Giáo án Công nghệ 10 - Bài 6: Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp

CHỦ ĐỀ GIỐNG CÂY TRỒNG

Bài 6 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO TRONG

NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG, LÂM NGHIỆP

I/ Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Biết được thế nào là nuôi cấy mô tế bào, cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào

- Trình bày được quy trình công nghệ nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô

2. Kỹ năng

- Kỹ năng, kỹ xảo: Rèn luyện cho học sinh khả năng quan sát, nhận biết, làm việc với sgk, làm việc theo nhóm.

- Tư duy: rèn cho học sinh khả năng phân tích, so sánh, khái quát.

3. Thái độ

- Luôn coi trọng sự hợp tác với các bạn trong nhóm và sự hỗ trợ của thầy, cô giáo trong suốt quá trình thực hiện các hoạt động.

 - Có ý thức và hứng thú tham gia các hoạt động học tập.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Có khả năng phát hiện vấn đề, đề xuất cách giải quyết vấn đề hợp lí, hiệu quả: Chủ động vận dụng kiến thức đã học trong bài học vào việc giải quyết các vấn đề phát hiện trong bài học.

 

doc 8 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1711Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 10 - Bài 6: Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Theo ppct:6
CHỦ ĐỀ GIỐNG CÂY TRỒNG
Bài 6 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO TRONG
NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG, LÂM NGHIỆP
I/ Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Biết được thế nào là nuôi cấy mô tế bào, cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào
- Trình bày được quy trình công nghệ nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô
2. Kỹ năng 
- Kỹ năng, kỹ xảo: Rèn luyện cho học sinh khả năng quan sát, nhận biết, làm việc với sgk, làm việc theo nhóm.
- Tư duy: rèn cho học sinh khả năng phân tích, so sánh, khái quát.
3. Thái độ
- Luôn coi trọng sự hợp tác với các bạn trong nhóm và sự hỗ trợ của thầy, cô giáo trong suốt quá trình thực hiện các hoạt động.
	- Có ý thức và hứng thú tham gia các hoạt động học tập. 
4. Định hướng phát triển năng lực	
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Có khả năng phát hiện vấn đề, đề xuất cách giải quyết vấn đề hợp lí, hiệu quả: Chủ động vận dụng kiến thức đã học trong bài học vào việc giải quyết các vấn đề phát hiện trong bài học.
- Năng lực hợp tác và làm việc theo nhóm
- Năng lực tự học: Học sinh tự giác, chủ động xác định nhiệm vụ học tập, mục tiêu học tập phù hợp với bản thân và nỗ lực, tự lực thực hiện các nhiệm vụ được giao để thực hiện mục tiêu học tập. Chịu khó, chủ động đọc tài liệu, ghi chép thông tin cần thiết và nội dung thảo luận khi thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực sáng tạo
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC 
1. Máy tính , máy chiếu, tranh trong SGK, đồ dùng dạy học, Hình 6 SGK phóng to; Tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học
2. Giáo viên: tài liệu sách chuẩn kiến thức kĩ năng, SGK.
3. Học sinh: Nghiên cứu ở nhà trước bài học, SGK 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. KHỞI ĐỘNG
 1. Mục tiêu: đã có ở phần trên
 2. Phương thức: 
- Chuyển giao nhiệm vụ
Gv treo một số tranh về các phương pháp chọn và nhân giống cây trồng truyền thống thường kéo dài và tốn nhiều vật liệu giống, tốn nhiều diện tích. Ngày nay nhờ ứng dụng khoa học kĩ thuật mới, các nhà tạo giống đã đề ra phương pháp tạo và nhân giốn mới vừa nhanh, tốn ít vật liệu, diện tích. Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về phương pháp đó
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
Học sinh lắng nghe gv dẫn vào bài mới
Báo cáo kết quả
Học sinh lắng nghe gv dẫn vào bài mới
- Đánh giá, nhận xét
Gv dẫn vào bài mới
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1
I. Khái niệm phương pháp nuôi cấy mô TB
 - Chuyển giao nhiệm vụ
-GV: Nêu các nhiệm vụ học sinh cần thực hiện:
- Yêu cầu HS đọc SGK mục I
- Môi trường dinh dưỡng phù hợp là môi trường như thế nào?
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
+ HS đọc SGK mục I
+ Nghiên cứu SGK, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi
- Báo cáo kết quả
+ Nuôi cấy mô TB là phương pháp tách rời TB, mô đem nuôi cấy trong môi trường thích hợp để chúng tiếp tục phân bào rồi biệt hóa thành mô, cơ quan và phát triển thành cây mới
+ Môi trường dinh dưỡng phù hợp: có đầy đủ các nguyên tố đa lượng (N, S, Ca, K, P) các nguyên tố vi lượng (Fe, B, Mo, I, ) Glucose hoặc Saccarose có thêm các chất điều hòa sinh trưởng như Auxin, Cytokinin
- Đánh giá, nhận xét
+ Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
( Chiếu nội dung kiến thức mới cho học sinh dễ quan sát)
+ Nuôi cấy mô TB là phương pháp tách rời TB, mô đem nuôi cấy trong môi trường thích hợp để chúng tiếp tục phân bào rồi biệt hóa thành mô, cơ quan và phát triển thành cây mới
+ Môi trường dinh dưỡng phù hợp: có đầy đủ các nguyên tố đa lượng (N, S, Ca, K, P) các nguyên tố vi lượng (Fe, B, Mo, I, ) Glucose hoặc Saccarose có thêm các chất điều hòa sinh trưởng như Auxin, Cytokinin
 Hoạt động 2
II. Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào
- Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Nêu các nhiệm vụ học sinh cần thực hiện: 
1, Dựa vào những khả năng nào của tế bào thực vật mà có thể nuôi cấy TB để tạo ra cơ thể mới?
2, Trình bày tóm tắt quá trình phát triển của thực vật từ hợp tử đến cây trưởng thành?
3, Đặc điểm của tế bào chuyên biệt ở thực vật là gì?
4, Thế nào là kỹ thuật nuôi cấy tế bào?
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
+ Nghiên cứu SGK, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi
- Báo cáo kết quả
1. Dựa vào tính toàn năng của tế bào
Tế bào thực vật có tính toàn năng, bất cứ tế bào nào hoặc mô nào thuộc cơ quan rễ, thân, lá đều chứa hệ gen quy định kiểu gen của loài đó. Chúng có khẳ năng sinh sản vô tính để tạo thành cây hoàn chỉnh nếu được nuôi cấy trong môi trường thích hợp.
2. Sự phân hóa và phản phân hóa tế bào
+ Hợp tử phân chia , các tế bào phôi sinh, TB chuyên hóa đặc biệt mang các chức năng chuyên biệt , mô, cơ quan, cây trưởng thành
TB PHÔI SINH
TB CHUYÊN HÓA
PHÂN HÓA TB
PHẢN PHÂN HÓA TB
TB hợp tử phân chia thành 
3, Có chức năng khác nhau, không mất đi khẳ năng biến đổi, trong điều kiện thích hợp, lại trở về dạng phôi sinh có khẳ năng phân chia mạnh
4, Kỹ thuật nuôi cấy TB là kỹ thuật điều khiển sự phát sinh hình thái của TBTV một cách định hướng dựa vào sự phân hóa và phản phân hóa của TB trên cơ sở tính toàn năng của TBTV khi nuôi cấy tách rời trong đk nhân tạo và vô trùng.
- Đánh giá, nhận xét
+ Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
( Chiếu nội dung kiến thức mới cho học sinh dễ quan sát)
1. Dựa vào tính toàn năng của tế bào
Tế bào thực vật có tính toàn năng, bất cứ tế bào nào hoặc mô nào thuộc cơ quan rễ, thân, lá đều chứa hệ gen quy định kiểu gen của loài đó. Chúng có khẳ năng sinh sản vô tính để tạo thành cây hoàn chỉnh nếu được nuôi cấy trong môi trường thích hợp.
2. Sự phân hóa và phản phân hóa tế bào
+ Hợp tử phân chia , các tế bào phôi sinh, TB chuyên hóa đặc biệt mang các chức năng chuyên biệt , mô, cơ quan, cây trưởng thành
TB PHÔI SINH
TB CHUYÊN HÓA
PHÂN HÓA TB
PHẢN PHÂN HÓA TB
TB hợp phân chia thành 
Hoạt động 3
III. Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào
1. Ý nghĩa
 - Chuyển giao nhiệm vụ
-GV: Nêu các nhiệm vụ học sinh cần thực hiện:
