Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2010 - 2011 môn: Vật lí 9

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)

(Hãy chọn phương án đúng nhất trong các phương án A, B, C, D của mỗi câu dưới đây).

Câu 1: Khi tính điện trở của đoạn mạch nối tiếp ta có thể bỏ qua điện trở của ampe kế và dây dẫn vì:

A. Ampe kế có điện trở rất lớn.

B. Dây nối có điện trở rất lớn.

C. Ampe kế và dây nối có điện trở rất nhỏ, không đáng kể so với điện trở của mạch.

D. Ampe kế có điện trở rất lớn còn dây dẫn có điện trở rất nhỏ so với điện trở của mạch.

Câu 2: Một bóng đèn có ghi 12V-24W được mắc nối tiếp với một biến trở Rr. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 24V. Để đèn sáng bình thường thì biến trở Rr có giá trị là bao nhiêu ?

A. 2Ω B. 6Ω C. 12Ω D. 24Ω

Câu 3: Có hai điện trở R1 = 20Ω và R2 = 40Ω. Điện trở R1 chịu được dòng điện tối đa là 2A, điện trở R2 chịu được dòng điện tối đa là 1,5A. Có thể mắc song song hai điện trở đó vào hai điểm có hiệu điện thế tối đa là bao nhiêu ?

A. 10V B. 90V C. 40V D. 60V

Câu 4: Có n điện trở bằng nhau mắc song song với nhau. Mỗi điện trở có điện trở bằng R1. Điện trở tương đương của đoạn mạch này bằng bao nhiêu ?

A. Rtđ = R1 B. Rtđ = nR1 C. Rtđ = D. Rtđ =

 

doc 9 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1058Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2010 - 2011 môn: Vật lí 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND HUYỆN KONPLÔNG 	ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	 	 NĂM HỌC 2010-2011
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: Vật lí 9
Thời gian: 30 (không kể thời gian phát đề)
PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) 
(Hãy chọn phương án đúng nhất trong các phương án A, B, C, D của mỗi câu dưới đây).
Câu 1: Khi tính điện trở của đoạn mạch nối tiếp ta có thể bỏ qua điện trở của ampe kế và dây dẫn vì:
Ampe kế có điện trở rất lớn.
Dây nối có điện trở rất lớn.
Ampe kế và dây nối có điện trở rất nhỏ, không đáng kể so với điện trở của mạch. 
Ampe kế có điện trở rất lớn còn dây dẫn có điện trở rất nhỏ so với điện trở của mạch. 
Câu 2: Một bóng đèn có ghi 12V-24W được mắc nối tiếp với một biến trở Rr. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 24V. Để đèn sáng bình thường thì biến trở Rr có giá trị là bao nhiêu ?
A. 2Ω	B. 6Ω	C. 12Ω	D. 24Ω
Câu 3: Có hai điện trở R1 = 20Ω và R2 = 40Ω. Điện trở R1 chịu được dòng điện tối đa là 2A, điện trở R2 chịu được dòng điện tối đa là 1,5A. Có thể mắc song song hai điện trở đó vào hai điểm có hiệu điện thế tối đa là bao nhiêu ?
A. 10V	B. 90V	C. 40V	D. 60V
Câu 4: Có n điện trở bằng nhau mắc song song với nhau. Mỗi điện trở có điện trở bằng R1. Điện trở tương đương của đoạn mạch này bằng bao nhiêu ?
A. Rtđ = R1	B. Rtđ = nR1	C. Rtđ = 	D. Rtđ = 
Câu 5: Một điện trở R được mắc vào giữa hai điểm có hiệu điện thế 6V và cường độ dòng điện đo được 0,5A. Giữ nguyên điện trở R, muốn cường độ dòng điện trong mạch là 2 A thì hiệu điện thế phải là:
A. 6V	B. 12V	C. 24V	D. 32V
Câu 6: Ba bóng đèn có điện trở bằng nhau, chịu được hiệu điện thế định mức 6V. Phải mắc ba bòng đèn theo kiểu nào vào hai điểm có hiệu điện thế 18V để chúng sáng bình thường?
Ba bóng mắc nối tiếp.
Ba bóng mắc song song.
Hai bóng mắc nối tiếp, cả hai mắc song song với bóng thứ ba.
Hai bóng mắc song song, cả hai mắc nối tiếp với bóng thứ ba.
Câu 7: Ba điện trở có giá trị khác nhau. Hỏi có bao nhiêu giá trị điện trở tương đương?
A. Có 2 giá trị.	B. Có 3 giá trị.	C. Có 6 giá trị.	D. Có 8 giá trị.
B -
A 
+
A
R1
R2
R4
R3
Câu 8: Cho mạch điện như hình vẽ: 	
Trong đó UAB = 6V; R1 = 4Ω; R2 = 2Ω; R3 = R4 = 3Ω. Số chỉ ampe kế là:
A. 2A	B. 3A	C. 4A	D. 5A
R4
B -
A 
+
V
R1
R2
R3
Câu 9: Cho mạch điện như hình vẽ:
Trong đó: R1 = 2Ω, R2 = 4Ω, R3 = 4Ω, R4 = 6Ω, vôn kế chỉ 6V, hiệu điện thế giữa hai đầu AB là:
A. 6V	B. 2V	C. 21V	D. 24V
Câu 10: Mắc nối tiếp R1 = 40Ω và R2 = 60Ω vào hiệu điện thế không đổi U = 12V. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1 bằng bao nhiêu ?
A. 0,1A	B. 1,5A	C. 0,12A	D. 1,2A
Câu 11: Hai bóng đèn giống nhau có Rd = 20Ω được mắc song song với nhau và mắc chúng nối tiếp với điện trở R1 và một ampe kế có điện trở rất nhỏ. Hiệu điện thế đặt vào đoạn mạch là 60V. Số chỉ của ampe kế là 1A. Cường độ dòng điện qua đèn là bao nhiêu?
A. 1A	B. 0,5A	C. 2A	D. 0A
Câu 12: Một dòng điện có cường độ I = 0,002A chạy qua điện trở R = 3000Ω trong thời gian 600 giây. Nhiệt lượng toả ra (Q) là:
A. Q = 7,2J	B. Q = 60J	C. Q = 120J	D. Q =3600J
Câu 13: Một dây sắt có điện trở 0,9Ω được cắt làm ba đoạn bằng nhau. Nếu chập hai đầu ba dây sắt lại với nhau thì chúng có điện trở bao nhiêu?
A. 0,1Ω	B. 0,2Ω	C. 0,3Ω	D. 0,4Ω
Câu 14: Hãy so sánh điện trở của hai dây đồng chất có cùng chiều dài. Biết rằng dây thứ nhất có tiết diện 2mm2, dây thứ hai có tiết diện 6mm2.
A. R1 = 2R2	B. R1 = 3R2	C. R1 = 4R2	D. R1 = R2
Câu 15: Trên nhãn của một dụng cụ điện có ghi 800W. Hãy cho biết ý nghĩa của con số đó?
A. Công suất của dụng cụ luôn ổn định là 800W.
B. Công suất của dụng cụ nhỏ hơn 800W.
C. Công suất của dụng cụ lớn hơn 800W.
D. Công suất của dụng cụ bằng 800W khi sử dụng đúng với hiệu điện thế định mức.
Câu 16: Dùng quy tắc nào dưới đây để xác định chiều của lực điện từ?
A.Quy tắc nắm tay phải 	B.Quy tắc nắm tay trái.
C.Quy tắc bàn tay phải 	D.Quy tắc bàn trái.
Câu 17: Mỗi số trên công tơ điện tương ứng với:
A. 1Wh	B. 1Ws	C. 1kWh	D.1kWs
 Câu 18: Động cơ điện là dụng cụ biến đổi:
A. Nhiệt năng thành điện năng.	B. Cơ năng thành điện năng.
C. Điện năng thành cơ năng.	D. Điện năng thành nhiệt năng.
Câu 19: Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là:
A. Các đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây không đổi.
B. Các đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên.
C. Các đường sức từ song song với mặt phẳng tiết diện S của cuộn dây.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 20: Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều dựa vào hiện tượng:
A. Hưởng ứng điện.	B. Cảm ứng điện từ.	C. Tự cảm.	D. Cả A, B, C đều đúng.
************Hết************
 (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Đề này có 03 trang
 UBND HUYỆN KONPLÔNG 	 	 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	 	 NĂM HỌC 2010-2011
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: Vật lí 9
Thời gian: 60 (không kể thời gian phát đề)
PHẦN TỰ LUẬN:
Bài 1 (4,5 điểm): Cho ba điện trở là R1 = 6Ω, R2 = 12Ω và R3 = 18Ω. Dùng ba điện trở này để mắc thành đoạn mạch song song có hai mạch rẽ, trong đó một mạch rẽ gồm hai điện trở mắc nối tiếp.
Vẽ sơ đồ của các đoạn mạch theo yêu cầu đã nêu trên.
Tính điện trở tương đương của mỗi đoạn mạch đó.
Bài 2 (3 điểm): Để tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật, ta có thể làm bằng những cách nào?
Bài 3 (3 điểm): Một bếp điện được sử dụng với hiệu điện thế U = 220V thì dòng điện chạy qua dây nung của bếp có cường độ I = 6,8A.
Tính công suất của bếp khi đó.
Mỗi ngày bếp được sử dụng như trên trong 45 phút. Tính phần điện năng có ích Ai mà bếp cung cấp trong 30 ngày, biết rằng hiệu suất của bếp là H = 80%.
U
C
R1
+ -
A
Bài 4 (3 điểm): Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ: 
Biết:
- Bóng đèn có điện trở R1 = 200Ω.
- Biến trở Rc có giá trị lớn nhất là 100Ω.
- Ampe kế A có điện trở rất nhỏ.
- Hiệu điện thế U = 120V.
a) Khi con chạy C của biến trở ở vị trí chính giữa cuộn dây thì số chỉ của ampe kế là bao nhiêu ?
b) Số chỉ của ampe kế là 2A. Tính giá trị của biến trở.
Bài 5 (1,5 điểm): Một dây dẫn nhúng ngập trong 1 lít nước có nhiệt độ ban đầu 200C. hỏi sau bao lâu nước sôi. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu dây là 220V và cường độ dòng điện trong dây là 5A. Bỏ qua nhiệt lượng do ấm thu được và nhiệt lượng toả vào môi trường.
 **************************Hết*************************
 (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Đề này có 01 trang.
 UBND HUYỆN KONPLÔNG 	 	 THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	 	 NĂM HỌC 2010-2011
ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC
 Môn: Vật lí 9
B. PHẦN THI TỰ LUẬN (15,0 điểm)
Bài
Lời giải
Điểm
Bài 1
(4,5 điểm)
a)*TH1: 
B
-
+
A
+
R1
 R2
 R3
*TH2:
A
+
R1
 R3
R2
B
-
+
*TH3:
A
+
B
-
+
 R2
 R3
 R1
b)*TH1: R1 nối tiếp R2 và song song với R3:
Rtđ = Ω
*TH2: R1 nối tiếp R3 và song song với R2:
Rtđ = Ω
*TH3: R2 nối tiếp R3 và song song với R1:
Rtđ = Ω 
0,75 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
Bài 2
(3,0 điểm)
-Tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây
-Tăng số vòng của ống dây
-Cho lõi sắt một hình dạng thích hợp
-Tăng khối lượng của nam châm
0,75 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
Bài 3
(3,0 điểm)
Công suất của bếp điện: P = U.I = 220.6,8 = 1496 W
Ta có: H = Þ Ai = H.Atp = 80%.1496..30 = 26928 Wh = 26,928 Kwh
1,5 điểm
1,5 điểm
Bài 4
(3,0 điểm)
Khi con chạy ở vị trí chính giữa thì Rc = 50Ω. Ta có điện trở tương đương của mạch là: Rtđ = = 40Ω
Cường độ dòng điện qua mạch lúc này I = = = 3A
Vậy số chỉ của ampe kế là 3A
Điện trở tương đương của mạch khi I = 2A là Rtđ = = 60Ω
Ta có: Rc = = » 85,7Ω
1,5 điểm
1,5 điểm
Bài 5
(1,5 điểm)
- Nhiệt lượng cần để 1lít nước tăng từ 200C lên 1000C:
Q = mc (t2 – t1) = 1.4200 (100 – 20) = 336000 (J)
- Nhiệt lương này do dòng điện cung cấp: Q = U.I.t 
- Vậy thời gian cần có: t = = = 305 (s) hay 5 phút 5 giây.
0,75 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
 (Ghi chú: HS làm theo cách giải khác đúng vẫn cho điểm tối đa)
******************Hết******************* 
 UBND HUYỆN KONPLÔNG 	 	 THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	 	 NĂM HỌC 2010-2011
ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC
Môn: Vật lí 9
A.PHẦN THI TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) (Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)
CÂU
ĐÁP ÁN
1
C
2
B
3
C
4
C
5
C
6
A
7
D
8
B
9
C
10
C
11
B
12
A
13
A
14
B
15
D
16
D
17
C
18
C
19
B
20
B
*********************Hết*********************
Đáp án này có 01 trang

Tài liệu đính kèm:

  • docđề thi chính thức.doc