Giáo án 11 chương trình chuẩn - Năm học 2013 - 2014

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : Giúp HS

- Thấy được đặc điểm nổi bật của hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ : có hoài bão lớn, có tinh thần hành động, có thái độ lựa chọn dứt khoát khi theo đuổi lí tưởng của đời mình và bao trùm tất cả là lòng yêu nước cháy bỏng.

- Cảm nhận được giọng điệu hào hùng, cách dùng chữ mạnh bạo, mạch liên tưởng đầy phóng túng của bài thơ thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của Phan Bội Châu.

2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng phân tích thơ Đường luật

3.Thái độ : sống có lí tưởng hoài bão phấn đấu để dạt được lí tưởng ấy, bồi dưỡng lòng yêu nước nhiệt huyết cách mạng và có trách nhiệm trong xây dựng đất nước

- Đàm thoại, Phát vấn phát hiện khơi gợi cho học sinh phân tích và cảm thụ thơ Nôm Đường luật

- Nêu vấn đề, học sinh trao đổi nhóm .

 

doc 64 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1465Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 11 chương trình chuẩn - Năm học 2013 - 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âm trạng lo sợ, phấp phỏngï, khắc khoải tranh thủ từng ngày, chạy đua vời t/g của t/giả- gây nỗi xót thương sâu sắc cho người đọc. Cảnh thực, ảo hoà quyện mang vẻ đẹp kì diệu chỉ có ở trong cõi mộng
GV giảng : Trong khổ thơ, mọi hình ảnh đều gợi sự chia li khiến cho tâm hồn quá nhạy cảm của thi sĩ như thấy mình đang bị bỏ lại. Trong khoảnh khắc đơn côi ấy nhà thơ chỉ biết bám víu trông chơ vào trăng, từ “kịp”thể hiện tâm trạng đó
GV : Khách đường xa ở đây là ai ?
Khách đường xa : . nhà thơ
 . Người thiếu nữ thôn Vĩ.
GV : Nhận xét cảnh ở khổ thơ cuối ? So sánh với 2 khổ thơ đầu ?
HS : Nhận xét, so sánh.
GV giảngù : Không rõ nét như khổ 1, đặc lại như khổ 2, cảnh ở đây mờ ảo qua sự vận động của tâm trạng nhà thơ.
GV : Chốt ý
Tổng kết – Luyện tập
GV : chốt lại những điểm cần khắc sâu.
* Bài tập :
GV : Hướng dẫn HS làm BT
Cách hiểu thứ 2 phù hợp hơn : Trong quan niệm của HMT, trinh bạch, tinh khiết là vẻ đẹp lí tưởng mà ông say mê và khao khát. Sắc áo trắng tinh khôi của người thiếu nữ chính là hiện thân của vẻ đẹp đó. Nó là một trong những lí do khiến thi sĩ thèm được sống mãi với cõi đời này.
A .Tìm hiểu chung: 
1 . Tác giả : sgk
- Tên thật : Nguyễn Trọng Trí (1912 – 1940).Quê Quảng Bình.
- Nổi tiếng là thần đồng thơ ngay còn nhỏ.
-1936 mắc bệnh phong -> về Quy Nhơn chữa bệnh, mất tại trại phong Quy Hoà.
- Thơ ông : 
+ Phức tạp và đầy bí ẩnCảnh quê, tình quê tha thiết, rạo rực, trong trẻo, lành mạnh.
+ Hồn thơ mãnh liệt nhưng quằn quại, đau đớn
+ Thế giới NT nhiều khi điên loạn, ma quái, xa lạ với đời thực.
- Tác phẩm tiêu biểu : sgk.
2 . Tác phẩm :
a. Xuất xứ : Trích trong tập “Đau thương” 
- Bài thơ tình hay nhất có sự hoà quyện giữa TN và lòng người, cái thực, cái mộng, cái cụ thể và cái huyền ảo hoà quyện vào nhau.
b. Chủ đề :
Bài thơ miêu tả cảnh, người Vĩ Dạ (xứ Huế) đep, trong sáng, lung linh, huyền ảo qua đó thể hiện tâm trạng, lòng yêu c/s của nhà thơ.
B. Đọc –hiểu văn bản 
I. Đọc – tìm hiểu từ ngữ khó :
Chú thích sgk
II. Tìm hiểu văn bản :
1 . Khổ 1.
- “Sao anh không về chời thôn Vĩ ?”
-> Câu hỏi không cần trả lời : vừa hỏi, vừa mời mọc, vừa hờn trách trong tâm trạng vời vợi nhớ mong.
- Bức tranh thôn Vĩ :
+ Nắng hàng cau-mới lên : timh khôi, mới mẻ, trong lành.
+ Vườn xanh mướt -như ngọc
.”mướt” : Đặc tả màu xanh mỡ màng của cây, của vườn.
. “xanh như ngocï” : Màu xanh non toả dưới ánh bình minh.
-> Cảnh buổi sáng đẹp hân hoan, vui vẻ, sinh động của TN qua vận động của a/s.
- “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” : Hình ảnh chân dung người con gái với khuôn mặt đep, phúc hậu.
=> Bức tranh tràn đầy sức sống với những hình ảnh sinh động của cảnh vật và con người.
2. Khổ 2 :
 “ Gió theo lối gió mây đường mây
 Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”.
- Hình ảnh thực cụ thể của dòng sông chảy qua Vĩ Dạ với những nương ngô bên sông.
+ Nhịp thơ 4/3 (cắt đôi, chia phôi ngang trái),NT nhânâ hoá : Gió và mây ngàn đời gắn bó với nhau ở đây lại tan tác chia lìa- sự mặc cảm của một người tha thiết gắn bó với đời mà đang có nguy cơ chia lìa với cõi đời.
->Mọi h/ả đều gợi phiêu tán chia lìa : Cảnh đẹp, buồn, tâm trạng cô đơn.
- Cảnh sông nước đêm trăng huyền ảo :
”Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
 Có chở trăng về kịp tối nay?”
+ “kịp”: tâm trạng lo sợ, phấp phỏngï, khắc khoải tranh thủ từng ngày, chạy đua vời t/g của t/giả- gây nỗi xót thương sâu sắc cho người đọc.
-> Câu hỏi toát lên niềm hi vọng đầy khắc khoải và phấp phỏng trong tâm trạng của thi sĩ.
+ Cảnh thực, ảo hoà quyện mang vẻ đẹp kì diệu chỉ có ở trong cõi mộng.
+ Ước muốn được hoà vào TN nhưng không thể nào thực hiện được.
=> Bút pháp ảo hoá, nhịp điệu nhẹ nhàng, chậm rãi : Khổ thơ là một bức tranh với không gian yên ả như trong cõi mộng nhưng đằng sau đó là tâm trạng cô đơn với nỗi mong ngóng, lo âu.
3. Khổ 3 :
 - Khách đường xa
 Aùo em trắng quá nhìn không ra
 Sương khói mờ nhân ảnh
+ Aùo em trắng quá : trắng tinh khôi, trinh bạch, tinh khiết -> Vẻ đẹp lí tưởng
+ Điệp từ : Nhấn mạnh hình bóng con người.
+ Hình ảnh mờ ảo khó xác định, cảnh vật con người mờ nhoà.
- Ai biết tình ai có đậm đà ?
 + “Ai” : Khách đường xa, tình người.
Câu hỏi tu từ, hoài nghi nhưng bao hàm một hi vọng sâu kín -> Tấm lòng tha thiết với c/s nhưng cũng đầy mặc cảm của nhà thơ.
=> Không gian mờ nhoà, khó xác định, nhà thơ cảm thấy bị hụt hẫng, chới với trước cái lung linh huyền ảo của cảnh và người thôn Vĩ cùng nỗi khát khao yêu thương mà không được hưởng tình yêu thương, đền đáp,
III.Tổng kết.
- Niềm tha thiết với c/s trong biểu hiện đầy uẩn khúc của thi sĩ.
- Cảnh sắc TN giao chuyển nhiều cảnh theo lối bất dịnh không tuân theo quy tắc t/g, k/gian.
- Cách khắc hoạ các h/ả độc đáo, ngôn ngữ thơ cực tả trong sáng và xúc tích.
