Giáo án cả năm Lịch sử 4

TuÇn 1

LỊCH SỬ

BÀI: MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

I- MỤC TIÊU:

-Biết môn lịch sử và địa lí ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về tự nhiên và con người VN ,biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn .

-Biết môn Lịch Sử và Địa Lí góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên , con người và đất nước Việt Nam.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam.

- Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1. Khởi động:

2. Bài mới:

Giới thiệu

Hoạt động1: Hoạt động cả lớp

- GV treo bản đồ tự nhiên lên bảng.

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm

- GV đưa cho mỗi nhóm 3 bức tranh (ảnh) nói về một nét sinh hoạt của người dân ở ba miền (cách ăn, cách mặc, nhà ở, lễ hội) & trả lời các câu hỏi:

+ Tranh (ảnh) phản ánh cái gì?

+ Ở đâu?

- GV kết luận: Mỗi dân tộc sống trên đất nước Việt Nam có nét văn hoá riêng song đều có cùng một Tổ quốc, một lịch sử Việt Nam

 

doc 51 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 955Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án cả năm Lịch sử 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ , lối sống của nhân dân ta. Đạo Phật và chùa chiền được phát triển mạnh mẽ nhất vào thời Lý. Hôm nay chúng ta học bài: Chùa thời Lý.
Hoạt động1: Hoạt động nhóm
+ Vì sao đến thời Lý, đạo Phật trở nên thịnh đạt nhất?
Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
- GV đưa ra một số ý kiến phản ánh vai trò, tác dụng của chùa dưới thời nhà Lý, sau đó yêu cầu HS làm phiếu học tập.
*GV chốt: Nhà Lý chú trọng phát triển đạo Phật vì vậy thời nhà Lý đã xây dựng rất nhiều chùa, có những chùa có quy mô rất đồ sộ như: chùa Giám (Bắc Ninh), có chùa quy mô nhỏ nhưng kiến trúc độc đáo như : chùa Một Cột (Hà Nội). Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- GV cho HS xem một số tranh ảnh về các chùa nổi tiếng, mô tả về các chùa này.
- GV yêu cầu HS mô tả bằng lời hoặc bằng tranh ngôi chùa mà em biết ?
3/. Củng cố - Dặn dò: 
- Kể tên một số chùa thời Lý.
- Chuẩn bị bài: Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai (1075 – 1077).
- HS trả lời, lớp nhận xét.
- Cả lớp đọc từ đầu đến “triều đình”
+ Vì nhiều vua đã từng theo đạo Phật. Nhân dân ta cũng theo đạo Phật rất đông. Kinh thành Thăng Long và các làng xã có rất nhiều chùa.
- HS làm phiếu học tập
- HS xem tranh ảnh , mô tả => khẳng định đây là một công trình kiến trúc đẹp .
- HS khá giỏi mô tả bằng lời hoặc tranh ảnh.
 Tổ trưởng kiểm tra Ban giám hiệu
 (Duyệt)
TuÇn 13
(Từ ngày..../......../........đến ngày....../......./.......)
LỊCH SỬ
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI (1075 – 1077)
I Mục đích - yêu cầu:
- Biết những nét chính về trận chiến tại phịng tuyến song Như Nguyệt ( cĩ thể sử dụng lược đồ trận chiến tại phịng tuyến spng6 Như Nguyệt và bài thơ tuyên dương của Lý Thường Kiệt ):
+ Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng phịng tuyến trên bờ sơng nam Như Nguyệt.
+ Quân địch do Quách Quỳ chỉ huy từ bờ bắc tổ chức tiến cơng.
+ Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc.
+ Quân địch khơng chống cự nổi, tìm đường tháo chạy.
- Vài nét về cơng lao Lý Thường Kiệt: người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi.
- HS khá, giỏi:
+ Nắm được nội dung cuộc chiến đấu của quan Đại Việt trên đất Tống.
+ Biết nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cuộc kháng chiến: trí thơng minh, lịng dũng cảm của nhân dân ta, sự tài giỏi của Lý Thường Kiệt.
II Đồ dùng dạy học :
- Lược đồ kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai .
- Phiếu học tập .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Bổ sung
1/. Bài cũ: Chùa thời Lý
+ Vì sao đạo Phật lại phát triển mạnh ở nước ta?
+ Nhà Lý cho xây nhiều chùa chiền để phát triển đạo Phật chứng tỏ điều gì?
- GV nhận xét.
2/. Bài mới: 
Hoạt động1: Hoạt động nhóm đôi
- Việc Lý Thường Kiệt cho quân sang Tống có hai ý kiến khác nhau: 
+ Để xâm lược nước Tống.
+ Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.
Căn cứ vào đoạn vừa đọc, theo em ý kiến nào đúng? Vì sao?
*GV chốt: Ý kiến thứ hai đúng bởi vì: Trước đó, lợi dụng việc vua Lý mới lên ngôi còn quá nhỏ, quân Tống đã chuẩn bị xâm lược. Lý Thường Kiệt cho quân đánh sang đất Tống , triệt phá nơi tập trung quân lương của giặc rồi kéo về nước.
Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS thuật lại diễn biến trận đánh theo lược đồ.
- GV đọc cho HS nghe bài thơ “Thần”
Bài thơ “Thần” là một nghệ thuật quân sự đánh vào lòng người, kích thích được niềm tự hào của tướng sĩ, làm hoảng loạn tinh thần của giặc. Chiến thắng sông Cầu đã thể hiện đầy đủ sức mạnh của nhân dân ta.
- GV giải thích bốn câu thơ trong SGK.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
+ Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến ?
Hoạt động 4 : Hoạt động cả lớp
+ Kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược?
+ Sau chiến thắng ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt chủ trương giảng hoà mở đường thoát thân cho giặc, Quách Quỳ vội vàng nhận giảng hoà.
*GV chốt: Đây là đường lối ngoại giao nhân đạo, thể hiện tinh thần yêu hoà bình của nhân dân ta. Đường lối đó đã tránh cho 2 dân tộc thoát khỏi binh đao.
3/. Củng cố - Dặn dò: 
- Kể tên những chiến thắng vang dội của Lý Thường Kiệt.
- Chuẩn bị bài: Nhà Trần thành lập.
-HS đọc SGK đoạn: “Năm 1072  rồi rút về”.
-HS thảo luận nhóm đôi, sau đó trình bày ý kiến .
- HS xem lược đồ & thuật lại diễn biến .(HS khá giỏi)
- Các nhóm thảo luận 
- Đại diện nhóm báo cáo
+ Do quân dân ta rất dũng cảm. Lý Thường Kiệt là một tướng tài ( chủ động tấn công sang đất Tống ; lập phòng tuyến sông Như Nguyệt ) 
+ Quân Tống chết đến quá nửa, số còn lại suy sụp tinh thần. Lý Thường Kiệt đã chủ động giảng hoà để mở đường cho giặc thoát thân. Quách Quỳ vội vàng chấp nhận và hạ lệnh cho tàn quân kéo về nước.
TuÇn 14
(Từ ngày..../......../........đến ngày....../......./.......)
LỊCH SỬ
NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
I Mục đích - yêu cầu:
- Biết rằng sau nhà Lý là nhà Trần, kinh đơ vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt.
+ Đến cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hồng nhường ngơi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập.
+ Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đơ là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt 
- HS khá, giỏi : Biết những việc làm của nhà Trần nhằm củng cố xây dựng đất nước: chú ý xây dựng lực lượng quân dội, chăm lo lo bảo vệ đê điều, khuyến khích nơng dân sản xuất.
II Đồ dùng dạy học :
- Tìm hiểu thêm về cuộc kết hôn giữa Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh; quá trình nhà Trần thành lập.
- Phiếu học tập:
Họ và tên: .. Môn: Lịch sử
Lớp: Bốn
PHIẾU HỌC TẬP
Em hãy đánh dấu x vào o sau những chính sách được nhà Trần thực hiện:
o Đứng đầu nhà nước là vua. 
o Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con. 
o Lập Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ. 
o Đặt chuông trước cung điện để nhân dân đến đánh chuộng khi có điều oan ức hoặc cầu xin. 
o Cả nước chia thành các lộ, phủ, châu, huyện, xã. 
o Trai tráng khoẻ mạnh được tuyển vào quân đội, thời bình thì sản xuất, khi có chiến tranh thì tham gia chiến đấu. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Bổ sung
1. Ổn định lớp.
2. Bài cũ: Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai (1075 – 1077)
+Nguyên nhân nào khiến quân Tống xâm lược nước ta?
+Hành động giảng hoà của Lý Thường Kiệt có ý nghĩa như thế nào?
-GV nhận xét HS.
3. Bài mới: Giới thiệu
- Cuối thế kỉ XII , nhà Lý suy yếu . Trong tình thế triều đình lục đục, nhân dân sống cơ cực,nạn ngoại xâm đe doạ , nhà Lý phải dựa vào họ Trần để gìn giữ ngai vàng . Lý Chiêu Hoàng lên ngôi lúc 7 tuổi . Họ Trần tìm cách để Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh rồi buộc nhường ngôi cho chồng , đó là vào năm 1226 . Nhà Trần được thành lập từ đây.
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
-GV yêu cầu HS làm phiếu học tập
=> Tổ chức cho HS trình bày những chính sách về tổ chức nhà nước được nhà Trần thực hiện . 
Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp
+ Những sự kiện nào trong bài chứng tỏ rằng giữa vua, quan và dân chúng dưới thời nhà Trần chưa có sự cách biệt quá xa?
Củng cố - Dặn dò: 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
- Chuẩn bị bài: Nhà Trần và việc đắp đê.
-HS trả lời , lớp nhận xét.
-HS làm phiếu học tập(HS khá giỏi trình bày).
- HS hoạt động theo nhóm, sau đó cử đại diện lên báo cáo.
+ Đặt chuông ở thềm cung điện cho dân đến đánh khi có điều gì cầu xin, oan ức. Ở trong triều, sau các buổi yến tiệc, vua và các quan có lúc nắm tay nhau, ca hát vui vẻ.
TuÇn 15
(Từ ngày..../......../........đến ngày....../......./.......)
LỊCH SỬ 
NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ
I Mục đích - yêu cầu:
- Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tời sản xuất nơng nghiệp.
- Nhà Trần quan tâm tới việc đắp đê phịng lụt: lập Hà Đê sứ: Năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sơng lớn cho đến của biển; khi cĩ lũ lụt, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê; các vua Trần cũng cĩ khi tự mình trong coi việc đắp đê.
II Đồ dùng dạy học :
- Tranh : Cảnh đắp đê dưới thời Trần .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Bổ sung
Khởi động: 
Bài cũ: Nhà Trần thành lập
- Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh nào?
- Những sự kiện nào trong bài chứng tỏ rằng giữa vua, quan và dân chúng dưới thời nhà Trần chưa có sự cách biệt quá xa?
- GV nhận xét.
Bài mới: 	
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
+ Đặt câu hỏi cho HS thảo luận .
- Sông ngòi thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng gây ra những khó khăn gì?
- Em hãy kể tóm tắt về một cảnh lụt lội mà em đã chứng kiến hoặc được biết qua các phương tiện thông tin đại chúng?
GV kết luận
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
- Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều cảu nhà Trần .
GV nhận xét
GV giới thiệu đê Quai Vạc
Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp
- Nhà Trần đã thu được những kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê?
Hoạt động 4: Hoạt động cả lớp
- Ở địa phương em , nhân dân đã làm gì để chống lũ lụt?
Củng cố Dặn dò: 
Nhà Trần đã làm gì để phát triển kinh tế nông nghiệp?
GV tổng kết: Nhà Trần quan tâm và có những chính sách cụ thể trong việc đắp đê phòng chống lũ lụt, xây dựng các công trình thủy lợi chứng tỏ sự sáng suốt của các vua nhà Trần. Đó là chính sách tăng cường sức mạnh toàn dân, đoàn kết dân tộc làm cội nguồn cho triều đại nhà Trần
- Chuẩn bài : Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên .
- Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển , song cũng có khi gây ra lũ lụt, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
HS hoạt động theo nhóm, sau đó cử đại diện lên trình bày
- Nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia việc đắp đê . Có lúc, vua Trần cũng trông nom việc đắp đê.
- HS xem tranh ảnh 
- Hệ thống đê dọc theo những con sông chính được xây đắp , nông nghiệp phát triển .
- Trồng rừng, chống phá rừng, xây dựng các trạm bơm nước , củng cố đê điều 
TuÇn 16
(Từ ngày..../......../........đến ngày....../......./.......)
LỊCH SỬ 
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN
I Mục đích - yêu cầu:
- Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mơng – Nguyên, thể hiện.
+ Quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần: tập trung vào các sự kiện như Hội nghị Diên Hồng, Hịch tướng sĩ, việc tướng sĩ thích vào tay hai chữ “ Sát thát ” và chuyện Trần Quốc Toản bĩp nát quả cam.
+ Tài thao lược của các tướng sĩ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo ( thể hiện ở việc khi giặc mạnh, quân ta chủ động rút khỏi kinh thành, khi chúng suy yếu thì quân ta tiến cơng quyết liệt và giành được thắng lợi; hoặc quân ta dùng kế cấm cọc gỗ để tiêu diệt địch trên sơng Bạch Đằng. 
II Đồ dùng dạy học :
- Tranh giáo khoa . 
- Phiếu học tập của HS .
- Bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Bổ sung
Khởi động: 
Bài cũ : Nhà Trần cà việc đắp đê 
- Ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần được thể hiện như thế nào ?
- Khi giặc Mông - Nguyên vào Thăng Long , vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc ?
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động nhóm
- Phát phiếu học tập cho HS : 
+ Trần Thủ Độ khẳng khái trả lời : “Đầu thần  đừng lo”
+ Điện Diên Hồng đã vang lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão : “  “ 
Trong bài Hịch tướng sĩ có câu : “  phơi ngoài nội cỏ ,  gói trong da ngựa , ta cũng cam lòng “ . 
+ Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “  “ 
- GV nhận xét và chốt ý: Từ vua đến tôi, quân dân nhà Trần đều nhất trí đánh tan quân xâm lược. Đó chính là ý chí mang tính truyền thống của nhân dân ta.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi
Việc quân dân nhà Trần ba lần rút quân khỏi Thăng Long là đúng hay sai? Vì sao đúng? (hoặc vì sao sai?)
Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp
Kể về tấm gương quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Toản .
Củng cố - Dặn dò: 
- Nguyên nhân nào dẫn tới ba lần Đại Việt thắng quân xâm lược Mông Nguyên?
- Chuẩn bị bài: Nước ta cuối thời Trần .
- Điền vào chỗ trống (  ) cho đúng câu nói , câu viết của một số nhân vật thời nhà Trần .
=> Trình bày tình thần quyết tâm đánh giặc Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần .
- Đọc đoạn : “ Cả ba lần  xâm lược nước ta . “
- HS thảo luận .
- Đúng vì lúc đầu thế của giặc mạnh hơn ta, ta rút để kéo dài thời gian, giặc sẽ yếu dần đi vì xa hậu phương; vũ khí và lương thực của chúng sẽ ngày càng thiếu .
TuÇn 17
(Từ ngày..../......../........đến ngày....../......./.......)
LỊCH SỬ 
ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP MƠN LỊCH SỬ – LỚP 4 - HỌC KÌ I
Bài 1 : CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGƠ QUYỀN LÃNH ĐẠO (NĂM 938) 
A. TRẮC NGHIỆM : 
1. Trận Bạch Đằng diễn ra năm nào? 
a. Năm 937 b. Năm 938 c. Năm 939 d. Năm 940
2. Ngơ Quyền xưng vương năm nào? 
 a. Năm 938 b. Năm 940 c. Năm 939 d. Các câu trên đều sai. 
3. Sơng Bạch Đằng thuộc tỉnh nào? 
a. Thanh Hố b. Nghệ An c. Quảng Ninh d. Hà Nội 
B. TRẢ LỜI CÂU HỎI : 
1. Em hãy kể đơi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng? 
TL: Người lãnh đạo trận Bạch Đằng là Ngơ Quyền quê ở xã Đường Lâm – ơng là con rể của Dương Đình Nghệ. Ơâng là người cĩ tài, yêu nước. 
2. Em hãy nêu nguyên nhân diễn ra trận Bạch Đằng? 
TL : Nguyên nhân diễn ra trận Bạch đằng là : Kiều Cơng Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán. Ngơ Quyền bắt giết Kiều Cơng Tiễn và chuẩn bị đĩn đánh quân Nam Hán.
3. Nêu những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng? 
TL: Những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng là : Ngơ Quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sơng Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diệt địch.
4. Trận Bạch Đằng diễn ra ở đâu? Khi nào? 
TL: Trận Bạch Đằng diễn ra trên cửa sơng Bạch Đằng, ở tỉnh Quảng Ninh vào cuối năm 938
5. Nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng? 
TL : Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kỳ nước ta bị phong kiến phương bắc đơ hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc. 
* Ghi nhớ : Quân Nam Hán kéo sang đánh nước ta. Ngơ Quyền chỉ huy quân dân ta lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sơng Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc rồi đánh tan quân xâm lược (năm 938) 
 Ngơ quyền lên ngơi vua đã kết thúc hồn tồn thời kì đơ hộ của phong kiến phương bắc và mở đầu cho thời kỳ độc lập lâu dài của nước ta. 
Bài 2 : CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT (NĂM 981)
TRẮC NGHIỆM : 
Quân Tống sang xâm lược lần thứ nhất nước ta năm nào ? 
a. Năm 979 b. Năm 980 c. Năm 981 d. Năm 982 
2. Các trận đánh trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất là : 
a. Phịng tuyến sơng Như Nguyệt, Bạch Đằng.
b. Bạch Đằng, Chi Lăng 
c. Chi Lăng , phịng tuyến sơng Như Nguyệt.
3. Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân tống lần thứ nhất? 
a. Ngơ Quyền b. Lý Cơng Uẩn 
c. Lê Hồn d. Đinh Bộ Lĩnh .
B. TRẢ LỜI CÂU HỎI : 
1. Việc Lê Hồn lên ngơi vua cĩ được lịng dân ủng hộ khơng? 
TL : Lê Hồn lên ngơi vua là hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lịng dân.
Em hãy trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân tống của nhân dân ta? 
TL : Đầu năm 981 quân tống theo hai đường thuỷ tiến vào xâm lược nước ta. Quân ta chặn đánh địch ở Bạch Đằng (đường thuỷ) và Chi Lăng (đường bộ). Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi.
Kể đơi nét về Lê Hồn? 
TL : Lê Hồn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức thâp đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hồng bị ám hại, quân Tống sang xâm lược, Thái hậu họ Dương và quân sĩ đã suy tơn ơng lên ngơi Hồng Đế (Nhà Tiền Lê). Ơâng đã chi huy cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi.
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất thắng lợi cĩ ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta? 
TL : Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất đã giữ vững được nền độc lập nước nhà.
Đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào, lịng tin ở sức mạnh của dân tộc.
Bài 3 :CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI (1075 – 1077)
TRẮC NGHIỆM : 
Nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ hai vào năm: 
a. Năm 1010 b. Năm 981 c. Năm 1068 
2. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống lần thứ hai vào thời gian nào? 
a. 938 – 940 b. 1075 – 1077 
c. 1010 – 1014 d. 1077 – 1079 
3. Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ 2? 
a. Ngơ Quyền b. Lê Hồn 
c. Lý Cơng Uẩn d. Lý Thường Kiệt 
4. Thực hiện chủ trương đánh giặc của Lý Thường Kiệt, quân và dân nhà Lý đã : 
a. Khiêu khích, nhử quân Tống sang xâm lược rồi đem quân ra đánh.
b. Ngồi yên đợi giặc sang xâm lược rồi đem quân ra đánh.
c. Bất ngờ đánh vào nơi tập trung quân lương của nhà Tống ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu (Trung Quốc) rồi rút về.
B. TRẢ LỜI CÂU HỎI : 
1.Em hãy kể lại trận chiến tại phịng tuyến sơng Như Nguyệt? 
TL : Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng phịng tuyến trên bờ nam sơng Như Nguyệt.
Quân địch do Quách Quỳ chỉ huy từ bờ Bắc tổ chức tiến cơng.
Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc.
Quân địch khơng chống cự nổi,tìm đường tháo chạy.
