Giáo án Công nghệ 7 - Bài 50: Môi trường nuôi thuỷ sản

BÀI 50: MÔI TRƯỜNG NUÔI THUỶ SẢN

A. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hiểu được đặc điểm của nước nuôi thủy sản.

- Biết được một số tính chất của nước nuôi thủy sản.

- Biết cách cải tạo nước nuôi thuỷ sản và đất đáy ao.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh và rút ra nhận xét.

3. Tư duy

- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic.

- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác.

4. Thái độ và tình cảm

- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập.

- Yêu thích bộ môn Công nghệ.

 

doc 6 trang Người đăng vuhuy123 Lượt xem 4037Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 - Bài 50: Môi trường nuôi thuỷ sản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/3/2015
Người soạn: Lê Thị Tuyết Nhung 
Tiết 44
BÀI 50: MÔI TRƯỜNG NUÔI THUỶ SẢN
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu được đặc điểm của nước nuôi thủy sản.
- Biết được một số tính chất của nước nuôi thủy sản.
- Biết cách cải tạo nước nuôi thuỷ sản và đất đáy ao.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh và rút ra nhận xét.
3. Tư duy
- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic.
- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác.
4. Thái độ và tình cảm
- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập.
- Yêu thích bộ môn Công nghệ.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
* Giáo viên chuẩn bị:
- Bài giảng power point.
- Phiếu học tập.
- Các câu hỏi củng cố.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị :
- Xem trước bài mới.
C. Phương pháp:
Phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp thảo luận nhóm.
D. Tiến trình giờ dạy - Giáo dục
I. Ổn định lớp (1 phút)
	Ngày giảng:	20/3/2015	
II. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Nuôi thủy sản có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế và đời sống xã hội?
III. Giảng bài mới
Đặt vấn đề:
Người ta thường nuôi thủy sản ở trong các ao, hồ, đầm... Vậy môi trường nước trong các ao hồ nuôi thủy sản có đặc điểm gì và phải làm gì để nâng cao chất lượng nước nuôi thủy sản? Ta sẽ nghiên cứu bài hôm nay.
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của nước nuôi thủy sản. (14 phút)
Mục tiêu: HS hiểu được các đặc điểm của nước nuôi thủy sản.
Tài liệu tham khảo: SGK, SGV
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
? Nếu cho một ít muối hoặc phân đạm vào cốc nước, khuấy đều sẽ có hiện tượng gì?
HS: muối ( phân đạm) sẽ bị hòa tan.
? Kể tên một số chất có thể hòa tan được trong nước?
HS: muối, đường...
? Điều đó nói lên đặc điểm gì của nước ?
HS: Nước có khả năng hoà tan các chất vô cơ và hữu cơ.
GV kết luận.
GV chiếu hình ảnh bón phân cho ao nuôi thủy sản:
 ? Người ta đã áp dụng đặc điểm này của nước để làm gì?
HS: Người ta bón phân hữu cơ và vô cơ để cung cấp chất dinh dưỡng phát triển thức ăn tự nhiên cho tôm, cá.
GV kết luận, bổ sung: Nước ngọt có khả năng hòa tan các chất hữu cơ và vô cơ nhiều hơn nước mặn.
GV chiếu hình ảnh hoạt động tắm biển:
? Vì sao mùa hè trời nóng bức người ta lại đi tắm biển?
HS: Vì nước mát hơn không khí.
? Vào mùa đông nước giếng có nhiệt độ như thế nào so với không khí?
HS: Nước ấm hơn không khí nhiều.
? Qua 2 ví dụ trên rút ra được kết luận gì về đặc điểm của nước?
HS: Chế độ nhiệt của nước ổn định và điều hòa hơn không khí trên cạn.
GV kết luận
? Đọc thông tin SGK cho biết trong nước oxi và khí cacbonic có tỉ lệ như thế nào so với trên cạn?
HS: Khí cacbonic nhiều hơn trên cạn, khí oxi ít hơn 20 lần so với trên cạn
? Cá hô hấp sử dụng khí gì?
HS: Khí oxi.
GV kết luận: Phải điều chỉnh tỉ lệ thành phần oxi để tạo môi trường sống thuận lợi cho tôm, cá. => GV chiếu hình ảnh minh họa một số biện pháp tăng lượng oxi cho nước nuôi thủy sản.
I. Đặc điểm của nước nuôi thủy sản
1.Có khả năng hòa tan các chất vô cơ và hữu cơ
2. Khả năng điều hòa chế độ nhiệt của nước
- Nước có khả năng điều hòa chế độ nhiệt tốt hơn không khí.
3. Thành phần oxi thấp và cacbonic cao
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất của nước nuôi thuỷ sản. ( Giới thiệu ) ( 12 phút)
Mục tiêu: HS biết được một số tính chất chính của nươc nuôi thuỷ sản.
Tài liệu tham khảo: SGV, SGK.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
? Tính chất lí học của nước nuôi thuỷ sản gồm những yếu tố nào?
HS: Nhiệt độ, màu sắc, độ trong, sự chuyển động của nước.
? Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến thuỷ sản?
HS: Ảnh hưởng đến tiêu hoá, hô hấp và sinh sản của tôm, cá.
GV kết luận
? Độ trong được xác định bằng cách nào?
HS: Được xác định bởi mức độ ánh sáng xuyên qua mặt nước.
GV bổ sung: Đo độ trong bằng đĩa sếch xi ( chiếu hình minh hoạ)
GV kết luận.
? Nước có nhiều màu khác nhau là do đâu?
GV chiếu hình ảnh 3 loại màu nước:
? Thảo luận theo bàn, cho biết mỗi hình ảnh tương ứng với loại màu nước nào?
HS: Nêu kết quả thảo luận.
GV chiếu đáp án.
? Có những loại màu nước chính nào?
? Màu nước nào thích hợp cho nuôi thuỷ sản?
HS: Màu nước nõn chuối hoặc vàng lục.
GV kết luận: có 3 loại màu nước chính:
Màu nước béo.
Màu nước gầy.
Màu nước bệnh.
GV chiếu hình ảnh các hình thức chuyển động của nước:
? Nước có những hình thức chuyển động nào?
HS: Sóng, đối lưu, dòng chảy.
? Sự chuyển động của nước ảnh hưởng như thế nào đến tôm, cá.
GV kết luận
? Tính chất hoá học gồm những yếu tố nào?
HS: các chất khí hoà tan, muối hoà tan, pH.
? Những khí hoà tan nào có ảnh hưởng trực tiếp đến tôm, cá.
HS: Khí oxi và cacbonic.
GV chiếu hình ảnh các nguồn tạo ra oxi trong nước:
? Khí oxi có trong nước là do đâu?
HS: do quang hợp và từ không khí hoà tan vào.
? Lượng oxi tối thiểu cho tôm, cá là bao nhiêu?
HS: từ 4 mg/l trở lên.
? Khí CO2 có trong nước do những nguyên nhân nào?
HS: Do hô hấp của sinh vật, sự phân huỷ hợp chất hữu cơ.
? Lượng CO2 cho phép trong nước nuôi thuỷ sản là bao nhiêu?
HS: 4 – 5 mg/l.
GV kết luận.
? Các muối hoà tan trong nước sinh ra do đâu?
HS: Do sự phân huỷ chất hữu cơ, do nguồn phân bón, do nước mưa đưa vào.
GV kết luận.
? Độ pH thích hợp cho tôm, cá là bao nhiêu?
HS: từ 6 – 9.
GV chiếu hình ảnh các nhóm sinh vật có trong nước nuôi thuỷ sản:
? Trong nước nuôi thuỷ sản có những nhóm sinh vật nào?
HS: thực vật thuỷ sinh, động vật phù du, động vật đáy.
GV kết luận.
II. Tính chất của nước nuôi thủy sản
1. Tính chất lí học
a. Nhiệt độ
b. Độ trong
c. Màu nước
Có 3 loại màu nước chính:
Màu nước béo.
Màu nước gầy.
Màu nước bệnh.
d. Sự chuyển động của nước
2. Tính chất hoá học
a. Các chất khí hoà tan
b. Các muối hoà tan
c. Độ pH
3. Tính chất sinh học
Hoạt động 3: Tìm hiểu các biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao. (8 phút)
Mục tiêu: HS biết được các biện pháp cải tạo nước ao và đất đáy ao.
Tài liệu tham khảo: SGK, SGV.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
? Những ao như thế nào thì cần phải cải tạo?
HS: Ao có quá nhiều thực vật thuỷ sinh, ao có nhiệt độ thấp, ao có mầm bệnh.
? Cải tạo nước nhằm mục đích gì?
HS: Tạo điều kiện thuận lợi cho tôm, cá phát triển.
GV kết luận: Tạo điều kiện thuận lợi về thức ăn, oxi, nhiệt độ...cho thủy sản sinh trưởng phát triển tốt.
? Ở địa phương em cải tạo nước ao bằng những biện pháp nào?
HS trả lời.
GV kết luận
GV: Tuỳ từng loại đất mà có biện pháp cải tạo phù hợp.
GV chiếu 1 số hình ảnh cải tạo đất đáy ao.
GV cho 1 HS đọc ví dụ ( SGK).
? Cải tạo nước và đất đáy ao nhằm mục đích chung gì?
HS: Nhằm nâng cao chất lượng nước nuôi tôm, cá.
? Ở địa phương em cải tạo đất đáy ao bằng những biện pháp nào?
HS trả lời.
GV bổ sung: Cải tạo nước và đáy ao có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, do đó phải tiến hành đầy đủ mới phát huy được tác dụng.
III. Biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao
1. Cải tạo nước ao
Tuỳ từng loại ao mà có biện pháp cải tạo phù hợp.
2. Cải tạo đất đáy ao
- Tuỳ từng loại đất mà có biện pháp cải tạo phù hợp
IV. Củng cố ( 6 phút)
GV cho chơi trò chơi làm bài tập điền từ vào chỗ trống, lớp chia 3 nhóm, nhóm nào làm đúng nhiều hơn thì thắng:
Bài tập:
Điền vào chỗ trống cụm từ thích hợp sau:
nõn chuối, ánh sáng, giới hạn , chuyển động, xanh đồng
1.Một loài thủy sản sống ở một.nhiệt độ nhất định.
2.Độ trong được xác định bởi mức độ ..............xuyên qua mặt nước.
3.Nước có màu ..là tốt nhất để nuôi cá.
4.Sự.....của nước ảnh hưởng đến lượng oxi, thức ăn của thủy sản.
Đáp án:
giới hạn
ánh sáng
nõn chuối
chuyển động
V. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút)
- HS trả lời các câu hỏi cuối bài.
- HS đọc trước bài mới.
E. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_50_Moi_truong_nuoi_thuy_san.doc