I. Mục tiêu :
1. Về kiến thức :
- Hiểu được nguyên lí làm việc của đồ dùng loại điện - nhiệt.
- Hiểu được cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách sử dụng bàn là điện, bếp điện.
2. Về kỹ năng :
Sử dụng được bàn là điện, bếp điện một cách an toàn.
3. Về thái độ :
Có hứng thú tìm hiểu cấu tạo và cách sử dụng đồ dùng điện để ứng dụng vào trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị và trọng tâm :
2. Trọng tâm :
- Nguyên lí làm việc của đồ dùng loại điện - nhiệt.
- Cấu tạo và cách sử dụng đồ dùng loại điện - nhiệt một cách an toàn.
1. Chuẩn bị :
- GV : Tranh vẽ cấu tạo của bàn là điện, bếp điện.
- HS : Xem trước bài : “Đồ dùng loại điện - nhiệt, bàn là điện, bếp điện.
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 8 ¯ BÀI 51 : ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN - NHIỆT BÀN LÀ ĐIỆN – BẾP ĐIỆN Số tiết : 1 tiết lý thuyết Tiết thứ : 38 (theo PPCT) Ngày dạy : 09/02/2009 Người dạy : Hồ Hữu Tín I. Mục tiêu : 1. Về kiến thức : - Hiểu được nguyên lí làm việc của đồ dùng loại điện - nhiệt. - Hiểu được cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách sử dụng bàn là điện, bếp điện. 2. Về kỹ năng : Sử dụng được bàn là điện, bếp điện một cách an toàn. 3. Về thái độ : Có hứng thú tìm hiểu cấu tạo và cách sử dụng đồ dùng điện để ứng dụng vào trong cuộc sống. II. Chuẩn bị và trọng tâm : 2. Trọng tâm : - Nguyên lí làm việc của đồ dùng loại điện - nhiệt. - Cấu tạo và cách sử dụng đồ dùng loại điện - nhiệt một cách an toàn. 1. Chuẩn bị : - GV : Tranh vẽ cấu tạo của bàn là điện, bếp điện. - HS : Xem trước bài : “Đồ dùng loại điện - nhiệt, bàn là điện, bếp điện. III. Tiến trình bài dạy : Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS ¯ Hoạt động 1 : Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài. - Ổn định lớp. - Kiểm tra bài cũ : * Không kiểm tra bài cũ vì tiết trước là tiết thực hành. - Đồ dùng loại điện – nhiệt ngày đã trở thành những dụng cụ không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Vậy chúng có cấu tạo và nguyên lí làm việc như thế nào? Để biết được chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu bài 41 : “Đồ dùng lại điện – nhiệt, bàn là điện, bếp điện”. - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. - Lắng nghe và ghi tựa bài vào tập. ¯ Hoạt động 2 :Tìm hiểu nguyên lí biến đổi năng lượng của đồ dùng loại điện nhiệt : I. Đồ dùng loại điện - nhiệt : 1. Nguyên lí làm việc: Nguyên lí làm việc của đồ dùng loại điện – nhiệt dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện chạy trong dây đốt nóng, biến điện năng thành nhiệt năng. - Yêu cầu học sinh nhắc lại tác dụng nhiệt của dòng điện (VL7). - Nhận xét và rút ra kết luận về nguyên lí làm việc của đồ dùng loại điện – nhiệt. - Năng lượng đầu vào và đầu ra của đồ dùng loại điện – nhiệt là gì ? - Nhận xét & kết luận. - Trả lời. - Ghi bài vào tập. - Trả lời. - Lắng nghe. ¯ Hoạt động 3 :Tìm hiểu các yêu cầu kĩ thuật của dây đốt nóng : 2. Dây đốt nóng a. Điện trở của dây