BÀI 40: MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THUỶ SẢN
A: Mục tiêu
1. Kiến thức:
Hiểu được mục đích và ý nghĩa của bảo quản, chế biến nông, lâm thủy sản.
2. Kỹ năng
Học sinh rèn luyện kĩ năng phân tích, tìm hiểu thực tế.
3. Tư duy, thái độ
Giúp học sinh có thái độ tích cực trong việc bảo quản và chế biến nông lâm, thủy sản.
B: Chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo án và hệ thống câu hỏi
2. Học sinh: Đọc trước bài
âu hỏi trong SGK. Chuẩn bị bài 45 D. Bổ sung giáo án Kí duyệt MAI LAN ANH Ngày soạn: Tiết: BÀI 45: THỰC HÀNH: CHẾ BIẾN XIRÔ TỪ QUẢ A: Mục tiêu 1. Kiến thức: Làm được xi rô từ một số loại quả 2. Kỹ năng Rèn luyện kĩ năng chế biến một số sản phẩm thông thường, đảm bảo quy trình an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong chăn nuôi. 3. Tư duy, thái độ Có thái độ ham học hỏi về các phương pháp chế biến B: Chuẩn bị Giáo viên: Giáo án , máy chiếu, mẫu đánh giá kết quả thực hành và hệ thống câu hỏi Học sinh: Quả, đường kính, lọ thủy tinh C: Tiến trình I. Tổ chức Thứ Ngày Lớp Tiết SS Vắng Thứ Ngày Lớp Tiết SS Vắng A E B G C H D II. Kiểm tra bài cũ( không) III. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Giới thiệu quy trình thực hành. - Hướng dẫn HS ghi kết quả và nhận xét kết quả thực hành. - Kiểm tra nếu HS đã nắm quy trình thực hành. - Phân nhóm HS thực hành (4 nhóm). - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Cho HS tiến hành theo đúng quy trình. - Quan sát, nhắc nhở HS. - Đánh giá về việc thực hiện quy trình và kết quả thực hành. Thực hành I. Mục tiêu: SGK II. Chuẩn bị: SGK III. Quy trình thực hành: - Bước 1. Quả tươi ngon được lựa chọn cẩm thận, loại bỏ những quả bị giập; quả bị sâu, bệnh; rửa sạch, để ráo nước. - Bước 2. Xếp quả vào lọ thuỷ tinh, cứ một lớp quả, một lớp đường, chú ý dành một phần đường để phủ kín lớp quả trên cùng nhằm hạn chế sự lây nhiễm của vi sinh vật. Sau đó đậy lọ thật kín. - Bước 3. Sau 20-30 ngày, nước quả được chiết ra tạo thành xi rô. Gạn dịch chiết vào lọ thuỷ tinh sạch khác để tiện sử dụng. III. Đánh giá kết quả: Đánh giá kết quả theo mẫu Chỉ tiêu đánh giá Kết quả đánh giá Người đánh giá Tốt Đạt Không đạt Thực hiện quy trình Thao tác kĩ thuật Kết quả thực hành IV. Củng cố: - Nhận xét, đánh giá tình hình thực hiện quy trình thực hành của HS. - Yêu cầu HS dọn dẹp PTN sau khi đã thực hành xong. V. Hướng dẫn về nhà: - Hoàn thành bảng tường trình kết quả thực hành và nộp lại vào tiết học sau. - Đọc trước bài 48 Kí duyệt MAI LAN ANH D. Bổ sung giáo án Ngày soạn: Tiết: BÀI 48: CHẾ BIẾN SẢN PHẨM CÂY CÔNG NGHIỆP VÀ LÂM SẢN A: Mục tiêu 1. Kiến thức: - Học xong bài này học sinh phải biết được một số phương pháp chế biến chề, cà phê - Biết được phương pháp sản xuất chè xanh quy mô công nghiệp - Biết được một số sản phẩm chế biến từ lâm sản. 2. Kỹ năng Học sinh vận dụng kiến thức giải một số khâu chế biến chè trong hộ gia đình. 3. Tư duy, thái độ Học sinh có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường. B: Chuẩn bị Giáo viên: Giáo án và hệ thống câu hỏi Học sinh: Đọc trước bài C: Tiến trình I. Tổ chức Thứ Ngày Lớp Tiết SS Vắng Thứ Ngày Lớp Tiết SS Vắng A E B G C H D II. Kiểm tra bài cũ( không) III. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Kể tên một số cây công nghiệp trồng nhiều ở nước ta? GV: Em hãy kể tên những loại chè mà gia đình em thường dùng? Vì sao chè có tên gọi khác nhau? GV: Kể tên một số phương pháp chế biến chè mà em biết? GV: Quy trình chế biến chè xanh theo phương pháp truyền thống (ở gđ)? GV:Quy trình chế biến chè xanh theo quy mô công nghiệp? GV: Vì sao phải tiến hành diệt men trong lá chè? → ngăn chặn sự lên men và quá trình oxi hóa để nước chè có màu xanh tươi hoặc xanh vàng. GV: Men trong lá chè có ảnh hưởng gì đến màu sắc của nước chè? → Làm nước có màu đỏ, đen, vàng tùy ý. GV: Người ta cần làm gì để tạo ra các loại chè có màu sắc khác nhau? → Tác động lên enzyme có trong lá chè. GV: Loại lá nào của cây chè được dùng để chế biến chè? → lá non GV: Các phương pháp chế biến cà phê nhân? GV: Trình tự quy trình công nghệ chế biến cà phê nhân theo phương pháp ướt? - Cà phê thóc có đặc điểm? → mất lớp vỏ quả và vỏ thịt - Vì sao phải tiến hành ngâm ủ quả cà phê? → loại bỏ vỏ lớp vỏ thịt và tạo mùi thơm - Cà phê nhân có đặc điểm? → không còn lớp vỏ quả và vỏ thịt, vỏ trấu GV: Trong quy trình trên khâu nào là quan trọng nhất? Vì sao? GV: Hãy nêu 1 số sản phẩm được làm từ gỗ? I. Chế biến sản phẩm cây công nghiệp (chè, cà phê,); 1. Chế biến chè: a) Một số phương pháp chế biến - Chế biến chè đen - Chế biến chè xanh - Chế biến chè vàng - Chế biến chè đỏ b) Quy trình chế biến chè xanh quy mô công nghiệp: Nguyên liệu (lá chè xanh) ® làm héo ® Diệt men trong lá chè ® Vò chè ® Làm khô ® Phân loại, đóng gói ® Sử dụng 2. Chế biến cà phê nhân: a) Một số phương pháp chế biến - Phương pháp chế biến ướt(cho chất lượng cao) - Phương pháp chế biến khô b) Quy trình công nghệ chế biến cà phê nhân theo phương pháp ướt: Thu hái quả cà phê ® Phân loại, làm sạch ® Bóc vỏ quả ® Ngâm ủ (lên men) ® Rửa nhớt ® Làm khô ® Cà phê thóc ® Xát bỏ vỏ trấu ® Cà phê nhân ® Đóng gói ® Bảo quản ® Sử dụng. - Phương pháp chế biến khô: Phơi nguyên quả tươi(hoặc xác vỏ quả) → độ ẩm còn 12-13% → Xát Cà phê khô ra Cà phê nhân. II. Một số sản phẩm chế biến từ lâm sản: - Ván gỗ xẻ, gỗ dán - Đồ mộc dân dụng và trang trí nội thất - Bột gỗ để sản xuất giấy IV. Củng cố - Cho biết các phương pháp chế biến chè và quy trình chế biến chè xanh theo phương pháp công nghiệp V. Dặn dò Học bài cũ và đọc trước bài mới d. Bổ sung giáo án Kí duyệt MAI LAN ANH Ngày soạn: Tiết: XEM BĂNG HÌNH VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG SẢN A: Mục tiêu 1. Kiến thức: Biết quy trình bảo quản nông sản 2. Kỹ năng Biết các phương pháp chế biến nông sản 3. Tư duy, thái độ Tìm tòi sáng tạo B: Chuẩn bị Giáo viên: Giáo án và video về các phương pháp bảo quản, chế biến nông sản Học sinh: C: Tiến trình I. Tổ chức Thứ Ngày Lớp Tiết SS Vắng Thứ Ngày Lớp Tiết SS Vắng A E B G C H D II. Kiểm tra bài cũ( không) III. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Cho HS xem băng hình về các phương pháp bảo quản, chế biến nông sản + Quy trình bảo quản, chế biến khoai tây + Quy trình bảo quản, chế biến khoai lang + Quy trình chế biến và bảo quản ngô Gv: chia lớp thành 3 nhóm + Nhóm 1: Viết lại quy trình bảo quản và chế biến khoai tây + Nhóm 2: Viết lại quy trình bảo quản và chế biến khoai lang + Nhóm 3: Viết lại quy trình bảo quản và chế biến ngô GV: Nhận xét giờ thực hành I. Xem băng hình về các phương pháp bảo quản, chế biến nông sản II. Thảo luận Quy trình Nội dung Bảo quản Chế biến IV. Củng cố Nêu quy trình bảo quản và chế biến thóc tại gia đình em? V. Dặn dò Đọc trước bài mới D. Bổ sung giáo án Kí duyệt MAI LAN ANH Ngày soạn: Tiết: XEM BĂNG HÌNH VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN RAU QUẢ A: Mục tiêu 1. Kiến thức: Biết quy trình chế biến các sản phẩm từ rau 2. Kỹ năng Biết các phương pháp chế biến nông sản 3. Tư duy, thái độ Tìm tòi sáng tạo B: Chuẩn bị Giáo viên: Giáo án và video về các phương pháp bảo quản, chế biến rau quả Học sinh: C: Tiến trình I. Tổ chức Thứ Ngày Lớp Tiết SS Vắng Thứ Ngày Lớp Tiết SS Vắng A E B G C H D II. Kiểm tra bài cũ( không) III. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Cho HS xem băng hình về các phương pháp bảo quản, chế biến rau quả + Quy trình bảo quản, chế biến rau cải + Quy trình bảo quản, chế biến quả chuối + Quy trình chế biến và bảo quản quả ớt Gv: chia lớp thành 3 nhóm + Nhóm 1: Viết lại quy trình bảo quản và chế biến rau cải + Nhóm 2: Viết lại quy trình bảo quản và chế biến quả chuối + Nhóm 3: Viết lại quy trình bảo quản và chế biến quả ớt GV: Nhận xét giờ thực hành I. Xem băng hình về các phương pháp bảo quản, chế biến rau quả II. Thảo luận Quy trình Nội dung Bảo quản Chế biến IV. Củng cố Nêu quy trình bảo quản và chế biến các loại rau tại gia đình em? V. Dặn dò Đọc trước bài mới D. Bổ sung giáo án Kí duyệt MAI LAN ANH Ngày soạn: Tiết: ÔN TẬP CHƯƠNG 3 A: Mục tiêu 1. Kiến thức: Củng cố lại các kiến thức đã học trong chương 3. 2. Kỹ năng Củng cố lại các kiến thức đã học. 3. Tư duy, thái độ Tích cực trong học tập. B: Chuẩn bị 1. Giáo viên: Giáo án và hệ thống câu hỏi ôn tập 2. Học sinh: Đọc trước bài C: Tiến trình I. Tổ chức Thứ Ngày Lớp Tiết SS Vắng Thứ Ngày Lớp Tiết SS Vắng A E B G C H D II. Kiểm tra bài cũ( không) III. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại những kiến thức đã học Đưa ra những nội dung trọng tâm của từng bài GV: Đưa ra một số câu hỏi và hướng dẫn HS ôn tập Mục đích ý nghĩa của bảo quản I. Nội dung ôn tập Mục đích ý nghĩa của chế biến MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA BẢO QUẢN CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN Đặc điểm của nông, lâm, thủy sản Ảnh hưởng của điều kiện môi trường trong bảo quản Bảo quản hạt, củ làm giống BẢO QUẢN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN Bảo quản lương thực, thực phẩm Chế biến gạo, sắn CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN Chế biến rau, quả Chế biến chè, cà phê nhân Một số sản phẩm chế biến từ lâm sản II. Câu hỏi ôn tập Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo, quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Đặc điểm cơ bản của nông, lâm, thuỷ sản và các yếu tố của môi trường ảnh hưởng đến chất lượng nông, lâm, thuỷ sản trong sản xuất. 3. Quy trình bảo quản lúa, ngô. 4. Quy trình bảo quản khoai lang, sắn. 5. Các phương pháp chế biến gạo từ thóc? 6. Cho biết các phương pháp chế biến chè và quy trình chế biến chè xanh theo phương pháp công nghiệp 7. Tiêu chuẩn chọn hạt giống là gì? 8. Đặc điểm của nhà kho bảo quản thóc ngô là gì? IV. Củng cố Cho học sinh trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm V. Hướng dẫn về nhà Ôn tập và học bài tiết sau kiểm tra 1 tiết D. Bổ sung giáo án Kí duyệt MAI LAN ANH Ngày soạn: Tiết: KIỂM TRA 1 TIẾT A: Mục tiêu Kiến thức: Đánh giá khả năng nhận thức của học sinh về phần bảo quản, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp Kỹ năng Làm bài Tư duy, thái độ Nghiêm túc B: Chuẩn bị Giáo viên: Đề bài và đáp án Học sinh: C: Tiến trình Tổ chức Thứ Ngày Lớp Tiết SS Vắng Thứ Ngày Lớp Tiết SS Vắng A E B G C H D Kiểm tra bài cũ Bài mới ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: công nghệ 10 Họ và tên học sinh:..........................................................................Lớp 10 Phần trả lời : - Số thứ tự câu trả lời dưới đây tương ứng với số thứ tự câu trắc nghiệm trong đề. - Đối với mỗi câu trắc nghiệm, học sinh chọn và tô kín một ô tròn tương ứng với phương án trả lời đúng. 01 11 02 12 03 13 04 14 05 15 06 16 07 17 08 18 09 19 10 20 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5đ) Câu 1: Quy trình bảo quản rau, hoa, quả tươi bằng phương pháp lạnh gồm mấy bước? A. 6 B. 7 C. 8 D. 5 Câu 2: Loại lâm sản nào chiếm tỉ trọng lớn trong chế biến lâm sản ? A. Mây. B. Tre. C. Nứa. D. Gỗ Câu 3: Phương pháp bảo quản đổ rời, thông gió tự nhiên hay thông gió tích cực có cào đảo thường gắn liền với phương tiện bảo quản nào ? A. Chum, nhà kho. B. Nhà kho, thùng phuy C. Kho silô, chum D. Nhà kho, kho silô. Câu 4: Ý nghĩa của việc làm khô trong quy trình bảo quản hạt giống là: A. Làm giảm độ ẩm trong hạt. B. Diệt mầm bệnh, vi khuẩn. C. Làm tăng độ ẩm trong hạt. D. Làm cho chín những hạt còn xanh khi thu hoạch. Câu 5: Phương pháp bảo quản lương thực, thực phẩm phổ biến của nhân dân ta là: A. Sử dụng nhà kho B. Sử dụng công nghệ hiện đại C. Sử dụng công nghệ cao D. Sử dụng kho xilo Câu 6: Tác dụng của việc bao gói trước khi bảo quản lạnh trong bảo quản rau, quả tươi là: A. Giảm hoạt động sống của rau, quả và vi sinh vật gây hại. B. Tránh đông cứng rau, quả. C. Tránh mất nước. D. Tránh lạnh trực tiếp. Câu 7: Hạt để làm giống cần có các tiêu chuẩn sau: A. Chất lượng tốt, thuần chủng, không sâu bệnh. B. Sức chống chịu cao, không sâu bệnh, khô. C. Khô, sức sống tốt, không sâu bệnh D. Sức sống cao, chất lượng tốt, không sâu bệnh Câu 8: Bảo quản rau, quả trong môi trường khí biến đổi là môi trường có: A. Hàm lượng oxi 5 – 10 % và khí CO2 từ 2 – 4 % B. Hàm lượng oxi 1 – 10 % và khí CO2 từ 3 – 5 % C. Hàm lượng oxi 10 – 20 % và khí CO2 từ 2 – 4 % D. Hàm lượng oxi 15 – 30 % và khí CO2 từ 7 – 10 % Câu 9: Người ta có thể dùng phương pháp chiếu xạ để bảo quản : A. rau, quả tươi B. thịt C. trứng D. sữa Câu 10: Để bảo quản hạt giống dài hạn cần: A. Giữ ở nhiệt độ 30 – 40oC, độ ẩm 35 – 40% B. Giữ ở nhiệt độ - 10oC, độ ẩm 35 – 40% C. Giữ ở nhiệt độ bình thường, độ ẩm 35 – 40% D. Giữ ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường. Câu 11: Trong quy trình chế biến chè xanh theo quy mô công nghiệp vò chè có tác dụng gì? ? A. Làm chè nhanh khô hơn B. Dễ hòa tan các chất trong nước C. Oxy hóa chất Tanin D. Cả B và C Câu 12: Trong quy trình chế biến cà phê nhân theo phương pháp ướt, để thu được cà phê nhân chất lượng cao cần: A. Loại bỏ cà phê xanh, rửa sạch nhớt, thu hái cà phê đúng thời vụ B. Rửa sạch nhớt, loại bỏ cà phê xanh, thu hái cà phê đúng thời vụ C. Thu hái cà phê đúng thời vụ, sấy cà phê nhân đến độ ẩm đảm bảo là 12,5 – 13%. D. Rửa sạch nhớt, sấy cà phê nhân đến độ ẩm đảm bảo là 12,5 – 13%, loại bỏ cà phê xanh. Câu 13: Quy trình: “ Thu hoạch→ Tuốt, tẻ hạt → Làm sạch, phân loại → Làm khô → Làm nguội → Phân loại theo chất lượng → Bảo quản → Sử dụng ” là quy trình bảo quản: A. Khoai lang tươi B. Thóc, ngô C. Sắn lát khô D. Hạt giống Câu 14: Trong quy trình chế biến cà phê nhân theo phương pháp ướt, bước nào giúp tạo hương vị cà phê thơm ngon? A. Xát bỏ vỏ trấu. B. Ngâm ủ (lên men). C. Làm sạch. D. Bóc vỏ quả. Câu 15: Quy trình: “ Nguyên liệu rau, quả → Phân loại → Làm sạch → Xử lí cơ học → Xử lí nhiệt → Vào hộp → Bài khí → Ghép mí → Thanh trùng → Làm nguội → Bảo quản thành phẩm → Sử dụng” là quy trình: A. Bảo quản lạnh rau, quả. B. Bảo quản rau, quả theo phương pháp đóng hộp. C. Chế biến rau, quả theo phương pháp đóng hộp. D. Bảo quản thường. Câu 16: Đặc điểm nào dưới đây không phải của nông, lâm, thủy sản? A. Đa số nông, thủy sản chứa nhiều nước. B. Lâm sản chứa chủ yếu là chất xơ. C. Khó bị vi sinh vật xâm nhiễm. D. Nông sản, thủy sản là lương thực, thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng cần thiết: đạm, bột, béo Câu 17: Thu hoạch -> chặt cuống, gọt vỏ -> làm sạch -> thái lát -> làm khô -> đóng gói -> bảo quản kín, nơi khô ráo -> sử dụng là quy trình bảo quản: A: Thóc, ngô. B: Sắn lát khô. C: Khoai lang tươi. D: Hạt giống. Câu 18: Bảo quản thịt theo phương pháp cổ truyền là: A: Làm lạnh và lạnh đông. B: Hun khói, ủ chua. C: Đóng hộp, sấy khô. D: Ướp muối. Câu 19: Đặc điểm của bảo quản thịt bằng phương pháp ướp muối là: A. Thịt tươi, ngon. B. Thịt mềm mại. C. Thịt mặn. D. Hao hụt dinh dưỡng ít. Câu 20: Trong quy trình công nghệ chế biến gạo từ thóc, giai đoạn xát trắng nhằm mục đích: A. Bóc vỏ. B. Tách hạt gạo khỏi trấu. C. Tách cám D. Làm cho gạo ít bị gãy. II: PHẦN TỰ LUẬN (5đ) Câu 1. Hãy kể một số phương pháp bảo quản rau, quả tươi mà em biết? trình bày qui trình bảo quản một loại quả tươi mà em biết? ĐÁP ÁN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 01 11 02 12 03 13 04 14 05 15 06 16 07 17 08 18 09 19 10 20 II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. Hãy kể một số phương pháp bảo quản rau, quả tươi mà em biết? Trình bày quy trình bảo quản hoa quả tươi bằng phương pháp lạnh? *Một số phương pháp bảo quản rau, hoa và quả tươi: (3.0) - Bảo quản ở điều kiện bình thường: 25 – 300C - Bảo quản trong môi trường khí biến đổi: O3, CO2, O2, - Bảo quản bắng hóa chất: Ozon - Bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ: tia gamma - Bảo quản bằng phương pháp lạnh: 5 – 150C *Quy trình bảo quản quả dâu tây tươi bằng phương pháp lạnh: (2.0) Thu hái→ Chọn lựa→ Làm sạch→ Làm ráo nước→ Bao gói→ Bảo quản lạnh→ Sử dụng Củng cố Hướng dẫn về nhà D: Bổ sung giáo án Kí duyệt MAI LAN ANH Ngày soạn: Tiết: BÀI 49: BÀI MỞ ĐẦU A: Mục tiêu 1. Kiến thức: - Biết được các khái niệm cơ bản về tạo lập doanh nghiệp - Xác định được mối quan hệ giữa các khái niệm 2. Kỹ năng Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức 3. Tư duy, thái độ Vận dụng được các khái niệm để học tốt các bài trong phần tạo lập doanh nghiệp. B: Chuẩn bị Giáo viên: Giáo án và hệ thống câu hỏi Học sinh: Đọc trước bài C: Tiến trình I. Tổ chức Thứ Ngày Lớp Tiết SS Vắng Thứ Ngày Lớp Tiết SS Vắng A E B G C H D II. Kiểm tra bài cũ( không) III. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung Đặt tình huống: Ông K làm ăn nhiều năm dành được một số tiền hợp pháp. Ông muốn dùng số vốn nhàn rỗi đó để mở một showroom trang trí nội thất. Ông chuẩn bị mặt bằng, đăng kí xin giấy phép kinh doanh và liên hệ nhà sản xuất để lấy các mặt hàng về mở showroom tại nhà riêng. Sau một thời gian mua bán, ông thu hồi được vốn và thu được lợi nhuận. GV: + Ông K muốn dùng số vốn hợp pháp vào việc gì? + Trước khi mở showroom thì ông K chuẩn bị những gì? + Mục đích của việc mở showroom là gì? GV:Kinh doanh là gì? - GV kết luận: - Treo hình 49 trang 150 SGK phóng to lên, yêu cầu nhóm 2HS quan sát, thảo luận trả lời các câu hỏi sau trong 2 phút GV: + Hoạt động kinh doanh nhằm mục đích gì ? + Để tiến hành hoạt động kinh doanh, nhà kinhdoanh phải đầu tư những gì? + Người ta có những loại hình kinh doanh nào? Cho VD cụ thể cho từng lĩnh vực kinh doanh Cho VD, treo các hình về hoạt động kinh doanh + Sản xuất: (người nông dân chăn nuôi (qui mô lớn), công ti, xí nghiệp,) + Thương mại: thực hiện trao đổi mua bán (cửa hàng bách hóa, đại lí xăng dầu, cửa hàng vật liệu xây dựng,) + Dịch vụ: các loại hình dịch vụ (như du lịch, khách sạn, bưu chính viễn thông,) - Đặt tình huống: Còn một tháng nữa là đến ngày khai giảng. Chị T nhận thấy nhu cầu mua sắm sách vở và dụng cụ học tập của học sinh trong vùng tăng cao, mà trong vùng lại chưa có nhà sách nào. Chị quyết định mở một cửa hàng sách thiết bị gần trường cấp 3. Sau một thời gian kinh doanh chị T đã thu hồi vốn và có thêm một khoảng lợi nhuận. GV:Chị T mở cửa hàng sách thiết bị ở đâu? Kinh doanh có lãi không? Như vậy, cơ hội để chị T mở cửa hàng sách thiết bị là gì? Gọi HS trả lời - Nhận xét, giải thích thêm GV:Liên hệ từ tình huống trên, em hãy cho biết cơ hội kinh doanh là gì? Gọi HS trả lời - Kết luận Hỏi: Liên hệ thực tế trên địa bàn đang cư trú, có những nơi nào diễn ra hoạt động mua, bán hàng hóa, dịch vụ? GV:Hãy nhắc lại các hoạt động kinh doanh. Ai sẽ thực hiện những hoạt động đó? - Diễn giảng: Để thực hiện hoạt động kinh doanh cần có 1 tổ chức, và tổ chức đó được gọi là doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp là gì? - Diễn giảng: Đơn vị kinh doanh của doanh nghiệp: + Doanh nghiệp tư nhân + Doanh nghiệp nhà nước + Công ti Lưu ý: Cần phân biệt kinh doanh của doanh nghiệp và kinh doanh hộ gia đình GV:Trong hoạt động mua bán đó bao gồm thành phần nào? GV:Người bán bán cái gì? + Người bán có thể là người sản xuất, người cung ứng - Người mua mua những gì? GV:Thị trường là gì? - Kết luận - Theo em có những loại hình thị trường nào? GV:Hãy nhắc lại các hoạt động kinh doanh. Ai sẽ thực hiện những hoạt động đó? - Diễn giảng: Để thực hiện hoạt động kinh doanh cần có 1 tổ chức, và tổ chức đó được gọi là doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp là gì? - Diễn giảng: Đơn vị kinh doanh của doanh nghiệp: + Doanh nghiệp tư nhân + Doanh nghiệp nhà nước + Công ti Lưu ý: Cần phân biệt kinh doanh của doanh nghiệp và kinh doanh hộ gia đình Hỏi: Em hãy kể tên một công ti mà em biết tại địa phương? GV:Công ti là gì? GV:Dựa vào danh sách doanh nghiệp trong phiếu học tập số 1, em hãy kể tên công ti trách nhiệm hữu hạn mà em biết. - Nhận xét, diễn giảng - Giới thiệu thêm: công ti TNHH có 2 dạng: công ti TNHH 1 thành viên, công ti TNHH 2 thành viên. - Hãy kể tên một vài công ti cổ phần mà em biết. - Nhận xét, diễn giảng: + Các công ti cổ phần: công ti CP xi măng Tây Đô, công ti CP dược Hậu Giang,... + Công ti cổ phần là loại hình doanh nghiệp tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn I. Kinh doanh Là việc thực hiện những công việc mà pháp luật cho phép nhằm thu lợi nhuận, bao gồm: sản xuất, dịch vụ, mua-bán hàng hoá. Sơ đồ: SGK II. Cơ hội kinh doanh Là những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để nhà kinh doanh (doanh nghiệp) thực hiện được mục tiêu kinh doanh.(thu lợi nhuận) III. Thị trường: - Là nơi diễn ra các hoạt động mua bán hàng hoá hoặc dịch vụ. - 1 số loại thị trường: hàng hoá, dịch vụ, trong nước, ngoài nước. IV. Doanh nghiệp : Là 1 tổ chức kinh tế được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh. Các đơn vị kinh doanh: tư nhân, nhà nước, công ti (gồm nhiều chủ sở hữu) V. Công ti Là loại hình doanh nghiệp có ít nhất từ 2 thành viên trở lên, trong đó các thành viên cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần góp vốn và chỉ chịu trách nhiệm với các khoản nợ của công ti trong phần vốn của mình góp vào công ti Có 2 loại công ti : công ti trách nhiệm hữu hạn và công ti cổ phần 1. Công ti TNHH: + Vốn góp + Chuyển nhượng vốn giữa các thành viên. + Chuyển nhượng vốn cho người khác ngoài công ti. 2. Công ti cổ phần: + Số thành viên tối thiểu + Vốn điều lệ + Cổ phần + Mệnh giá cổ phiếu + Quy định về cổ phiếu IV. Củng cố Cho học sinh trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm V. Hướng dẫn về nhà Học bài và đọc trước bài mới D. Bổ sung giáo án Kí duyệt MAI LAN ANH Ngày soạn: Tiết: BÀI 50: DOANH NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP (T1) A: Mục tiêu 1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là tổ chức kinh doanh hộ gia đình 2. Kỹ năng Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức 3. Tư duy, thái độ Có hứng thú trong kinh doanh B: Chuẩn bị Giáo viên: Giáo án, câu hỏi và các tình huống kinh doanh Học sinh: Đọc trước bài C: Tiến trình I. Tổ chức Thứ Ngày Lớp Tiết SS Vắng Thứ Ngày Lớp Tiết SS Vắng A E B G C H D II. Kiểm tra bài cũ - Thế nào là cơ hội kinh doanh - Công ty là gì? Có những loại công ty nào? III. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung GV:Kinh doanh hộ gia đình bao gồm những loại hình kinh doanh nào? GV:Kể tên những loại hình kinh doanh có ở địa phương em? Cho ví dụ GV: Kinh doanh hộ gia đình có đặc điểm gì? Phân tích các đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình cho HS nắm rõ kết hợp với giáo dục ý thức. GV: Cần tổ chức hoạt động nào trong kinh doanh hộ gia đình? GV: Em hiểu thế nào là tổ chức vốn kinh doanh? GV:Vốn trong kinh doanh hộ gia đình có từ đâu? GV: Lao động trong kinh doanh hộ gia đình được
Tài liệu đính kèm: