Đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Lịch sử

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (10 điểm)

Câu 1. Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) kết thúc, nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà căn bản hoàn thành cuộc cách mạng nào ở miền Bắc

A. cách mạng dân tộc dân chủ B. cách mạng xã hội chủ nghĩa

C. cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân D. cách mạng ruộng đất

Câu 2. Theo thỏa thuận của các nước cường quốc tại Hội nghị Ianta (2/1945), các nước Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của

A. Nhật Bản B. Các nước phương Tây C. Liên Xô D. Mĩ

Câu 3. Điểm khác nhau giữa bản Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo với bản Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là

A. Xác định cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

B. Xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.

C. Xác định giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

D. Xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.

 

doc 6 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1266Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD – ĐT NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN NGHỊ
ĐỀ THI HSG LỚP 12
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: Lịch sử (thời gian 135 phút).
Đề thi gồm 06 trang.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (10 điểm)
Câu 1. Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) kết thúc, nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà căn bản hoàn thành cuộc cách mạng nào ở miền Bắc 
A. cách mạng dân tộc dân chủ 	 B. cách mạng xã hội chủ nghĩa 
C. cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân 	D. cách mạng ruộng đất 
Câu 2. Theo thỏa thuận của các nước cường quốc tại Hội nghị Ianta (2/1945), các nước Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của 
A. Nhật Bản B. Các nước phương Tây C. Liên Xô D. Mĩ 
Câu 3. Điểm khác nhau giữa bản Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo với bản Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là 
A. Xác định cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa. 
B. Xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc. 
C. Xác định giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. 
D. Xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
Câu 4. Phương pháp đấu tranh cơ bản trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là 
A. Đấu tranh vũ trang 	B. Đấu tranh chính trị 
C. Đấu tranh ngoại giao 	D. Đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị. 
Câu 5. Chính đảng của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam là 
A. Tân Việt Cách mạng đảng. B. Đảng lập hiến. 
C. Việt Nam Quốc dân đảng. D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. 
Câu 6. Sự kiện đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đi vào đấu tranh tự giác là 
Cuộc tổng bãi công của công nhân Bắc Kì (1922). 
B. Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (1926). 
C. Tổ chức Công hội được thành lập (1920). 
D. Cuộc bãi công của công nhân xưởng máy Ba Son (8/1925). 
Câu 7. Chiến dịch nào của quân dân Việt Nam đã làm phá sản kế hoạch Rơve của Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương 
A. Việt Bắc thu đông năm 1947. B. Điện Biên Phủ năm 1954 
C. Biên giới thu đông năm 1950 D. Thượng Lào năm 1954 
Câu 8. Nội dung nào sau đây không nằm trong diễn biến của Chiến tranh lạnh? 
A. Chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975). 
B. Chiến tranh Nam – Bắc Triều Tiên (1950 – 1953). 
C. Cuộc khủng hoảng Caribê (1962). 
D. Cách mạng Cuba (1953 – 1959). 
Câu 9. Chiến dịch phản công lớn đầu tiên của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là 
A. Cuộc chiến đấu tại các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (1946 – đầu 1947) 
B. Chiến dịch Biên giới thu - đông (1950) 
C. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954) 
D. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947) 	
Câu 10. Lực lượng nào sau đây không thuộc phe Đồng minh vào Việt Nam làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật sau khi chiến tranh thế giới thứ hai vừa kết thúc? 
quân Pháp 	B. quân Mĩ 	
C. quân Trung Hoa Dân quốc 	D. quân Anh 
Câu 11. Nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ ngày nay là do 
A. Yêu cầu của việc chạy đua vũ trang trong thời kì “Chiến tranh lạnh”. 
B. Nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người. 
C. Kế thừa những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật thế kỉ XVIII – XIX. 
D. Hệ quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. 
Câu 12. Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931, Nghệ - Tĩnh là nơi có phong trào cách mạng mạnh nhất là vì 
 	A. Là nơi bị thực dân Pháp khủng bố dã man nhất. 
B. Là nơi có truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm và các chi bộ Đảng hoạt động mạnh. 
C. Là quên hương của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. 
D. Là nơi có đội ngũ cán bộ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đông nhất. 
Câu 13. Nguyên nhân cơ bản nào dưới đây đưa nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh sau Chiến tranh thế giới thứ hai? 
 	 A. Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh. 
B. Nhờ áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất. 
C. Nhờ trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao. 
D. Lãnh thổ Mĩ rộng, tài nguyên thiên nhiên phong phú. 
Câu 14. Mặt trận nào có vai trò chuẩn bị trực tiếp cho cách mạng tháng Tám năm 1945 
A. Mặt trận Thống nhất dân tộc Đông Dương 	
B. Mặt trận dân chủ Đông Dương 
C. Mặt trận Liên Việt 	
D. Mặt trận Việt Minh 
Câu 15. Nguyên nhân chính khiến Mĩ phát động cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô là: 
A. Do Mĩ lo sợ trước ảnh hưởng ngày càng to lớn của Liên Xô. 
B. Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa Mĩ và Liên Xô. 
C. Do Mĩ lo sợ sự mở rộng của hệ thống chủ nghĩa xã hội trên thế giới. 
D. Do Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới. 
Câu 16. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là: 
Một chi bộ của Quốc tế Cộng sản. 
B. Tổ chức cách mạng của Việt kiều tại Quảng Châu – Trung Quốc. 
C. Tổ chức chính trị quá độ để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 
D. Chính đảng vô sản đầu tiên ở Việt Nam.. 
Câu 17. Cách mạng tháng Tám năm 1945 không mang ý nghĩa nào sau đây? 
Đã lật nhào ngai vàng phong kiến ngự trị ngót chục thế kỉ ở nước ta. 
B. Phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và ách thống trị của phát xít Nhật. 
C. Đưa cả nước bước vào thời kì tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. 
D. Lập nên nhà nước do nhân dân lao động làm chủ. 
Câu 19. Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay, Việt Nam cần vận dụng triệt để nguyên tắc nào sau đây của Liên hợp quốc? 
A. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết dân tộc. 
B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. 
C. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
D. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. 
Câu 20. Nhật Bản đầu hàng không phải vì lí do nào sau đây?
A. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hirôsima và Nagaxaki
B. Liên Xô đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật Bản ở Mãn Châu
C. Chính phủ Nhật Bản đã quá hoảng sợ, nhân dân và binh lính Nhật muốn đầu hàng
D. Các nước đồng minh gửi Tuyên cáo Pốtxđam yêu cầu Nhật Bản đầu hàng
Câu 21. Thành công lớn nhất của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu là: 
A. Góp phần đưa đến sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. 
B. Lập được nhiều tổ chức quân sự trên thế giới. 
C. Đàn áp các phong trào cách mạng thế giới. 
D. Lôi kéo và chi phối được các nước tư bản đồng minh một thời. 
Câu 22. Tháng 6 – 1940, tại Pháp diễn ra sự kiện mà có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình Việt Nam là
A. Đức chiếm đóng 3/4 lãnh thổ nước Pháp
B. Lực lượng kháng chiến Pháp hình hành
C. Chính phủ tự trị thành lập do Pêtanh đứng đầu làm tay sai cho phát xít Đức
D. Đức tiến công và chiếm 3/4 lãnh thổ nước Pháp, Chính phủ Pháp đầu hàng và làm tay sai cho Đức
Câu 23. “Hỡi quốc dân đồng bào ! Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, quân Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận, kẻ thù chúng ta đã ngã gục ...” Câu nói được trích trong Bản Quân lệnh số 1 đã thể hiện điều gì trong cách mạng tháng Tám ? 
A. Thời cơ khách quan thuận lợi đã tới 
B. Điều kiện chủ quan thuận lợi đã chín muồi 
C. Nguyên nhân bùng nổ CMT8
D. Khẳng định kết quả tất yếu sẽ thắng lợi trong CMT8. 
Câu 24. Tư tưởng cốt lõi của bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là: 
A. Độc lập và tự do. 	B. Độc lập và dân chủ. 
C. Tự do và dân chủ. 	D. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. 
Câu 25. Địa phương được chọn làm nơi thí điểm cuộc vận động xây dựng các Hội cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh là 
A. Lạng Sơn 	B. Thái Nguyên 
C. Bắc Kạn 	D. Cao Bằng 
Câu 26. Biến đổi quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là 
Các nước Đông Nam Á đều đã gia nhập tổ chức ASEAN. 
B. Các nước Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu kinh tế to lớn. 
C. Các nước Đông Nam Á đã trở thành các quốc gia độc lập. 
D. Các nước Đông Nam Á đã trở thành trung tâm kinh tế tài chính thế giới. 
Câu 27. Mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai là 
Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. 
B. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.
C. Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản. 
D. Mâu thuẫn giữa tư sản Việt Nam với thực dân Pháp. 
Câu 28. Hình thức mặt trận được Đảng chủ trương thành lập tại Hội Nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11/1939 là: 
A. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương 	 
B. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương 
C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương 	 
D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh. 
Câu 29. Điểm mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp là gì? 
A. Vừa khai thác vừa chế biến B. Đầu tư phát triển công nghiệp nhẹ 
C. Đầu tư phát triển công nghiệp nặng D. Tăng cường đầu tư thu lãi cao. 
Câu 30. Đặc điểm của quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 – 1925 là gì? 
A. Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mac- Lênin vào Việt Nam 
B. Quá trình thành lập ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam 
C. Quá trình chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) 
D. Quá trình thực hiên chủ trương vô sản hóa để truyền bá chủ nghĩa Mac – Lenin vào Việt Nam. 
Câu 31. Những nước Đông Nam Á chớp thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền và tuyên bố độc lập vào năm 1945 là: 
A. Inđônêxia, Xingapo và Malaixia C. Inđônêxia, Việt Nam, Lào. 
B. Việt Nam, Lào, Campuchia. 	D. Xingapo, Việt Nam, Lào.
Câu 32. Chiến thắng nào của ta đã mở đầu cho cao trào "tìm Mỹ mà đánh, tìm nguỵ mà diệt"?
A. Chiến thắng Vạn Tường                    B. Chiến thắng Ấp Bắc
C. Chiến thắng Bình Giã.                       D. Chiến thắng Ba Gia
Câu 33. Đại hội nào của Đảng Cộng sản Việt Nam được xác định là “Đại hội xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”?
A. Đại hội lần thứ I                           B. Đại hội lần thứ II
C. Đại hội lần thứ III                         D. Đại hội lần thứ IV
Câu 35. Trọng tâm của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) ở miền Bắc là gì?
A. Công nghiệp nhẹ
B. Công nghiệp nặng.
C. Nông nghiệp
D. Xây dựng CNXH.
Câu 36. Điền vào chỗ trống câu sau đây: “Nguồn lực chi viện cùng với thắng lợi của quân dân miền Bắc trong những năm 1965 - 1968 đã góp phần quyết định vào thắng lợi của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược......của Mĩ-Ngụy”.
A. Chiến tranh đơn phương                B. Chiến tranh đặc biệt
C. Chiến tranh cục bộ                         D. Việt Nam hoá chiến tranh
Câu 37. Tinh thần chiến đấu của quân dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ được thể hiện qua khẩu hiệu nào?
A. Không có gì quý hơn độc lập tự do
B. Nhằm thẳng quân thù mà bắn
C. Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người
D. Thanh niên “ba sẵn sàng”, phụ nữ “ba đảm đang”
Câu 38. Điểm nào trong các điểm sau đây là điểm khác nhau cơ bản nhất giữa “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt”?
A. Sử dụng lực lượng quân viễn chinh Mĩ, quân chư hầu và quân độ Sài Gòn.
B. Sử dụng vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ.
C. Là loại hình chiến tranh thực dân mới nhằm chống lại cách mạng miền Nam.
D. Tăng cường phá hoại miền Bắc.
Câu 39. Ý nghĩa lịch sử của trận Vạn Tường (Quảng Ngãi) là gì?
A. Tạo ra bước ngoặt của chiến tranh.
B. Buộc Mĩ chuyển sang chiến lược khác.
C. Đánh bại Mĩ về quân sự.
D. Được coi là Ấp Bắc đối với Mĩ, mở đầu cao trào “tìm Mĩ mà đánh, tìm ngụy mà diệt” trên toàn miền Nam.
Câu 40. Thắng lợi nào buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” trở lại cuộc chiến tranh xâm lược nước ta?
A. Chiến thắng Vạn Tường.
B. Chiến thắng Mậu Thân 1968.
C. Chiến thắng hai mùa khô (1965-1966) và (1966-1967).
D. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
II. PHẦN TỰ LUẬN. (10 điểm)
Câu 1. (5 điểm). 
“8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gian của năm nước: Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin”. Em hãy: 
Hoàn thành những thông tin về chiến lược phát triển kinh tế của nhóm năm nước sáng lập ASEAN theo bảng sau: 
Chiến lược phát triển kinh tế
Hướng nội
Hướng ngoại
Thời gian
Mục tiêu
Thành tựu
Hạn chế
Từ nội dung chiến lược phát triển kinh tế chung của năm nước sáng lập ASEAN sau khi giành được độc lập đến năm 2000, em hãy rút ra bài học kinh nghiệm với sự phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay. 
Vì sao đến năm 1995 Việt Nam mới gia nhập ASEAN? Khi gia nhập tổ chức này, Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức gì? 
Là một học sinh (công dân) nước Việt Nam, em cần làm gì để phát huy cơ hội và hạn chế thách thức? 
Câu 2. (5 điểm). 
Khi nói về ‎ nghĩa của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam tháng 2 năm 1930, sách giáo khoa Lịch sử 12, ban cơ bản, trang 89, có viết “Đảng ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời đại mới”. 
Từ thực tế hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam thời kì 1920 – 1930, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. 
Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình vận động chuẩn bị cho sự ra đời Đảng cộng sản Việt Nam. 
Từ khi thành lập đến nay, Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành những thắng lợi như thế nào trong công công cuộc đấu tranh giành và bảo về nền độc lập, xây dựng và phát triển kinh tế xã hội? 

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 12_12277312.doc