đốt nóng : - Điện trở của dây : R=ρ lS - Đơn vị là Ôm, kí hiệu Ώ. b. Các yêu cầu kĩ thuật của dây đốt nóng : - Dây đốt nóng phải làm bằng vật liệu có điện trở suất lớn. - Dây đốt nóng phải chịu được nhiệt độ cao. - Thông báo cho HS biết công thức tính điện trở của dây đốt nóng. - Yêu cầu HS cho biết các yêu cầu của dây đốt nóng. - Kết luận. - Vì sao dây đốt nóng phải làm vật liệu có điện trở suất lớn và chịu được nhiệt độ cao ? - Nhận xét & kết luận. - Ghi nhận vào tập. - Đọc SGK. - Ghi bài vào tập. - Trả lời. - Lắng nghe. ¯ Hoạt động 4 : Tìm hiểu về bàn là điện : II. Bàn là điện. 1. Cấu tạo : Bàn là điện gồm 2 bộ phận chính là vỏ và dây đốt nóng. Trong đó vỏ gồm có đế và nắp. - Dây đốt nóng có công dụng biến điện năng thành nhiệt năng. - Đế dùng để tích điện, nhằm duy trì nhiệt độ khi là. - Nắp dùng để bảo vệ các bộ phận bên trong. 2. Nguyên lí làm việc : Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây đốt nóng toả nhiệt, nhiệt được được tích vào đế bàn là làm nóng bàn là. 3. Các số liệu kĩ thuật : - Điện áp định mức : 127 ; 220V. - Công suất định mức : 300-1000W 4. Sử dụng : * SGK - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm để trả lời các câu hỏi sau (trong 3 phút) : + Bàn là gồm mấy bộ phận chính ? + Đặc điểm và chức năng của từng bộ phận ? - Nhận xét và rút ra kết luận thông qua hình 41.1 SGK. - Yêu cầu HS dựa vào nguyên lí làm việc của đồ dùng loại điện – nhiệt để đưa ra nguyên lí làm việc của bàn là điện. - Kết luận. - Yêu cầu HS giải thích các số liệu kĩ thuật của bàn điện. - Kết luận. - Khi sử dụng bàn là cần chú ý những điều gì ? - Thảo luận nhóm và cử đại diện lên báo cáo. - Ghi bài vào tập. - Trả lời. - Ghi bài vào tập. - Trả lời. - Ghi bài vào tập. - Dựa vào SGK để trả lời. ¯ Hoạt động 5 : Tìm hiểu về bếp điện : III. Bếp điện. 1. Cấu tạo : - Bếp điện có 2 bộ phận chính là dây đốt nóng và thân bếp. - Bếp điện có 2 loại là : bếp điện kiểu kín và bếp điện kiểu hở. 2. Các số liệu kĩ thuật : - Điện áp định mức : 127; 220V. - Công suất định mức 500-2000W 3. Sử dụng : * SGK - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm để trả lời các câu hỏi sau (trong 2 phút) : + Bếp điện gồm có mấy bộ phận chính ? + Bếp điện gồm có mấy loại ? Đặc điểm của từng loại. - Nhận xét và rút ra kết luận. - So sánh 2 loại bếp kiểu kín và kiểu hở loại nào an toàn hơn ? - Nhận xét & kết luận. - Yêu cầu HS giải thích các số liệu kĩ thuật của bàn điện. - Kết luận. - Khi sử dụng bếp điện chúng ta cần lưu ý những điều gì ? - Thảo luận nhóm và cử đại diện lên báo cáo. - Ghi bài vào tập. - Trả lời. - Lắng nghe. - Ghi bài vào tập. - Dựa vào SGK để trả lời. ¯ Hoạt động 6 : Củng cố, giao việc và nhận xét tiết dạy : - Yêu cầu HS nhắc lại nguyên lí làm việc của đồ dùng loại điện – nhiệt. - Cấu tạo và những điều cần lưu ý khi sử dụng bàn là điện, bếp điện. - Học thuộc bài và xem trước phần Nồi cơm điện để chuẩn bị cho bài thực hành ở tiết sau. - Nhận xét đánh giá tiết dạy - Nhắc lại. - Ghi nhận.
Tài liệu đính kèm: