Giáo án Công nghệ 7 - Học kì 1

PHẦN I. TRỒNG TRỌT

Chương 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT

Mục tiêu chương

Học xong chương này, học sinh phải:

1. Về kiến thức

 Nắm được vai trò, nhiệm vụ của ngành trồng trọt

 Hiểu về đất trồng và các thành phần cơ bản và một số tính chất của đất trồng, ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp sử dụng, cải tạo, bảo vệ đất trồng.

 Biết được một số loại phân bón và tác dụng của phân bón trong trồng trọt

 Biết được các cách bón phân, cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường

 Nắm được vai trò của giống cây trồng và các tiêu chí của giống cây trồng tốt.

 Nắm được một số phương pháp chọn tạo, sản xuất và bảo quản giống và hạt giống cây trồng.

 Nắm bắt được một số phương pháp nhân giống vô tính

 Nắm được khái niệm, tác hại của sâu, bệnh hại cây trồng.

 Hiểu được các nguyên tắc, nội dung của một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh.

2. Về kỹ năng

 Xác định được thành phần cơ giới của đất trồng bằng phương pháp vê tay.

 Xác định được độ pH của đất trồng bằng cách so màu

 Nhận dạng được một số loại phân bón thông thường bằng phương pháp hoà tan trong nước và đốt trên ngọn lửa đèn cồn.

 Xác định được sức nảy mầm, tỉ lệ nảy mầm và xử lý hạt giống bằng nước ấm.

 Nhận dạng được một số loại thuốc bảo vệ thực vật qua quan sát bên ngoài (màu sắc, tên thuốc, dạng thuốc, độ độc, cách sử dụng).

3. Về thái độ

 Có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường đất.

 Có ý thức tiết kiệm, tận dụng các loại phân bón và bảo vệ môi trường.

 Có ý thức bảo quản giống cây trồng.

 Có ý thức thực hiện an toàn lao động và bảo vệ môi trường.

 

doc 85 trang Người đăng vuhuy123 Lượt xem 1494Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giống cây trồng tốt phải tiến hành ra sao, bài hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ.
Các hoạt động dạy - học 
TG
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA
 GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA 
HỌC SINH
10’
I.Vai trò của giống cây trồng
Giống cây trồng tốt có tác dụng :
-Tăng chất lượng sản phẩm
-Tăng năng suất
-Tăng vụ
-Thay đổi cơ cấu cây trồng của vùng.
HĐ1. Tìm hiểu về vai trò của giống cây trồng
Nêu vấn đề: trước đây cây lúa cho gạo ăn không thơm và cho năng suất 5 tấn/ha. Hiện nay có nhiều giống lúa mới cho gạo ăn thơm, hạt dẻo, năng suất đến 10 tấn/ha.
Treo hình 11.Vai trò của giống cây trồng
Treo câu hỏi thảo luận
Dựa vào hình 11, em hãy nêu tác dụng của giống cây trồng tốt?
Qua phần trình bày của HS, GV tóm lại ghi nội dung bài học.
Vậy dùng giống cây trồng tốt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Chúng ta cần khuyến khích nhân dân dùng giống mới.
HS thảo luận trong 5 phút và trả lời
TL: Giống cây trồng tốt sẽ cho năng suất và chất lượng sản phẩm cao. Dùng giống mới ngắn ngày sẽ tăng thêm số vụ gieo trồng trong năm vì thời gian gieo trồng mỗi vụ ngắn hơn và thay đổi cơ cấu cây trồng.
7’
II.Tiêu chí của giống cây trồng tốt
1.Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương.
2.Có chất lượng tốt.
3.Có năng suất cao và ổn định
4.Chống chịu được sâu bệnh.
HĐ2. Tìm hiểu về các tiêu chí của giống cây trồng tốt
Treo bài tập sau:
Giống cây trồng tốt cần đạt tiêu chí nào sau đây
1.Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương.
2.Có năng suất cao
3.Có chất lượng cao
4.Có năng suất cao và ổn định
5.Chống, chịu được sâu bệnh
CH-HSG:: Tại sao em chọn ý 4 mà không chọn ý 2?
Biết được các tiêu chí này có lợi gì cho chúng ta?
Thảo luận trong 3’ và hoàn thành vào vở bài tập.
Đáp án: ý 1,3,4,5.
TL: Nếu năng suất cao nhưng không ổn định sẽ không có được kết quả gieo trồng như ý muốn, không ai muốn trồng cùng một giống nhưng kết quả lại chênh lệch.
Ứng dụng vào việc chọn giống tốt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
13’
III.Phương pháp chọn tạo giống cây trồng
Phương pháp chọn lọc
Phương pháp lai
Phương pháp gây đột biến
HĐ3. Tìm hiểu về các phương pháp chọn tạo giống cây trồng
Đặt vấn đề.Chúng ta chắc chắn đã từng trồng một vài loại cây trồng nào đó rồi, nhưng giống cây trồng tốt từ đâu ra, do con người chọn tạo như thế nào, bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số phương pháp chọn tạo sau đây.
Treo các hình12,13
CHCH-HSG::Em hãy mô tả công việc trong hình 12?
CH-HSTBK: Em hãy mô tả công việc trong hình 13?
CH-HSG:Phương pháp này có tạo ra giống mới không, vì sao?
CH:Thế nào là gây đột biến
Tiểu kết: Tóm lại, có những phương pháp chọn tạo giống cây trồng nào?
Tại sao chúng ta phải chọn tạo giống cây trồng?
TL: từ giống khởi đầu, chọn cây có hạt tốt, lấy hạt, vụ sau gieo hạt mới chọn, so sánh vụ giống khởi đầu và giống địa phương, nếu tốt hơn thì chọn và cho sản xuất làm giống mới.
àPhương pháp chọn lọc
TL: Lai bắp: lấy phấn của cây làm bố thụ phấn cho nhuỵ của cây làm mẹ, lấy hạt ở cây làm mẹ gieo trồng và chọn lọc sẽ được giống mới.
TL: vì cây con có đặc tính không hoàn toàn giống với cây bố hoặc cây mẹ
TL: Gây đột biến: sử dụng tác nhân vật lý, hoá học, xử lý bộ phận non của cây như mầm hạt, mầm cây, nụ hoa, hạt phấn  tạo ra đột biến, dùng các bộ phận đã gây đột biến, hoặc hạt ở cây đột biến để tạo ra cây đột biến từ đó tạo ra giống mới.
