Đổi mới kiểm tra, đánh giá dạy học môn thể dục

I. Xác định năng lực chung cốt lõi và chuyên biệt của môn Thể dục

1. Khái niệm năng lực và một số khái niệm liên quan

a) Năng lực:

 - Là khả năng điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó (người bình thường có năng lực suy nghĩ)

 - Là phẩm chất tâm lý và tâm lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó có chất lượng cao(người có năng lực tổ chức, bồi dưỡng năng lực chuyên môn)

 - Là thiên hướng mãnh liệt của con người đối với một loại hoạt động nào

đó (năng lực trí tuệ, thẩm mỹ thể chất).

Khi phân tích xu hướng toàn cầu hóa của đánh giá năng lực trong giáo dục, Kouvenhowen (2010) và Yu (2010) đã phân biệt năm cách định nghĩa Năng lực khác nhau trên thế giới:

 - Năng lực là khả năng thực hiện các nhiệm vụ học tập đạt tới một chuẩn được yêu cầu nào đó – cách định nghĩa này gắn với sản phầm đầu ra, năng lực đồng nghĩa với khả năng thực hiện và không nêu rõ thành phần năng lực nên không rõ ràng.

 - Năng lực là khả năng sử dụng và lựa chọn kiến thức, kỹ năng, thái độ.trong

việc thực hiện một nhiệm vụ học tập chính yếu tới một chuẩn được yêu cầu nào đó cách định nghĩa này liên quan tới năng lực cụ thể, nhưng cũng là cách định nghĩa thông dụng nhất.

 - Năng lực là sở hữu một hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ, v.v nào đó – cách

định nghĩa này gắn với yếu tố đầu vào, không nhấn mạnh sự vận dụng các thành phần năng lực.

 

doc 17 trang Người đăng trung218 Lượt xem 6370Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đổi mới kiểm tra, đánh giá dạy học môn thể dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng học tập 
- Năng lực hướng nghiệp TDTT 
II. Một số kĩ thuật dạy học tích cực 
Dạy học vấn đáp, đàm thoại
 Vấn đáp, đàm thoại là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra những câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên, qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học.
 Phương pháp vấn đáp, đàm thoại khác với thuyết trình ở chỗ nội dung cần truyền thụ không được thể hiện qua lời giảng của người dạy mà được thực hiện bởi hệ thống câu trả lời của người học, dưới sự gợi mở bởi các câu hỏi do người dạy đề xuất. 
 Với phương pháp vấn đáp, đàm thoại người dạy điều khiển quá trình trao đổi giữa người dạy với người học, còn người học dựa trên các câu hỏi có tính gợi mở để phát hiện và tìm lời giải cho mỗi vấn đề được đặt ra. Yếu tố thành công của phương pháp này là hệ thống câu hỏi, cách hỏi và thời điểm hỏi của người dạy. Có ba mức độ: vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích - minh họa và vấn đáp tìm tòi.
Dạy và học phát hiện và giải quyết vấn đề
 Phát hiện sớm và giải quyết hợp lí những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực bảo đảm sự thành công trong cuộc sống. Vì vậy, tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng không chỉ có ý nghĩa ở tầm PPDH mà phải được đặt như một mục tiêu giáo dục. Trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, học sinh vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp chiếm lĩnh tri thức đó, phát triển tư duy tích cực sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội: phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lí các vấn đề nảy sinh. Dạy và học phát hiện, giải quyết vấn đề không chỉ giới hạn ở phạm trù PPDH, nó đòi hỏi cải tạo nội dung, đổi mới cách tổ chức quá trình dạy học trong mối quan hệ thống nhất với PPDH.
 3. Dạy học hợp tác, thảo luận theo nhóm nhỏ
 Phương pháp dạy học hợp tác giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.
 4. Dạy học với Lý thuyết tình huống
 Tư tưởng chính của lý thuyết tình huống là: Để tạo ra, cải tiến, tái tạo, mô tả và hiểu rõ các tình huống dạy học. Giáo viên phải: a) Giao nhiệm vụ học tập: HS nhận một cách tự giác, 
không khiên cưỡng và đảm nhiệm quá trình hoạt động để lĩnh hội tri thức; b) Xác nhận tri thức: Sau khi HS đã tìm được câu trả lời cho những vấn đề đặt ra, GV giúp họ xác nhận tính đúng đắn hay sai lầm của đáp án. Khi đúng thì chỉ ra vị trí của kiến thức mới trong hệ thống tri thức. Hoạt động của học sinh: Làm việc với môi trường thông qua các hoạt động áp dụng kiến thức sẵn có vào đối tượng mới và điều chỉnh kiến thức của mình để giải quyết vấn đề nảy sinh. GV đề xuất tình huống, HS hình thành hoặc điều chỉnh kiến thức của họ để đáp ứng những nhu cầu của môi trường chứ không phải do ý thích của GV.
 5. Dạy học với Lý thuyết kiến tạo
 Một số luận điểm cơ bản của lí thuyết kiến tạo trong dạy học:
 - Tri thức được kiến tạo một cách tích cực bởi chủ thế nhận thức, không phải tiếp thu một cách thụ động từ môi trường bên ngoài.
 - Nhận thức là một quá trình thích nghi và tổ chức lại thế giới quan của chính mỗi người. Nhận thức không phải là khám phá một thế giới mà chủ thể nhận thức chưa từng biết tới.
 - Học là một quá trình mang tính xã hội trong đó trẻ em dần tự hòa mình vào các hoạt động trí tuệ của những người xung quanh.
 - Những tri thức mới của mỗi cá nhân nhận được từ việc điều chỉnh lại thế giới quan của họ cần phải đáp ứng được những yêu cầu mà tự nhiên và thực trạng xã hội đặt ra.
 Kiến tạo trong dạy học có:
 	+ Kiến tạo cơ bản: Là một quan điểm nhận thức, nhấn mạnh tới cách thức các cá nhân xây dựng tri thức cho bản thân trong quá trình học tập. 
 	+ Kiến tạo xã hội: Là quan điểm nhấn mạnh vai trò của các yếu tố văn hoá và các điều kiện xã hội cũng như tác động của những yếu tố đó đến việc hình thành kiến thức. 
 Lý thuyết kiến tạo nhấn mạnh đến các vấn đề sau:
 	+ Hoạt động là nguồn gốc nảy sinh và phát triển của tri thức. Học là quá trình phát hiện và sáng tạo một cách tích cực của chủ thể nhận thức, không phải là sự tiếp thu một cách thụ động từ GV.
 	+ Nhận thức là quá trình tổ chức lại thế giới quan của chính người học thông qua hoạt động trí tuệ và thể chất.
 	+ Vai trò chủ động, tích cực của các cá nhân và sự tương tác giữa các cá nhân là những điều kiện quan trọng trong quy trình kiến tạo tri thức.
 	+ Học là một quá trình xã hội: lý thuyết kiến tạo đi sâu nghiên cứu bản chất quá trình nhận thức của HS từ đó có những tác động sư phạm nhằm tích cực hóa hoạt động này ở người học, khơi gợi và thúc đẩy nội lực của HS trong quá trình học tập. 
 + Lý thuyết kiến tạo khẳng định một lần nữa vai trò quan trọng của GV, đó là người tạo lập môi trường học tập, tổ chức và điều khiển quá trình nhận thức của HS. 
 6. Một số hình thức tổ chức dạy học theo hướng đổi mới
 Hình thức tổ chức dạy học là hình thức bên ngoài của PPDH, được thiết lập theo những cấu trúc xác định nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học, bao gồm các hình thức: 
 - Dạy học với hình thức tổ chức hội thảo 
 Là PPDH trong đó người dạy tổ chức và điều khiển các thành viên trong lớp học trao đổi ý kiến và tư tưởng của mình về nội dung học tập, qua đó đạt được mục đích dạy học.
 Một cuộc thảo luận thành công là cuộc thảo luận giải quyết được nhiều mâu thuẫn nhận thức của người học. Hiệu quả của cuộc thảo luận phụ thuộc rất nhiều vào người điều khiển. 
- E-learning
 E-learning là thực hiện các chương trình giáo dục, học tập, đào tạo, bồi dưỡng thông qua các phương tiện điện tử. E-Learning liên quan tới việc sử dụng máy tính hoặc các thiết bị điện tử trong một phương diện nào đó nhằm cung cấp tài liệu cho việc giáo dục, học tập, đào tạo, bồi dưỡng. 
 - Dạy học theo hình thức tổ chức thực hiện Dự án
 Khái niệm dự án ngày nay được hiểu là một dự định, một kế hoạch, trong đó cần xác định rõ mục tiêu, thời gian, phương tiện tài chính, điều kiện vật chất, nhân lực và cần được thực hiện nhằm đạt mục tiêu đề ra. 
 Dạy học theo dự án là một hình thức tổ chức dạy học, trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm có thể giới thiệu được như các bài viết, tập tranh ảnh sưu tầm, chương trình hành động cụ thể. 
 7. Một số kỹ thuật dạy học góp phần đổi mới phương pháp
 - Huy động tư duy (HĐTD) 
Là một kỹ thuật nhằm huy động những ý tưởng mới, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong nhóm. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng. 
 - Tham vấn bằng phiếu 
 Tham vấn bằng phiếu giúp thu thập ý kiến về những câu hỏi còn bỏ ngỏ, giúp nhận biết, sắp xếp vấn đề. Người tham gia viết những suy nghĩ của mình dưới dạng cụm từ ngắn gọn lên những miếng bìa, sau đó ghim chúng lên bảng mềm.
 - Kỹ thuật phòng tranh 
Kỹ thuật phũng tranh giúp thu thập, phát triển ý tưởng, chủ kiến về một chủ đề, một 
nội dung quan tâm của một nhóm người, kĩ thuật như sau: 
+ Tất cả thành viên phác họa những ý nghĩ đầu tiên về cách giải quyết vấn đề trên một tờ giấy như một triển lãm tranh. 
+ Trong một vùng triển lãm tranh mỗi một thành viên trình bày suy nghĩ của mình về cách giải quyết (giai đoạn tập hợp).
+ Trong giai đoạn thứ hai có lời giải cá nhân, các phương án giải quyết tiếp tục được tim kiếm, đề xuất.
+ Trong giai đoạn đánh giá, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và lựa chọn, đưa ra phương án tối ưu.
 - Thông tin phản hồi
 Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học là giáo viên và học sinh cùng nhận xét, đánh giá, đưa ra ý kiến đối với những yếu tố cụ thể có thể ảnh hưởng tới quá trình học tập.
- Phản hồi bằng Kỹ thuật “Tia chớp”
 Trong dạy học GV sử dụng kỹ thuật lấy thông tin phản hồi nhanh nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trầm lặng, buồn tẻ, nặng nề trong lớp học, thông qua việc các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng ý kiến của mình về tình trạng vấn đề. 
- Kỹ thuật điều phối 
 Kỹ thuật điều phối được sử dụng khi điều khiển sự làm việc phối hợp tích cực giữa các thành viên trong nhóm thảo luận về một chủ đề.
 8. Tổ chức dạy học
Mục tiêu - Tổ chức dạy học nhằm đổi mới phương pháp dạy học. Tạo điều kiện 
tốt nhất để học sinh phát huy được tính tích cực chủ động trong tiếp thu bài giảng, huy động được mọi học sinh làm việc, đánh giá được khả năng làm việc, tích cực làm việc cũng như kết quả của từng học sinh. Tuy nhiên không nên máy móc, giờ nào cũng đủ các loại hình hoạt động: phiếu học tập, học theo nhóm...
 Về hình thức: Cả lớp hoạt động; hoạt động theo nhóm; học theo cặp, học cá nhân. Điều quan trọng là xây dựng kế hoạch hoạt động của giờ học, hệ thống câu hỏi - bài tập và lựa chọn cách kiểm tra đánh giá kết quả học sinh nhằm kích thích tính chủ động, sáng tạo. Như vậy sẽ tạo điều kiện tốt nhất để học sinh không chỉ trả lời, thảo luận với giáo viên, mà còn được trao đổi, tranh luận với bạn học để tìm ra chân lý. 
 Phương pháp dạy học Thể dục là dạy học vận động (động tác) và giáo dục các tố chất vận động. Có các giai đoạn dạy học động tác nhằm hình thành ở người học kĩ năng vận động, kĩ năng vận dụng ..rất nhiều kĩ năng phức hợp trong vận độngDạy học Thể dục là tổ chức các hoạt động nhằm trang bị kiến thức và hình thành kĩ năng vận động (kĩ năng thực hiện bài tập, động tác và trò chơi vận động) thông qua dạy học tổ chức các hoạt động học sinh được hình thành các năng lực như: năng lực về thể chất, năng lực lựa chọn và sử dụng các kĩ năng vận động để tự tập, năng lực xử lý tình huống trong vận động, năng lực hợp tác và giao tiếp, thi đấu ..các phương pháp tổ chức hoạt động dạy học thể dục cũng dựa trên hệ thống phương pháp chung và phương pháp đặc thù của từng nội dung môn học, đó là các phương pháp dạy, kĩ thuật học tích cực.
	Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục phải sử dụng hợp lý các phương pháp giáo dục phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS như giải quyết vấn đề, dạy học kiến tạo, dạy học khám phá, dạy học theo dự án,...; Chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nhằm hình thành và phát triển năng lực cho HS. Về tổ chức giáo dục cần đa dạng hoá các hình thức tổ chức giáo dục trong và ngoài lớp học, trong và ngoài nhà trường; cân đối giữa dạy học và hoạt động giáo dục, giữa hoạt động tập thể, nhóm nhỏ và cá nhân, giữa dạy học bắt buộc và dạy học tự chọn,... để đảm bảo vừa phát triển các năng lực chung cốt lõi và năng lực chuyên biệt nâng cao chất lượng giáo dục cho mọi HS. Tăng cường, nâng cao hiệu quả của các phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, để hỗ trợ đổi mới PPDH. Tạo điều kiện cho HS tiếp cận các nguồn học liệu đa dạng, khai thác các thông tin phong phú qua mạng Internet,... để xây dựng các chủ đề học tập theo sở thích và phát triển năng lực tự học tuỳ theo nhịp độ, khả năng, cách học của cá nhân HS. Sau đây là một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể vận dụng trong dạy học Thể dục: a) Vấn đáp, đàm thoại, yếu tố thành công của phương pháp này là hệ thống câu hỏi, cách hỏi và thời điểm hỏi của người dạy. Có ba mức độ: vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích - minh họa và vấn đáp tìm tòi; b) Dạy và học phát hiện và giải quyết vấn đề, ví dụ: GV giao cho mỗi nhóm tự nghĩ ra 1 – 2 trò chơi vận động, tự tổ chức chơi và đánh giá kết quả sẽ có rất nhiều tình huống xảy ra mà trọng tài hoặc các nhóm trưởng phải giải quyết; c) Dạy học hợp tác, thảo luận theo nhóm nhỏ, ví dụ phân nhóm tự tập những động tác mới và ôn động tác đã học sao cho sau một thời gian nhất định các nhóm phải hoàn thành nhiệm vụ tự giúp nhau hoàn thành động tác; d) Dạy học với Lý thuyết tình huống, ví dụ: GV nêu một số điểm về luật đá cầu/ Bóng chuyền.. và đưa ra tình huống trong đấu tập, HS sẽ trả lời theo đúng nhận thức của mình, sau đó cùng nhau thảo luận và lý giải để tìm đáp án đúng; e) Dạy học với Lý thuyết kiến tạo, ví dụ GV đặt câu hỏi về phát triển sức nhanh..hãy cho biết nguyên nhân xảy ra chấn thương trong tập luyện TDTT...Tại sao khi tâng cầu đường chuyển động hay ra trước, không ổn định ? 
E-learning liên quan tới kĩ năng sử dụng máy tính, phần mềm chuyên dụng hoặc các thiết bị điện tử trong một phương diện nào đó nhằm cung cấp tài liệu cho việc giáo dục, học tập, đào tạo, bồi dưỡng. Ví dụ GV nêu nhiệm vụ tìm kiếm các bài viết, tư liệu về Vệ sinh trong tập luyện...tìm hiểu kiến thức như: thành tích thể thao của các môn nhảy xa, nhảy cao, Bơi, chạy..kiến thức về thể thao, minh họa bằng kênh hình, kênh tiếng ... sử dụng máy ảnh kĩ thuật số để chụp ảnh, quay lại các hoạt động thể thao trong trường, các trận đấu tập...góp phần phát triển khả năng tìm kiếm tri thức về TDTT ...làm phong phú cho hoạt động học tập; g) Dạy học theo hình thức tổ chức thực hiện Dự án, ví dụ: dự án chuẩn bị sân tập cho kiểm tra học kì, HS sẽ phải tìm hiểu Luật về sân, thiết bị, dụng cụ, lắp đặt thiết bị đảm bảo cho an toàn dự án này có thể thực hiện từ 2 - 3 tiết, chuẩn bị vệ sinh sân, kẻ sân, căng lưới...và viết báo cáo công việc đó làm theo mẫu GV gợi ý.
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC
1. Mục tiêu kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực
Chương trình Giáo dục phổ thông – môn Thể dục hiện hành kiểm tra đánh giá kết 
quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu thái độ. Vậy muốn đánh giá được năng lực thì cần phải hiểu, phân biệt được hai khái niệm năng lực theo nghĩa rộng và hẹp. Năng lực theo nghĩa hẹp, hay là năng lực cụ thể, là khả năng lựa chọn và vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ một cách tổng hợp để thực hiện một loại nhiệm vụ học tập cụ thể trong một hoàn cảnh cụ thể hoặc một khâu của một năng lực chung, dưới tác động của các yếu tố khác như động cơ học tập, ý chí, sự tự tin, v.v. Khái niệm theo nghĩa hẹp này có thể được phân biệt với việc thực hiện một nhiệm vụ học tập, theo đó nó được thể hiện và đánh giá qua nhiều hoạt động thực hành (performances) có thể quan sát được. Khái niệm năng lực theo nghĩa rộng hơn: là khả năng vận dụng, chuyển biến các thành phần kiến thức, kĩ năng, thái độ, và các yếu tố cá nhân khác theo một cơ chế nào đó để thực hiện đạt chuẩn những nhiệm vụ học tập thiết yếu của một môn học. Như vậy, năng lực theo nghĩa rộng (chung) bao hàm các năng lực theo nghĩa hẹp (cụ thể), bao hàm cả đặc điểm nội hàm (input) và sản phẩm đầu ra (output) của người học và được thể hiện ở vô số các biểu hiện thực hiện nhiệm vụ học tập (learning task performances). Khái niệm theo nghĩa rộng này cũng mang tính trừu tượng và tổng quát, tuy bao hàm các năng lực theo nghĩa hẹp nhưng không thể chia lẻ năng lực chung thành từng năng lực cụ thể để đánh giá rồi cộng các chỉ số đơn lẻ lại để có kết quả cuối cùng 
về năng lực chung một cách cứng nhắc. Ngoài ra, khái niệm “chung” hay “riêng” hoàn toàn là tương đối. Một năng lực riêng có thể trở thành năng lực chung của một số năng lực riêng khác trong cấu trúc năng lực. 
Mục tiêu kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực là quá trình tìm kiếm minh chứng, chứng cứ về việc học sinh đã thực hiện các sản phẩm đầu ra tới mức độ thành công như thế nào, thông qua những hành động cụ thể của học sinh trong một số nhiệm vụ học tập tiêu biểu. Dựa trên chuẩn và tiêu chí, đánh giá năng lực cũng cho phép nhìn ra tiến bộ của học sinh dựa trên việc thực hiện đạt/ không đạt các sản phẩm đầu ra trong các giai đoạn khác nhau. Đánh giá kết quả giáo dục theo yêu cầu phát triển năng lực phải đảm bảo phản ánh chính xác mức độ đạt chuẩn chương trình (cấp học, môn học) của HS một cách thống nhất trên toàn quốc và cung cấp thông tin hữu ích cho việc điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học để cải thiện kết quả học tập.
2. Năng lực chung cốt lõi và năng lực thể hiện trong hoạt động dạy học Thể dục
 Ngoài những năng lực chung cốt lõi cần thiết cho mỗi con người trong học tập và trong cuộc sống của học sinh, bao gồm: : Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực thể chất; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tính toán; Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Học tập môn Thể dục, hoạt động GDTC, thi đấu Thể thao cần phải hình thành ở học sinh các nhóm năng lực: 
- Năng lực vận động – Đánh giá thông qua mức độ hình thành và hoàn thiện kĩ năng, kĩ xảo vận động (nội dung theo chương trình Thể dục quy định).
- Năng lực thể lực – Đánh giá thông qua các bài tập sức nhanh, sức mạnh, sức bền và phối hợp vận động.
- Nhóm năng lực thể thao bao gồm:
+ Năng lực tự lựa chọn và xác định môn thể thao phù hợp.
+ Năng lực kĩ thuật thể thao - Đánh giá thông qua các bài tập chuyên môn 
kĩ thuật và thành tích thể thao
+ Năng lực chiến thuật thể thao - Đánh giá thông qua các bài tập chiến 
thuật (cá nhân...đồng đội trong đấu tập và thi đấu thể thao)
+ Năng lực thể lực chuyên môn: sức nhanh, sức mạnh, sức bền chuyên 
mônmà HS lựa chọn môn thể thao mình yêu thích
- Nhóm năng lực hình thành lối sống khỏe mạnh bao gồm:
+ Năng lực vận động tích cực – Đánh giá thông qua việc nắm vững kĩ thuật 
và tự giác thực hiện các hoạt động vận động cơ bản hàng ngày: tự tập Bài Thể dục vệ sinh, đi bộ thường, bài học thể lực, chạy sức khỏe, dạo chơi, khiêu vũ
+ Năng lực xây dựng chế độ luyện tập phù hợp và thực hiện thường xuyên 
và các ngày trong tuần.
- Năng lực tổ chức hoạt động vận động, hợp tác – Đánh giá bằng hình thức quan sát tổ chức, điều hành tập luyện tập, trò chơi vận động, đấu tập... 
- Năng lực tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong hoạt động học tập – Đánh giá bằng hình thức trình bày nhận xét và đánh giá, góp ý sửa sai thường mắc bằng lời nói,
3. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực
Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một hoạt động rất quan trọng trong 
quá trình giáo dục. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên, các giải pháp của các cấp quản lí giáo dục và cho bản thân học sinh, để học sinh học tập đạt kết quả tốt hơn. Đánh giá kết quả học tập của học sinh cần sử dụng phối hợp nhiều công cụ, phương pháp và hình thức khác nhau. Đề kiểm tra là một trong những công cụ được dùng khá phổ biến để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đối với môn Thể dục, mục tiêu quan trọng nhất, xuyên suốt từ Tiểu học đến Trung học phổ thông là góp phần giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực, tuy nhiên trong quá trình dạy học Thể dục, để có được các kĩ năng vận động (trình độ vận động) phải có kiến thức chuyên môn thể dục bao gồm các khái niệm, các mối quan hệ, các thuật ngữ chuyên môn và diễn giải cách thức thực hiện động tác, trò chơi, bài tập; Luật thi đấu; Nguyên tắc tập luyện, Phương pháp tập luyện...HS cần phải biết, thậm chí phải hiểu để vận dụng vào trong quá trình tập luyện, thi đấu, tham gia hoạt động ngoại khóa, tự tập luyện, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau..hơn thế nữa đó là những kiến thức để HS có thể đọc các sách chuyên môn về Thể dục thể thao, góp phần nâng cao học vấn môn Thể dục. Do đặc điểm của môn học là hình thành kiến thức kết hợp với tập luyện, môn học Thể dục không có sách cho HS, nên nguồn kiến thức, kĩ năng môn học phải thông qua con đường nghe GV giảng giải, phân tích và giới thiệu của giáo viên về nội dung học, làm mẫu, nhận xét... HS nghe, quan sát, tập luyện, thảo luận, học kết hợp với thực hành nên kết quả học tập cần phải xác định được mức độ nắm được kiến thức được đánh giá theo các mức độ: biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá.
Hiện nay đánh giá kết quả học tập môn Thể dục của HS có 2 loại là 
Đ (đạt) và CĐ (Chưa đạt) theo như qui định của Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
“Căn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, thái độ tích cực và sự tiến bộ của học sinh để nhận xét kết quả các bài kiểm tra theo hai mức:
- Đạt yêu cầu (Đ): Nếu đảm bảo ít nhất một trong hai điều kiện sau:
+ Thực hiện được cơ bản các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội 
dung trong bài kiểm tra;
+ Có cố gắng, tích cực học tập và tiến bộ rõ rệt trong thực hiện các yêu cầu
chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. 
- Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Các trường hợp còn lại.
 Khái niệm năng lực được thể hiện thống nhất là một khái niệm trừu tượng, tổng hợp, bao hàm nhiều thành phần năng lực cụ thể. Năng lực được thể hiện thông qua việc vận dụng các thành tố của năng lực như kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, và một số yếu tố cá nhân khác trong việc thực hiện đạt chuẩn các nhiệm vụ học tập chính yếu trong một lĩnh vực. Trong đó quan trọng nhất vẫn là các thành tố kiến thức, kĩ năng và thái độ. Như vậy việc kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng là khâu không thể thiếu được, xét về mặt hệ thống thì không hề mâu thuẫn với đánh giá theo định hướng năng lực, sau đây là hướng dẫn xây dựng bộ công cụ kiểm tra, đánh giá kiến thức môn Thể dục
3.1.Kiểm tra, đánh giá kiến thức 
 Để đảm bảo việc đánh giá kết quả học tập môn Thể dục được khách quan, đủ độ tin cậy cần thực hiện đúng quy trình đánh giá cũng như quy trình soạn đề kiểm tra về kiến thức. Quy trình này cần được thực hiện theo 6 bước sau đây:
Bước 1. Xác định mục tiêu kiểm tra
- Đánh giá kết quả học tập của HS nhằm mục đích làm sáng tỏ mức độ đạt được của HS về kiến thức, kĩ năng, thái độ so với mục tiêu dạy học đã đề ra, công khai hóa các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi HS, của tập thể lớp, giúp HS nhận ra sự tiến bộ cũng như tồn tại của cá nhân HS, thúc đẩy, khuyến khích việc học tập của HS; cần tạo điều kiện để học sinh được tham gia vào quá trình đánh giá và được tự đánh giá k

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_boi_duong_GV_TD.doc