Đồ dùng loại điện - Nhiệt: Bàn là điện - Nguyễn Thị Hương

- sử dụng đúng với điện áp định mức của bàn là.

- khi đóng điện không được để mặt đế của bàn là trực tiếp xuống bàn hoặc để lâu trên quần áo.

- điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với từng loại vải.

- giữ gìn mặt đế của bàn là sạch và nhẵn.

- đảm bảo an toàn về điện và nhiệt.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 6477Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đồ dùng loại điện - Nhiệt: Bàn là điện - Nguyễn Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :29
Ngày soạn :17/03/ 2012
Tiết :38
Ngày dạy : 21/03/ 2012
BÀI 33: ĐỒ DÙNG ĐIỆN – NHIỆT
BÀN LÀ ĐIỆN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được nguyên lí làm việc của đồ dùng loại điện- nhiệt.
- Hiểu được cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách sử dụng bàn là điện.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức vào thực tế.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần tích cực xây dựng bài.
II. Chuẩn bị:
- Tranh SGK.
III. Tổ chức hoạt động dạy- học.
1. Ổn định lớp:
- Kiểm tra sĩ số và vệ sinh phòng học.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Không kiểm tra.
3. Bài mới:
* Đặt vấn đề: đồ dùng điện đã trở thành dụng cụ không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Vậy chúng có cấu tạo và nguyên lí làm việc như thế nào. Ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay “Đồ dùng loại điện – nhiệt, bàm là điện”
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên lí biến đổi năng lượng của đồ dùng 
điện – nhiệt
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kết quả cần đạt
? Tác dụng nhiệt của dòng điện là gì.
? Nặng lượng đầu vào của đồ dùng điện-nhiệt.
? Năng lượng đầu ra.
HS: đốt nóng những vật mà dòng điện chạy qua.
HS: điện năng
- Nhiệt năng.
I. Đồ dùng loại điện – nhiệt.
1. Nguyên lí làm việc.
 Dòng điện chạy trong dây đốt nóng, biến đổi điện năng thành nhiệt năng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các yêu cầu kĩ thuật của dây đốt nóng
? Điện trở R của dây đốt nóng phụ thuộc vào những yếu tố nào.
? Đơn vị của điện trở.
? Thảo luận nhóm: vì sao dây đốt nóng phải làm bằng vật liệu có điện trở suất lớn và chịu đượ nhiệt độ cao.
- Điện trở R của dây đốt nóng phụ thuộc vào điện trở suất của vật liệu dẫn điện làm dây đốt nóng, tỉ lệ thuận với chiều dài l và tỉ lệ nghich với tiết diện S của dây đốt nóng
- Đơn vị của điện trở là ôm (kí hiệu: ).
- Điện trở R của dây phụ thuộc vào điện trở suất của vật liệu dẫn điện làm ây đốt nóng.
- Đảm bảo yêu cầu của thiết bị là nhiệt lượng tỏa ra lớn.
2. Dây đốt nóng.
a. Điện trở của dây đốt nóng.
- Điện trở R của dây đốt nóng phụ thuộc vào điện trở suất của vật liệu dẫn điện làm dây đốt nóng, tỉ lệ thuận với chiều dài l và tỉ lệ nghich với tiết diện S của dây đốt nóng: 
- Đơn vị của điện trở là ôm (kí hiệu: ).
b. Các yêu cầu kĩ thuật của dây đốt nóng.
- Dây đốt nóng phải làm bằng vật liệu có điện trở suất lớn: Niken-crom có 
- Dây đốt nóng chịu được nhiệt độ cao.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lí làm việc, số liệu kĩ thuật và cách sử dụng bàn là điện.
? bàn là điện có mấy bộ phận chính.
? dây đốt nóng được làm bằng vật liệu gì. Chức năng.
? chức năng của đế bàn là điện.
? đế và nắp được làm bằng vật liệu gì.
? nêu nguyên lí làm việc của bàn là điện.
? nêu Uđm và Pđm của bàn là điện.
? khi sử dụng bàn là điện cần chú ý những yếu tố nào
- có 2 bộ phận chính là: dây đốt nóng và vỏ
- dây đốt nóng được làm bằng hợp kim niken-crom
- chức năng: biến điện năng thành nhiệt năng.
- dùng để tích nhiệt và duy trì nhiệt độ cao khi là.
- đế được làm bằng gang hoặc hợp kim nhôm được đánh bóng hoặc mạ crôm.
- nắp được làm bằng đồng thép mạ crôm hoặc nhựa chịu nhiệt, trên có gắn tay cầm bằng nhựa chịu nhiệt
- Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây đốt nóng tỏa nhiệt, nhiệt được tích vào đế của bàn là làm nóng bàn là.
Uđm: 127V, 220V.
Pđm: 300W đến 1000W
- sử dụng đúng với điện áp định mức của bàn là.
- khi đóng điện không được để mặt đế của bàn là trực tiếp xuống bàn hoặc để lâu trên quần áo.
- điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với từng loại vải.
- giữ gìn mặt đế của bàn là sạch và nhẵn.
- đảm bảo an toàn về điện và nhiệt.
II. Bàn là điện
1. Cấu tạo.
a. Dây đốt nóng.
- Dây đốt nóng được làm bằng hợp kim niken-crom chịu được nhiệt độ cao. Dây dốt nóng được đặt ở các rãnh trong bàn là và cách điện với vỏ.
b. Vỏ bàn là:
gồm đế và nắp.
- đế được làm bằng gang hoặc hợp kim nhôm được đánh bóng hoặc mạ crôm.
- nắp được làm bằng đồng thép mạ crôm hoặc nhựa chịu nhiệt, trên có gắn tay cầm bằng nhựa chịu nhiệt 
2. Nguyên lí làm việc:
- Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây đốt nóng tỏa nhiệt, nhiệt được tích vào đế của bàn là làm nóng bàn là.
3. Các số liệu kĩ thuật.
Uđm: 127V, 220V.
Pđm: 300W đến 1000W.
4. Sử dụng.
- sử dụng đúng với điện áp định mức của bàn là.
- khi đóng điện không được để mặt đế của bàn là trực tiếp xuống bàn hoặc để lâu trên quần áo.
- điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với từng loại vải.
- giữ gìn mặt đế của bàn là sạch và nhẵn.
- đảm bảo an toàn về điện và nhiệt.
IV. Củng cố:
? Nêu nguyên lí làm việc của đồ dùng loại điện – nhiệt.
? Nêu cấu tạo, nguyên lí làm việc, cách sử dụng bàn là điện.
V. Dặn dò:
- Hướng dẫn HS về hà học bài và chuẩn bị nội dung bài mới.
VI. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 41. Đồ dùng loại điện - nhiệt Bàn là điện - Nguyễn Thị Hương - Trường THCS Liêng Trang.doc