- Yêu cầu HS đọc SGK mục I – Ý nghĩa và nêu ý nghĩa cảu nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
+ HS đọc SGK mục I
+ Nghiên cứu SGK, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi
- Báo cáo kết quả
+ có thể nhân giống cây trồng ở quy mô công nghiệp kể cả trên các đối tượng khó nhân giống bằng phương pháp thông thường
+ Có hệ số nhân giống cao
+ cho ra sản phẩm đồng nhất về mặt di truyền
+ Nêu nguyên liệu nuôi cấy sạch bệnh thì sản phẩm nhân giống sẽ hoàn toán sạch bệnh
- Đánh giá, nhận xét
+ Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
( Chiếu nội dung kiến thức mới cho học sinh dễ quan sát)
+ có thể nhân giống cây trồng ở quy mô công nghiệp kể cả trên các đối tượng khó nhân giống bằng phương pháp thông thường
+ Có hệ số nhân giống cao
+ cho ra sản phẩm đồng nhất về mặt di truyền
+ Nêu nguyên liệu nuôi cấy sạch bệnh thì sản phẩm nhân giống sẽ hoàn toán sạch bệnh
2. Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào
- Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Nêu các nhiệm vụ học sinh cần thực hiện: treo hình 6 sgk học sinh thảo luận câu hỏi sau
1, hãy nêu tóm tắt các giai đoạn của công tác nhân giống bằng nuôi cấy tế bào 
2,Vật liệu nuôi cấy lấy từ bộ phận nào của cây và đảm bảo yêu cầu gì?
3, Tế bào mô phân sinh sau khi đã khử trùng được nuôi cấy trong môi trường nào? Và nhằm mục đích gì?
4, công việc tạo rễ cho chồi được tiến hành ntn
5, em hãy kết tên những giống cây trồng được nhân lên bằng phương pháp nuôi cây mô tế bào
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
+ Nghiên cứu SGK, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi
Báo cáo kết quả
1, Theo sơ đồ hình 6 sgk (vật liệu nuôi cấy , khử trùng vật liệu, nuôi cấy trong môi trường nhân tạo để tạo chồi, tạo rễ, cấy cây trong môi trường thích hợp, trồng cây trong vườn ươm cách li).
2, Từ mô phân sinh, cũng có thể từ tế bào phấn hoa, đảm bảo không nhiễm bệnh và giữ ở buồng cách li để tránh nguông gây bệnh
3, trong môi trường dinh dưỡng nhaan tạo để tạo chồi
4, cắt chồi đã đạt tiêu chuẩn về chiều cao và chuyển sang môi trường tạo rễ là môi trường dinh dưỡng đặc biệt có bổ sung chất kích thích sinh trưởng như Naphatul axetic axit (NAA) và Indol butyric axit (IBA)
5, Lúa chịu mặn, kháng đạo ôn, dứa, khoai tây.........
- Đánh giá, nhận xét
+ Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
( Chiếu nội dung kiến thức mới cho học sinh dễ quan sát)
+ Theo sơ đồ hình 6 sgk (vật liệu nuôi cấy , khử trùng vật liệu, nuôi cấy trong môi trường nhân tạo để tạo chồi, tạo rễ, cấy cây trong môi trường thích hợp, trồng cây trong vườn ươm cách li).
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1, nuôi cấy mô tế bào là phương pháp?
+ Nuôi cấy mô TB là phương pháp tách rời TB, mô đem nuôi cấy trong môi trường thích hợp để chúng tiếp tục phân bào rồi biệt hóa thành mô, cơ quan và phát triển thành cây mới.
2, đặc điểm của tế bào chuyên biệt của thực vật là
a. Mang hệ gen giống nhau, có màng xenlulô, có khẳ năng phân chia
b. cso tính toàn năng, có khả năng phân chia vô tính
c. cso tính toàn năng, đã phân hóa nhưng không mất khả năng biến đổi và có khả năng phản phân hóa
d. có tính toàn năng, nếu được nuôi dưỡng trong môi trường thích hợp phân hóa thành cơ quan
đáp án :C
D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
Tìm đọc sách khoa học kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào hoặc tra cứu trên mạng internet để tìm hiểu thêm về phương pháp.
E. Rút kinh nghiệm.
..........................................................................................................................................
Kim Sơn, ngày..tháng..năm
 Tổ trưởng kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • doc6.doc