4. CỦNG CỐ:
a/ Bài vừa học:
Niềm thiết tha cuộc sống đến khắc khoải cuả nhà thơ
- Học thuộc bài thơ, nắm được nội dung và nghệ thuật bài thơ, hoàn thành BT.
b/ Bài sắp học:
Chuẩn bị bài đọc thêm: Chiều Tối.
Tuần: 
Tiết:90 Đọc văn: 
 ( MỘ ) 
 Hồ Chí Minh
A. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức : Giúp HS 
-Lòng nhân ái đếm mức quên mình và tinh thần lạc quan cách mạng luôn luôn hướng về sự sống ánh sáng tương lai .Sự kết hợp giữa chiến sĩ và thi sĩ
-Vẻ đẹp của thơ HCM: sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và hiện đại, giữa chất thép và chất tình.
2. Kĩ năng : phân tích thơ tứ tuyệt
3.Thái độ : Lòng thiên nhiên,yêu cuộc sống, yêu thương con người
B. PHƯƠNG PHÁP 
Phát vấn phát hiện và tổng hợp kiến thức, diễn giảng, thảo luận nhóm 
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 
1. Oån định lớp : kiểm diện học sinh 
2. Kiểm tra bài cũ 
Trình bày nội dung nghệ thuật tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh
3. Bài mới : Tinh thần lạc quan, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống là một trong những nội dung chính của “Nhật ký trong tù”. Một trong những bài thơ thể hiện rõ nội dung này là “Mộ”.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY 
Tìm hiểu về chung 
GV : Em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài chiều tối? 
HS trình bày qua tiểu dẫn 
GV chốt : đó là một buổi chiều tối , dù trải qua một ngày gian lao vất vả nhưng Bác vẫn còn bị bọn lính tiếp tục giải đi trên đường , trước mắt là một đêm trong nhà giam chật hẹp “ Được cùm chân mới yên bề ngủ-không được cùm chân biết ngủ đâu”
GV : nêu thể loại của tác phẩm ? 
HS xác định
GV: Bài thơ miêu tả cảnh gì và qua đó bộc lộ tình cảm, tâm trạng gì của tác giả? 
HS: Bức tranh đẹp về cảnh thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt àTình yêu thiên nhiên tha thiết ; Tấm lòng nhân đạo quên mình, hướng về thiên nhiên, cuộc sống với phong thái ung dung, tự tại của Bác.
Đọc hiểu bài thơ
 HS đọc bài thơ rõ ràng cả 3 phần phiên âm dịc nghĩa dịch thơ.
GV : So sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa, tìm chỗ chưa sát với nguyên tác
HS so sánh nhận xét 
HS chia bố cục bài thơ xác định nội dung từng phần
* Tìm hiểu VB: (phát vấn)
Tựa đề “Chiều tối” gợi cho em những cảm nhận gì về thời gian? 
 GV liên hệ với cuộc sống thực tại của Bác – định hướng cho việc tìm hiểu 
GV : Cảnh thiên nhiên trong 2 câu thơ đầu hiện lên qua hình ảnh nào? được miêu tả như thế nào? Dựa vào cảnh ngộ của tác giả nhận xét nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong hai câu này? 
HS: Khai thác cách chọn hình ảnh, thủ pháp nghệ thuật khi tả cảnh của Bác: chấm phá, gợi tả.
GV giảng: Hai hình ảnh chim và mây. Ở đây Bác đã sử dụng bút pháp cổ điển và hiện đại: Hình tượng thơ luôn vận động về sự sống và ánh sáng. Mượn cánh chim để gợi buổi chiều là thi liệu quen thuộc của thơ xưa
GV:Liên hệ thơ xưa: Buồn.
+Ca dao : Chim bay về núi tối rồi 
+ Nguyễn Du: Chim hôm thoi thót về rừng.
 + Huy Cận: Chim nghiêng cánh nhỏchiều sa.
 +Xuân Diệu: Chim nghe trời rộng thêm cánh.
GV: Qua bức tranh thiên nhiên em có nhận xét gì về tâm hồn Bác?
