Dụng cụ cơ khí (Tuần 10 - Tiết 20)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Kiến thức: Học sinh biết được hình dáng, cấu tạo, vật liệu chế tạo các dụng cụ cầm tay đơn giản được sử dụng trong ngành cơ khí.

Kĩ năng: Biết được công dụng, cách sử dụng một số dụng cụ cơ khí phổ biến.

Thái độ: Rèn luyện ý thức giữ gìn dụng cụ lao động, tuân thủ các quy tắc an toàn lao động.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS:

- GV: Giáo án bài giảng, nghiên cứu SGK và các tài liệu, bộ dụng cụ cơ khí.

- HS: Nghiên cứu bài, sưu tầm một số dụng cụ cơ khí.

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 4676Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Dụng cụ cơ khí (Tuần 10 - Tiết 20)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10:
Ngày dạy: 8
Tiết 20: dụng cụ cơ khí
I. Mục tiêu BàI HọC:
Kiến thức: Học sinh biết được hình dáng, cấu tạo, vật liệu chế tạo các dụng cụ cầm tay đơn giản được sử dụng trong ngành cơ khí.
Kĩ năng: Biết được công dụng, cách sử dụng một số dụng cụ cơ khí phổ biến.
Thái độ: Rèn luyện ý thức giữ gìn dụng cụ lao động, tuân thủ các quy tắc an toàn lao động.
II. Chuẩn bị của GV - HS:	
- GV: Giáo án bài giảng, nghiên cứu SGK và các tài liệu, bộ dụng cụ cơ khí.
- HS: Nghiên cứu bài, sưu tầm một số dụng cụ cơ khí.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Tổ chức. ( 1’ ) 8...................	
2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. (2’)
3. Bài mới.
* Giới thiệu bài: (1’)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 Hoạt động 1: Dụng cụ đo và kiểm tra: (12’)
 GV: Tổ chức cho HS thực hiện theo nhóm tìm hiểu dụng cụ đo và kiểm tra.
HS: Nhận dụng cụ tìm hiểu, trả lời, nhận xét, kết luận.
? Kể tên các dụng cụ đo chiều dài và nêu cách sử dụng, công dụng của chúng ?.
GV: Nhận xét, thống nhất.
HS: Dùng thước lá, thước cuộn đo chiều dài cái bàn học.
HS: Kể tên các loại thước đo góc và cách sử dụng thước đo góc vạn năng ?.
GV: Nhận xét, điều chỉnh, nêu cách đo.
I. Dụng cụ đo và kiểm tra.
1. Thước đo chiều dài.
a. Thước lá.
- Bằng thép hợp kim dụng cụ, ít co giãn, không gỉ
- dùng để đo, xác định kích thước.
b.Thước cặp.
- dùng để đo đường kính ngoài, đường kính trong, chiều sâu lỗ.
2. Thước đo góc.
- Eke, fhước đo góc vạn năng.
Hoạt động2: Dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt: (15’)
GV: Cho HS quan sát các dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt.
HS: Quan sát, tìm hiểu.
? Kể tên, nêu công dụng của từng dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt ?.
GV: Nhận xét, thống nhất.
HS: Sử dụng một số dụng cụ để tháo lắp một số chi tiết.
II. Dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt.
- Mỏ lết: tháo lắp đai ốc, bu long. ( thay đổi được kích cở ).
- Cờ lê: tháo lắp các đai ốc, bu long.
- Tua vít: tháo lắp các loại vít.
- êtô: dùng để kẹp chặt.
- Kìm: kẹp chặt và cắt vật liệu
Hoạt động 3: Dụng cụ gia công: (10’)
GV: Cho HS quan sát các dụng cụ gia công.
HS: Quan sát, tìm hiểu.
? Kể tên, nêu công dụng của từng dụng cụ da công ?.
GV: Nhận xét, thống nhất.
III. Dụng cụ gia công.
- Búa: dùng để đóng, tháo.
- Cưa: cắt vật liêu.
- Đục: đục lỗ, cắt vật liệu.
- Dũa: mài, dũa vật liệu.
 4. Củng cố, đánh giá kết quả học tập: ( 3’ )
- HS: Đọc phần ghi nhớ, nêu công dụng của một số dụng cụ cơ khí.
5. Dặn dò. ( 1’ )
- Học bài cũ.
- Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trang 70 sgk.
- Chuẩn bị bài : Cưa và đục kim loại, dũa và khoan kim loại.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 20. Dụng cụ cơ khí.doc