Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ Văn

Câu 1 (4 điểm): Đại văn hào người Nga M.Gorki từng tâm niệm: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương”. Suy nghĩ của anh (chị) về nhận định trên.

Câu 2 (6 điểm): Phân tích hình tượng người lính qua hai bài thơ “Đồng chí”(Chính Hữu) và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật).

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1529Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI
Họ tên thí sinh:
Số báo danh: 
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
 NĂM HỌC 2014-2015
 MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1 (4 điểm): Đại văn hào người Nga M.Gorki từng tâm niệm: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương”. Suy nghĩ của anh (chị) về nhận định trên.
Câu 2 (6 điểm): Phân tích hình tượng người lính qua hai bài thơ “Đồng chí”(Chính Hữu) và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật).
..Hết..
(Giám thị không giải thích gì thêm)
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (4 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng. Biết sử dụng nhiều thao tác nghị luận. Biết hành văn trôi chảy.Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
1.Giải thích (1đ)
- Bắc Cực nằm ở cực bắc của trái đất, quanh năm băng tuyết bao phủ. Sự sống nơi đây rất khó khăn, khắc nghiệt. Cái lạnh của Bắc Cực là giá lạnh của thời tiết, do thiên nhiên gây ra. Cái lạnh của Bắc Cực không ngăn cản được sự sống và bước chân khám phá của con người.
- Tình thương là tình cảm yêu thương, sự chia ngọt sẻ bùi giữa con người với con người trong cuộc sống. Nơi thiếu tình thương là nơi không tồn tại tình người, không có sự cảm thông, thấu hiểu và chia sẻ. Cái lạnh ở nơi không có tình thương là cái lạnh trong lòng người, là sự bang giá của trái tim.
- Nhà văn Nga so sánh cái lạnh của Bắc Cực với cái lạnh của lòng người để thấy được cái lạnh của lòng người còn đáng sợ hơn cái lạnh của thời tiết. Từ đó nhận mạnh tầm quan trọng của tình người trong cuộc sống
2. Luận bàn (1đ)
- Đây là nhận định hoàn toàn đúng đắn- Tình thương chính là sự đồng cảm, chia sẻ với mọi nỗi đau, nỗi bất hạnh của con người.Nhờ có tình thương, con người biết qan tâm giúp đỡ người khác, nhờ có tình thương con người sống gần nhau hơn. Tình thương sẽ cứu được thế giới (First new)(dẫn chứng)
- Nếu không có tình thương con người sẽ lạnh lùng vô cảm trước nỗi đau của khổ của người khác. Con người sẽ thu mình trong vỏ bọc cô đơn, không có gia đình, không có cộng đồng, không có nhân loại, không có sự sống(dẫn chứng)
3. Mở rộng và nâng cao (1đ)
- Khẳng định câu nói có ý nghĩa trong mọi thời đại. Con người không thể sống nếu thiếu tình thương.
- Trong cuộc sống hiện đại thì càng cần có tình thương, sự đồng cảm, chia sẻ.
- Biểu hiện tình thương trong cuộc sống hôm nay: xây dựng môi trường, chung tay ủng hộ người nghèo, người bị bệnh nặng, xây dựng nhà tình nghĩa
- Phê phán những người sống thiếu tình thương, không có sự đồng cảm, chia sẻ
4. Bài học nhận thức và hành động: (1đ)
- Tình thương vô cùng quý giá đối với con người. Tình thương là hơi ấm tình người giúp con người gần nhau hơn, làm cho nhân loại tốt đẹp hơnCần sống yêu thương để cuộc sống thêm nhiều ý nghĩa
III. Biểu điểm
Điểm 4: đáp ứng các yêu cầu trên, văn có cảm xúc, dẫn chứng phong phú chọn lọc.
Điểm 3: Cơ bản đáp ứng yêu cầu trên, dẫn chứng chưa phong phú
Điểm 2: Kiến thức sơ sài, chưa nắm chắc yêu cầu của đề.
 Điểm 1: lệch đề, sai nhiều chính tả, lỗi diễn đạt
Điểm 0: Lạc đề, sai phương pháp
Câu 2 (6 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng. Biết sử dụng nhiều thao tác nghị luận. Biết hành văn trôi chảy.Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
A.Mở bài: - Dẫn dắt bài hát đến với hình tượng người lính (hoặc: Hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc đến hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ)
 - Vào đề: Người lính trong hai bài thơ thuộc hai thế hệ khác nhau nhưng đều có nét đẹp chung của người lính cách mạng và con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến cứu nước.(0,5 đ)
B. Thân bài
1. Điểm chung:(2,5đ)
- Yêu nước, yêu quê hương (0,75đ)
+Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
+ Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước
-Tình đồng chí đồng đội keo sơn, gắn bó (0,75đ)
+ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
+ Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi
-Vượt qua khó khăn gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ(0,5đ)
+”Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi/ Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá/Chân không giày”
+ “..chờ giặc tới” . “nhìn thẳng”
-Lạc quan tin tưởng, khí phách anh hùng(0,5đ)
+”miệng cười buốt giá”
“nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”
2. Khác nhau(2,5đ)
- “Đồng chí”: người lính nông dân hiện lên với vẻ đẹp mộc mạc, giản dị mà sâu sắc. Tình đồng chí đồng đội thiêng liêng hòa quện với tình yêu lý tưởng 
“Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!”(0,75đ)
-“Bài thơ về tiểu đội xe không kính”: Người lính thời kì kháng chiến chống Mĩ hiện lên với vẻ đẹp trẻ trung, ngang tàng. Đây là những người lính có học vấn, có bản lĩnh chiến đấu, có tâm hồn nhạy cảm, cách riêng mang đậm chất lính đáng yêu. Họ tất cả vì miền nam ruột thịt với tình yêu nước cháy bỏng.
“Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”(0,75đ)
- Tuy cùng khai thác chất liệu hiện thực nhưng hai bài thơ còn khác nhau ở giọng điệu và cảm hứng nổi bật của mỗi bài. “Đồng chí” làm nổi bật tình đồng chí đồng đội, “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” làm nổi bật chủ nghĩa anh hùng, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn và bom đạn kẻ thù(1đ)
3. Đánh giá chung (1đ)
- Hình tượng người lính dù ở thời kì nào cũng đều mang phẩm chất cao đẹp của “anh bộ đội cụ Hồ”:Kiên cường bất khuất, dũng cảm, lạc quan tin tưởng, yêu quê hương đất nước, tình đồng chí keo sơn
- Viết về anh bộ đội các nhà thơ nói về chính mình và đồng đội của mình. Vì thế, hình tượng người lính hiện lên chân thực và sinh động.
C.Kết bài: Nhìn lại chặng đường lịch sử, đọc lại hai bài thơ ta thêm tự hàohình ảnh người lính hiện lên luôn rực rỡ bất chấp lớp bụi thời giansống mãi trong lòng mọi thế hệ..(0,5đ)
III. Biểu điểm:
Điểm 6: đáp ứng các yêu cầu trên, văn có cảm xúc, dẫn chứng phong phú chọn lọc.
Điểm 5: Cơ bản đáp ứng yêu cầu trên, dẫn chứng chưa phong phú
Điểm 4: Kiến thức sơ sài, chưa nắm chắc yêu cầu của đề.
 Điểm 2-3: lệch đề, sai nhiều chính tả, lỗi diễn đạt
Điểm 0-1: Lạc đề, sai phương pháp
*Lưu ý: Căn cứ vào bài học sinh cho điểm phù hợp. Khuyến khích bài có chất văn .Không sai lệch tổng điểm câu. Điểm thi làm tròn số 0,5.

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ THI HSG 9.doc