Đề thi học kỳ I năm học 2017 – 2018 môn: Giáo dục công dân 8

ĐỀ BÀI

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM( 4 điểm)

B.

Câu 1 : Câu “ Ăn ngay nói thẳng ” nói lên phẩm chất đạo đức gì?

a. Giữ chữ tín b. Tôn trọng lẽ phải

c. Liêm khiết d. Tôn trọng người khác

Câu 2: Học sinh cần rèn tính tự lập như thế nào?

 A. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

 B. Trong học tập, công việc và sinh hoạt hằng ngày.

 C. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường; Trong học tập, trong công việc và sinh hoạt hằng ngày.

Câu 3: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây:

A. Tôn trọng người khác là tự tôn trọng mình.

B. Tôn trọng người khác là tự hạ thấp mình.

C. Muốn người khác tôn trọng mình thì mình phải biết tôn trọng người khác

D. Tôn trọng người khác sẽ được mọi người tôn trọng

Câu 4: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác vì :

A. Nước ta quá nghèo.

B. Các nước khác hơn hẳn chúng ta.

C. Mỗi dân tộc đều có những thành tựu nổi bật, những truyền thống quý báu., nếu học hỏi sẽ tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc.

D. Để nước ta giống nước họ.

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1018Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I năm học 2017 – 2018 môn: Giáo dục công dân 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS KHÁNH BÌNH TÂY BẮC
HỘI ĐỒNG COI THI HỌC KỲ I
ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017– 2018
MÔN: GDCD 8
Thời gian: phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ SỐ 1
Họ và tên:
Lớp: .
Điểm
Lời phê của giáo viên
ĐỀ BÀI
PHẦN TRẮC NGHIỆM( 4 điểm)
Câu 1 : Câu “ Ăn ngay nói thẳng ” nói lên phẩm chất đạo đức gì?
a. Giữ chữ tín 	b. Tôn trọng lẽ phải 
c. Liêm khiết 	d. Tôn trọng người khác 
Câu 2: Học sinh cần rèn tính tự lập như thế nào?
	A. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
	B. Trong học tập, công việc và sinh hoạt hằng ngày.
	C. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường; Trong học tập, trong công việc và sinh hoạt hằng ngày.
Câu 3: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây:
A. Tôn trọng người khác là tự tôn trọng mình..
B. Tôn trọng người khác là tự hạ thấp mình.
C. Muốn người khác tôn trọng mình thì mình phải biết tôn trọng người khác
D. Tôn trọng người khác sẽ được mọi người tôn trọng
Câu 4: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác vì :
A. Nước ta quá nghèo.
B. Các nước khác hơn hẳn chúng ta.
C. Mỗi dân tộc đều có những thành tựu nổi bật, những truyền thống quý báu., nếu học hỏi sẽ tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc.
D. Để nước ta giống nước họ.
Câu 5: Có người nói: Để xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư, trước tiên cần phải xây dựng gia đình văn hoá . Theo em : 
A. Không đúng.	B. Rất đúng.	C. Không cần thiết.	D. Vừa sai, vừa đúng
Câu 6: Học sinh tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội để:
A. Hình thành, phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin trong sáng.
B. Rèn luyện năng lực tổ chức, quản lý, hợp tác.
C. Rèn luyện năng lực giao tiếp ứng xử.
D. Hình thành, phát triển thái độ, năng lực tổ chức, quản lý, hợp tác, giao tiếp ứng xử. 
III. Điền đúng ( Đ ) hoặc sai ( S ) vào chỗ trống. 
Câu 7: Những biểu hiện sau đây là đúng hay sai khi nói về người có tính tự lập ?
Biểu hiên
Đáp án
A.Tất cả mọi việc luôn tự giác làm không đợi cha, mẹ nhắc nhở mới làm.
B. Không làm được bài thì tìm mọi cách để có tài liệu chép.
C. Luôn chủ động trong học tập và làm việc không cần ai nhắc nhở.
D. Trước khó khăn luôn hoang mang, sợ hãi.
B. PHẦN II: TỰ LUẬN( 7 điểm)
Câu 1 : Giữa pháp luật và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào ? Cho ví dụ? ( 1điểm)
Câu 2: Vì sao phải tôn trọng người khác ? Cho ví dụ minh họa? ( 1 điểm)
Câu 3: Thế nào là tình bạn? Nêu đặc điểm của tình bạn trong sáng lành mạnh và nói lên cảm xúc của em khi có được tình bạn đó?( 2 điểm)
Câu 4 ( 2đ )
 Tình huống: Được bố, mẹ nuông chiều từ nhỏ, Nam tự cho mình có quyền được nuông chiều như vậy. Càng lớn lên, Nam càng hư hỏng và đưa ra yêu sách đủ thứ buộc bố mẹ phải đáp ứng: từ quần áo, đồ dùng đến tiền để tiêu pha hằng ngày; thậm chí Nam còn đòi hỏi bố mua cho xe máy để đi cho “ đúng tầm”. Ông, bà, bố mẹ nói gì Nam cũng không nghe. Hãy nhận xét việc làm của Nam ? Nếu là bạn Nam em sẽ khuyên bạn điều gì ?
Hết.
C. ĐÁP ÁN
PHẦN TRẮC NGHIỆM.
Câu 1: c, Câu 2: b, Câu 3: c, Câu 4: c, Câu 5: b, Câu 6: d, Câu 7: Sai : B, D; đúng A,C
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Những quy định của tập thể, cộng đồng phải tuân theo những quy định của pháp luật, không được trái. Pháp luật và kỉ luật tạo điều kiện cho mỗi cá nhân và toàn xã hội phát triển theo một đinh hướng chung. Ví dụ nội quy của trường phải dựa trên luật giáo dục, điều lệ trường phổ thông( 1 điểm)
Câu 2: Chúng ta phải tôn trọng người khác vì có tôn trọng người thì người mới tôn trọng mình. Làm cho mối quan hệ giữa người với người tốt đẹp hơn, xã hội văn minh hơn. Ví dụ: Thực tế trong lớp học: bạn bè tôn trọng nhau( 1 điểm)
Câu 3: Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tính, sở thích hoặc có chung xu hướng hoạt động, có cùng lí tưởng sống. (0.5điểm)
Tình bạn trong sáng lành mạnh có những đặc điểm cơ bản sau: phù hợp với nhau về quan niệm sống; bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau; chân thành, tin cậy và có trách nhiệm đối với nhau; thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau. (1,0điểm) 
Nêu cảm xúc của mình khi có tình bạn trong sáng lành mạnh- cảm xúc cá nhân (0.5điểm)
Câu 4: Em không đồng ý với suy nghĩ của Nam. Vì: Nam không có quyền đòi hỏi cha mẹ phải làm gì cho mình( Bổn phận của con cái đối với cha mẹ), không có quyền muốn gì thì được đó. 
 Em là bạn của Nam, sẽ khuyên bạn:
 + Xem lại cách sống của mình.
 + Nên biết mình đang ở tuổi nào? Cái gì nên và không nên làm.
 + phải biết trân trọng tình yêu thương của cha mẹ giành cho mình.
 + Phải biết tôn trọng mồ hôi, công sức lao động của bố mẹ
Hết.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi GDCD 6 ma tran dap an chuan 2 de_12244644.doc