Giáo án 10 Chương trình chuẩn - Năm học 2014 - 2015

 A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Giúp HS:

1. Nắm được các bộ phận lớn và sự vận động phát triển của văn học.

2. Nắm được nét lớn về nội dung và nghệ thuật.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- SGK, SGV

- Thiết kế bài học

- Các tài liệu tham khảo

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. On định: kiểm diện HS

 

doc 88 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1445Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 10 Chương trình chuẩn - Năm học 2014 - 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thể lục bát hoặc song thất lục bát.
 - Ngôn ngữ gần gũi với lời nói hàng ngày.
 - Giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ
 - Lối diễn đạt bằng một số công thức mang đậm sắc thái dân gian.
II. Đọc - Hiểu văn bản:
 Bài 1:
 - Hình thức mở đầu “thân em” chỉ cuộc đời, số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
 -Than thở về nỗi khổ số phận
 -Tự khẳng định sắc đẹp, phẩm hạnh của mình
 - Biện pháp so sánh, tượng trưng.
 Nguời thiếu nữ ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và giá trị của mình nhưng số phận chông chênh, không biết sẽ vào tay ai.
Bài 4: Nỗi thương nhớ người yêu 
* Hình ảnh chiếc khăn
- Hình ảnh vận động chiếc khăn
- Dùng hình ảnh nhân hóa (khăn – đèn), hóan dụ (mắt)
 ® diễn tả nỗi thương nhớ làm lòng người không yên thao thức, không ngủ được.
® cách thể hiện trực tiếp tâm trạng cô gái qua những hình ảnh cụ thể hóa.
- Hình thức lặp cấu trúc ® tô đậm nỗi nhớ thương dằng dặc, khôn nguôi của cô gái.
- Hai câu cuối trào ra nỗi lo âu mênh mông cho hạnh phúc lứa đôi của mình
® Cô gái mượn những hình ảnh khác nhau để giãi bày nỗi lòng nhớ nhung, phiền muộn không yên của mình, nỗi nhớ không bi lụy mà vẫn chan chứa tình người 
® Tiếng hát đầy yêu thương của một tấm lòng đòi hỏi được yêu thương 
Þ Nét đẹp của người bình dân xưa.
Bài 6: Tình cảm vợ chồng gắn bó, thủy chung
III. Kết luận:
 Những bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa diễn tả tâm tư, tình cảm của người lao động thể hiện qua một số nét nghệ thuật quen thuộc:
- Sự lặp lại các mô thức mô thức mở đầu “Thân em”.
- Các hình ảnh đã thành biểu tượng trong ca dao: chiếc cầu, tấm khăn, gừng cay, muối mặn
- Hình ảnh so sánh, ẩn dụ lấy ra từ cuộc sống đời thường.
- Thể thơ lục bát, lục bát biến thể, thơ 4 chữ
4/ Củng cố:
Đọc phần ghi nhớ trang 85.
5/ Dặn dò:
- Học thuộc lòng các bài ca dao.
- Đọc trước “Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết”
H
Tuần 10
Tiết 28 ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT
Ngày soạn: 24/10/14
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 
Giúp học sinh:	
- Nhận rõ đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
- Có thể trình bày miệng hoặc viết một văn bản phù hợp với đặc điểm của từng loại.
- Hiểu đúng và có ý thức sử dụng hiệu quả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN : 
SGK, SBT, SGV, SGK Tiếng Việt 11 (hiện hành)
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH : 
Bằng phương pháp vấn đáp, GV hướng dẫn HS đi từ khái niệm đến đặc điểm và rút ra kết luận; kết hợp lý thuyết – thực hành.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới: 
3. Bài mới:
Họat động củøa Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt 
Cho HS tái hiện lại hai hoạt động giao tiếp : 
(1) Người bán, người mua trong cửa hàng; hoặc 2 HS đang trò chuyện trong giờ chời. 
(2) HS đang làm bài văn tự sự. 
Từ đó định hướng HS rút ra khái niệm. 
I. KHÁI NIỆM NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT
1. Ngôn ngữ nói : là ngôn ngữ sử dụng tiếng nói trực tiếp giữa người nói và người nghe trong một hoàn cảnh giao tiếp nhất định.
2. Ngôn ngữ viết : Là ngôn ngữ được sử dụng chữ viết để tạo lập văn bản.
Giúp HS phân biệt “nói”¹ “đọc”; “viết” ¹ “ghi lại” bằng cách từ ví dụ thực tế.
(1) Trao đổi giữa người bán – người mua ¹ một em HS đang đọc bài cảm nghĩ trong lễ tổng kết
(2) HS viết bài văn tự sự ¹ HS ghi lại bài sử từ GV giảng. 
- HS suy nghĩ, trả lời
- GV nhận xét bổ sung 
* Lưu ý : Cần phân biệt:
 Nói	 Đọc
Sáng tạo ra văn bản tức thời bằng tiếng nói 
Lệ thuộc văn bản (dựa vào văn bản viết , trình bày lại)
 Viết	 Ghi lại
Sáng tạo ra văn bản tức thời bằng chữ viết
Dùng chữ viết để ghi lại các văn bản sử dụng ngôn ngữ nói
- Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của ngôn ngữ nói bằng cách dựa vào các ví dụ trên và phần (I) SGK qua: 
(a) Hoàn cảnh sử dụng
(b) Phương tiện, các yếu tố hỗ trợ
(c) Đặc điểm về từ ngữ, câu văn- 
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT:
Đặc điểm ngôn ngữ nói
Đặc điểm ngôn ngữ viết
- Dùng ngôn ngữ trao đổi trực tiếp giữa người nói và người nghe, diễn ra tức thời mau lẹ, luân phiên.
- Ít có điều kiện gọt giũa, lựa chọn
- Dùng chữ viết trong văn bản người đọc tiếp nhận bằng thị giác 
- Giao tiếp không tức thời nên có điều kiện gọt giũa 
Dùng âm thanh, lời nói, ngữ điệu và các phương tiện hỗ trợ như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ
Tận dụng hệ thống dấu câu, ký hiệu văn tự, các biểu đồ
- Từ ngữ đa dạng, mang tính khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, trợ từ, thán từ.
- Sử dụng câu đối đáp, sử dụng hình thức tỉnh lược.
- Từ ngữ phù hợp từng loại phong cách, tránh dùng từ ngữ địa phương, các từ ngữ thô tục
- Sử dụng câu dài, nhiều thành phần, được tổ chức mạch lạc
- HS đọc phần ghi nhớ 
III. GHI NHỚ (SGK)
4/ Củng cố :
- So sánh sự khác nhau giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
- Hướng dẫn HS giải bài tập : 1, 2, 3 GKG và bài 4, 5, 6 sách bài tập 
5/ Dặn dò:
 Soạn bài “Ca dao hài hước”.(1,2)
Học thuộc 2 bài và tìm nội dung nghệ thuật
H
Tiết 29 CA DAO HÀI HƯỚC
Ngày soạn: 28/10/14
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 Giúp học sinh:	
- Cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh của người bình dân cho dù cuộc sống của họ còn nhiều vất vả, lo toan.
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng tiếp cậïn và phân tích ca dao qua tiếng cười của ca dao hài hước.
- Trân trọng tâm hồn lạc quan yêu đời của người lao động và yêu quý tiếng cười của họ trong ca dao.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
a.SGK, SGV
b.Thiết kế bài học
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: kết hợp giữa các phương pháp và hình thức
- Đọc sáng tạo, gợi tìm
- Trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ 
2. Giới thiệu bài mới.
3. Bài mới:
Họat động củøa Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt 
Cho HS đọc tiểu dẫn, từ đó rút ra nội dung và mục đích của ca dao hài hước.
Đây là lời đối đáp vui đùa của nam nữ thường thấy trong ca dao. Nó đem đến cho ta tiếng cưới mang ý nghĩa nhân sinh. Vậy việc dẫn cưới của chàng trai và lời thách cưới của cô gái, có gì khác thường?
Cách nói của chàng trai và cô gái có gì đặc biệt? Từ đó, emhãy nêu cảm nhận của mình về tiếng cười của nhân dân lao động trong cảnh nghèo. 
(Đây là tiếng cười về điều gì, cười ai? Tiếng cười ấy có ý nghĩa như thế nào?) 
Bài ca dao có giọng điệu hài hước dí dỏm, đáng yêu là nhờ những yếu tố nghệ thuật nào?
Cảm nhận của em về lời thách cưới của cô gái?
Ba bài ca dao chế giễu những lọai người nào trong xã hội? Mức độ chế giễu ra sao và thái độ của tác giả đối với người đó như thế nào? Đây là tiếng cười gì?
Tiếng cười bật ra là nhờ những thủ pháp nghệ thuật gì? Nghệ thuật trào lộng của người bình dân thông minh, hóm hỉnh ra sao?
I. Giới thiệu:
 - Những bài ca dao hài hước, châm biếm thể hiện nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng.
 - Mục đích: tạo tiếng cười giải trí và phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người đáng cười trong xã hội.
II. Đọc hiểu:
 1. Tiếng cười tự trào:
a. Nội dung: 
 Vẻ đẹp tâm hồn của người lao động, dù trong cảnh nghèo vẫn luôn lạc quan, yêu đời, ham sống. (Đám cưới nghèo đến như vậy mà vẫn vui, vẫn có thể đuà cợt được).
b. Nghệ thuật:
Lối nói khoa trương, phóng đại ® tưởng tượng ra lễ cưới thật sang trọng, linh đình của các chàng trai đang yêu.
Lối nói giảm dần: voi – trâu – bò – chuột
 củ to – củ nhỏ – củ mẻ – củ rím – củ hà
Cách nói đối lập:
Dẫn voi / sợ quốc cấm
Dẫn trâu/ sợ họ nhà gái máu hàn
Dẫn bò / sợ họ nhà gái co gân
- Chi tiết hài hước
Miễn là có thú bốn chân
Dẫn con chuột béo
® Triết lý nhân sinh cao cả, đặt tình nghĩa cao hơn của cải.
 - Bài 2: Chễ giễu lọai đàn ông yếu đuối
 Lọai đàn ông yếu đuối không đáng sức trai, không đáng nên trai, lười nhác, không có chí lớn.
Đáng sức trai >< khom lưng
4/ Củng cố:
Đọc phần ghi nhớ trang 92.
Đọc thuộc 2 bài ca dao vừa học và tim thêm các bài có cùng nội dung trên
5/ Dặn dò:
Chuẩn bị bài đọc thêm: Tiễn dặn người yêu.
Đọc bài thơ xem nội dung bài thơ nói về vấn đề gì? Những nghệ thuật náo làm rõ vấn đề đó.
H
Tiết 30 ĐỌC THÊM: LỜI TIỄN DẶN NGƯỜI YÊU
Ngày soạn: 29/10/14
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:	
- Hiểu được tâm trạng của chàn tari và cô gái trên đường tiễn dặn và lúc ở nhà chồng của cô gái.
- Thấy được sự kết hợp nghệ thuật trữ tình với nghệ thuật tự sự.
- Thấy được truyện thơ đã kế thừa truyền thồng nghệ thuật của ca dao trữ tình, sử dụng một cách nghệ thuật lời ăn tiếng nói của nhân dân.	
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
 a. SGK, SGV
 b.Thiết kế bài học
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: 
Hướng dẫn học sinh tự học
 * Diễn biến tâm trạng của nhân vật người con trai qua hai phần của văn bản:
 * Tâm trạng của chàng trai (và của cô gái – qua sự mô tả của chàng trai) trên đường tiễn dặn.
 * Cử chỉ, hành động và tâm trạng của chàng trai lúc ở nhà chồng của người yêu.
 * Nắmmột số chú thích khó có liên quan đến văn hóa Thái trong SGK.
 * Đọc diễn cảm văn bản.
H
Tuần 11
Tiết 31 ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
Ngày soạn: 1/11/14
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:	
- Củng cố, hệ thống hóa các kiến thức về văn học dân gian Việt Nam đã học.
- Biết vận dụng đặc trưng các thể lọai của văn học dân gian để phân tích các tác phẩm cụ thể.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
a.SGK, SGV
b.Thiết kế bài học
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: kết hợp giữa các phương pháp và hình thức
- Đọc sáng tạo, gợi tìm
- Trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ 
2. Giới thiệu bài mới.
3. Bài mới:	
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
1. Trình bày các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian (minh họa bằng các tác phẩm, đọan trích đã học).
2. Văn học dân gian có những thể lọai gì? Chỉ ra nhữõng đặc trưng chủ yếu của thể lọai. Cho HS lập bảng tổng hợp theo mẫu
3.Lập bảng óm tắt các thể lọai VHDG đã học
1. Tấn bi kịch của Mị Châu – Trọng Thủy
2. Đặc sắc nghệ thuật của truyện thể hiện ở sự chuyển biến của hình tượng nhân vât Tấm; từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình”. Em hãy phân tích truyện cổ tích Tấm Cám để làm sáng tỏ điều đó.
3. Căn cứ vào hai truyện cười đã học, lập bảng và ghi nội dung. 
 4. Điền tiếp vào sau các từ mở đầu Thân em như và Chiều chiều để thành những bài ca dao trọn vẹn.
Tác dụng của cách lặp lại như vậy?
Thống kê các hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong những bài ca dao đã học và cho biết người bình dân thường lấy những hình ảnh ấy từ đâu?
Tìm thêm một số bài ca dao nói về:
- Chiếc khăn, chiếc áo.
- Nỗi nhớ của những đôi lứa đang yêu.
- Biểu tượng cây đa, bến nước – con thuyền, gừng cay – muối mặn.
Tìm thêm một số câu ca dao hài hước mang lại tiếng cười giải trí, mua vui cho con người trong cuộc sống.
5. Hãy tìm một vài bài thơ có sử dụng chất liệu văn học dân gian để chứng minh vai trò của văn học dân gian đối với văn học viết.
I. Nội dung ôn tập:
1. Các đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian:
- Tính truyền miệng
- Tính tập thể
- Tính sinh họat
2. Thể lọai văn học dân gian: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, truyện thơ, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, chèo, tuồng dân gian. 
3. Bảng tóm tắt 
II. Bài tập vận dụng:
1. Bảng tóm tắt 
2. Cho HS trình bày theo nhóm.
3. Cho HS trình bày phần đã chuẩn bị ở nhà.
- Mô thức mở đầu các bài ca dao được lặp lại có tác dụng nhấn mạnh để tăng thêm màu sắc gợi cảm cho người nghe, người đọc.
-Người bình dân thường lấy các hình ảnh đó trong cuộc sống đời thường, trong thiên nhiên, vũ trụ nâng lên thành hình ảnh ẩn dụ nên dễ cảm nhận, đem, đến hiệu quả nghệ thuật cao đối với người nghe.
-Học sinh trao đổi theo nhóm.
- Học sinh trao đổi theo nhóm.
- Học sinh trao đổi theo nhóm.
Bảng Tóm tắt 1
Thể lọai
Mục đích sáng tác
Nội dung phản ánh
Kiểu nhân vật chính
Đặc điểm nghệ thuật
Sử thi (anh hùng)
Ghi lại cuộc sống và ước mơ phát triển cộng đồng của người dân Tây Nguyên xưa
Xã hội Tây Nguyên cổ đại đang ở thời công xã thị tộc
Người anh hùng sử thi cao đẹp, kỳ vĩ (Đam San)
Biện pháp so sánh, phóng đại, trùng điệp tạo nên hình tượng hòanh tráng, hào hùng.
Truyền thuyết
Thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử
Kể về các sự kiện và nhân vật lịch sử có thật qua một cốt truyện hư cấu. 
Nhân vật lịch sử được truyền thuyết hóa
Từ “cái lõi sự thật lịch sử” được hư cấu thành câu chuyện mang yếu tố hoang đường, kỳ ảo.
Truyện cổ tích
Thể hiện mơ ước của nhân dân: Chính nghĩa thắng gian tà
Xung đột xã hội, cuộc đấu tranh giữa Thiện và Ác, chính nghĩa và gian tà.
Người con riêng, người con út, người nghèo khổ, bất hạnh, người tài giỏi
Truyện hư cấu. Kết cấu theo đường thẳng, nhân vật chính trải qua ba chặng trong cuộc đời.
Truyện cười
Mua vui, giải trí, châm biếm, phê phán xã hội
Những điều trái tự nhiên, những thói hư tật xấu đáng cười trong xã hội
Kiểu nhân vật có thói hư tật xấu (anh học trò giấu dốt, thầy lý tham tiền)
Truyện ngắn gọn, tạo tình huống bất ngờ, mâu thuẫn phát triển nhanh, kết thúc đột ngột để gây cười.
Bảng tóm tắt 2
Cốt lõi sự thật lỊch sử
Bi kịch được hư cấu
Những chi tiết hoang đường, kỳ ảo
Kết cục của bi kịch
Bài học rút ra
Cuộc xung đột An Dương Vương – Triệu Đà thời kỳ Âu Lạc ở nước ta
Bi kịch tình yêu (lồng vào bi kịch gia đình, quốc gia)
Thần Kim Quy; lẫy nỏ thần; ngọc trai – giếng nước; Rùa vàng rẽ nước dẫn ADV xuống biển 
Mất tất cả:
- Tình yêu
- Gia đình
- Đất nước
Cảnh giác giữ nước, không chủ quan như ADV, không nhẹ dạ cả tin như Mị Châu.
Bảng Tóm tắt 3
Tên truyện
Đối tượng cười
Nội dung cười
Tình huống gây cười
Cao trào để “òa” ra tiếng cười
Tam đại con gà
Thầy đồ “dốt hay nói chữ”
Sự giấu dốt của con người
Luống cuống khi không biết chữ kê
Khi thầy đồ nói câu “dủ dỉ là.”
Nhưng nó phải bằng hai mày
Thầy lý và Cải
Tấn bi hài kịch củ việc hối lộ và ăn hối lộ
đã nut lout tiền hối lộ mà vẫn bị đánh (Cải)
Khi Thầy Lý nói “nhưng nó phải bằng hai mày”
Hướng dẫn tự học ở nhà LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN TỰ SỰ 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Giúp HS: 
- Nắm được các loại đoạn văn trong văn bản tự sự 
- Biết cách viết một đoạn văn, nhất là đoạn thân bài để hoàn thiện bài văn tự sự 
- Nâng cao ý thức tìm hiểu và học tập cách viến các đoạn văn trong văn bản tự sự. 
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: 
SGK, SGV, thiết kế bài học. 
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH 
Kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, thực hành 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Kiểm tra bài cũ 
2.Giới thiệu bài mới 
Họat động củøa Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt 
Hoạt động 1
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm “đoạn văn”, các loại đoạn văn trong văn bản tự sự .
- Có những kiểu đoạn văn nào trong bài tự sự? 
- Mỗi đoạn tự sự có đặc điểm gì? 
- HS khảo sát ví dụ trang 63 - SGK
- Đoạn văn trong văn bản tự sự có nhiệm vụ gì? 
Hoạt động 2
- Giáo viên hướng dẫn tìm hiểu cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự qua các câu hỏi ở mục II. 
- Đoạn văn ở mục II.1 có thể hiện đúng dự kiến của tác giả không? 
- Nội dung và giọng điệu của đoạn mở – kết có nét gì giống và khác? 
- Em học được điều gì ở cách viết đoạn văn của Nguyên Ngọc? 
- Qua đoạn văn có thể thấy bạn HS thành công khi kể lại câu chuyện nhưng còn lúng túng ở đoạn nào? 
(GV gợi ý để HS viết tiếp vào chỗ còn trống cho phù hợp với nội dung cả đoạn)
 Em hãy nêu cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự? 
Hoạt động 3: Luyện tập 
- Đoạn văn kể về sự việc gì? Phần nào? Của văn bản tự sự nào?
- Đoạn trích cố tình sai sót về ngôi kể, kể rõ chỗ sai đó? Và sửa sai cho hoàn chỉnh. 
Em có kinh nghiệm gì khi viết đoạn văn tự sự 
I. Đoạn văn trong văn bản tự sự 
1. Khái niệm 
- Đoạn văn là bộ phận của văn bản. 
- Trong văn bản tự sự, mỗi đoạn văn thường có câu nêu ý khái quát gọi là câu chủ đề. Các câu khác diễn đạt những ý cụ thể nhằm thuyết minh, miêu tả, giải thích, mở rộng triển khai làm rõ ý khái quát 
2. Phân loại đoạn văn 
Văn bản tự sự do nhiều đoạn văn cấu tạo nên: 
 - Đoạn mở bài: giới thiệu câu chuyện 
 - Các đoạn thân bài: Kể diễn biến của các sự việc chi tiết
 - Đoạn kết bài: kết thúc câu chuyện tạo ấn tượng mạnh tới suy nghĩ, cảm xúc người đọc
3. Nhiệm vụ của đoạn văn
Nội dung của đoạn văn tuy khác nhau (tả cảnh, tả người, kể sự việc, biểu cảm) nhưng đều có chung nhiệm vụ là thể hiện chủ đề và ý nghĩa của văn bản
II. Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự 
Câu 1a: 
- Đoạn văn dẫn ở mục II.1 thể hiện đúng và rõ những dự kiến của tác giả 
- Nội dung của các đoạn văn mở và kết có điểm giống và khác như sau: 
+ Giống: Hai đoạn mở – kết đều tả cảnh rừng xà nu & đều tập trung làm nổi bật chủ đề tác phẩm. Đây là cách kết cấu vòng tròn – mở, kết hô ứng – vừa thể hiện được chủ đề, gợi mở suy nghĩ, cảm xúc người đọc. 
+ Khác nhau: Các đoạn mở đầu miêu tả rừng xà nu cụ thể chi tiết và hết sức tạo hình nhằm tạo không khí để mở đầu câu chuyện và lôi cuốn người đọc. Đoạn kết miêu tả rừng xà nu xa mờ dần và bất tận đọng lại trong lòng người đọc những suy gẫm lắng sâu về sự bất diệt của rừng cây, vùng đất và sức sống con người. 
Câu 1b
- Kinh nghiệm khi viết đoạn văn trong bài tự sự: Trước khi viết hoặc kể chuyện cần suy nghĩ dự kiến đoạn văn mở bài và kết bài để bài văn vừa chặt chẽ vừa lôi cuốn người đọc
Câu 2b
- Qua đoạn văn có thể thấy bạn HS thành công khi kể lại câu chuyện nhưng còn lúng túng ở đoạn tả cảnh 
(Phần bỏ trống 1) và đoạn thể hiện tâm trạng (phần bỏ trống 2) 
- Chị Dậu nhìn thấy trên trời  ửng lên. Ánh sáng chói chang đã dần xóa đi bóng đen của đêm tối. 
- Chị Dậu ứa nước mắt: hình ảnh nhòa trước mắt chị là buổi trưa hè nắng gắt chị đội đàn chó con tay dắt con chó cái cùng cái Tí sang nhà Nghị Quế. Hình ảnh anh Dậu ốm ngất ở đình về 
* Kết luận: 
 - Trong văn bản tự sự, mỗi đoạn văn có nhiệm vụ riêng, có vị trí thích hợp nhằm giới thiệu miêu tả nhân vật hoặc dẫn dắt sự việc tạo sự hấp dẫn cho người đọc 
 - Để viết đoạn văn tự sự cần hình dung sự việc xảy ra thế nào rồi kể lại diễn biến của nó. Sau đó vận dụng kĩ năng miêu tả kể chuyện, biểu cảm để hoàn chỉnh đoạn văn. 
III. Luyện tập 
Bài tập 1: 
Đoạn trích kể lại việc Phương Định (cô TNXP thời chống Mĩ) đang phá bom để mở đường ra mặt trận. 
Bạn HS nhầm lẫn về ngôi kể chuyện: 
Trong truyện: Phương Định xưng “Tôi”
Đoạn trích thay “tôi” = “cô” hoặc Phương Định
Chú ý tới ngôi kể và đảm bảo thống nhất ngôi kể 
4/ Dặn dò:
Nhớ lại bài viết hôm trước mình viết đề tài nào? ø Viết như thế nào? Viết ra làm sao? Chỗ nào mình tin là mình viết đúng, chỗ nào chỗ nào chưa chắc chắn đúng.
 H
Tiết 32 TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 2
Ngày soạn: 7/11/14
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:	
- Nhận rõ những ưu điểm và nhược điểm về nội dung và hình thức của bài viết đặc biệt là khả năng lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Rút ra bài học kinh nghiệm và có ý thức bồi dưỡng thêm năng lực viết văn tự sự để chuẩn bị tốt cho bài viết sau.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Viết lại Đề 
 2. Phân tích xác định yêu cầu của đề bài
 - Về kiểu bài:
 - Về nội dung: 
 - Về tư liệu: 
 3. Yêu cầu cụ thể: 
 4. Nhận xét về bài làm
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Công bố điểm số:
5. Sửa chữa cụ thể từng bài
 * Dàn ý.
 * Chính tả.
 * Dùng từ.
 * Đặt câu.
 6. Ph

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_10s.doc