ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ 9 (NĂM HỌC 2017-2018)
II. PHẦN KĨ NĂNG:
Kỹ năng đọc, phân tích Alat: (3 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, kể tên các tỉnh ở Trung du, miền núi Bắc Bộ. Trong đó tỉnh nào giáp biên giới với Trung Quốc ?
Hướng dẫn trả lời
- Tây Bắc: Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu(1 điểm)
- Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh.(1 điểm)
- Tỉnh giáp biên giới với Trung Quốc là : Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.(1 điểm)
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ 9 (NĂM HỌC 2017-2018) II. PHẦN KĨ NĂNG: Kỹ năng đọc, phân tích Alat: (3 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, kể tên các tỉnh ở Trung du, miền núi Bắc Bộ. Trong đó tỉnh nào giáp biên giới với Trung Quốc ? Hướng dẫn trả lời - Tây Bắc: Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu(1 điểm) - Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh.(1 điểm) - Tỉnh giáp biên giới với Trung Quốc là : Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.(1 điểm) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ 9 (NĂM HỌC 2017-2018) II. PHẦN KĨ NĂNG: Kỹ năng đọc, phân tích Alat: (3 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học: a. Kể tên và nơi phân bố của các cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên. b.Trình bày những điều kiện thuận lợi về tự nhiên để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước. Hướng dẫn trả lời: a. Tên và nơi phân bố của các cây công nghiệp. – Cà phê: Đắk lắk, Đăk Nông, Kon Tum, Gia Lai( 0, 5 điểm) – Cao su: Đăk Lăk, Đăc Nông, Gia Lai, Kon Tum( 0, 5 điểm) – Hồ tiêu: Đắk Lắk, Gia Lai( 0, 25 điểm) – Chè: Lâm Đồng, Gia Lai( 0, 25 điểm) b. Những thuận lợi về tự nhiên để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn – Đất badan có tầng phân hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung trên những vùng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn. ( 0, 5 điểm) – Khí hậu cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài gây khó khăn cho việc tưới tiêu nhưng thuận lợi cho việc phơi sấy và bảo quản sản phẩm.( 0, 5 điểm) - Các cao nguyên xếp tầng với các độ cao khác nhau vì vậy khí hậu có sự phân hóa theo độ cao nên Tây Nguyên có thể trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới và cận nhiệt. ( 0, 5 điểm) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ 9 (NĂM HỌC 2017-2018) II. PHẦN KĨ NĂNG: Kỹ năng đọc, phân tích Alat: (3 điểm) Dựa vào át lát và kiến thức đã học cho biết Địa hình nước ta có những đặc điểm cơ bản nào ? Hướng dẩn trả lời - Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp(0,5 điểm) + Đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả nước, đồng bằng chiếm 1/4 diện tích cả nước.(0,5 điểm) + Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích, núi cao trên 2000m chiếm khoảng 1% diện tích cả nước.(0,5 điểm) - Địa hình được trẻ hóa và tạo thành nhiều Bậc kế tiếp nhau: Núi, Đồng bằng, thềm lục địa(0,5 điểm) - Địa hình gồm 2 hướng chính:(0,5 điểm) + Hướng Tây Bắc-Đông Nam: dãy núi vùng Tây Bắc, Bắc Trường Sơn. + Hướng vòng cung: các dãy núi vùng Đông Bắc, Nam Trường Sơn. - Địa hình của mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa: quá trình xâm thực và bồi tụ diễn ra mạnh mẽ.(0,25 điểm) - Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: Các công trình nhân tạo mọc lên ngày càng nhiều(0,25 điểm) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ 9 (NĂM HỌC 2017-2018) II. PHẦN KĨ NĂNG: Kỹ năng đọc, phân tích Alat: (3 điểm) Dựa vào Át-lát địa lý Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy trình bày tọa độ các điểm cực của nước ta và ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lí nước ta. Hướng dẫn trả lời - Các điểm cực : (2 điểm) Điểm cực Địa danh hành chính Vĩ độ Kinh độ Bắc Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang 23o23’B 105020’Đ (0,5đ) Nam Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau 8o34’B 104o40’Đ (0,5đ) Tây Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên 22022’B 102010’Đ (0,5đ) Đông Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa 12040’B 109024’Đ (0,5đ) - ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lí nước ta: (2 điểm) + Nằm trong vòng đai nội chí tuyến nửa cầu Bắc nên khí hậu rất thuận lộ cho phát triển kinh tế (0,5đ) + Gần trung tâm khu vực ĐNÁ dễ dàng giao lưu, hợp tác (0,5đ) + Cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các quốc gia ĐNÁ đất liền và các quốc gia ĐNÁ hải đảo (0,5đ) + Là nơi tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật làm cho sinh vật nước ta đa dạng (0,5đ) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ 9 (NĂM HỌC 2017-2018) II. PHẦN KĨ NĂNG: Kỹ năng đọc, phân tích Alat: (3 điểm) Dựa vào Atlát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, xác định vị trí các tuyến quốc lộ 1, quốc lộ 6, đường Hồ Chí Minh-quốc lộ 14, quốc lộ 51 và nêu ý nghĩa của từng tuyến đường trên. Hướng dẫn trả lời – Quốc lộ 1: Chạy từ cửa khẩu Hữu Nghị – Hà Nội – Huế – TP HCM – Năm Căn. Ý nghĩa: Là tuyến huyết mạch nối 6/7 vùng kinh tế, gắn kết các vùng giàu tài nguyên, các trung tâm kinh tế lớn, các vùng nông nghiệp trù phú, có ý nghĩa đặc biệt về kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng của cả nước.(1 điểm) – Quốc lộ 6: Chạy từ Hà Nội – Tuần Giáo (Lai Châu). Ý nghĩa: nối Hà Nội với các tình Tây Bắc . Là trục kinh tế duy nhất của vùng Tây Bắc, tạo điều kiện khai thác các tiềm năng và phát triển kinh tế- xã hội của vùng Tây Bắc.(0,5 điểm) – Đường Hồ Chí Minh- quốc lộ 14: Từ Hà Nội chạy dọc sườn Đông Trường Sơn Bắc, qua Tây Nguyên – Đông Nam bộ. Ý nghĩa: thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, củng cố an ninh quốc phòng vùng núi phía Tây đất nước.(1 điểm) – Quốc lộ 51: Nối TP HCM- Vũng Tàu. Ý nghĩa: Là tuyến huyết mạch nối tam giác kinh tế Biên Hòa- Vũng Tàu- TP HCM, thúc đẩy ngành dầu khí và du lịch ở Đông Nam Bộ. Là tuyến đầu mút của hành lang kinh tế Đông Tây phía Nam. (0,5 điểm)
Tài liệu đính kèm: