.2.3. Giáo án thực nghiệm
Tuần 28 - tiết 112 
câu trần thuật đơn có từ “ là ”
A. Mục tiêu cần đạt qua tiết học
-Hướng dẫn học sinh dựa vào câu hỏi ,nội dung câu hỏi , trả lời rõ nghĩa nội dung câu hỏi đúng chính xác.
B. Chuẩn bị .
Học sinh : chuẩn bị bài tập và học thuộc lý thuyết ở nhà và chuẩn bị ví dụ để phân tích.
? ( Câu trần thuật đơn có từ “ là ”) cho ví dụ phân tích
Giáo viên: chuẩn bị bài dậy theo tiến trình giáo án 
C. Cách thức tiến hành 
Học sinh lên bảng trình bày.
D. Hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức lớp học
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh
- Gọi học sinh lên bảng
3. Bài mới: Giáo viên khái quát lại bài câu trần thuật đơn
Hoạt động 1
Giáo viên: Bật đèn chiếu, chiếu các ví dụ
a.Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều - (Vũ Trinh)
b. Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các
nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời 
quá khứ , thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo
 	(Theo ngữ văn 6 tập 1) 
c.Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.
 (Nguyễn Tuân)
d. Dế Mèn trêu chị Cốc là dại (Tô Hoài)
Giáo Viên: ? Em hãy xác định CN - VN trong các câu trên?	
Học sinh: Xác định.
Giáo Viên: (Câu D có CN là 1 cụm c - v nhưng vẫn là câu đơn vì nòng cốt câu chỉ do 1 kết cấu c - v tạo thành)
Giáo Viên: ? VN của câu trên do những từ hoặc cụm từ nào tạo thành.
+Câu a, b, c; từ là + cụm d T
+Câu d; từ là + tính từ
Giáo Viên: ? Em hãy chọn những từ, cụm từ phủ định điền vào trước VN các câu trên?
(không phải, chưa phải)
Gọi 2 học sinh trình lên máy chiếu, gọi học sinh nhận xét
Giáo Viên chốt ị khi biểu thị ý phủ định thì VN kết hợp
Với những từ ,cụm từ phủ định
Giáo Viên:? Câu trần thuật đơn có từ “là” có đặc điểm gì?
Giáo Viên: chiếu phần ghi nhớ (2 học sinh đọc - cả lớp nhìn đọc thầm)
Hoạt động 2
Giáo Viên:? Trong các ví dụ trên VN câu nào trình bày cách II:Các
hiểu về sự vật hiện tượng, khái niệm nói ở CN.
- Câu b: là câu định nghĩa
Giáo Viên:? VN câu nào có tác dụng giới thiệu sự vật, hiện tượng , khái niệm nói ở CN?	
-Câu a: Là câu m, tả hoặc giới thiệu.	
Giáo Viên:? VN câu nào thể hiện sự đánh giá đối với sự vật hiện tượng, khái niệm nói ở CN?
-Câu d: Là câu đánh giá.
?Qua các ví dụ trên vừa phân tích, theo em có mấy 
kiểu câu trần thuật đơn có từ “là”?
Học sinh trả lời (4 kiểu)
-Câu định nghĩa
-Câu giới thiệu
-Câu miêu tả
-Câu đánh giá
Giáo Viên: (Đây cũng là nội dung ghi nhớ SGK (115))	
2 Học sinh:Đọc ghi nhớ:
Giáo Viên: khắc sâu nội dung ghi nhớ
Hoạt động 3
Giáo Viên: chiếu bài tập	 
Học sinh quan sát
Giáo Viên:? Em tìm câu trần thuật đơn có từ “là” trong bài tập 1:
Học sinh: tìm và trả lời
Giáo Viên: gọi học sinh trả lời và nhận xét
Giáo Viên:(Trong bài 1 câu a, c,d,e là câu trần thuật đơn có từ “là”)
Giáo Viên: Chiếu bài tập 2:
Học sinh quan sát.	
Giáo Viên: ? Xác định CN ; VN trong những câu trần thuật có từ “là
vừa tìm đựơc.Cho biết những câu ấy thuộc những kiểu câu nào?
Giáo Viên: 
a; Hoán dụ / là gọi tên.....đ câu định nghĩa
 CN	 VN	
b; Tre/ là cánh tay của...... đ 	Câu đánh CN	 VN	giá
 Câu đánh giá chức năng của cây tre Việt Nam
Tre/còn là .......... đ 	
 [....] Nhạc của trúc, nhạc của tre...	
d; Bồ Các/là bác chim ri	
 CN	VN	Câu giới thiệu họ
Chim Ri / là dì Sáo Sậu	hàng loài chim
 CN	 VN	
Sáo Sậu/ là Cậu Sáo Đen
 CN	 VN	
Sáo Đen/ là em Tu Hú
 CN	 VN	
Tu Hú/là chú Bồ Các
 CN	 VN	
e; Khóc/là nhục
 CN VN
 Rên/hèn	Lược bỏ từ là
 CN VN 	Câu đánh giá
Van/yếu đuối
CN VN
Và dại khờ/ là những lũ người câm ị câu miêu tả
 CN VN
Giáo Viên: Cho học sinh làm giấy trong, thu 3 bài chiếu	và nhận xét
A. Lý thuyết	
I. Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là
1. Ví dụ
2. Phân tích
3. Ghi nhớ: 114 - SGK
II. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là
1. Ví dụ
2. Phân tích
3. Nhận xét
4. Ghi nhớ: 115 - SGK
B. Luyện tập
1. Bài tập số 1 (115)
Câu a,c,d,e
2. Bài tập số 2 
3.Bài tập số 3 (116)
Hoạt động 4: Củng cố
Giáo Viên: Nhận xét giờ học
Sự chuẩn bị của học sinh
Tinh thần thái độ của học sinh trong giờ học
Giáo Viên tuyên dương những học sinh chuẩn bị bài tốt và cho điểm. Những nhóm hoạt động có hiệu quả.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà.
-Học thuộc ghi nhớ, làm hoàn thành các bài tập
-Viết đoạn văn ngắn từ 10 đ 15 dòng có sử dụng 3 câu trần thuật đơn có từ “là”
-Chuẩn bị bài sau. Trước khi đến lớp.
II.3. Chương 3: Phương pháp, kết quả nghiên cứu
II.3.1. Kết quả
Bằng phương pháp đã thực hiện như trên trong thời gian qua, tôi nhận thấy học sinh đã đạt được một số kết quả như sau.
-Học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc học phân môn tiếng việt, và thường xuyên rèn luyện câu trong khi nói, viết, giao tiếp hàng ngày.
-Số học sinh nói đúng viết đúng câu văn có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là đã tăng rõ rệt có hiệu quả.
-Kết quả cụ thể khảo sát:
Số học sinh thực hành
Lớp 6A6 (27 học sinh)
 Lớp dạy
Số học sinh nói đúng , viết đúng, hay	22/27
Số học sinh nói viết, diễn đạt chưa đúng, chưa hay	5/27
Số học sinh lớp dạy thực hành
Lớp 6A6 (27 học sinh)
- Số học sinh lớp tiếp cận nhanh trong giờ học qua phiếu học tập: nói đúng, viết đúng, diễn đạt giao tiếp hay
20/27
- Số học sinh lớp nói chưa đúng viết chưa đúng, diễn đạt, giao tiếp chưa hay
3/27
- Số học sinh lớp tự tin nói ,viết giao tiếp, diễn đạt hay, đúng chuẩn mực
4/27
III. Phần kết luận, đề nghị
III.1. Kết luận
III.1.1. Về thời gian cuả giờ học của kiểu dạy học hiện đại như trên tôi nhận thấy người thầy phải chú trọng đầu tư về thời gian chuẩn bị bài đánh văn bản giáo án và lưu giữ để trình chiếu cho hợp lý là năng động, nhanh nhạy, phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp như trên đã trình bày nhưng không ảnh hưởng đến thời gian chung.
III.1.2. Bài Câu trần thuật đơn có từ là trong sách ngữ văn lớp 6 nói chung khá đa dạng về hình thức và nội dung , nên tôi là người dạy đã thiết kế hợp lí về giáo án qui định. (Thầy thiết kế - Trò chủ động)
III.1.3. Để thực hiện tốt phương pháp dạy học kiểu hiện đại đòi hỏi giáo viên và học sinh phải có sự chuẩn bị chu đáo trứơc khi tiến hành giờ học trên lớp sự chuẩn bị đó phải được thực hiện cả gián tiếp lẫn trực tiếp trong các giờ ngữ văn trong khi nói, viết hàng ngày .Và trực tiếp trong giờ học.
III .1.4 : Đặc điểm người thầy phải tâm huyết với nghề, phải luôn tạo cho mình một phương pháp hay nhất, luôn tạo niềm tin cho học sinh
-Học sinh tích cực học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên và hiểu rõ tầm quan trọng của việc học phân môn tiếng việt trong bộ môn ngữ văn .Vì thế : bản thân giáo viên phải nói đúng nói hay, viết đúng viết hay, biết cách động viên khuyến khích học sinh kịp thời để tạo niềm tin cho các em.
III.2. Đề nghị
III.2.1: Đối với dạy học phân môn tiếng việt dạy kiểu hiện đại các tổ nhóm chuyên môn nên chú ý việc tổ chức sinh hoạt chuyên thường xuyên để trao đổi kinh nghiệm.
- Đối với giáo viên cần phải đầy đủ tài liệu và thiết bị đồ dùng dạy học nhưng hiện nay đài đĩa băng đĩa, phụ lục cho giờ dạy còn thiếu. Vậy tôi đề nghị dự án của ngành làm sao cố gắng đáp ứng được đầy đủ thì chắc chắn giờ dạy sẽ thành công một cách triệt đề
III.2.2: Trên đây là một số việc làm của tôi trong thời gian qua rất mong được sự giúp đỡ động viên chân tình của các đồng chí.
 Mạo Khê, ngày 20 tháng 4 năm 2008
Người viết
 Kiều Mỹ Lâm
đánh giá của hội đồng khoa học
Trường thcs mạo khê II	 phòng gd - đt huyện đông triều
Tài liệu tham khảo
	- Sách giáo khoa
	- Sách giáo viên
	- Tư liệu văn học tuổi trẻ
mục lục
I. Phần mở đầu.....................................................................................1
 I.1 Lý do chọn đề tài.................................................................................1
 I.2 Mục đích nghiên cứu ..........................................................................1
 I.3 Thời gian địa điểm..............................................................................1
 I.4 Đóng góp mới về mặt lí luận, về mặt thực tiễn...................................1
II. Phần nội dung.................................................................................2
 II.1 Chương 1: Tổng quan........................................................................2
 II.2 Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu............................................2
 II.3 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu..................7
III. Phần kết luận - kiến nghị........................................................8
IV. Tài liệu tham khảo..................................................................10

Tài liệu đính kèm:

  • docCâu trần thuật đơn có từ là (2).doc