Đồ dùng loại điện - Nhiệt: Bàn là điện - Hồ Ngọc Tài

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 -Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của đồ dùng loại điện – nhiệt.

 -Biết được cấu tạo,các số liệu kĩ thuật, nguyên lí làm việc và cách sử dụng bàn là điện.

 2. Kĩ năng:

 - Giải thích được các số kiệu kĩ thuật và cách sử dụng đồ dùng loại điện nhiệt.

 - Phân tích được cấu tạo, nguyên lí làm việc cảu bàn là được.

 3.Thái độ:

 - Có ý thức tuân thủ các quy định về an toàn điện.

 - Có ý thức sử dụng các đồ dùng điện đúng số liệu kỹ thuật.

 - Có ý thức cùng gia đình tiết kiệm điện khi sử dụng các thiêt bị điện

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3557Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đồ dùng loại điện - Nhiệt: Bàn là điện - Hồ Ngọc Tài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: Ngô Văn Hoàng.	 Ngày soạn:02/02/2012
GSTT: Hồ Ngọc Tài. Ngày dạy:
Tuần 23: Tiết Bài 31 ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN-NHIỆT
 BÀN LÀ ĐIỆN
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:	
 -Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của đồ dùng loại điện – nhiệt.
 -Biết được cấu tạo,các số liệu kĩ thuật, nguyên lí làm việc và cách sử dụng bàn là điện.
 2. Kĩ năng: 
 - Giải thích được các số kiệu kĩ thuật và cách sử dụng đồ dùng loại điện nhiệt.
 - Phân tích được cấu tạo, nguyên lí làm việc cảu bàn là được.
 3.Thái độ:
 - Có ý thức tuân thủ các quy định về an toàn điện.
 - Có ý thức sử dụng các đồ dùng điện đúng số liệu kỹ thuật.
 - Có ý thức cùng gia đình tiết kiệm điện khi sử dụng các thiêt bị điện 
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
	- GV: Tranh vẽ và mô hình đồ dùng loại điện – nhiệt ( Bàn là điện )
	 - Bàn là điện còn tốt và các bộ phận của bàn là điện.
	- HS: Đọc và xem trước bài.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức : kiểm tra sĩ số 
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới: Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, với nguồn điện mà chúng ta đang sử dụng thì các loại đồ dùng điện đã trở thành dụng cụ không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của chúng ta như:nồi cơm điện, ấm điện, bếp điệnVậy để biết chúng có cấu tạo và nguyên lí sử dụng như thế nào? Để làm rõ vấn đề này, thầy trò ta cùng tìm hiểu sang bài hôm nay, bài 41 “Đồ dùng loại điện-nhiệt: Bàn là điện”
Hoạt động của Giaó viên
HĐ của Học sinh
	Nội dung 	
HĐ1.Tìm hiểu nguyên lý biến đổi năng lượng của đồ dùng điện loại điện – nhiệt.
GV: Dựa vào kiến thức đã học ở môn vật lí, em hãy cho biết tác dụng của dòng điện ?
GV:Năng lượng đầu vào và đầu ra của đồ dùng điện-nhiệt là gì?.
GV: Em hãy đọc thông tin SGK và cho biết điện trở của dây đốt nóng phụ thuộc vào những gì?
GV: Dây đốt nóng được làm bằng vật liệu và có những yêu cầu kĩ thuật gì?
GV :Cho Hs thảo luận:Vì sao dây đốt nóng phải làm bằng chất có điện trở suất lớn và phải chịu được nhiệt độ cao?
(vì ρ tỉ lệ thuận với công suất nên đảm bảo được yêu cầu của thiết bị là chịu được nhiệt lượng tỏa ra lớn)
GV. Chuẩn kiến thức
HĐ2. Tìm hiểu số liệu kỹ thuật, cấu tạo,nguyên lý làm việc của bàn là điện.
GV: Đọc thông tin SGK và cho biết cấu tạo của bàn là điện gồm mấy bộ phận chính?
Dựa vào thực tế và h41.1&41.2 cho biết chức năng của dây đốt nóng là gì? 
GV đế của bàn là dược làm bằng vật liệu gì và có tác dụng như thế nào?
?. Nắp bàn là làm bằng vật liệu gì?
GV: Dựa trên nguyên lí chung của đồ dùng loại điện-nhiệt hãy trình bày nguyên lí làm việc của bàn là điện là gì?
GV: Bàn là có những số liệu kỹ thuật gì? 
Trên thân bàn là có các thông số AC 220v-1000W hoặc AC170-300W .Vậy những thông số đó có ý nghĩa gì? 
GV: Bàn là được sử dụng để làm gì? Khi sử dụng các đồ dùng trên cần chú ý những gì?
Hs suy nghĩ và trả lời
HS trả lời: Điện năng->nhiệt năng
HS trả lời
Hs trả lời
HS trả lời
Dây đốt nóng biến đổi điện năng thành nhiệt năng. 
Đế đươc làm bằng gang hoặc đồng mạ crom.dùng để tích điện và duy trì nhiệt độ khi là.
HS trả lời
U định mức
P định mức
I.Đồ dùng loại điện – nhiệt.
1.Nguyên lý làm việc.
- Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện chạy trong dây đốt nóng, biến đổi điện năng thành nhiệt năng.
2.Dây đốt nóng.
a) Điện trở của dây đốt nóng.
- Phụ thuộc vào điện trở suất ρ của vật liệu dẫn điện làm dây đốt nóng, tỉ lệ thuận với l và tỉ lệ nghịch với tiết diện S cảu dây đốt nóng. CT: (Ω)
b) Các yêu cầu kỹ thuật của dây đốt nóng.
- Dây đốt nóng làm bằng vật liệu dẫn điện có điện trở xuất lớn; dây niken – crom ρ = 1,1.10-6Ώm
- Dây đốt nóng chịu được nhiệt độ cao ,dây niken – crom 1000oC đến 1100oC.
II. Bàn là điện.
1. Cấu tạo.
a) Dây đốt nóng.
- Làm bằng hợp kim niken- Crom chịu được nhiệt độ cao 1000oC đến 1100oC.
b) Vỏ bàn là:
- Đế làm bằng gang hoặc đồng mạ crom.
- Nắp bằng đồng hoặc bằng nhựa chịu nhiệt.
- Đèn tín hiệu, rơle nhiệt, núm điều chỉnh.
2.Nguyên lý làm việc.
- Khi đóng điện dòng điện chạy trong dây đốt nóng, làm toả nhiệt, nhiệt được tích vào đế bàn là làm bàn là nóng lên.
3. Số liệu kỹ thuật.
127V-220V
300W-1000W
4.Công dụng và cách sử dụng:
SGK/145
4.Củng cố:
GV: Em hãy trình bày các yêu cầu kĩ thuật đối với dây đốt nóng?
	Đọc ghi nhớ SGK.	
5. Hướng dẫn về nhà 2:
- Về nhà học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Đọc và xem trước bài 42SGK
IV. Rút kinh nghiệm.
...............................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 41. Đồ dùng loại điện - nhiệt Bàn là điện - Trường THCS Lê Quý Đôn.doc