Giáo án Công nghệ 10 - Tiết 35 - Bài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học, HS đạt được:

1. Kiến thức:

- Biết được thế nào là tổ chức kinh doanh hộ gia đình.

- Biết được những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp nhỏ ( DNN).

- Biết được các lĩnh vực kinh doanh phù hợp với DNN.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện được kĩ năng phân tích tình huống; làm việc nhóm;

3. Thái độ:

- Hứng thú tìm hiểu hoạt động kinh doanh và quản trị kinh doanh.

 4. Định hướng năng lực hình thành:

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực làm việc nhóm.

- Kĩ năng tự học.

- Kĩ năng giao tiếp.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Nghiên cứu SGK; đọc phần “Thông tin bổ sung” có trong SGV và SGK.

- Phiếu học tập ( PHT).

- Máy tính, máy chiếu, phòng máy.

 

doc 8 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 4657Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 10 - Tiết 35 - Bài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 35 Bài 50
DOANH NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Ngày soạn: 09/03/2017
Giảng ở lớp:
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học, HS đạt được:
1. Kiến thức: 
Biết được thế nào là tổ chức kinh doanh hộ gia đình.
Biết được những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp nhỏ ( DNN).
Biết được các lĩnh vực kinh doanh phù hợp với DNN.
Kĩ năng: 
Rèn luyện được kĩ năng phân tích tình huống; làm việc nhóm; 
Thái độ: 
- Hứng thú tìm hiểu hoạt động kinh doanh và quản trị kinh doanh.
 4. Định hướng năng lực hình thành:
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực làm việc nhóm.
- Kĩ năng tự học.
- Kĩ năng giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Chuẩn bị của giáo viên:
Nghiên cứu SGK; đọc phần “Thông tin bổ sung” có trong SGV và SGK.
Phiếu học tập ( PHT).
Máy tính, máy chiếu, phòng máy.
Chuẩn bị của học sinh:
Đọc SGK bài 50.
Tìm hiểu các hình thức kinh doanh có tại địa phương.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ.
Tiến trình bài học.
* Hoạt động khởi động ( 3 phút)
* Mục tiêu: 
- Tạo ra tình huống gây hứng thú cho học sinh( HS) vào bài học mới.
- Hé mở cho học sinh một chút về nội dung bài học, tạo sự tò mò, muốn tìm hiểu rõ kiến thức của bài.
* Phương pháp/ kĩ thuật: hoạt động cá nhân, trao đổi – đàm thoại, vấn đáp; kĩ thuật công não.
* Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân – tập thể.
* Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu học sinh yên lặng, lắng nghe các yêu cầu của nhiệm vụ ( câu hỏi ngắn) của Gv, động não suy nghĩ, em nào có đáp án thì xung phong trả lời, em nào trả lời nhanh nhất ( kĩ thuật tia chớp) và đúng được 2 lần thì ghi điểm miệng.
- HS: Trật tự chú ý lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra ý kiến.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV: Chiếu tình huống trên slide.
- HS: trả lời.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
GV: Nhận xét đúng hay sai. Nếu sai sẽ gọi HS khác.
HS: xung phong trả lời, nếu sai thì HS khác trả lời.
Bước 4: Phương án kiểm tra đánh giá.
GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới.
Vốn là 1 trong những điều kiện cần thiết trong kinh doanh. Tuy nhiên để hạn chế rủi ro khi thực hiện thì cần được xây dựng kế hoạch thích hợp bởi kinh doanh có nhiều hình thức ví dụ như kinh doanh hộ gia đình hay doanh nghiệp nhỏ. Mỗi loại hình đều có những đặc điểm riêng, qua đó cũng sẽ thấy được những thuận lợi và khó khăn của mỗi hình thức kinh doanh.
Để hiểu rõ về những điều này chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài 50 Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
* Hoạt động:Tìm hiểu kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ
* Mục tiêu: Giúp HS biết được các đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình.
* Phương pháp/ kĩ thuật: phương pháp làm việc nhóm; kĩ thuật công não.
* Hình thức tổ chức hoạt động: Tổ chức làm việc cá nhân – nhóm.
* Phương tiện dạy học: Máy chiếu, máy tính, phiếu học tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
 Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV: Chia lớp thành 6 nhóm với 6 nhiệm vụ
N1
N2
N3
N4
N5
N6
Đặc điểm kinh doanh hộ gia đình
Tổ chức hoạt động kinh doanh hộ gia đình
Xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình
Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ
Thuận lợi khó khăn của doanh nghiệp nhỏ
Các lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp nhỏ
Thời gian hoạt động của nhóm: 10 phút
Yêu cầu HS nghiên cứu bài 50 SGK Công nghệ 10, liên hệ thực tế, kết hợp với quan sát mà chiếu và thảo luận nhóm rồi hoàn thành nội dung kiến thức của nhóm được phân công vào phiếu học tập.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Quan sát các nhóm làm việc, giúp đỡ các nhóm khi gặp khó khăn.
HS: Sau khi nghiên cứu SGK, quan sát màn chiếu, liên hệ thực tế, các nhóm HS thảo luận, trao đổi, bàn bạc ghi ra giấy nội dung chính vào PHT.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo
GV: Gọi các nhóm lên trình bày sản phẩm.
HS: 6 nhóm lần lượt lên trình bày sản phẩm.
+ Đại diện các nhóm lên trình bày nội dung đã thảo luận trên giấy PHT.
+ GV hướng dẫn các nhóm khác quan sát, đối chiếu, bổ sung, nhận xét, chốt ý.
( Nhóm 1)
GV sử dụng các hình ảnh liên quan đến các lĩnh vực kinh doanh và bảng phụ mô tả đặc điểm kinh doanh hộ gia đình. 
GV: Kinh doanh hộ gia đình chỉ được kinh doanh tại 1 địa điểm, không cần có con dấu riêng.
( Nhóm 2 trình bày)
GV dùng tình huống để HS có thể nhận định việc tổ chức hoạt động kinh doanh cần có những điều kiện gì? Lấy dẫn chứng cụ thể đã nêu trong tình huống.
( Nhóm 3)
Gv sử dụng ví dụ để HS đưa ra được công thức dạng định tính xây dựng kế hoạch bán sản phẩm do gia đình sản xuất ra và kế hoạch mua gom sản phẩm để bán.
( Nhóm 4 trình bày)
- GV: Theo quy định của Luật DN thì DNN và vừa trở lên phải có trụ sở chính, và được kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau; phải có con dấu riêng. Do một người chủ đứng ra quản lí điều hành.
( Nhóm 5 trình bày)
GV sử dụng bài tập: Yêu cầu HS nghiên cứu và chọn ra ý sai để từ đó rút ra được những thuận lợi và khó khăn của DNN.
(Nhóm 6 trình bày)
GV sử dụng những hình ảnh liên quan đến các lĩnh vực kinh doanh, để HS lựa chọn những lĩnh vực kinh doanh phù hợp với DNN.
Bước 4: Phương án kiểm tra đánh giá.
GV nhận xét chung, chốt kiến thức, liên hệ với phòng chống thiên tai ứng phó với BĐKH, cũng như lồng ghép kiến thức kinh doanh ( dịch vụ) đã được đề cập ở bài 35 và bài 40 SGK Địa lí lớp 10.
? Liên hệ thực tế cho biết để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, BĐKH gây ra, gia đình và doanh nghiệp cần phải làm gì? Những nơi hay xảy ra thiên tai, người dân cần phải làm gì?
I. Kinh doanh hộ gia đình
1. Đặc điểm kinh doanh hộ gia đình.
Bao gồm đủ các lĩnh vực sản xuất, thương mai, dịch vụ;
Kinh doanh hộ gia đình có quy mô nhỏ, công việc kinh doanh đơn giản, do một người trong gia đình làm chủ, tự bỏ vốn kinh doanh, quản lí, điều hành và thực hiện.
Lao động chủ yếu là người thân trong gia đình.
2. Tổ chức hoạt động kinh doanh hộ gia đình.
a/Tổ chức sử dụng vốn
- Vốn kinh doanh: là vốn của chủ gia đình hay vốn vay,
- Vốn có 2 loại: vốn cố định và vốn lưu động.
b/ Tổ chức lao động: chủ yếu là sử dụng lao động trong gia đình và sử dụng lao động linh hoạt.
3. Xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình.
a/ Kế hoạc bán sản phẩm do gia đình sản xuất ra.
Mức bán sản phẩm ra thị trường
=
Tổng sản phẩm sản xuất ra
-
Số sản phẩm ra đình tự tiêu dùng
b/ Kế hoạch mua gom sản phẩm để bán phụ thuộc vào khả năng và nhu cầu bán ra.
II. Doanh nghiệp nhỏ.
1. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ
DNN là doanh nghiệp có :
Doanh thu không lớn.
Vốn ít ( <10 tỉ)
Số lượng lao động không nhiều (< 30 nhân công)
2. Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ.
Thuận lợi
Khó khăn
1. Tổ chức linh hoạt dễ thay đổi
1. Vốn ít khó đầu tư đồng bộ
2. Quản lý chặt chẽ, hiệu quả
2. Thiếu thông tin thị trường
4. Dễ dàng đổi mới công nghệ
3. Trình độ lao động thấp
5. Trình độ quản lý thiếu chuyên nghệp
3. Những lĩnh vực kinh doanh với DNN.
Có 3 lĩnh vực kinh doanh thích hợp với DNN là:
Lĩnh vực sản xuất các mặt hàng lương thực, thực phẩm và các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng.
Lĩnh vực thương mại như đại lí bán buôn, bán lẻ.
Lĩnh vực dịch vụ.
* Liên hệ:
- Để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, BĐKH gây ra ( bão, giông, lũ lụt, lũ quét, hạn hán,), gia đình và doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp do BĐKH, thiên tai gây ra. 
- Những vùng hay xảy ra thiên tai, người dân cần chuẩn bị sẵn các dụng cụ và phương tiện tối thiểu để ứng phó kịp thời: phao cứu sinh, di chyển người, di chuyển tài sản, dụng cụ phòng cháy nổ, ra khỏi vùng nguy hiểm.
* Hoạt động luyện tập: Cho Hs luyện tập bằng bài tập củng cố sau:
Câu 1: Đâu không phải là đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình?
 A. Quy mô kinh doanh nhỏ
	B. Chủ sở hữu là cá nhân
	C. Công nghệ kinh doanh phức tạp
	D. Lao động thường là thân nhân gia đình.
 Câu 2: Những hoạt động kinh doanh sau đây không thuộc loại kinh doanh hộ gia đình:
Thu mua giấy vụn.
Thu mua phế liệu.
Vệ sinh môi trường.
Sản xuất và bán hàng nông sản.
Câu 3: DNN không phù hợp với lĩnh vực kinh doanh nào? 
A. Dịch vụ.
	B. Thương mại.
	C. Mua bán cổ phiếu.
	D. Sản xuất hàng hoá.
Câu 4: Các câu sau đây là đúng hay sai khi nói về doanh nghiệp vừa và nhỏ?
A.Vốn đăng kí kinh doanh không quá 10 triệu đồng. Sai 
 	B. Lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Đúng 
 	C. Vốn đăng kí không quá 10 tỉ đồng Đúng
D. Lao động trung bình hàng năm phải trên 50 người không quá 300 người. Sai
Câu 5. Bài tập : Gia đình anh A trồng 500 cây xoài. Năng suất trung bình 100 quả/cây. Số lượng gia đình anh tự tiêu thụ là 1000 quả. Hỏi mức bán sản phẩm ra thị trường là bao nhiêu quả ?
Tổng số xoài thu hoạch: 500 x 100 = 50.000 quả.
Số xoài bán ra: 50.000 – 1000 = 49.000 quả.
3.4. Hoạt động vận dụng:
Yêu cầu về nhà hoàn thiện nội dung bài tập:
Nêu sự khác nhau giữa kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ?
Chỉ tiêu so sánh
DOANH NGHIỆP NHỎ
KINH DOANH HỘ 
GIA ĐÌNH
- Quy mô kinh doanh
- Lao động
- Vốn đăng kí kinh doanh
- Địa điểm kinh doanh
Hãy nêu mô hình kinh doanh và lập kế hoạch kinh doanh của gia đình em ? Theo câu hỏi 
	Mô hình kinh doanh thuộc lĩnh vực nào ?
	Vốn đầu tư ban đầu là bao nhiêu ? 
	Số lao động sử dụng ?
	Kế hoạch bán hàng ?
	Kế hoạch mua hàng ?
*Hoạt động tìm tòi mở rộng
GV cho HS về nhà lấy thêm những ví dụ về hình thức kinh doanh hộ gia đình và DNN có mặt tại địa phương.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HOC TẬP.
Tổng kết: HS sẽ nắm được cốt lõi của toàn bài thông qua việc trả lời được 2 câu hỏi sau:
Câu 1: Em hãy nêu đặc điểm về kinh doanh hộ gia đình và những điều cơ bản trong kinh doanh hộ gia đình?
Câu 2: Em hãy nêu đặc điểm, thuận lợi và khó khăn của DNN? Kể tên các lĩnh vực kinh doanh phù hợp với DNN.
Hướng dẫn học tập:
Yêu cầu HS hoàn thành bài tập vận dụng trong mục 3.4 và đọc trước bài 51 để có thể hiểu rõ về việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh được thực hiện như thế nào.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 50 Doanh nghiep va hoat dong kinh doanh cua doanh nghiep_12225326.doc