Nêu kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai? 
TL : Sau hơn 3 tháng đặt chân lên nước ta, quân Tống chết quá nửa, số cịn lại tinh thần suy sụp. Lý Thường Kiệt đã chủ động giảng hồ để mở lối thốt cho giặc, Quách Quý vội vàng chấp nhận và hạ lệnh cho quân rút về nước. Nền độc lập nước Đại Việt giữ vững. 
Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến? 
TL : Nguyên nhân thắng lợi là do quân dân ta rất dũng cảm, thơng minh, sự tài giỏi của Lý Thường Kiệt 
Nêu vài nét cơng Lao của Lý Thường Kiệt ? 
TL : Lý Thường Kiệt người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi. 
Bài 4 : NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ
TRẮC NGHIỆM : 
Nhân dân ta đắp đê để: 
a. Chống hạn b. Ngăn nước mặn 
c. Phịng chống lũ lụt. d. Làm đường giao thơng 
B. TRẢ LỜI CÂU HỎI : 
1. Nhà Trần cĩ những biện pháp gì trong việc đắp đê phịng lụt? 
TL : Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phịng lụt: 
Lập hà đê sứ.
Năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sơng lớn đến cửa biển.
Khi cĩ lũ, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê.
Theo em, vì sao nhà Trần được gọi là “Triều đại đắp đê”? 
TL : Nhà Trần được gọi là “Triều đại đắp đê” vì : 
Nhà Trần đặt ra chức hà đê sứ để trơng coi việc đắp đê và bảo vệ đê.
Nhà Trần huy động nhân dân cả nước vào việc sửa đê, đắp đê và bảo vệ đê.
Các vua nhà Trần cũng cĩ khi tự mình trơng coi việc đắp đê.
TuÇn 18
(Từ ngày..../......../........đến ngày....../......./.......)
LỊCH SỬ 
THI HKI
 Tổ trưởng kiểm tra Ban giám hiệu
 (Duyệt)
HỌC KÌ II
Tuần 19
(Từ ngày..../......../........đến ngày....../......./.......)
LỊCH SỬ 
NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN.
I MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần:
+ Vua quan ăn chơi sa đoạ; trong triều một số quan lại bất bình, Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước.
+ Nơng dân và nơ tì nổi dậy đấu tranh.
- Hồn cảnh Hồ Quíy Ly truất ngơi vua Trần, lập nên nhà Hồ:
- Trước sự suy yếu của nhà Trần, Hồ Quý Ly - một đại thần của nhà Trần, lập nên nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngu.
- HS khá, giỏi: + Nắm được nội dung một số cải cách của Hồ Quý Ly: quy định lại số ruộng cho quan lại, quý tộc; quy định lại số nơ tì phục vụ trong gia đình quý tộc 
+ Biết lý do chính dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân minh của Hồ Quý Ly thất bại: khơng đồn kết được tồn dân để tiến hành kháng chiến mà chỉ dựa vào lực lượng quân đội.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :- Phiếu học tập của HS .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Bổ sung
1) Bài cũ: (Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên)
+Ba lần quân Nguyên Mông xâm lược nước ta, nhà Trần đã có kế sách như thế nào? Kết quả ra sao? (GV nhận xét).
2) Bài mới: 
Hoạt động1: Hoạt động nhóm
- Phát phiếu học tập cho các nhóm. 
+Vào nửa sau thế kỉ XIV, vua quan nhà Trần sống như thế nào?
+ Những kẻ có quyền thế đối với dân ra sao?
+ Cuộc sống của nhân dân như thế nào?
+ Thái độ phản ứng của nhân dân với triều đình ra sao?
+ Nguy cơ ngoại xâm như thế nào?
Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp
+ Trình bày tình hình nước ta từ giữa thế kỉ XIV, dưới thời nhà Trần như thế nào?
- GV chốt ý.
Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân
- GV cho HS thảo luận 3 câu hỏi : 
+ Hồ Quý Ly là ai?
+ Ông đã làm gì?
+ Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hợp với lòng dân ? Vì sao?
3) Củng cố - Dặn dò: 
- Nêu các biểu hiện suy tàn của nhà Trần?
- Hồ Quý Ly đã làm gì để lập nên nhà Hồ?
- Chuẩn bị bài: Chiến thắng Chi Lăng.
- Vua quan ăn chơi sa đọa, vua bắt dân đào hồ 

Tài liệu đính kèm:

  • doclich su 4.doc