Giáo án Công nghệ 10 - Tiết 1 đến tiết 17

 Phần 1 : NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP

Tiết 1: Bài 1: BÀI MỞ ĐẦU

I. Mục tiêu của bài:

1. Kiến thức:

Sau khi học xong bài, HS phải:

- Nêu được tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.

- Trình bày được tình hình của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nước ta hiện nay và phương hướng, nhiệm vụ của ngành trong thời gian tới.

2. Kĩ năng:

- Biết vận dụng các kiến thức đã học vào nhận xét, phân tích so sánh tình hình phát triển nông, lâm, ngư nghiệp trong các giai đoạn.

3. Thái độ:

- Chú ý quan tâm đến tình hình phát triển kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp và định hướng nghề nghệp cho bản thân

4. Năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho học sinh

- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, hợp tác, ngôn ngữ, giao tiếp

- Năng lực chuyên biệt: Phân tích, so sánh

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

Nghiên cứu SGK. Đọc phần thông tin bổ sung trong SGV, sưu tầm một số tài liệu liên quan

2. Chuẩn bị của học sinh:

Nghiên cứu SGK, tìm thêm một số số liệu có liên quan

III. Tiến trình dạy học:

 

doc 56 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1057Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 10 - Tiết 1 đến tiết 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nghệ nuôi cấy mô tế bào để sản xuất giống?
- GV cho HS quan sát hình ảnh các giống cây trồng được nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào.
III. Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào
1. Ý nghĩa:
- Có thể nhân giống ở quy mô công nghiệp kể cả đối tượng khó nhân giống bằng phương pháp thông thường
- Hệ số nhân giống cao
- Sản phẩm đồng nhất về mặt di truyền
- Nguyên liệu sạch => sản phẩm là những cây giống sạch bệnh
2. Quy trình
a) Chọn vật liệu nuôi cấy:
Là tế bào của mô phân sinh, sạch bệnh.
b) Khử trùng:
Tẩy rửa bằng nước sạch và khử trùng.
c) Tạo chồi trong môi trường nhân tạo:
- Mẫu được nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo chồi
d) Tạo rễ:
 - Khi chồi đã đạt chuẩn kích thước (về chiều cao) thì tách chồi và cấy chuyển sang môi trường tạo rễ
e) Cấy cây vào môi trường thích ứng: Để cây thích nghi dần với điều kiện tự nhiên.
f) Trồng cây trong vườn ươm:
Sau khi cây phát triển bình thường và đạt tiêu chuẩn cây giống, chuyển cây ra vườn ươm.
4. Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống và nhắc lại nội dung cơ bản của bài
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK
+ Đọc trước và chuẩn bị bài 7 SGK
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Ngày soạn: 19/9/2016
Tiết 7
TH: TRỒNG CÂY TRONG DUNG DỊCH
I. Mục tiêu bài học
	Sau khi học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
- Trình bày được quy trình trồng cây trong dung dịch
2. Kỹ năng:
- Làm được quy trình trồng rau trong dung dịch
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, hợp tác, ngôn ngữ, giao tiếp
- Năng lực chuyên biệt: Phân tích, so sánh ưu, nhược điểm của phương pháp trồng cây trong dung dịch so với các phương pháp trồng cây thông thường
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu SGK, SGV
- Quy trình trồng cây trong dung dịch
- Máy tính, máy chiếu
2. Học sinh: 
- Đọc trước bài mới
III. Các hoạt động lên lớp:
1. Ổn định lớp: 
- Kiểm tra sĩ số
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên Hs vắng
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào? Quy trình công nghệ nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung và quy trình thực hành
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Giáo viên: 
- Nêu mục tiêu bài thực hành
 - Yêu cầu HS nghiên cứu quy trình thực hành
- Kiểm tra HS kiến thức HS về mức độ hiểu về quy trình thực hành và cách tiến hành.
Bước 1: Chuẩn bị dung dịch dinh dưỡng
Bước 2: Điều chỉnh pH của dung dịch dinh dưỡng
Bước 3: Chọn cây
Bước 4: Trồng cây trong dung dịch
Bước 5: Theo dõi sinh trưởng của cây
Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh xem Video clip quy trình kỹ thuật trồng cây trong dung dịch
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV yêu cầu HS chú ý lắng nghe và quan sát
- So sánh quy trình tiến hành trên Video clip so với quy trình đã học
Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- HS tự đánh giá, nghe giáo viên nhắc lại những điểm cần chú ý khi thực hiện quy trình
- GV nhận xét tiết thực hành: Ý thức kỷ luật 
4. Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại quy trình TH
+ Đọc trước và chuẩn bị bài 15 SGK
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Ngày soạn: 1/10/2016
Tiết 8
ÔN TẬP
I. Mục tiêu bài học: 
Sau khi ôn lại nội dung kiến thức, HS phải:
1. Kiến thức:
- Hệ thống và khắc sâu kiến thức cơ bản nhất về giống cây trong sản xuất nông, lâm nghiệp
2. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng tư duy, xây dựng sơ đồ kiến thức đã học
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, hợp tác, ngôn ngữ, giao tiếp
- Năng lực chuyên biệt: xây dựng nội dung kiến thức dạng sơ đồ
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên
- Hệ thống kiến thức dạng sơ đồ
- Chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến nội dung ôn tập
2. Học sinh
- Ôn lại nội dung kiến thức đã học
III. Hoạt động dạy học: 
1. Ổn định lớp
- Kiểm tra sĩ số:
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên Hs vắng
2. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)
3. Giảng bài mới
Phần 1: Hệ thống hóa kiến thức
GV yêu cầu HS hệ thống kiến thức dạng sơ đồ các nội dung sau:
- Bài mở đầu
- Khảo nghiệm giống cây trồng
- Sản xuất giống cây trồng nông, lâm nghiệp
- Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp.
Phần 2: Câu hỏi ôn tập
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Em hãy nêu vai trò của ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
Câu 2. Hãy nêu những thành tựu và hạn chế của ngành nông, lâm, ngư nghiệp nước ta hiện nay. Cho ví dụ minh họa.
Câu 3. Nêu những nhiệm vụ chính của sản xuất của nông, lâm, ngư nghiệp nước ta trong thời gian tới.
Câu 4. Vì sao phải khảo nghiệm giống cây trồng trước khi đưa giống mới vào sản xuất? Khảo nghiệm giống được tiến hành qua những thí nghiệm nào? Mục đích, cách tiến hành thí nghiệm?
Câu 5. Vẽ và giải thích sơ đồ hệ thống sản xuất giống cây trồng nông nghiệp?
Câu 6. Nêu cơ sở khoa học, ‎ nghĩa của phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào trong sản xuất giống cây trồng nông, lâm nghiệp.
Câu 7. Trình bày quy trình công nghệ nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào?
4. Củng cố, dặn dò.
- Nhắc HS về ôn lại nội dung kiến thức
- Chuẩn bị kiểm tra
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Ngày soạn: 25/10/2015
Tiết 9
KIỂM TRA 
Thời gian: 45 phút
 Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức
- Học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức.
2. Kỹ năng:
- Hình thành kĩ năng tư duy, phân tích.
3. Thái độ:
- Rèn kiến thức và trí nhớ cho học sinh.
- Có thái độ nghiêm túc khi tham gia kiểm tra.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Hệ thống lại kiến thức và ra đề kiểm tra.
2. Học sinh:
- Ôn lại kiến thức 
III. Các hoạt động lên lớp:
1. Ổn định lớp: 
- Kiểm tra sĩ số
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên Hs vắng
 2. Kiểm tra: (Kiểm tra đề chung)
4. Củng cố, dặn dò.
- Nhắc HS đọc trước bài mới.
 Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Ngày soạn: 10/10/2016
Tiết 10
Bài 7: MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG
I. Mục tiêu: 
Sau khi học xong bài , HS phải:
1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm keo đất, khả năng hấp phụ của đất, phản ứng của dung dịch đất và độ phì nhiêu của đất.
2. Kỹ năng
- So sánh được cấu tạo của keo đất âm và keo đất dương.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, hợp tác, ngôn ngữ, giao tiếp
- Năng lực chuyên biệt: phân tích, so sánh
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Nghiên cứu SGK, SGV, đọc các tài liệu liên quan.
- Máy tính, máy chiếu
- Dụng cụ thí nghiệm
2. Học sinh
- Đọc trước bài học ở nhà
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
 1. Ổn định lớp : 
- Kiểm tra sĩ số:
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên Hs vắng
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Giảng bài mới
*Đặt vấn đề: Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, là nơi cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oix cho cây trồng có thể sinh sống và giữ cho cây không bị đổ. Với vai trò đặc biệt trên, chúng ta cùng tìm hiểu một số tính chất của đất trồng
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm keo đất và khả năng hấp phụ của keo đất
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Yêu cầu HS quan sát TN sau:
Cho 1 thìa đường vào cốc số 1, 1 thìa đất vào cốc số 2, mỗi cốc chứa 100ml nước lọc tinh khiết rồi khuấy đều cả 2 cốc.
Nhận xét về màu của dung dịch ở 2 cốc và đưa ra dấu hiệu để nhận biết keo đất.
Keo đất là gì?
- Yêu cầu HS quan sát hình 7 trong SGK về cấu tạo của keo đất
- Em hãy giải thích tại sao keo đất mang điện? Keo đất gồm mấy lớp ion, là những lớp nào? Mô tả cấu tạo của keo đất?
HS hoàn thiện phiếu học tập theo nhóm:
Keo dương
Keo âm
- Lớp ion quyết định điện: 
- Lớp ion quyết định điện: 
- Lớp ion bù gồm 2 lớp:
 + Lớp ion bất động: 
 + Lớp ion khuyếch tán: 
- Lớp ion bù gồm 2 lớp:
 + Lớp ion bất động: 
 + Lớp ion khuyếch tán: 
 - Dựa vào đâu để phân biệt keo âm, keo dương
GV: Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa keo âm và keo dương?
Giải thích: Khả năng này là nhờ sự liên kết Ion trên bề mặt các hạt keo
- Y/c HS quan sát các hình ảnh về cấu tạo của keo đất và phân tích quá trình liên kết của keo đất với các ion khoáng.
VD: Phản ứng trao đổi keo đất với đạm Nitrat Amon
I. Keo đất và khả năng hấp phụ của keo đất
1. Keo đất
a. Khái niệm
Là những phần tử có kích thước khoảng dưới 1 µm, không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù (trạng thái lơ lửng trong nước).
b- Cấu tạo keo đất: Gồm:
Keo dương
Keo âm
- Nhân keo
- Nhân keo
- Lớp ion quyết định điện: +
- Lớp ion quyết định điện: -
- Lớp ion bù gồm 2 lớp:
 + Lớp ion bất động: - 
 + Lớp ion khuyếch tán: -
- Lớp ion bù gồm 2 lớp:
 + Lớp ion bất động: +
 + Lớp ion khuyếch tán: +
* Keo đất có khả năng trao đổi ion của mình ở ion khuyếch tán với các ion của dung dịch đất. Đây chính là cơ sở của sự trao đổi dinh dưỡng giữa đất và cây trồng.
2- Khả năng hấp phụ của đất :
Là khả năng đất giữ lại các chất dinh dưỡng, các phân tử nhỏ như hạt limon, hạt sét...; hạn chế sự rửa trôi của nước mưa, nước tưới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu phản ứng của dung dịch đất
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Thế nào là phản ứng của dung dịch đất? Đất có những loại phản ứng nào? 
Căn cứ vào yếu tố nào để phân biệt phản ứng của dung dịch đất? 
HS hoàn thành phiếu học tập sau:
Phản ứng chua
Phản ứng kiềm
Vì sao phải nghiên cứu phản ứng dung dịch đất?
Trồng cây mà không chú ý đến phản ứng dung dịch đất thì sẽ như thế nào?
II. Phản ứng của dung dịch đất
Phản ứng của dung dịch đất chỉ tính chua ([H+] > [OH-]), tính kiềm ([H+] < [OH-]) hoặc trung tính ([H+] = [OH-]) của đất. Phản ứng của dung dịch đất do nồng độ [H+] và [OH-] quyết định.
1. Phản ứng chua của đất
Căn cứ vào trạng thái của H+ và Al3+ ở trong đất, độ chua của đất được chia làm 2 loại:
a. Độ chua hoạt tính: là độ chua do H+ trong dung dịch đất gây nên.
b. Độ chua tiềm tàng là độ chua do H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên.
2. Phản ứng kiềm của đất 
Một số loại đất có chứa các muối kiềm Na2CO3, CaCO3... khi các muối này thủy phân tạo thành NaOH và Ca(OH)2 làm cho đất hóa kiềm.
- Phản ứng của dung dịch đất có ý nghĩa rất quan trọng trong sản xuất nông lâm nghiệp.
- Dựa vào phản ứng dung dịch đất để bố trí cây trồng cho phù hợp, bón phân, bón vôi để cải tạo độ phì nhiêu của đất
Hoạt động 3: Tìm hiểu độ phì nhiêu của đất
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Yêu cầu HS đọc SGK
Dựa vào đâu để nhận biết độ phì nhiêu của đất? 
Tại sao cây trồng trên đất tơi xốp, nhiều mùn lại sinh trưởng, phát triển tốt?
Độ phì nhiêu của đất gồm có mấy loại?
Em hãy kể một số hoạt động tích cực và tiêu cực trong sản xuất ảnh hưởng đến sự hình thành độ phì nhiêu của đất?
- Hoạt động tích cực: Làm đất, bón phân, tưới tiêu hợp lí, luân canh cây trồng, trồng các cây họ đậu...
- Hoạt động tiêu cực: Chăn thả gia súc tự do, sử dụng quá liều lượng, nồng độ phân bón hóa học và thuốc hóa học BVTV
III. Độ phì nhiêu của đất:
1- Khái niệm
Là khả năng của đất cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng, không chứa các chất độc hại cho cây, bảo đảm cho cây đạt năng suất cao.
2 - Phân loại: có 2 loại
- Độ phì nhiêu tự nhiên: Hình thành dưới thảm thực vật tự nhiên, không có sự tác động của con người
- Độ phì nhiêu nhân tạo: Hình thành do kết quả lao động sản xuất của con người
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhắc lại nội dung cơ bản của bài: Nhắc lại cấu tạo keo đất, phản ứng và độ phì nhiêu của đất
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK
+ Đọc trước và chuẩn bị bài 8 SGK
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Ngày soạn: 24/10/2016
Tiết 11
Bài 8: TH: XÁC ĐỊNH ĐỘ CHUA CỦA ĐẤT
I. Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài , HS phải:
1. Kiến thức:
- Trình bày được quy trình thực hiện đo độ pH của dung dịch đất.
2. Kĩ năng:
- Đo được pH của dung dịch đất bằng phương pháp thông thường
 3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, hợp tác, ngôn ngữ, giao tiếp
- Năng lực chuyên biệt: Nhận biết, so sánh
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Nghiên cứu SGK, SGV, các tài liệu liên quan, làm thử thí nghệm
- Dụng cụ, vật liệu như SGK.
2. Học sinh
- Đọc trước bài học ở nhà
- Các mẫu đất, nước sạch.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
 1. Ổn định lớp : 
- Kiểm tra sĩ số:
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên Hs vắng
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là keo đất? Nêu cấu tạo của keo đất.
- Thế nào là phản ứng của dung dịch đất? Nêu một số ví dụ có ý nghĩa thực tế của phản ứng dung dịch đất.
3. Giảng bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung và quy trình thực hành
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Giáo viên: 
- Nêu mục tiêu bài thực hành
 - Làm mẫu thí nghiệm và giảng giải quy trình thực hành.
- Hướng dẫn HS ghi kết quả và nhận xét kết quả thực hành.
- Kiểm tra HS kiến thức HS nắm được quy trình thực hành.
- Hướng dẫn viết báo cáo thực hành
- Chia nhóm, phát dụng cụ, vật liệu cho học sinh
HS:
- Quan sát lắng nghe, ghi chép
- Nhận nhóm, dụng cụ, vật liệu
Bước 1: Cân hai mẫu đất, mỗi mẫu 20g đổ mỗi mẫu vào một bình cho vào bình tam giác dung tích 100ml.
Bước 2: Dùng ống đong, đong 50ml dung dịch KCl 1N đổ vào bình 1; 50ml nước cất đổ vào bình 2
Bước 3: Dùng tay lắc đều 15 phút
Bước 4: Xác định pH của đất
Hoạt động 2: Tổ chức, phân công nhóm
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Phân nhóm HS: 4 nhóm
- Phân công vị trí cho các nhóm
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
Hoạt động 3: Thực hành
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Học sinh thực hành xác định độ chua của đất theo nội dung và quy trình đã học.
- GV: Quan sát, nhắc nhở HS thực hiện đúng quy trình, đảm bảo VSATLĐ 
 Hướng dẫn lại những bước HS chưa hiểu, thực hiện chưa chính xác.
Hoạt động 4: Tổng kết, đánh giá.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- HS tự đánh giá và đánh giá chéo giữa các nhóm về:
+ Thực hiện quy trình thực hành.
+ Kết quả xác định độ pH từng mẫu đất.
- GV nhận xét tiết thực hành:
+ Thực hiện quy trình thực hành.
+ Kết quả xác định độ pH.
+ Ý thức kỉ luật các nhóm.
- HS vệ sinh phòng thực hành
4. Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại quy trình TH
+ Đọc trước và chuẩn bị bài 9 SGK
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Ngày soạn: 29/10/2016
Tiết 12
Bài 9: BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT XÁM BẠC MÀU
ĐẤT XÓI MÒN MẠNH TRƠ SỎI ĐÁ
I. Mục tiêu: 
Sau khi học xong bài, HS phải:	
1. Kiến thức
- Trình bày được sự hình thành, tính chất chính của đất xám bạc màu, biện pháp cải tạo và hướng sử dụng.
2. Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng so sánh, phân tích tổng hợp.
 3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, hợp tác, ngôn ngữ, giao tiếp
- Năng lực chuyên biệt: Nhận biết, phân tích
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Nghiên cứu SGK, SGV, đọc các tài liệu liên quan.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh
- Đọc trước bài học ở nhà
- Tìm hiểu về đất trồng ở địa phương
III. Hoạt động dạy học: 
1. Ổn định lớp
- Kiểm tra sĩ số:
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên Hs vắng
10A
10A
10A
10A
10A
10A
10A
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau và cho biết:
- Đất xám bạc màu được hình thành ở đâu? Do những nguyên nhân nào?
Yêu cầu HS quan sát các hình ảnh.
- Đất xám bạc màu thường phân bố ở những vùng nào nước ta?
GV kết luận
Cho HS quan sát các hình ảnh về đất xám bạc màu để hiểu rõ về tính chất của đất trồng. 
Dựa vào hình ảnh em hãy cho biết đất có tính chất gì?
GV kết luận
- Cho HS quan sát các hình ảnh về các biện pháp cải tạo
- Phân tích tác dụng của từng biện pháp
HS hoàn thiện nhanh vào phiếu học tập theo nhóm
Biện pháp cải tạo
Tác dụng
- Xây dựng hệ thống kênh mương, bờ vùng, thửa đảm bảo tưới tiêu hợp lí
- Cày sâu dần kết hợp bón phân hữu
- Bón vôi cải tạo đất
- Luân canh cây trồng
I. Cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu
1. Nguyên nhân hình thành
* Địa điểm hình thành
Ở vùng giáp ranh giữa đồng bằng và miền núi
* Nguyên nhân
- Địa hình dốc thoải làm các hạt sét, keo, chất dinh dưỡng bị rửa trôi.
- Tập quán canh tác lạc hậu
*Phân bố: các vùng trung du Bắc Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
2. Tính chất của đất xám bạc màu
(SGK)
3. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng
a. Biện pháp cải tạo
Biện pháp cải tạo
Tác dụng
- Xây dựng hệ thống kênh mương, bờ vùng, thửa đảm bảo tưới tiêu hợp lí
Khắc phục hạn hán, cung cấp nước, tránh rửa trôi mùn, sét, chất dinh dưỡng
- Cày sâu dần kết hợp bón phân hữu cơ, phân hoá học hợp lí.
Tăng độ sâu bề mặt, tạo môi trường cho vi sinh vật hoạt động, tăng hàm lượng chất dinh dưỡng, mùn, kết cấu đất, giảm độ chua
- Bón vôi cải tạo đất
Giảm độ chua
- Luân canh cây trồng
Tăng sản lượng nông sản, tăng nguồn phân bón, cải tạo đất
b) Hướng sử dụng
- Kết hợp trồng trọt với chăn nuôi
- Trồng cây ăn quả
- Trồng cây họ đậu
- Trồng dứa....
=>Phù hợp với nhiều cây trồng cạn.
	Hoạt động 2: Tìm hiểu biện pháp cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Quan sát hình ảnh sau và cho biết:
- Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá được hình thành ở đâu? Do nguyên nhân nào?
- Đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp, đất nào chịu tác động của quá trình xói mòn nhiều hơn? Tại sao?
Cho HS quan sát các hình ảnh về đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá để hiểu rõ về tính chất của đất trồng. Dựa vào hình ảnh em hãy cho biết đất có tính chất gì?
- Cho HS quan sát các hình ảnh về các biện pháp cải tạo
- Phân tích tác dụng của từng biện pháp
HS hoàn thiện nhanh vào phiếu học tập theo nhóm
Biện pháp cải tạo
Tác dụng
- Làm ruộng bậc thang
- Thềm cây ăn quả
-Canh tác theo đường đồng mức 
- Bón phân hữu cơ kết hợp với phân khoáng
-Bón vôi cải tạo đất
- Luân canh và xen canh gối vụ cây trồng
-Trồng cây thành băng
-Canh tác N-L kết hợp
-Trồng cây bảo vệ đất
II. Cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
1. Nguyên nhân gây xói mòn đất
* Địa điểm hình thành
Ở miền núi
* Nguyên nhân
- Do lượng mưa lớn và địa hình dốc.
- Do tác động của nước mưa, nước tưới,
- Chặt phá rừng bừa bãi, không có cây xanh che phủ bề mặt
2. Tính chất của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá (SGK)
3. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng
Biện pháp cải tạo
Tác dụng
a. Biện pháp công trình
- Làm ruộng bậc thang
- Thềm cây ăn quả
- Giữ đất, nước, chống xói mòn
b. Biện pháp nông học
-Canh tác theo đường đồng mức 
- Bón phân hữu cơ kết hợp với phân khoáng
-Bón vôi cải tạo đất
- Luân canh và xen canh gối vụ cây trồng
-Trồng cây thành băng
-Canh tác N-L kết hợp
-Trồng cây bảo vệ đất
-Bảo vệ đất trước khả năng bào mòn của nước
-Tăng hàm lượng chất dinh dưỡng, mùn, kết cấu đất.
-Giảm độ chua
-Bảo vệ đất, tăng hàm lượng chất dinh dưỡng mùn, kết cấu đất.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại nội dung kiến thức
+ Yêu cầu HS đọc trước bài 12, 13
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Ngày soạn: 5/11/2016
Tiết 12,13
Tiết 12, 13 - Bài 12,13 
Chuyên đề: SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN THƯỜNG DÙNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGHIỆP
I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
 Sử dụng các loại phân bón nhằm kết nối những kiến thức về phân bón cho cây trồng của bài 12 và bài 13 với nhau cho phù hợp và logic hơn. Đồng thời tạo điều kiện cho học sinh được hoạt động nhiều hơn, tự học nhiều hơn và vận dụng được kiến thức đã học nhiều hơn. Giáo viên có quỹ thời gian nhiều hơn để vận dụng các kĩ thuật, phương pháp dạy học tích cực vào quá trình dạy học. Không những vậy, học sinh còn có điều kiện kết nối nội dung trong chuyên đề với những kiến thức đã học về giống cây trồng, sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng.
II. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ
	1. Kiến thức
- Nêu được một số loại phân bón, đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng phân vô cơ, phân hữu cơ thường dùng trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
- Trình bày được nguyên lí sản xuất và lợi ích của việc sử dụng phân vi sinh, đặc điểm, tính chất và cách sử dụng một số loại phân vi sinh trong sản xuất nông lâm nghiệp.
2. Kỹ năng
- Phân biệt được một số loại phân bón thường dùng qua đặc điểm, kĩ thuật sử dụng.
- Vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết một số tình huống sử dụng phân bón trong thực tế.
3. Thái độ
	- Quan tâm bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng phân bón.
4. Định hướng năng lực hình thành
Thông qua việc học tập chuyên đề này sẽ góp phần hình thành cho học sinh các năng lực sau:
- Năng lực tự học, sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề: học sinh tự giác, chủ động xác định nhiệm vụ học tập, mục tiêu học tập phù hợp với bản thân và nỗ lực, tự lực thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao để thực hiện được mục tiêu học tập. Chủ động vận dụng các kiến thức đã học trong chuyên đề vào việc giải quyết các bài tập tình huống và đề xuất biện pháp phát huy tác dụng, đồng thời hạn chế những tác động xấu của phân bón đến môi trường và sức khỏe con người.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác xác định được trách nhiệm và vai trò của mình trong nhóm chủ động hoàn thành phần việc được giao, chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế của cá nhân và cả nhóm, học hỏi các thành viên trong nhóm. 
III. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 
	Căn cứ vào nội dung chương trình và sách giáo khoa công nghệ 10 chuyên đề này được cấu trúc lại với ba nội dung chính
	1. Một số loại phân bón thường dùng trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
	2. Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng phân hóa học, phân hữu cơ.
	3. Phân vi sinh
	Những nội dung trên thuộc bài 12 sách giáo khoa công nghệ 10. Riêng ở nội dung 3 sẽ bao gồm cả bài 13" Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón.
IV. MÔ TẢ MỨC ĐỘ YÊU CẦU 
1. Bảng mô tả
Nội dung
Các mức độ nhận biết
Nhận biết 
(I)
Thông hiểu
 (II)
Vận dụng thấp (III)
Vận dụng cao (IV)
1. Một số loại phân bón thường dùng trong sản xuất nông, lâm nghiệp
Câu1.1: Xác định được các loại phân bón chủ yếu và cơ sở của việc phân loại phân bón.
Câu 2.1: Chỉ ra được sự khác biệt cơ bản của phân hóa học, phân hữu cơ và phân vi sinh vật.
Câu 3.1: Nhận ra được cánh sử dụng phân bón không phù hợp, không hiệu quả và đề xuất cách khắc phục
Câu 4.1: Lựa chọn và sử dụng phối hợp một số loại phân bón có hiệu quả đối với một số giống cây trồng ở gia đình
2. Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng phân hóa học, phân hữu cơ thông thường và phân vi sinh vật 
Câu 1.2: Nêu được đặc điểm chủ yếu của phân hữu cơ, phân vô cơ, phân vi sinh vật.
Câu 1.3: Trình bày được kĩ thuật sử dụng phân hữu cơ, vô cơ, vi sinh đạt hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12260519.doc