Gợi ý : nét tương đồng, tương phản của cánh chim chòm mây với Bác? 
HS nhận xét.Liên hệ với hoàn cảnh bị gông cùm xiềng xích, đày ải của Bác để thấy vẻ đẹp tâm hồn của Bác trước hoàn cảnh.
HS: Đối chiếu nguyên văn: Cô vân ≠ chòm mây
Thơ xưa “ Ngàn mâymỏi” –Thôi hiệu, Tầng mâyngắt”-Nguyễn Khuyến
-> mây trong thơ Bác êm ả, mang hồn người, có sự vận động.
GV chốt, liên hệ “ Bác ơingười” “ Nâng niumình”
HS thảo luận nhóm theo yêu cầu
Nhóm 1,2,3,4 cùng tìm hiểu hai câu cuối
- Bức tranh đời sống được khắc họa qua hình ảnh nào? 
- Hình ảnh con người xuất hiện trong bài thơ như thế nào?
GV gợi ý : Xay ngô là một công việc như thế nào, đòi hỏi người làm việc phải có những đức tính nào? 
HS : Phải có sức khoẻ và sự siêng năng.
- Hình ảnh đó gợi cho em những suy nghĩ gì về cuộc sống của con người? về tình cảm? về phong thái của Bác ?
- Hãy phát hiện đặc sắc nghệ thuật trong 2 câu thơ cuối? (Chú ý nguyên tác)
- Em cảm nhận được điều gì từ màu hồng của lò than?
Đại diện nhóm trình bày ý kiến, bổ sung  GV gợi mở, uốn nắn.
GV phân tích để HS thấy được sự vận động của cảnh vật và tâm trạng nhà thơ qua hình ảnh thơ “Xay hết lò than đã rực hồng”
 GV chốt ý cần đạt.
Giáo viên giảng : Con người xuất hiện trong thơ xưa chỉ là cái nền để bộc lộ tâm trạng buồn của tác giả (VD: Chiều hôm nhớ nhà, Qua đèo Ngang). Trong thơ Bác, con người vừa khoẻ khoắn, trẻ trung lại siêng năng, cần cù: Nét mới.
HS nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
I.Tìm hiểu chung 
1.Hoàn cảnh sáng tác
- Sau một ngày chuyển lao từ Tĩnh Tây à Thiên Bảo vào lúc chiều tối giữa núi rừng (giai đoạn đầu bị giam cầm).
2.Xuất xứ : Bài 31 trong Nhật kí trong tù 
3. Thể loại : thất ngôn tứ tuyệt -> tính hàm súc cao
II.Đọc hiểu văn bản
1 Đọc-đối chiếu phiên âm dịch nghĩa-dịch thơ 
Câu 2: chưa đủ ý nghĩa của nguyên tác : cô vân ( chòm mây lẻ loi – chòm mây), mạn mạn ( chậm chậm, lững lờ trôi – trôi nhẹ)
Câu 3: thừa chữ tối.
2.Bố cục : 2 phần 
 3.Tìm hiểu văn bản 
a.Bức tranh thiên nhiên
* Màu sắc cổ điển
-Chim mỏivề rừng: cánh chim bé nhỏ giữa không gian rộng lớn à gợi sự cô đơn lạc lõng 
-Chòm mâytầng không: chòm mây cô đơn><bầu trời rộng lớnà không gian rộng, vắng lặng, u buồn.
->Vài nét chấm phá, hình ảnh quen thuộc, cách diễn tả thiên nhiên chân thật tự nhiên, NT đối lập
=>Một bức tranh chiều tối bao la mênh mông, khoáng đạt, yên bình nhưng lặng buồn,mang tâm sự người xa quê.
*Tinh thần hiện đại
- Cánh chim mỏichốn ngủ: gợi sự ấm cúng, cảm quan nhân đạo (Thơ xưa: Chim trời bay đi hết
 Mây lẻ đi một mình :gợi sự chia lìa)
+ Cánh chim, chòm mây và Bác: 
.Tương đồng: Lẻ loi, cô đơn mỏi mệt
-> Hoà hợp cảm thông- tình yêu thương mênh mông của Bác
.Tương phản: Chim: về tổ >< Bác: Không nơi trú ngụ
 Mây, chim tự do>< Bác bị giam cầm, gông cùm 
=> Ung dung thư thái vượt lên hoàn cảnh (không có sự mệt mỏi): Người có bản lĩnh “thép”.
*Đặt trong hoàn cảnh sáng tác, Bác là người yêu thiên nhiên tha thiết: Là thi sĩ – chiến sĩ.
b. Bức tranh cuộc sống
* Hình ảnh con người: thiếu nữ xay ngô 
- Thơ xưa: có con người nhỏ bé, sống mờ nhạt, chìm vào trong màn đêm
- Thơ Bác: “ Cô emtối”: Con người gắn với hoạt động lao động cụ thể sinh động
+ Nguyên tác: ma bao túc – bao túc ma : Lấy âm, điệp ngữ chuyển tiếp vắt dòng ( điệp liên hoàn), Nhạc điệu nhịp nhàng- gợi hình ảnh vòng quanh của cối xay, thời gian: Cô gái lao động cần cù, vất vả =>
Hình ảnh người lao động trẻ trung khoẻ khoắn đầy sức sống, làm chủ công việc cuộc sống của mình là trung tâm bức tranh.
* Hình ảnh lò than hồng (nhãn tự)
.Hình ảnh đẹp, Gam màu nóng sáng – gợi sự ấm cúng, nét đẹp của bức tranh gợi sinh hoạt gia đình, sự sum họp
-> Tỏa sáng bức tranh thơ . Làm ấm lòng nhà thơ xa nhà xa quê hương
=> Người tù quên cảnh ngộ của mình đồng cảm trước niềm vui bình dị của cuộc sống
-Ý nghĩa tượng trưng: tinh thần,. 
ĩ Bài thơ vận động từ ánh chiều đến ánh lửa rực hồng, từ nỗi buồn đến niềm vui nó cho thấy niềm lạc quan niềm tin vào cuộc sống, tương lai và tình yêu bao la của bác đó là tấm lòng nhân đạo cao cả quên mình của Bác
III. Tổng kết
Nghệ thuật: Cổ điển + hiện đại, lời ít ý nhiều.
Nội dung: Vẻ đẹp nhân cách của Hồ Chí Minh, vượt lên hoàn cảnh, yêu thiên nhiên, yêu cuôc sống: Bản lĩnh thép.
- Chuẩn bị bài: Lai tân 
D. CỦNG CỐ:
- Nêu cảm nghĩ của em về sự vận động của cảnh vật và tâm trạng nhà thơ trong bài “Chiều tối”
- Theo em, trong bài thơ này, hình ảnh nào có thể trung vẻ đẹp tâm hồn của HCM?
E. DẶN DÒ:
- Học thuộc bài thơ, nắm được nội dung và nghệ
- Soạn bài: LAI TÂN
Đọc thêm: LAI TÂN
 Hồ Chí Minh
A. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức : Giúp HS 
-Thấy được thái độ của tác giả đối với tình trạng thối nát của bọn quan lại Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch 
-Hiểu được nghệ thuật châm biếm độc đáo của bài thơ
2. Kĩ năng : phân tích thơ tứ tuyệt
3.Thái độ : phê phán xã hội thối nát, quan lại chỉ biết ăn chơi không chăm lo cho dân
*Đọc thêm: Giải đi sớm 
Học sinh cảm nhận được nghệ thuật tả một phong cảnh động: có sự chuyển biến.
Lòng thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên gian khổ.
C.PHƯƠNG PHÁP 
Phát vấn phát hiện và tổng hợp kiến thức, diễn giảng, thảo luận nhóm 
C TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 
1. Oån định lớp : kiểm diện học sinh 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Bức tranh thiên nhiên và con người trong bài Chiều tối –Hồ Chí Minh
3. Bài mới : Nhật kí trong tù còn cho thấy xã hội Trung Quốc tàn bạo.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY 
Tìm hiểu chung
GV : Gọi HS trình bày một vài nét về con người HCM qua nhật kí trong tù .
HS : Điểm qua một vài nét chính 
GV : Chốt ý 
GV: Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ? 
Bài thơ nói về hiện thực ở đâu, như thế nào?ä Nêu chủ đề bài thơ?
HS : Trình bày theo nôị dung: nêu rõ hoàn cảnh ra đời của Nhật kí trong tù , của bài thơ ; xác định vị trí , thể loại cuả Lai Tân
Tích hợp : Nhật kí trong tù gồm hai loại : loại hướng nôị- tâm sự của Người –dùng bút pháp trữ tình-> bức chân dung tự tinh thần tự hoạ cuả Hồ Chí Minh; loại thứ hai : hướng ngoại ghi chép những điều mắt thấy tai nghe của nhà thơ về nhà tù và một phần xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch mà Người quan sát được trong thời gian bị giam cầm và trên đường chuyển lao ở Quảng Tây- có một số bài mang nội dung phê phán chế độ nhà tù và xã hội Trung Quốc với nghệ thuật châm biếm sắc sảo..
Đọc –hiểu văn bản :
* Bước I : Đọc – tìm hiểu từ ngữ khó
GV : Gọi HS đọc với rõ ràng phần phiên âm, chú ý sắc thái biểu cảm trong phần dịch nghĩa, dịch thơ
HS : Đọc 
GV nhận xét, đọc lại.
Gv : em có nhận xét gì về kết cấu bài thơ?
HS nhận xét kết cấu bài thơ : ba câu đầu- hành vi thường ngày cuả ba viên quan lại cai quản nhà ngục- câu kết kết luận, nhận xét đánh giá chung tình trạng bô máy cai trị nhà tù 
* Bước II : Tìm hiểu văn bản
GV :Trong ba câu đầu, bộ máy quan laị ở Lai Tân đã được miêu tả như thế nào? Ban trưởng, huyện trưởng cảnh trưởng có lamø đúng chức năng của những người đại diện cho pháp luật không?
HS nhận xét qua công việc thường ngày cuả họ 
HS thảo luận theo bàn 3 phút câu hỏi:
Câu kết bài thơ có mâu thuẫn gì với nội dung ba câu đầu không? Hiệu quả châm biếm bài thơ như thế nào khi tác giả hạ mấy chữ “y cựu thái bình thiên” .
GV :Gọi bất kỳ HS trả lời. 
HS hướng trả lời vào ý nghiã của ba từ vẫn thái bình làm rõ sắc thái mỉa mai châm biếm ở câu thơ cuối
GV : Chốt ý
Tích hợp (lịch sử) : đặt bài thơ trong thời điểm ra đời cuả nó ( 1942) mà ngẫm nghĩ ta thấy sự thối nát, vô trách nhiệm cuả bọn quan lại ở Lai Tân còn tồi tệ hơn.Đây là thời gian phát xít Nhật đang xâm lược Trung Quốc.Đất nước như thế mà các vị cứ dửng dưng bình chân như vại, ai đánh giặc mặc ai, “trời đất Lai Tân vẫn thái bình
-Tích hợp nhận xét cuả Hoàng Trung Thông: Một chữ”thái bình” mà xâu táo lại bao nhiêu việc làm trên vốn là muôn thưở cuả xã hội Trung Quốc của giai cấp bóc lột thống trị. Chỉ một chứ ấy mà xé toang tất cả sự “thái bình” dối trá nhưng thực sự là “đại loạn bên trong” 
-( “Thái bình” là “nhãn tự” thậm chí là con mắt cuả bài thơ” thi nhãn”)
I .Tìm hiểu chung 
1.Hoàn cảnh sáng tác
-Lai Tân – địa danh nơi mà Người đã trải qua trên đuờng từ Thiên Giang đến Liễu Châu thuộc Quảng Tây
2. Xuất xứ : Bài 97 trong Nhật kí trong tù
3. Thể loại : thơ châm biếm đả kích 
4. Chủ đề :
Bài thơ cho thấy hiện trạng đen tối, thối nát cuả một xã hội tưởng là yên ấm tốt lành 
II. Đọc –hiểu văn bản :
 1. Đọc – tìm hiểu từ ngữ khó :
- Chú thích sgk : chong đèn : hút thuốc phiện
- Kết cấu bài thơ: 2 phần 
 2. Tìm hiểu văn bản 
a . Ba câu đầu : Hình ảnh quan lại ở nhà ngục Lai Tân
- Ban trưởng –chuyên đánh bạc -> hành vi phạm pháp 
=> Chính quyền đồi bại giả dối vi phạm pháp luật 
- Cảnh trưởng ăn tiền cuả phạm nhân-> hành động trấn lột trắng trợn, xấu xa đáng lên án
- Huyện trưởng đốt đèn làm việc công
 ( hút thuốc phiện)- hàm ý miả mai 
-> Toàn bộ bọn quan lại đều rất thối nát, hoàn toàn vô trách nhiệm 
b . Câu kết :Tình trạng bộ maý cai trị nhà tù 
- Lai tân – vẫn thái bình 
.Câu kết dửng dưng ẩn giấu một tiếng cười mỉa mai 
-> Hoá ra tình trạng thối nát trên là chuyện bình thường, chuyện hàng ngày, chuyện bản chất cuả guồng máy cai trị ở đây => Lật tẩy bản chất đồi bại quan liêu cuả bộ máy nhà nước ở Lai Tân
 Đả kích châm biếm sâu sắc 
III.Tổng kết.
Lai Tân là một trong số những bài thơ châm biếm có phẩm chất nghệ thuật cao trong Nhật kí trong tù .Ơû tác phẩm này , phong cách châm biếm cuả Hồ Chí Minh thể hiện rất rõ : không “đao to buá lớn” cứ nhẹ nhàng như không mà đạt hiệu quả đả kích mạnh mẽ thâm thuý 
 Đọc thêm: 
 Anh Thơ 
A. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức : Giúp HS 
- Cảm nhận dược bức tranh “ chiều xuân” với những hình ảnh , chi tiết tiêu biểu cho cảnh mùa xuân nơi đồng quê miền Bắc ( Chiều xuân ).
-Thấy được một vài đặc sắc nghệ thuật thơ Anh Thơ
2. Kĩ năng : phân tích thơ trữ tình 
3.Thái độ : tình yêu thiên nhiên đất nước, làng quê
B. PHƯƠNG PHÁP 
1. Trọng tâm : Bức tranh chiều xuân 
2.Phương pháp : Phát vấn phát hiện và tổng hợp kiến thức, diễn giảng, thảo luận nhóm 
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 
1. Oån định lớp : kiểm diện học sinh 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài Tương tư của Nguyễn Bính ? 
3. Bài mới : Anh Thơ là thi sĩ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam, bà tìm đến thơ ca như một con đường giải thoát khỏi cuộc đời tù túng , buồn tẻ và tự khẳng định mình trong xã hội bấy giờ. Anh Thơ có sở trường viết về cảnh sắc nông thôn 
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY 
Tìm hiểu chung
HS Đọc Tiểu dẫn
GV: Hãy nêu khái quát những nét chính về tác giả Anh Thơ?
HS dựa vào SGK trả lời
GV: Bổ sung vài điểm về tác giả
 Anh Thơ viết tập thơ đầu tay Bức tranh quê phải giấu bố vì ông cụ cho rằng con gái làm thơ chỉ tổ ế chồng, chỉ để viết thư cho giai. Rồi bà viết được ba mươi bài thơ gửi ở Tự lực văn đoàn và được giải năm 1939, chính thức bước vào làng thơ
GV: Hãy nêu xuất xứ bài thơ? 
HS. Trả lời
Đọc hiểu văn bản 
GV. Hướng dẫn cách đọc
 HS đọc diễn cảm 
GV: Bức tranh chiều xuân qua ngòi bút Anh Thơ hiện lên như thế nào? Hãy chỉ ra nét riêng của bức tranh đó ?
Khổ 1 là bức tranh tả cảnh gì? Đặc điểm? Cảm nhận cuả em về không khí và nhịp sống của nông thôn được gợi tả trong đó? không khí và nhịp sống ấy được gợi tả bằng những chi tiết hình ảnh nào và bằng thủ pháp gì? 
HS: Tìm chi tiết , trả lời
GV: Khổ 2 tả cảnh gì ? Có điểm gì

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_11.doc