Câu 1: (1.5 điểm) Kể tên và nêu đề tài của các văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn 8, HKI.
Câu 2: (1.0 điểm)
Vì sao nhân vật Xiu (trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng - O Hen-ri) nói rằng Chiếc lá cuối cùng là kiệt tác của cụ Bơ-men?
Câu 3: (1.5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời theo các yêu cầu bên dưới:
“ Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.”
(Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng)
a. Xác định các tình thái từ có trong đoạn văn trên.
b. Xác định câu ghép và chỉ ra quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép.
c. Nêu công dụng của dấu hai chấm trong đoạn văn trên.
MA TRẬN MÔN NGỮ VĂN 8 THI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2014-2015 Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng Chủ đề 1: Văn bản Văn bản nhật dụng Nhận biết tên văn bản, đề tài nhật dụng. Chiếc lá cuối cùng Hiểu ý nghĩa của hình ảnh trong văn bản. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 1,5 đ 15% 1 1,0 đ 10% 2 2,5đ 25% Chủ đề 2: Tiếng Việt - Từ loại. - Câu ghép - Dấu câu - Biện pháp tu từ. Xác định tình thái từ Xác định câu ghép, quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép. Công dụng của dấu phẩy. Xác định, công dụng của phép nói quá. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 2 2,5 25% 2 2,5 đ 25% Chủ đề 3: Tập làm văn Văn thuyết minh Viết bài văn thuyết minh về cây hoa mai. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 5,0 50% 1 5,0 50% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ 1 1,5 15% 3 3,5 35% 1 5,0 50% 5 10,0 100% ĐỀ THI HỌC KÌ I (NĂM HỌC 2014-2015) MÔN:NGỮ VĂN 8 Thời gian:90 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (1.5 điểm) Kể tên và nêu đề tài của các văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn 8, HKI. Câu 2: (1.0 điểm) Vì sao nhân vật Xiu (trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng - O Hen-ri) nói rằng Chiếc lá cuối cùng là kiệt tác của cụ Bơ-men? Câu 3: (1.5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời theo các yêu cầu bên dưới: “ Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo: - Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.” (Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng) a. Xác định các tình thái từ có trong đoạn văn trên. b. Xác định câu ghép và chỉ ra quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép. c. Nêu công dụng của dấu hai chấm trong đoạn văn trên. Câu 4: (1.0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau: Than vận nước gặp khi biến đổi, Để quân Minh thừa hội xâm lăng, Bốn phương khói lửa bừng bừng, Xiết bao thảm họa xương rừng máu sông! (Hai chữ nước nhà - Trần Tuấn Khải) Câu 5: (5.0 điểm): Giới thiệu về cây hoa mai trong ngày tết. -HẾT- ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 8 THI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2014-2015 Câu 1: (1.5 điểm) Đáp án: Mức tối đa (1,5 đ): HS trả lời đúng 2 ý: + Kể đúng tên ba văn bản nhật dụng đã học. (0,75 điểm) + Nêu chính xác đề tài của một văn bản nhật dụng đã học (0,75 điểm) Văn bản nhật dụng Đề tài nhật dụng Ôn dịch, thuốc lá Thông tin về ngày trái đất năm 2000 Bài toán dân số Tệ nạn ma túy, thuốc lá Môi trường Dân số và tương lai loài người Mức không tối đa (1,25 đ): HS trả lời đúng tên ba văn bản, hai đề tài (hoặc ngược lại) Mức không tối đa (1 đ): HS trả lời đúng từ tên ba văn bản, một đề tài (hoặc ngược lại) Mức không tối đa (0,75 đ): HS trả lời đúng tên ba văn bản hoặc ba đề tài. Mức không tối đa (0,5 đ): HS trả lời đúng tên hai văn bản hoặc hai đề tài. Không đạt: HS có câu trả lời khác hoặc không trả lời. Câu 2: (1.0 điểm) HS cần đảm bảo các ý sau: Chiếc lá cuối cùng là kiệt tác của cụ Bơ-men. Vì: + Nó được vẽ trong hoàn cảnh đặc biệt nhưng lại giống như thật => thể hiện tài năng lớn. (0,25đ) + Nó có tác dụng màu nhiệm: cứu sống một con người; đem lại niềm tin, hy vọng, ước mơ cho một con người. (0,25đ) + Nó là kết quả của một sự đánh đổi: sự sống-cái chết (Trao sự sống cho người khác và nhận cái chết về mình) => tấm lòng yêu thương và sự hy sinh quên mình vì tình bạn.(0,5đ) Đáp án: Mức tối đa (1 đ): HS trả lời đúng cả 3 ý trên. Mức không tối đa (0,75 đ): HS trả lời đúng ý 1 và ý 3. hoặc ý 2 và ý 3 Mức không tối đa (0,5 đ): HS trả lời đúng ý 1và ý 2 hoặc ý 3 Mức không tối đa (0,25 đ): HS trả lời đúng ý 1, hoặc ý 2. Không đạt: HS có câu trả lời khác hoặc không trả lời Câu 3: (1.5 điểm) a. Các tình thái từ: đi, mà. Xác định đúng mỗi tình thái từ. (0.25đ) b. Xác định chính xác một câu ghép. ( 0.25đ) Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. - Nêu chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế: quan hệ tiếp nối. (0.25đ) c. Nêu công dụng của dấu hai chấm đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp.( 0.5đ) Đáp án: Mức tối đa (1,5 đ): HS trả lời đúng cả 3 câu a, b, c. Mức không tối đa (1,25 đ): HS trả lời đúng câu b,c và câu a: xác định đúng một tình thái từ Mức không tối đa (1đ): HS trả lời đúng câu b,c.(hoặc a, b, hoặc a,c). Mức không tối đa (0,75 đ): HS trả lời đúng câu c và một trong các ý còn lại của hai câu a,b. Mức không tối đa (0,5 đ): HS trả lời đúng câu a hoặc câu b, hoặc câu c. Mức không tối đa (0,25đ): HS trả lời đúng 1 ý một trong các câu a,b,c. Không đạt: HS có câu trả lời khác hoặc không trả lời Câu 4: (1.0 điểm) - Xác định được biện pháp tu từ: Nói quá – Xương rừng máu sông. - Nêu tác dụng của biện pháp tu từ Làm nổi bật tội ác của giặc Minh. Từ đó, bộc lộ tâm trạng đau xót của tác giả trước cảnh nước nhà. Đáp án: Mức tối đa (1 đ): HS trả lời đúng cả 2 ý. Mức không tối đa (0,5): HS trả lời đúng 1 ý Không đạt: HS có câu trả lời khác hoặc không trả lời Câu 5: (5.0 điểm) Giới thiệu về cây hoa mai trong ngày Tết. Yêu cầu : I. Hình thức : (1 điểm) - Kiểu bài: Văn thuyết minh kết hợp miêu tả và biểu cảm. - Nội dung thuyết minh: Giới thiệu được đặc điểm, mối quan hệ giữa hoa mai với con người, ý nghĩa của hoa mai trong dịp Tết. - Bài làm có bố cục hợp lí, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, lỗi dùng từ, dùng câu, trình bày sạch sẽ. Biết cách làm bài văn thuyết minh, xác định được những kiến thức cần cung cấp về cây hoa mai, lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp. II. Nội dung : ( 4 điểm) HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện được những nội dung chủ yếu theo dàn ý sau: 1.Mở bài: (0,5 đ) - Giới thiệu chung về cây hoa mai. 2. Thân bài: ( 3 đ) - Thuyết minh cụ thể về cây hoa mai: + đặc điểm : hình dáng, thân,lá, hoa ... + cách trồng, chăm sóc, uốn, tỉa, cho cây ra hoa... + các giống, loại mai . + giá trị kinh tế của cây hoa mai. 3. Kết bài: (0,5đ) - Nhấn mạnh giá trị cây hoa mai với đời sống con người. * Lưu ý: - giáo viên chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về nội dung và hình thức. - Khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo.
Tài liệu đính kèm: