Đề thi học sinh giỏi môn: Ngữ văn lớp 7

Câu 1 (3 điểm).

 Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của những quan hệ từ trong những câu thơ sau:

 “ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

 Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

( Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương)

Câu 2: (7 điểm).

 Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:

 “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ. Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước”.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

 

doc 23 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1423Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn: Ngữ văn lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sạch đẹp, bố cục cõn đối, kết cấu chặt chẽ, liờn hệ hợp lớ: 1,0 điểm
(Chỳ ý: cần lưu ý giữa định tớnh và định lượng, cần xem xột mối quan hệ giữa ý và việc triển khai, sự liền mạch trong cảm nhận, cỏch diễn đạtKhụng đếm ý cho điểm; nếu bài viết chỉ diễn xuụi bài thơ thỡ khụng cho quỏ 6,0 điểm).
Đề thi học sinh giỏi
Môn: Ngữ văn 7 ( ĐỀ 4)
 Thời gian làm bài: 120 phút (không tính thời gian giao đề)
Câu 1 ( 5,0 điểm): Cho đoạn văn sau:
 “ Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần tuý phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ của một người dân quê Việt Nam. Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị. Làm thơ, Người thích lối ca dao vì ca dao việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười vàng.”
 (Hồ Chủ Tịch - “Hình ảnh của dân tộc” của Phạm Văn Đồng)
a. Đoạn văn trên sử dụng những phép tu từ nào? tác dụng?
b. Chuyển đổi câu: “ Người khéo dùng từ ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị. ” thành câu bị động rồi rút gọn đến mức có thể mà ít làm tổn hại đến ý chính của câu.
 Câu 2 ( 5,0 điểm): 
 Viết đoạn văn ( không quá 15 dòng) làm rõ tình cảm bà cháu trong bài thơ “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh ( Ngữ Văn 7 tập 1).
 Câu 3 ( 10 điểm):
 Chứng minh rằng: Ca dao luụn bồi đắp cho tuổi thơ chỳng ta tỡnh yờu tha thiết đối với đất nước, quờ hương .
ĐÁP ÁN
Câu 1: (5 điểm) 
a. Các phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn
+ So sánh: - Ngôn ngữ của Người.như ngôn ngữ người dân
 - Ca dao là Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười.
+ Liệt kê: - Phong độ, ngôn ngữ, tính tình
 - Phong phú, ý vị 
=> Tác dụng: Góp phần làm nổi bật sự giản dị của Bác trong lối sống, trong lời nói và trong bài viết của mình.
b. Chuyển thành câu bị động 
- Tục ngữ, nói ví, châm biếm kín đáo và thú vị .được Người hay sử dụng trong lời ăn tiếng nói của mình.
- Rút gọn: Lời nói của Người đậm chất dân gian
Câu 2: (5 điểm)
* Yêu cầu: - Hình thức không quá 15 dòng
 - Nội dung: Đảm bảo làm rõ tình bà cháu được thể hiện qua nỗi nhớ của cháu về bà.
+ Nhớ lời trách mắng suồng sã, thân yêu của bà.
+ Nhớ hình ảnh bàn tay già nua nhăn nheo của bà chắt chiu soi trứng cho gà ấp.
+ Nhớ khuôn mặt và đôi mắt đục mờ của bà nhìn trời mà lo cho đàn gà- mong trời đừng rét để bán gà may quần áo mới cho cháu.
+ Tình bà cháu làm phong phú tình yêu quê hương đất nước.
Câu 3: (10 điểm)
* Yêu cầu: - Phương thức: Chứng minh
 - Nội dung: Ca dao bồi đắp tỡnh yờu tha thiết đối với đất nước, quờ hương 
 - Phạm vi : Dẫn chứng lấy trong kho tàng ca dao Việt Nam.
* Cụ thể:
a. Mở bài:
- Giới thiệu được ca dao là tiếng núi tỡnh cảm, là sản phẩm tinh thần của người lao động xưa.
- Ca dao biểu hiện đời sống tõm hồn phong phỳ nhất là tỡnh yờu quờ hương đất nước.
b. Thân bài: Chứng minh được trờn cỏc phương diện sau:
+ Ca dao ca ngợi cảnh đẹp quờ hương đất nước:
- VD: Ở xứ Lạng “ Đồng Đăng cú phố Kỡ Lừa
 Cú nàng Tụ Thị, cú chựa Tam Thanh”
 Ở Thăng Long “ Giú đưa cành trỳc la đà
 Tiếng chuụng Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
 Mịt mự khúi tỏa ngàn sương 
 Nhịp chày Yờn Thỏi, mặt gương Tõy Hồ”
 Ở Miền Trung “ Đường vụ xứ Nghệ quanh quanh
 Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”
+ Ca dao giới thiệu sản vật quý của mọi miền:
- VD: Ở Phỳ Thọ “ Bưởi Chi Đỏn, quýt Đan Hà 
 Cà phờ Phỳ Hộ, đồi chố Thỏi Ninh”
 Núi đến sự giàu cú của quờ hương
 “ Nước ta bể bạc non vàng
 Bể bạc Nam Hải, non vàng Bồng Lai”
 “ Đứng bờn ni đồng, ngú bờn tờ đồng, mờnh mụng bỏt ngỏt.
 Đứng bờn tờ đồng, ngú bờn ni đồng, bỏt ngỏt mờnh mụng.
 Thõn em như chẽn lỳa đũng đũng
 Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”
+ Ca dao diễn tả tỡnh cảm gắn bú với quờ hương:
 “ Anh đi anh nhớ quờ nhà
 Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
 Nhớ ai dói nắng dầm sương
 Nhớ ai tỏt nước bờn đường hụm nao”
+ Ca dao tự hào về lịch sử anh hựng của đất nước:
 “ Dự ai đi ngược về xuụi
 Nhớ ngày giỗ tổ mựng mười thỏng ba”
c. Kết bài:
- Nhấn mạnh giỏ trị, tỏc dụng của ca daoViệt Nam.
-Suy nghĩ, ấn tượng, cảm xỳc của em về ca dao Việt Nam.
 Đề thi học sinh giỏi
Môn: Ngữ văn 7 ( ĐỀ 5)
 Thời gian làm bài: 120 phút (không tính thời gian giao đề)
Câu 1 (5 điểm): Chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi 
Nghe gọi về tuổi thơ”
 ( Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh, SGK Ngữ Văn 7, tập I)
Câu 2 (5 điểm): Cảm nghĩ của em về khổ thơ sau:
“Việt Nam, ôi Tổ quốc thương yêu!
Trong khổ đau , người đẹp hơn nhiều, 
Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng,
Nhẫn nại nuôi con, suốt đời im lặng”.
(“Chào xuân 67” – Tố Hữu)
Câu 3 (5.0 điểm): Tục ngữ có câu: “Thương người như thể thương thân”, đó cũng chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Em hãy làm sáng tỏ vấn đề đó.
Đáp án 
Câu 1 (5 điểm): 
Yêu cầu:
* Hình thức: Viết thành đoạn văn.
* Nội dung: Học sinh chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ:
Cả khổ thơ là những rung cảm ban đầu của người lính trên đường hành quân khi nghe tiếng gà trưa.
- Dòng thứ tư “Cục ... cục tác cục ta” với việc lặp âm và những dấu chấm lửng đã mô phỏng sát đúng tiếng gà làm cho chuyện kể như được lồng vào một bức tranh nổi có tiếng gà vang vọng trong không gian.
- Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho cảm giác (thấy) và điệp ngữ “nghe” lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ có tác dụng đem lại ấn tượng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và xao động lòng người.
- Trật tự đảo của kết cấu so sánh: Nghe xao động nắng trưa (nổi bật nghĩa bóng) với Nghe nắng trưa xao động (nổi bật nghĩa đen) xen vào những trật tự đảo của câu trước và câu sau, làm cho âm điệu câu thơ thay đổi, tránh được sự nhàm chán và diễn tả được sự bồi hồi, xao xuyến của tâm hồn.
Câu 2 ( 5 điểm)
* Mở bài: Giới thiệu về khổ thơ và nêu cảm nhận chung của mình (0.25 điểm)
* Thân bài: 
- Khổ thơ ca ngợi Tổ quốc Việt Nam thương yêu, trải qua bao mưa bom , bão đạn, bao thăng trầm vẫn bình thản ngẩng cao đầu, đẹp một cách lạ kỳ. (1 điểm)
- Càng qua thử thách, sức sống của dân tộc càng mãnh liệt, càng tỏ ngời vẻ đẹp (0.5 điểm)
- Hình ảnh so sánh (Tổ quốc – Bà mẹ), là hình ảnh gợi cảm, giản dị mà ý nghĩa, sâu sắc. Tổ quốc cũng như là mẹ nhẫn nại, lam lũ, hy sinh, bao bọc cho các con mình, suốt đời vất vả mà vẫn bình thản ..... (1 điểm)
* Kết bài: (0.25 điểm) Cảm nghĩ chung về khổ thơ.
Câu 3 ( 10 điểm)
* Mở bài: (0.5 điểm)
Dẫn dắt giới thiệu được câu tục ngữ, truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta. Nêu ngắn gọn vấn đề nghị luận.
* Thân bài: Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ, điều đó thể hiện trong truyền thống của người Việt Nam. Chứng minh làm sáng tỏ vấn đề.
- Câu tục ngữ nói đến truyền thống tương thân, tương ái, giúp đỡ, bao bọc, thương yêu những con người xung quanh ta như chính bản thân mình. (0.75 điểm).
- Truyền thống quý báu đó được biểu hiện qua hành động, việc làm của nhân dân ta từ xưa đến nay ( như giúp đỡ kẻ khó, những người sa cơ, lỡ vận, đồng bào bị thiên tai .....) (2 điểm):
+ Nêu lên các việc làm cụ thể
+ Liên hệ đến các câu tục ngữ khác.
- Chính truyền thống ấy đã tạo sự đoàn kết của mội người với nhau để vượt qua những khó khăn, thử thách, tạo thành sức mạnh cộng đồng, tạo nên truyền thống tốt đẹp của dân tộc. (0.75 điểm)
- Câu tục ngữ chính là bài học làm người cho mỗi chúng ta. ngày nay chúng ta cần phát huy nhiều hơn nữa tinh thần tốt đẹp đó. (Liên hệ bản thân và mọi người xung quanh em) (0.5 điểm)
* Kết luận: (0.5 điểm)
Khẳng định vấn đề. 
Đề thi học sinh giỏi
Môn: Ngữ văn 7 ( ĐỀ 6)
 Thời gian làm bài: 120 phút (không tính thời gian giao đề)
Câu 1 (5 điểm)
Chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
“A! cuộc sống thật là đáng sống
Đời yêu tôi. Tôi lại yêu đời
Tất cả cùng tôi. Tôi với muôn người
Chỉ là một. Nên cũng là vô số!”
(“Một nhành xuân” – Tố Hữu)
Câu 2 (5 điểm): Viết đoạn văn khoảng 15 câu nói lên cảm nghĩ của em về bài ca dao sau:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Câu 3 (10 điểm)
	Phát biểu cảm nghĩ của em về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ trong hai bài thơ: “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh (Trong chương trình Ngữ văn 7).
ĐÁP ÁN
Câu 1 ( 5 điểm)
- Chỉ ra được biện pháp điệp ngữ : sống, đời, tôi.
- Phân tích giá trị nghệ thuật:
+ Các từ ngữ: “ cuộc sống, đời, tôi” được điệp lại hai lần để diễn tả mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa tác giả với cuộc sống.
+ Đó là sự gắn kết giữa nhà thơ với Đảng, Đất nước và Nhân dân bằng một tình yêu lớn .
Tình cảm thiết tha, yêu đời mãnh liệt, muốn cống hiến tất cả cho cuộc đời (0.5 điểm)
Câu 2 (5 điểm): 
* Nội dung: nói lên cảm nghĩ của em về bài ca dao.
Cảnh sáng sớm mùa thu nơi kinh thành Thăng Long thưở trước. Mỗi câu ca dao là một cảnh đẹp được vẽ bằng hai nét chấm phá, tả ít mà gợi nhiều. Cái hồn của cảnh vật mang vẻ đẹp màu sắc cổ điển.
- Câu thứ nhất tả gió và trúc: chữ “đưa” gợi làn gió thu thổi nhè nhẹ làm đung đưa những cành trúc rậm rạp, lá sum sê đang “la đà”.
- Câu thứ hai nói về tiếng chuông đền Trấn Vũ và tiếng gà tàn canh báo sáng từ làng Thọ Xương vọng tới. lấy xa để nói gần, lấy động để tả tĩnh, nhà thơ dân gian đã thể hiện được cuộc sống êm đềm, yên vui, thanh bình nơi Kinh thành xưa.
- Câu thơ thứ ba bức tranh xương khói mùa thu: đảo ngữ “Mịt mù khói tỏa” trên ngàn sương bao la mênh mông đã làm cho cảnh vật trở nên mịt mờ huyền ảo và tĩnh lặng...
- Câu thơ thứ tư: trời sắp sáng, tiếng chày giã dó từ làng Yên Thái làm giấy vang lên dồn dập. Nhịp sống lao động sôi nổi nói lên một sức sống mạnh mẽ chốn cố đô ngày xưa. Hình ảnh “mặt gương Tây Hồ” là hình ảnh trung tâm, một tứ thơ đẹp tỏa sáng toàn bài ca dao.
- Tác giả (khuyết danh) phải là một con người tài hoa và có tâm hồn trong sáng tuyệt đẹp.
Câu 3 (10 điểm)
A- Mở bài ( 1điểm)
* Yêu cầu:
	Giới thiệu cảm xúc về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ qua “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh.
B- Thân bài (8 điểm)
 - Trình bày những cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng và suy ngẫm của mình về cảnh sắc thiên nhiên ở bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh:
 + Đọc bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi ta như lạc vào Côn Sơn một nơi thiên nhiên đẹp đẽ, nên thơ, khoáng đạt, dịu mát, cảnh đẹp như một bức tranh sơn thuỷ hữu tình; ta như được thưởng thức âm thanh trầm bổng du dương của tiếng đàn cầm là tiếng suối chảy rì rầm, bất tận ngày đêm không ngớt. ta như được ngồi trên chiếu thảm rêu phơi trên đá, êm đềm, dịu mát. Dưới bạt ngàn rừng thông, , rừng trúc, ta tìm nơi mát mẻ ta nằm chơi, ngâm thơ nhàn nhã  Cảnh Côn Sơn thiên nhiên kì thú, nên thơ làm sao. Cảnh sắc thiên nhiên là suối, đá, thông, trúc nhưng sao ta thấy gần gũi và thân thương đến thế. Nó là tiếng đàn muôn điệu, là nơi con người gần gũi, giao hoà, là nơi con người thả hồn mình cùng những vần thơ.
 + Đến với bài thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh. ta cũng đến với đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng cảnh cũng thật đẹp tươi, thơ mộng. Ta cũng được thưởng thức cảnh đêm trăng xuân đầy sức sống. Nó cũng làm cho tâm hồn ta thư thái. Cảnh không lạnh lẽo, vắng vẻ nữa. Cảnh núi rừng ở đây không có đá, rêu, thông trúc nhưng ta được thưởng ngoạn ánh trăng mênh mang từ sông nước đến trời mây. Cảnh đêm khuya giữa núi rừng Việt Bắc mà thật thơ mộng, quyến rũ hồn người. Nhưng nổi bật trong cảnh đêm xuân thơ mộng ấy là cảnh con người - những người chiến sĩ đang toạ đàm quân sự. Thiên nhiên ở đây không chỉ làm cho con người thư thái, thảnh thơi như trong “Bài ca Côn Sơn” mà là làm đẹp cho những người chiến sĩ đang hoạt động vì dân, vì nước mà tiêu biểu là Bác Hồ. Chính vì vậy người đọc không thể quên được hình ảnh ánh trăng ngân đầy thuyền, một hình ảnh đầy chất lãng mạn càng làm cho cảnh và con người đẹp hơn.
 - Trình bày những cảm xúc, liên tưởng, tượng tượng và suy ngẫm của mình về tâm hồn của các nhà thơ ở hai bài thơ này:
 + Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về tâm hồn của nhà thơ, nhà thi sĩ Nguyễn Trãi trong bài “bài ca Côn Sơn” đã chủ động đến với thiên nhiên hoà mình vào thiên nhiên và yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng đầy khí phách, bản lĩnh kiên cường, phong thái ung dung, tự tại. Ta trân trọng tâm hồn thanh cao, trong sạch, ngay thẳng, kiên cường qua cách xưng hô, giọng điệu, hành động và những hình ảnh thiên nhiên.
 + Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về tâm hồn của nhà thơ, nhà chiến sĩ Hồ Chí Minh trong bài “ Rằm tháng giêng”: Cảm mến trước tâm hồn nhạy cảm yêu cảnh thiên nhiên, tâm hồn nghệ sĩ, yêu vẻ đẹp đầy chất quyến rũ của đêm trăng sông nước nơi chiến khu. Với tình yêu ấy, nhà thơ đã thổi hồn vào cảnh khuya của núi rừng Việt Bắc, làm cho nó hiện lên thật gần gũi, sống động, thân thương. Đó cũng chính là lòng yêu quê hương, đất nước tha thiết, nó thể hiện chất nghệ sĩ của tâm hồn Hồ Chí Minh. Nhưng cái đẹp trong tâm hồn Người không phải chỉ là tâm hồn thanh cao, trong sạch của một ẩn sĩ với thú lâm tuyền như Nguyễn Trãi mà càng say mê yêu mến cảnh Việt Bắc bao nhiêu thì Người càng lo lắng việc quân sự, sự nghiệp kháng chiến bấy nhiêu. Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác thể hiện sự hài hoà giữa tâm hồn nghệ sĩ và người chiến sĩ. ánh trăng ngân đầy thuyền như ngân lên tình yêu quê hương, đất nước của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh.
C- Kết bài (1điểm): Nhấn mạnh lại cảm xúc và suy ngẫm của mình về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ.
Đề thi học sinh giỏi
Môn: Ngữ văn 7 ( ĐỀ 7)
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Cõu 1: (5 điểm)
Chỏu chiến đấu hụm nay
Vỡ lũng yờu Tổ quốc
Vỡ xúm làng thõn thuộc
Bà ơi cũng vỡ bà
Vỡ tiếng gà cục tỏc
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
 (Tiếng gà trưa, Xuõn Quỳnh, Ngữ văn 7, tập 1)
 a. Chỉ ra và nờu đặc điểm của cỏc biện phỏp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.
 b. Viết đoạn văn trỡnh bày cảm nhận của em về hiệu quả nghệ thuật của cỏc phộp tu từ đú trong việc thể hiện nội dung.
Câu 2: (5 điểm)
Trong bài thơ “Quê hương” của Đỗ Trung Quân có đoạn:
	“Quê hương là cánh diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông”	.
Hãy nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
Câu 3: (10 điểm)
Cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ qua hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”.
ĐÁP ÁN
Cõu 1 
a. - Điệp ngữ: vỡ . Đặc điểm: điệp ngữ cỏch quóng.
 - Liệt kờ: Tổ quốc; xúm làng; bà; tiếng gà; Ổ trứng hồng. Đặc điểm: trỡnh bày từ khỏi quỏt đến cụ thể. 
b. Viết đoạn văn cảm nhận:
- Xỏc định được vị trớ, nội dung chớnh của đoạn thơ: Sau những kỉ niệm về bà hiện lờn trong hồi tưởng, người chiến sĩ trở về với hiện tại và bộc lộ cảm xỳc, suy nghĩ về mục đớch chiến đấu
- Điệp ngữ cỏch quóng “nghe” lặp lại bốn lần ở bốn dũng thơ liờn tiếp gõy chỳ ý cho người đọc, nhấn mạnh nguyờn nhõn chiến đấu của người chiến sĩ.
- Trở về hiện tại, người chiến sĩ nghĩ nhớ ngay đến nhiệm vụ chiến đấu và mục đớch cao cả của nhiệm vụ đú. Phộp liệt kờ theo trỡnh tự từ khỏi quỏt đến cụ thể đó giỳp tỏc giả đưa ra một loạt hỡnh ảnh gợi cảm và cú hệ thống: Tổ quốc, xúm làng, bà, tiếng gà, ổ trứng. Hệ thống đú nằm trong một tập hợp mà hỡnh ảnh sau là “tập hợp con” của hỡnh ảnh trước. Nhờ phộp liệt kờ, tỡnh cảm của tỏc giả vừa được thể hiện ở diện rộng vừa cú chiều sõu. 
- Điệp ngữ vỡ kết hợp phộp liệt kờ trờn đõy một cỏch nhuần nhuyễn khụng chỉ nhấn mạnh được mục đớch chiến đấu mà cũn lớ giải một cỏch cảm động ngọn nguồn của lũng yờu nước, làm sỏng lờn một chõn lớ phổ biến. Liờn hệ: “Lũng yờu nhà, yờu làng xúm, yờu miền quờ trẻ nờn lũng yờu Tổ quốc”(I. ấ-ren-bua). Tiếng gà đó trưa vọng với tiếng của quờ hương, gia đỡnh, đất nước. 
 - Đoạn thơ ngắn, diễn đạt tự nhiờn với việc kết hợp hai phộp tu từ đó hoàn thiện mạch cảm xỳc của bài thơ, làm sõu sắc thờm tỡnh yờu quờ hương đất nước của nhõn vật trữ tỡnh.
Câu 2: ( 5 điểm)
a. Yên cầu:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những phát hiện và cảm thụ riêng nhưng cần nêu được một số ý cơ bản sau:
- Đoạn thơ cho ta thấy tác giả đã bộc lệ những suy nghĩ về quê hương thông qua những hình ảnh rất cụ thể. Quê hương yêu dấu gắn liền với những hoại niệm của tuổi thơ. “Cánh diều biếc” thả trên cáh đồng từng mang đấu ấn của tuổi thơ đẹp. Đó là cánh diều thả sau mùa gặt. Chữ “biếc”gợi tả cánh diều tuyện đẹp.
- Âm thanh của “con đò nhỏ” khua nước trên dòng sông quê hương êm đềm mà lắng đọng. Âm thanh mộc mạc, giải dị nhưng rất đỗi thân thiết không thể nào quên. Tiếng mái chèo khua nước ấy là kỷ niệm của thổi thơ với quê hương yêu dấu.
- Có thể nói những kỷ niệm đơn sơ, giải dị của quê hương luôn có sự gắn bó bằng tình cảm của con người gần như là máu thịt. Nghĩ về quê hương như vậy, ta thấy tình cảm của nhà thơ đối với quê hương thật đẹp đẽ va sâu sắc.
- Nghệ thuật so sánh tạo nên hình ảnh đẹp đầy sáng tạo, đặc sắc và độc đáo đã gợi tả một không gian nghệ thuật có chiều cao, sắc biếc của bầu trời, có chiều rộng của cánh đồng quê, có chiều dài của năm tháng, có âm thanh thân thuộc của mái chèo trên dòng sông quê. Nhà thơ đã nói lên một cách đằm thắm, thiết tha một tình yêu quê hương
Câu 3: (10 điểm) Cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ qua hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”.
a. Về kỹ năng:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở hiểu rõ yêu cầu của đề, cần nói được cảm nghĩ của mình về hình ảnh Bác Hồ qua hai bài thơ, xúc động vì biết thêm những tình cảm cao đẹp trong tâm hồn Bác: Yêu thiên nhiên, nặng lòng vì nước vì dân, ung dung, lạc quan cách mạng. Cụ thể cần trình bày được một số ý cơ bản sau:
- Cảm động và tự hào trước vẻ đẹp của tâm hồn Bác, một tâm hồn yêu thiên nhiên, nhạy cảm và rung động trước cảnh đẹp thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc. Cảnh rừng Việt Bắc qua sự cảm nhận của Người đẹp lung linh hiền ảo như chốn động tiên với tiếng suối, tiếng hát, bóng cây, bóng hoa, bóng trăng lồng vào nhau. Một tâm hồn thơ rất giàu, rất khỏe tràn đầu sức xuân hòa nhập vào ánh trăng, viên mãn chất đầy trong khoang thuyền.
- Xúc động, biết ơn trước tấm lòng yêu nước của Bác. Người đã thao thức không ngủ được vi “lo nỗi nước nhà”, lòng yêu nước của Bác gắn liền với nỗi lo cho dân, cho vận mệnh của đất nước. Thấm thía tình yêu thương của Bác dành cho dân, cho nước. Tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác thấm nhuần trong mỗi dòng thơ, nét chữ.
- Khâm phục tinh thần lạc quân cách mạng, phong thái ung dung, vẻ đẹp ung dung tự tại của người chiến sĩ cách mạng, nhà chiến lược vĩ đại của dân tộc giữa một không gian bát ngát đầy trăng. Với vị chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến trong một thời điểm đầy thử thách, phong thái ung dung ấy thể hiện bản lĩnh lớn của con người làm chủ trước mọi hoàn cảnh. Bản lĩnh đó thể hiện chất thép trong con người Bác.
- Hai bài thơ của Bác khiến em vô cùng xúc động trước lòng yêu thiên nhiên, yêu nước của Bác. Khâm phục, kính trọng Bác và cành tự hào, biết ơn Bác, thế hệ trẻ luôn nghuyện học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người.
Đề thi học sinh giỏi
Môn: Ngữ văn 7 ( ĐỀ 8)
 Thời gian làm bài: 120 phút (không tính thời gian giao đề)
Câu 1 ( 5 điểm ) Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn văn sau :
“Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người ! Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”
 ( Cây tre Việt Nam – Thép Mới)
Câu 2: ( 5 điểm).
	Hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ sau:
"Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi
Con là trái xanh mùa gieo vãi
Mẹ nâng niu. Nhưng giặc đến nhà
Nắng đã chiều... vẫn muốn hắt tia xa!
 ("Mẹ" - Phạm Ngọc Cảnh).
Câu 3 ( 10 điểm )
Suy nghĩ của em về hình ảnh người bà trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.
đáp án
Câu 1 : (5 điểm)
+ Chỉ ra : đoạn văn sử dụng phép tu từ
- Điệp ngữ : “ tre”( 7 lần), “ giữ” ( 4 lần ), anh hùng( 2 lần) 
- Nhân hoá : Tre chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa, hi sinh, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu.
+ Tác dụng : Tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh công dụng của cây tre.
- Cây tre trở thành vũ khí đắc lực, có mặt khắp nơi, xông pha tung hoành trong khói lửa: “ Chống lại sắt thép quân thù”, “ xung phong vào xe tăng đại bác”, “giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”.
- Tre mang tầm vóc dũng sĩ, xả thân để bảo vệ quê hơng, đất nước “ Giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con ngời”.
- Trong lao động sản xuất, trong chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc, tre mang bao phẩm chất cao quý của con người Việt Nam.Tre sừng sững như một tượng đài được tôn vinh và ngưỡng mộ “ Tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu”.
> Tre là biểu tượng tuyệt đẹp về đất nước và con người Việt nam anh hùng, về người nông dân cần cù, dũng cảm, giàu tình yêu quê hương, đất nước.
Câu 2: (5 điểm).
 - Cần nêu và phân tích được cái hay, cái đẹp về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ:
+ So sánh: "con" được so sánh với "lửa ấm", với "trái xanh" -> Sự quan trọng, cần thiết của đứa con trong cuộc đời người mẹ, đứa con chính là tất cả cuộc sống của mẹ. 
+ ẩn dụ: "Nắng đã chiều": Hình ảnh bà mẹ tuổi cao sức yếu.
 "vẫn muốn hắt tia xa": Tấm lòng vì nước vì dân của bà mẹ: động viên con trai lên đường đánh giặc.
+ Cách sử dụng từ "nhưng" kết hợp với dấu chấm ngắt câu giữa dòng thơ thứ ba --> tách hai ý của đoạn thơ 
- Con là "lửa ấm", là "trái xanh', là cuộc sống của mẹ,... mà mẹ luôn nâng niu gìn giữ.
- Nhưng khi giặc Mĩ xâm lược đất nước ta, tuy tuổi đã già sức đã yếu, mẹ vẫn muốn đóng góp một phần sức lực cho cuộc chiến đấu bảo vệ dân tộc bằng cách động viên con trai ra trận.
=> Lòng yêu nước, sự hi sinh lớn lao của mẹ. 
=&g

Tài liệu đính kèm:

  • docBo de thi hoc sinh gioi anh van lop 7.doc