Độ dài đoạn thẳng

I. MỤC TIÊU :

– Kiến thức: Giúp cho học sinh có biểu tượng về “dài hơn – ngắn hơn” từ đó có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng thông qua đặc tính “dài – ngắn” của chúng.

– Kĩ năng: Biết so sánh độ dài 2 đoạn thẳng tuỳ ý bằng 2 cách: so sánh trực tiếp hoặc so sánh gián tiếp qua độ dài trung gian.

– Thái độ: Tích cực, hứng thú trong giờ học.

II. CHUẨN BỊ

– Giáo viên:

 Một số thước bút, băng giấy có độ dài khác nhau, màu sắc khác nhau.

 Sách giáo khoa Toán lớp 1.

 Bảng đen, phấn

– Học sinh:

 Sách giáo khoa Toán lớp 1, vở bài tập Toán lớp 1 tập 1.

 Bảng con, phấn

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1787Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Độ dài đoạn thẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên giáo viên:
Trường:
Lớp:
Nhóm:
Toán học
ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
I. MỤC TIÊU : 
Kiến thức: Giúp cho học sinh có biểu tượng về “dài hơn – ngắn hơn” từ đó có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng thông qua đặc tính “dài – ngắn” của chúng. 
Kĩ năng: Biết so sánh độ dài 2 đoạn thẳng tuỳ ý bằng 2 cách: so sánh trực tiếp hoặc so sánh gián tiếp qua độ dài trung gian.
Thái độ: Tích cực, hứng thú trong giờ học. 
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: 
Một số thước bút, băng giấy có độ dài khác nhau, màu sắc khác nhau.
Sách giáo khoa Toán lớp 1.
Bảng đen, phấn
Học sinh: 	
Sách giáo khoa Toán lớp 1, vở bài tập Toán lớp 1 tập 1.
Bảng con, phấn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1. Kiểm tra bài cũ :
+ Gọi 3 học sinh lên bảng vẽ đoạn thẳng và đặt tên cho đoạn thẳng đó 
+ Học sinh dưới lớp vẽ vào bảng con 1 đoạn thẳng và đặt tên cho đoạn thẳng 
+ Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh 
+Giáo viên treo 1 số hình yêu cầu học sinh đếm số đoạn thẳng trong mỗi hình 
+ Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới.
 2. Bài mới : 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Giới thiệu độ dài đoạn thẳng.
Mt :Dạy biểu tượng “ dài hơn- ngắn hơn” và so sánh trực tiếp độ dài 2 đoạn thẳng.
Giáo viên giơ 2 băng giấy (độ dài khác nhau, màu sắc khác nhau) 
Hỏi : “Làm thế nào để biết cái nào dài hơn cái nào ngắn hơn?”
Gọi học sinh lên so sánh 2 cây bút màu, 2 que tính 
Yêu cầu học sinh xem hình vẽ trong SGK và nói được “Thước trên dài hơn thước dưới , thước dưới ngắn hơn thước trên” và “Đoạn thẳng AB ngắn hơn đoạn thẳng CD, đoạn thẳng CD dài hơn đoạn thẳng AB”
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành so sánh từng cặp 2 đoạn thẳng trong bài tập 1 rồi nêu : “Đoạn thẳng MN dài hơn Đoạn thẳng PQ . Đoạn thẳng PQ ngắn hơn Đoạn thẳng MN.”
Từ các biểu tượng về “ dài hơn- ngắn hơn” giúp học sinh rút ra kết luận
Hoạt động 2 : So sánh độ dài đoạn thẳng.
Mt : Học sinh biết so sánh gián tiếp độ dài 2 đoạn thẳng qua độ dài trung gian 
Yêu cầu học sinh xem hình trong SGK và nói “có thể so sánh độ dài đoạn thẳng với độ dài gang tay”. “Đoạn thẳng trong hình vẽ dài 3 gang tay nên đoạn thẳng này dài hơn 1 gang tay” 
Giáo viên đo đoạn thẳng vẽ sẵn trên bảng bằng gang tay để học sinh quan sát 
Giáo viên nói : Có thể đặt 1 ô vuông vào đoạn thẳng trên – có thể đặt 3 ô vuông vào đoạn thẳng dưới nên đoạn thẳng ở dưới dài hơn đoạn thẳng ở trên 
Giáo viên nhận xét : “Có thể so sánh độ dài 2 đoạn thẳng bằng cách so sánh số ô vuông đặt vào mỗi đoạn thẳng đó hoặc so sánh bằng giang tay”
Cho cả lớp làm miệng bài tập 1 (SGK/96)
Hoạt động 3: Thực hành 
Mt :Học sinh thực hành đo đoạn thẳng 
BT2 (SGK/97): Hướng dẫn học sinh đếm số ô vuông đặt vào mỗi đoạn thẳng rồi ghi số ô vuông thích hợp vào mỗi đoạn thẳng tương ứng. 
BT3 (SGK/97) : Tô màu vào băng giấy ngắn nhất
-Hướng dẫn học sinh : Đếm số ô vuông trong mỗi băng giấy ghi số tương ứng .
-So sánh các số vừa ghi, xác định băng giấy ngắn nhất 
-Tô màu vào băng giấy ngắn nhất 
- Có thể làm bài tập trong vở Bài tập Toán (Tô màu cột cao nhất , cột thấp nhất )
Hoạt động 4: Củng cố
Chia nhóm 4 cho các em thực tập đo các vật thật.
Học sinh suy nghĩ và theo hướng dẫn của giáo viên. Học sinh nêu được : chập 2 băng giấy sao cho băng giấy có 1 đầu bằng nhau, rồi nhìn vào đầu kia thì biết chiếc nào dài hơn 
Học sinh nêu được : Cây bút vàng dài hơn cây bút đỏ. Cây bút đỏ ngắn hơn cây bút vàng 
Học sinh nhận ra : Mỗi đoạn thẳng có 1 độ dài khác nhau. Muốn so sánh, chúng ta phải đặt 1 đầu của 2 đoạn thẳng bằng nhau. Nhìn vào đầu kia sẽ biết được đoạn thẳng nào dài hơn 
Học sinh quan sát hình vẽ tiếp sau và nêu được đoạn thẳng ở trên ngắn hơn. Đoạn thẳng ở dưới dài hơn 
Học sinh trả lời cá nhân
Học sinh làm vào sách 
Học sinh thực hành 
Học sinh thực hành
4.Nhận xét- Dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
Tuyên dương những em học tốt.
Chuẩn bị bài “Thực hành đo độ dài”.
5. Rút kinh nghiệm :
	 A	B
	D
E	C
	F

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 7. Độ dài đoạn thẳng.doc