Đề thi học sinh giỏi cấp huyện năm học: 2011 – 2012 môn: Ngữ văn 8 (đề dự bị)

ĐỀ:

Câu 1: ( 1 điểm)

 Qua đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” và truyện ngắn “ Lão Hạc”, em hiểu gì về cuộc sống và phẩm chất của người nông dân trong xã hội cũ?

Câu 2: (1,5 điểm)

 Trong truyện “ Chiếc lá cuối cùng”, vì sao có thể nói chiếc lá của cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác?

Câu 3: (1 điểm)

 a) Vận dụng trợ từ, thán từ để giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Gọi dạ bảo vâng.

 b) Trong câu sau dùng dấu câu đã đúng chưa? Nếu chưa đúng , hãy sửa lại cho đúng.

 Mặc dù đã bao nhiêu năm. Nhưng tôi vẫn chưa về thăm quê .

Câu 4: (1,5 điểm)

 Hãy so sánh giữa biện pháp tu từ nói quá và nói khoác?

 

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1294Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện năm học: 2011 – 2012 môn: Ngữ văn 8 (đề dự bị)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND HUYỆN KONPLÔNG KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2011 – 2012
 ĐỀ DỰ BỊ
 Môn: Ngữ văn 8
 Thời gian: 120 phút.
 ( Không kể thời gian phát đề )
ĐỀ:
Câu 1: ( 1 điểm)
 Qua đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” và truyện ngắn “ Lão Hạc”, em hiểu gì về cuộc sống và phẩm chất của người nông dân trong xã hội cũ?
Câu 2: (1,5 điểm)
 Trong truyện “ Chiếc lá cuối cùng”, vì sao có thể nói chiếc lá của cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác?
Câu 3: (1 điểm)
 a) Vận dụng trợ từ, thán từ để giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Gọi dạ bảo vâng.
 b) Trong câu sau dùng dấu câu đã đúng chưa? Nếu chưa đúng , hãy sửa lại cho đúng.
 Mặc dù đã bao nhiêu năm. Nhưng tôi vẫn chưa về thăm quê .
Câu 4: (1,5 điểm)
 Hãy so sánh giữa biện pháp tu từ nói quá và nói khoác?
Câu 5: (5 điểm)
 Vai trò của cây lúa trong đời sống người dân Việt Nam.
 *************** Hết ***************
 (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
 Đề này có 01 trang.
 UBND HUYỆN KONPLÔNG KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2011 – 2012
 ĐÁP ÁN ĐỀ DỰ BỊ
 Môn: Ngữ văn 8
 Thời gian: 120 phút.
 ( Không kể thời gian phát đề )
CÂU
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
1
 Qua đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” và truyện ngắn “ Lão Hạc”, cho thấy cuộc sống và phẩm chất của người nông dân trong xã hội cũ:
 - Thấy được tình cảnh nghèo khổ, bế tắc của tầng lớp nông dân bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến.
- Thấy được vẻ đẹp tâm hồn cao quý, tình thương bao la, lòng tự trọng, tận tụy hi sinh vì người thân của người nông dân.
0,5 điểm
0,5 điểm
2
Có thể nói chiếc lá của cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác vì:
- Vì chiếc lá vẽ rất giống, khiến Giôn-xi tưởng đấy là chiếc lá thật.
- Chiếc lá của cụ Bơ-men vẽ trong đêm mưa tuyết đã đem lại sự sống cho Giôn-xi.
- Chiếc lá không phải chỉ được vẽ bằng bút lông, bột màu, mà bằng cả tình thương bao la và lòng hi sinh cao thượng.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
3
a) Câu tục ngữ này khuyên bảo chúng ta cách dùng thán từ gọi đáp biểu thị sự lễ phép. 
b) -Trong câu sau dùng dấu câu chưa đúng.
 - Sửa lại.
 Mặc dù đã bao nhiêu năm, nhưng tôi vẫn chưa về thăm quê .
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
4
So sánh giữa biện pháp tu từ nói quá vói nói khoác:
* Giống nhau:
- Đều là phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng.
* Khác nhau:
- Nói quá: là biện pháp tu từ nhằm mục đích nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
- Nói khoác: Nhằm cho người nghe tin vào điều không có thực; là hành động có tác động tiêu cực.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
5
*Yêu cầu chung: 
- Viết được bài văn thuyết minh về một loài cây. Qua bài viết, thể hiện được một cách rõ nét loài cây đó có đặc điểm sinh học như thế nào, các bộ phận ra sao, tập tính sinh trưởng có gì đáng chú ý. Không những thế cây này lại là cây có ích đối với người dân.
- Bố cục bài viết hợp lí.
- Trình tự thuyết minh rõ ràng, mạch lạc.
*Yêu cầu cụ thể: 
a. Mở bài: 
- Giới thiệu chung về cây lúa trong đời sống của người dân Việt Nam. 
b. Thân bài: 
- Đặc điểm chung của cây lúa. 
- Những bộ phận của cây lúa: Lá, thân, rễ, hoa, hạt,  
- Sự phát triển của cây lúa: lúc còn non gọi là mạ, lúc làm đòng, trổ bông, thu hoạch,
- Cách trồng và chăm sóc lúa.
- Lợi ích của cây lúa đem lại.
+ Hạt lúa.
+ Thân cây lúa.
- Tình cảm gắn bó của người nông dân với cây lúa.
c. Kết bài: 
Nhấn mạnh, khái quát vai trò của cây lúa trong đời sống người dân Việt Nam.
HƯỚNG DẪN CHẤM
- Điểm 5 : Bài làm có đầy đủ nội dung như dàn ý, bố cục rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát trôi chảy, trình bày sạch đẹp, không sai lỗi chính tả.
- Điểm 4 : Bài làm có thể thiếu một vài ý nhỏ trong nội dung dàn ý, trôi chảy bố cục rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát có thể sai một vài lỗi chính tả.
- Điểm 3 : Bài làm chỉ thể hiện 50% nội dung trong dàn ý; bố cục rõ ràng nhưng diễn đạt một số chỗ còn lủng củng, sai một số lỗi chính tả. 
- Điểm 1-2: Bài làm sơ sài, không đảm bảo yêu cầu về nội dung, hình thức, sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ đặt câu không rõ ràng, diễn đạt quá lủng củng hoặc không biết diễn đạt.
- Điểm 0: Bài làm lạc đề hoàn toàn hoặc bỏ giấy trắng.
Lưu ý: Giáo viên cần linh hoạt dựa vào bài viết của học sinh mà cho điểm cho phù hợp.
0,5điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1 điểm
0,5 điểm
1 điểm
 Đáp án này có 03 trang.

Tài liệu đính kèm:

  • doclớp 8.doc