Giáo án Công nghệ 7 - Bài 44: Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi

CHƯƠNG II: QUI TRÌNH SẢN XUẤT

 VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI

BÀI 44: CHUỒNG NUÔI VÀ VỆ SINH TRONG CHĂN NUÔI

I/ MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức:

- Xác định được vai trò và những yếu tố cần để có chuồng nuôi hợp vệ sinh

- Trình bày được vai trò và các biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi

2/ Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát hình ảnh, phân tích sơ đồ để khái quát kiến thức

3/ Thái độ:

- Có ý thức bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

4/ Tích hợp bảo vệ môi trường:

- Gio dục học sinh cĩ ý thức trồng rừng

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:

1/ Chuẩn bị của giáo viên:

- Phóng to sơ đồ 10, hình 69, 70, 71 SGK, Sưu tầm 1 số tư liệu về loại chuồng nuôi ở địa phương

2/ Chuẩn bị của học sinh:

- Nghiên cứu trước bài, tìm hiểu tình hình khai thác rừng ở địa phương.

 

doc 3 trang Người đăng vuhuy123 Lượt xem 2105Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 - Bài 44: Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 32 	Ngày dạy: 02/04/2015
Tiết : 46 	Ngày dạy: 04/05/2015
CHƯƠNG II: QUI TRÌNH SẢN XUẤT 
 VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI
BÀI 44: CHUỒNG NUÔI VÀ VỆ SINH TRONG CHĂN NUÔI
I/ MỤC TIÊU: 
1/ Kiến thức:
- Xác định được vai trò và những yếu tố cần để có chuồng nuôi hợp vệ sinh
- Trình bày được vai trò và các biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi
2/ Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát hình ảnh, phân tích sơ đồ để khái quát kiến thức
3/ Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
4/ Tích hợp bảo vệ mơi trường: 
- Giáo dục học sinh cĩ ý thức trồng rừng
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1/ Chuẩn bị của giáo viên: 
- Phóng to sơ đồ 10, hình 69, 70, 71 SGK, Sưu tầm 1 số tư liệu về loại chuồng nuôi ở địa phương
2/ Chuẩn bị của học sinh: 
- Nghiên cứu trước bài, tìm hiểu tình hình khai thác rừng ở địa phương.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp: 7A1:..........	
 7A2:	
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài: Chúng ta đã được tìm hiểu về Giống vật nuôi, thức ăn vật nuôi là những kiến thức cơ sở của chăn nuôi. Để tìm hiểu kiến thức kĩ thuật của chăn nuôi, chúng ta đi sang chương IIVậy ngoài giống, thức ăn là những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển tạo ra năng suất chất lượng sản phẩm chăn nuôi thì còn có yếu tố nào khác không? HS: chuồng nuôi
b/ Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu tầm quan trọng của chuồng nuôi
GV gọi 1 HS nhắc lại: Vai trò của nhà ở với đời sống con người?
- Chuồng nuôi sẽ giúp cho vật nuôi tránh khỏi tác hại nào của môi trường?
- Giữa vật nuôi nhốt chuồng và thả rong thì vật nuôi nào dễ vị nhiễm bệnh hơn?
- Muốn nuôi được nhiều lợn, gà theo kiểu CN thì nuôi nhốt chuồng hay thả rong?
- Chuồng nuôi còn tác dụng gì nữa không?
=> vật nuôi khỏe mạnh, lớn nhanh, cho năng suất cao
GV yêu cầu HS làm bài tập: 
-Chọn câu trả lời nay đủ nhất về vai trò của chuồng nuôi?
=> Rút ra vai trò chung nhất của chuồng nuôi đối với vật nuôi?
_ Là nơi trú ngụ của con người
- Những tác động: mưa, gió ,bão
- Vật nuôi thả rong
- Nuôi nhốt chuồng
- Giúp thu gom phân, tránh ô nhiễm môi trường
- Câu g
- HS trả lời
I/ Chuồng nuôi 
1. Tầm quan trọng của chuồng nuôi
- Chuồng nuôi là nhà ở của vật nuôi. Chuồng nuôi phù hợp sẽ bảo vệ sức khỏe, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi
Hoạt động 2: Tìm hiểu tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh
- Giữa gà ri và gà CN gà nào cần nhiều nhiệt hơn? Vậy nhiệt độ phải như thế nào?
- Độ ẩm quá cao thì vi rut, vi khuẩn sẽ ntnt? Độ ẩm bao nhiêu là phù hợp?
- Nếu ở trong 1 căn phòng kín mít sẽ ntn? Tiêu chuẩn thứ 3 là gì?
- Độ chiếu sáng phải như thế nào?VD
- Không khí phải như thế nào?
- Để không khí ít khí độc cần xây dựng chuồng nuôi ở nơi nào?
GV giải thích mối quan hệ 2 chiều giữa nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng
GV yêu cầu HS làm bài tập điền từ ở mục a
- Muốn chuồng nuôi hợp vệ sinh khi xây dựng chuồng phải thực hiện như thế nào?
GV xây chuồng đúng kĩ thuật, đặc biệt là hướng chuồng và kiểu chuồng.
- Quan sát H69, cho biết Xây chuồng theo hướng nào là tốt nhất? Vì sao?
- Quan sát H70 cho biết có mấy kiểu chuồng, kiểu nào tiết kiệm được đất hơn?
- Gà CN cần nhiệt nhiều hơn
-Độ ẩm quá cao vi khuẩn sẽ phát triển 
- Ngột ngạt, khó thở
- VD: lợn con cần nhiều AS hơn lợn trưởng thành
- Xa đường giao thông, khu CN, dân cư, có cây xanh mát mẻ
- HS thảo luận và điền các từ nhiệt độ, độ ẩm,. Độ thông thoáng
 - Hướng Nam, Đông nam vì có gió mùa đông nam mát mẻ
- Kiểu chuông 2 dãy tiết kiệm được đất hơn
2. Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh
- Nhiệt độ phải thích hợp
- Độ ẩm từ 60 – 75%
- Độ thông thoáng tốt
- Độ chiếu sáng thích với từng loại vật nuôi
-Không khí ít khí độc
Hoạt động 3: Tìm hiểu Vẹâ sinh phòng bệnh
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm:
- Cho biết tầm quan trọng của vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi?
- Em hiểu thế nào là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”?
GV gọi 1 HS bất kì trình bày và bổ sung
- Vệ sinh trong chăn nuôi cần thực hiện ở những khâu nào?
- Quan sát sơ đồ 11 và cho biết vệ sinh môi trường sống của vật nuôi phải đạt những yêu cầu nào?
GV nhắc HS tìm điều kiện cụ thể cho từng yêu cầu
- Cần thực hiện những biện pháp nào để vệ sinh thân thể cho vật nuôi?
GV nhận xét
- Ở địa phương em đã thực hiện vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi như thế nào?
HS thảo luận nhóm 
HS bất kì trình bày
- Cần vệ sinh môi trường sống và thân thể
HS thảo luận và trả lời
Hợp vệ sinh. Ấm về mùa đông mát về muà hạ 
- HS trả lời
4 nội dung trên đều đúng
II/ Vẹâ sinh phòng bệnh
1. Tầm quan trọng của vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi
- Phòng ngừa dịch bệnh
- Bảo vệ sức khỏe vật nuôi
- Nâng cao năng suất chăn nuôi
2. Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi
a. Vệ sinh môi trường sống
- Khí hậu trong chuồng thích hợp
- Xây chuồng đúng kĩ thuật
- Thức ăn nước uống đầy đủ sạch sẽ
b. Vệ sinh thân thể
- Thường xuyên cho vật nuôi tắm, chải và vận động hợp lí
4/ Củng cố - Đánh giá: GV yêu cầu HS đọc nội dung ghi nhớ
Nêu tầm quan trọng của chuồng nuôi và vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi?
Giải thích thế nào là phòng bệnh hơn chữa bệnh?
5/ Nhận xét - Dặn dịø:
- Nghiên cứu trước bài 45, tìm hiểu công việc chăm sóc vật nuôi ở địa phương em.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_32_CN7_Tiet_46.doc