Đề thi thử môn Ngữ văn lớp 10 THPT năm học: 2014 – 2015

Phần I (6 điểm)

 “ Tà tà bóng ngả về tây,

 Chị em thơ thẩn dang tay ra về,

 Bước dần theo ngọn tiếu khê,

 Lần xem phong cảnh có bể thanh thanh.

 Nao nao dòng nước uốn quanh,

 Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”.

(Nguyễn Du - Truyện Kiều)

1. Sáu câu thơ trên nằm ở phần nào trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du? Hãy nêu ngắn gọn nội dung của những câu thơ đó?

2. Chúng ta đều biết “nao nao ” là một từ láy diễn tả tâm trạng con người, vậy mà Nguyễn Du lại viết: “Nao nao dòng nước uốn quanh ” cách dùng từ như vậy mang lại ý nghĩa như thế nào cho câu thơ?

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1883Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử môn Ngữ văn lớp 10 THPT năm học: 2014 – 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ THI THỬ MÔN NG Ữ VĂN LỚP 10 THPT 
 NĂM HỌC: 2014 – 2015 
 Thời gian120 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề số 01
Phần I (6 điểm)
                “ Tà tà bóng ngả về tây,
                 Chị em thơ thẩn dang tay ra về,
                 Bước dần theo ngọn tiếu khê,
                 Lần xem phong cảnh có bể thanh thanh.     
                 Nao nao dòng nước uốn quanh,
                 Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”.
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
1. Sáu câu thơ trên nằm ở phần nào trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du? Hãy nêu ngắn gọn nội dung của những câu thơ đó?
2. Chúng ta đều biết “nao nao ” là một từ láy diễn tả tâm trạng con người, vậy mà Nguyễn Du lại viết: “Nao nao dòng nước uốn quanh ” cách dùng từ như vậy mang lại ý nghĩa như thế nào cho câu thơ?
3. Trong “Truyện Kiều”, cách dùng từ tả tâm trạng người để tả cảnh vật không chỉ xuất hiện một lần. Hãy chép lại hai câu thơ liền nhau trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích "có cách dùng từ như vậy.
4. Viết đoạn văn theo cách lập luận tổng - phân - hợp khoảng 15 câu diễn tả cảm nhận của em vê khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và phép thể đế liên kết câu( Gạch chân câu bị động và các từ ngữ làm phép thế).
Phần II (4điểm) 
“Tôi, một quả bom trên đồi. Nho, hai quả dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ”.
(Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê).
1. Những câu văn trên viết về việc gì trong câu chuyện?
2. Nếu các câu trên viết là: “Tôi phá một quả bom trên đồi. Nho phải hai quả dưới lòng đường. Chị Thao phá một quả dưới chãn cải hầm ba-ri-e cũ Thì cấu trúc ngữ pháp của câu thay đổi như thế nào? Vậy, cách đặt câu như trong tác phẩm có tác dụng đối với việc diễn tả ý và gợi cảm xúc như thế nào?
3. Ba cô gái được giới thiệu trong đoạn văn trên họ là những con người dũng cảm tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo lối lập luận diễn dịch để nêu suy nghĩ của em về lòng dũng cảm của tuổi trẻ hiện nay.
 ..................... Hết....................
Đáp án đề thi thử vào lớp 10
môn Ngữ Văn năm 2014 – 2015
Phần 1.
1. Sáu câu thơ trên nằm ớ phần thứ nhất của tác phẩm Truvện Kiều: “ Găp gỡ và đính ước”. (0,5 đ)              .
-       Đoạn thơ gợi tả khung cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về. (0 5 đ)
2. Phân tích để thây rõ: Cảnh đã được nhân hóa một cách tự nhiên nên cảnh vật nhuốm màu tâm trạng con người. Cảm giác về một ngày vui đang còn mà đã linh cảm thấy một điều gi đo không bình thường sắp xuất hiện, như dự báo về cảnh và người sẽ gặp: - nấm mô Đạm Tiên và chàng Kim Trọng. (1 đ)
3. ( 0,5 đ) Hai câu thơ có cách dùng từ như vậy trong đoạn trích Kiểu ở lầu Ngưng Bích:
         Buôn trông ngọn nước mới sa,
         Hoa trôi man mác biết là về đâu?
4. Đoạn văn( 3,5 đ)
Nội dung: (2,5 đ)
Đoạn văn cần làm rõ cảnh chị em Kiều du xuân trở về
-     Cảnh chuyển động nhẹ nhàng, thanh dịu của mùa xuân.
-     Không khí rộn ràng không còn nữa mà đang nhạt dần lặng dần.
-     Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng: xao xuyến, bâng khuâng, man mác một nồi buồn vô cớ.       
Hình thức: (1 đ) Không mắc lỗi chính tả, không mắc lỗi diễn đạt.
-     Viết đoạn văn theo cách lập luận tổng - phân - hợp ( 0 25 đ)
-     Độ dài khoảng 15 câu ( 0,25 đ)
-     Câu bị động gạch chân ( 0,25 đ)
-     Phép thế gạch chân ( 0,25 đ)
Phần II
1. (0,5 đ) Những câu văn trên viết về việc các cô gái phân công nhau phá bom nổ chậm.
2. (1đ) Hai cách đặt câu đó khác nhau về cấu trúc ngữ pháp là:
-     Các câu được viêt phải có đủ hai thành phân chủ ngữ và vị ngữ
Đặt câu theo nguyên bản thì những câu văn đó đặc biệt ở chỗ thiếu vị ngữ.
Thế nhưng, cách đặt câu như vậy sẽ có giá trị biểu cảm cao hơn: thể hiện được tốc độ khẩn trương của công việc cũng như sự chủ động của họ trước thử thách. Đồng thời sự hiểm nguy đối với họ cũng rõ ràng hơn: giữa mỗi cô gái và những quả bom họ phá khoảng cách thật mong manh; do đó, sự can đảm của họ cũng hiện lên that lớn lao.
3. Đoạn văn: (2,5 đ)
Hình thức (0,5 đ):
-      Là một đoạn văn hoàn chỉnh không mắc lỗi chính tả, không mắc lồi diễn đạt, có sự liên kêt chặt chẽ giữa nội dung và hình thức.
“ Đúng quy cách của một đoạn văn, độ dài đoạn văn khoảng 12 câu Nội dung (2đ):Trình bày suy nghĩ về lòng dũng cảm của tuổi tre hiện nay,
Đoạn văn có thế gồm các ý sau:                                                               "
-Giải thích khái niệm lòng dũng cảm Lòng dũng cảm là một phẩm chất cao quý trong nhàn cách, đạo đức con người. Lòng dũng cám là sự quả cảm, kiên cường, ý chỉ nghị lực cao đương đầu với các hoàn cảnh và tình huổng không thuận lợi trong cuộc sống..).
-   Biêu hiện của lờng đũng cảm (Lòng dũng cảm cũng như ỉòng yêu nước, thể hiện đặc biệt rõ ràng, nổi bật khi chiên đấu với kẻ thù của dân tộc, trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho tổ quốc. Trong cuộc sống thường ngày, lòng dũng cảm thể hiện qua hành động và ý chí, vuợt qua tình huống khó khăn, hiểm nghèo. Lòng dũng cảm cũng cỏ thể là nghị lực cao vượt qua các cám dỗ, thói xấu gặp phải trong đời sống thường , và nhiều khi là để chiến thắng chính bản thân mình).
-    Bàn luận về lòng dũng cảm.
Người có lòng dũng cảm luôn khẳng định năng lực và phẩm chất của mình, coi đó là ngu ôn sức mạnh chân chính, có ý nghĩa quyêt định giúp con người vững vàng, lạc quan và thành cóng trong cuộc sông. Do đó lòng dũng cảm là đức tính quý báu.
Lòng dũng cảm là đức tính phài đuợc nuôi dưỡng rèn luyện bằng ý chí, nghị lực vượt qua các tình huống, hoàn cảnh khó khăn, bão táp gặp phải trong cuộc sống, học tập và rèn luyện ciạo đức của tuổi trẻ.
Lòng đũng cảm bộc lộ khi đối diện với cái xấu, cái tiêu cực.
Bài học về nhận thức và hành động.
Lòng dũng cảm là đức tính rất cần thiết trong cuộc sống hiện nay. Xã hội cần những người này để giúp đât nước phát triển vả đức tính này cần phải được rèn luyện nuôi dưỡng thường xuyên.
+ Khi gặp phải những khó khăn, thử thách trong học tập, công tác và đời sống con người phải có ý chí cao để vượt lên, đạt kểt quả và thành công,
+ Khi phải đối đầu với cái xấu, cái tiêu cực hoặc kẻ thủ của dân tộc, phải nêu lên lòng dùng cảm để đấu tranh giành thắng lợi.
 ĐỀ THI THỬ MÔN NG Ữ VĂN LỚP 10 THPT 
 NĂM HỌC: 2014 – 2015 
 Thời gian120 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề số 02
Câu 1(4 điểm)
 Cho đoạn văn sau:
 “Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc 1 giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ đổ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung”
 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác và sáng tác trong hoàn cảnh nào?
2. Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào? Được nói ra trong hoàn cảnh nào? Những hoàn cảnh đó giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật? Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích trên, hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật có gì đặc biệt?
3. Bằng hiểu biết của em về tác phẩm, hãy cho biết: trong hoàn cảnh ấy, điều gì đã giúp nhân vật trên sống yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
4. Chỉ ra một câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn trên
Câu 2: (1 điểm)
  “Giáo dục tức là giải phóng(1). Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lí(2). Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này  – các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy(3).”
 (Phê-đê-ri - cô May - O, Giáo dục – chìa khóa của tương lai, Ngữ văn lớp 9, Tập 2)
 1. Chỉ ra từ ngữ thực hiện phép liên kết giữa câu 1 và câu 2 của đoạn văn trên. Cho biết đó là phép liên kết gì?
 2. Chỉ ra các từ  ngữ là thành phần biệt lập trong đoạn văn trên. Cho biết tên gọi của thành phần biệt lập đó.
Câu 3 (5 điểm)
 Trong bài thơ Đồng chí Chính Hữu viết:
 “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày.”
 1. Chép tiếp 9 câu thơ để hoàn thành đoạn thơ.
 2. Em hiểu thế nào về từ “mặc kệ” trong câu thơ “Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”?
 3. Trong câu thơ: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng?
 4. Kể tên hai tác phẩm khác viết về đề tài người lính mà em đã học trong chương trình ngữ văn 9 và ghi rõ tên tác giả.
5. viết một đoạn văn có độ dài 10 câu trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp, một câu có sử dụng thành phần biệt lập, nêu cảm nhận của em về đoạn thơ vừa hoàn thành?
.. HẾT .

Tài liệu đính kèm:

  • docMot so de thi thu vao 10.doc