TL: Kể tên các phương pháp
TL: Để luôn có được giống tốt phục vụ sản xuất
IV.Tổng kết bài học – Đánh giá – Dặn dò (4’)
A.Tổng kết bài học
Hoàn thành các yêu cầu sau
Học sinh đọc “Ghi nhớ” 
Đúng hay Sai
S
A.Phương pháp chọn lọc sẽ tạo ra được một số cây giống tốt và xấu ngẫu nhiên
S
B.Phương pháp gây đột biến chỉ tạo ra những đột biến có lợi mà ta muốn
Đ
C.Để cây lai quả to, nhiều thì cây bố phải có quả to, mẹ quả nhiều hoặc ngược lại
S
D.Có thể đem cây đậu bắp lai với đậu que (đậu cove) để cho ra giống mới
B.Đánh giá
C.Công việc về nhà
1. Làm đầy đủ các bài tập trong vở bài tập
2. Học bài 
3. Nghiên cứu lại tất cả các bài chuẩn bị ôn tập kiểm tra
Rút kinh nghiệm
Tuần 10	Ngày soạn 
Tiết 10	Ngày dạy 
I.MỤCTIÊU
1.Về kiến thức
Giúp HS hệ thống hoá lại kiến thức đã học về đất trồng, phân bón, giống cây trồng, sâu bệnh hại cây trồng
Chuẩn bị cho kiểm tra 1 tiết đạt chất lượng cao
Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi, sơ đồ
HS nghiên cứu lại những kiến thức đã học, xác định phần đạt và chưa đạt về kiến thức
2.Về kĩ năng
Nhận biết được các loại đất, các loại phân bón và thuốc trừ sâu bệnh
3.Về thái độ
Tích cực ôn tập hoàn thành tốt nội dung ôn tập
II.CÁC HOẠT ĐỘNG
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Đại cương về kĩ thuật trồng trọt
Vai trò, nhiệm vụ
Đất 
trồng
Giống cây trồng
Sâu bệnh hại cây
Phân bón
Treo sơ đố sau:
Vai trò của ngành trồng trọt
1.Treo sơ đồ sau:
2.Nhiệm vụ của ngành trồng trọt là gì?
3.Đất trồng là gì? Đất trồng bao gồm những thành phần nào?
Treo sơ đồ sau:
Phần rắn
Đất trồng
Chất vô cơ
Chất hữu cơ
Phần lỏng
Phần khí
Sơ đồ 1. Thành phần của đất trồng
Phân loại đất trồng
Thành phần cơ giới
Đất chua
pH<6.5
4.Treo sơ đồ sau:
5.Treo bảng sau
6.Vì sao phải sử dụng đất hợp lí? 
Nêu các biện pháp sử dụng đất hợp lí?
7.Phân bón là gì? Có những nhóm phân bón nào? Cho ví dụ minh hoạ mỗi nhóm?
8.Nêu tác dụng của phân bón? Cho ví dụ minh hoạ?
9.Thế nào là bón lót? Thế nào là bón thúc?
10.Giống tốt có vai trò gì?
11.Giống tốt cần có những tiêu chí nào?
12.Trình bày các phương pháp chọn tạo giống cây trồng?
Phương pháp chọn tạo 
giống cây trồng
Treo sơ đồ sau:
HS quan sát và đọc sơ đồ
HS hoàn thành sơ đồ
Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất mà cây trồng có thể sinh trưởng và phát triển được.
 HS hoàn thành
Điền loại đất cho đúng
Diện tích đất trồng có hạn nên phải sử dụng đất trồng hợp lí.Các biện pháp sử dụng đất hợp lí:
+Thâm canh, tăng vụ
+Không bỏ đất hoang
+Chọn cây trồng phù hợp với đất
+Vừa sử dụng, vừa cải tạo
Phân bón là thức ăn của cây trồng. Phân bón có 3 nhóm chính:
+Phân hữu cơ: phân chuồng, phân rác...
+Phân hoá học: đạm, lân
+Phân vi sinh: phân chứa vi sinh vật chuyển hoá đạm Nitragin
Phân bón giúp tăng năng suất cây trồng, tăng chất lượng nông sản và tăng độ phì nhiêu của đất.
Bón lót là bón trước khi gieo trồng. 
Bón thúc là bón trong thời gian sinh trưởng và phát triển của cây.
Giống tốt giúp tăng năng suất cây trồng, tăng chất lượng nông sản và thay đổi cơ cấu cây trồng.
Tiêu chí của giống cây trồng tốt
Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương.
Có chất lượng tốt.
Có năng suất cao và ổn định
Chống chịu được sâu bệnh.
HS hoàn thành sơ đồ
Chọn lọc giống : từ giống khởi đầu, chọn cây có hạt tốt, lấy hạt, vụ sau gieo hạt mới chọn, so sánh vụ giống khởi đầu và giống địa phương, nếu hơn về các tiêu chí của giống cây trồng, nhân tố đó cho sản xuất làm giống mới.
Lai lấy phấn của cây làm bố thụ phấn cho nhuỵ của cây làm mẹ, lấy hạt ở cây làm mẹ gieo trồng và chọn lọc sẽ được giống mới.
Gây đột biến: sử dụng tác nhân vật lý, hoá học, xử lý bộ phận non của cây như mầm hạt, mầm cây, nụ hoa, hạt phấn  tạo ra đột biến, dùng các bộ phận đã gây đột biến, hoặc hạt ở cây đột biến để tạo ra cây đột biến từ đó tạo ra giống mới.
IV.Tổng kết bài học – Đánh giá – Dặn dò (5’)
- Nhận xét sự chuẩn bị của học sinh, tinh thần thái độ tham gia buổi ôn tập
- Tuyên dương những cá nhân tích cực
- Phê bình những cá nhân không chuẩn bị tốt
Dặn dò:
+Học thuộc các vấn đề đã ôn tập
+Tiết sau chuẩn bị giấy viết kiêm tra 1 tiết
Rút kinh nghiệm
Tuần 11	Ngày soạn 
Tiết 11	Ngày dạy 
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
Giáo viên
Nắm được tình hình học tập của học sinh, từ đó phân loại đánh giá kết quả học tập và khả năng của mỗi học sinh từ đó có phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng.
Nắm được mức độ tiếp thu, nghiên cứu bài học của học sinh, nội dung kiến thức, kỹ năng chưa đạt, để sửa chữa, bổ sung kịp thời
Học sinh
Phát hiện được chỗ còn thiếu sót trong kiến thức
Hệ thống hoá lại kiến thức đã học, nâng cao tính tích cực, tự lực tự giác của học sinh
Yêu cầu
Giáo viên cho đề phù hợp với kiến thức của học sinh, đồng thời có câu hỏi dành cho học sinh khá giỏi
Học sinh hệ thống hoá lại kiến thức, nghiên cứu kỹ lại nội dung bài học.
II. ĐỀ - ĐÁP ÁN
	1.Ma trận
Nội dung – chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Câu
Điểm
Trồng trọt và đất trồng
 -Biết được vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt
-Biết được khái niệm, thành phần và một số tính chất chính của đất trồng
-Hiểu được ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất.
-Xác định được loại đất bằng cách vê tay hoặc đo độ pH
40%
4 đ
50% =2 đ
25%=1 đ
25%= 1 đ
1
1,5
1
1,5
4
1
6
4
Phân bón
-Biết được một số loại phân bón và tác dụng của chúng đối với cây trồng và đất.
-Hiểu được các cách bón phân và sử dụng, bảo quản một số loại phân bón thông thường
-Sử dụng phối hợp các loại phân hợp lí đảm bảo sự phát triển tốt nhất của cây trồng.
30%
3 đ
33%
33%
33%
2
0,5
2
0,5
1
2
5
3
Giống và chọn tạo giống cây trồng
Biết được vai trò và các tiêu chí của giống cây trồng tốt
Nắm được một số phương pháp chọn tạo giống cây trồng tốt
Lai tạo được một số giống cây trồng theo tiêu chí đơn giản
30%
3 đ
33%
33%
33%
1
2
2
0,5
2
0,5
5
3
CÂU
2
0,5
2
3,5
4
1
1
1,5
 6
1,5
1
2
16
10
Tỉ lệ
40%
25%
35%
2.Đề kiểm tra
Phần 1. Điền khuyết 1 điểm
Trạng thái đất sau khi vê
Hình vẽ
Loại đất
Chỉ vê được thành viên rời rạc
....................
Vê được thành thỏi nhưng đứt đoạn
....................
Vê được thành thỏi nhưng khi uốn có vết nứt
....................
Đất phèn thường có pH trong khoảng
....................
Phần 2. Chọn câu đúng nhất 1 điểm
1.Phân hoá học gồm
A.Phân chuồng, phân bắc, phân xanh, than bùn, khô dầu đậu tương
B.Phân trâu bò, phân Nitragin, phân lợn, cây muồng muồng
C.Phân urê, phân NPK, phân lân, phân Kali, phân đa nguyên tố, phân vi lượng
D.Phân chứa vi sinh vật chuyển hoá chất dinh dưỡng, phân chuồng, phân DAP
2.Phân hữu cơ gồm
A.Phân chuồng, phân bắc, phân xanh, than bùn, khô dầu đậu tương
B.Phân trâu bò, phân Nitragin, phân lợn, cây muồng muồng
C.Phân urê, phân NPK, phân lân, phân Kali, phân đa nguyên tố, phân vi lượng
D.Phân chứa vi sinh vật chuyển hoá chất dinh dưỡng, phân chuồng, phân DAP
3.Để rau sạch luôn tốt và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
A.Bón phân hoá học hợp lí, phun thuốc trừ sâu bệnh đúng lúc
B.Hạn chế bón phân hoá học, chỉ dùng thuốc trừ sâu bệnh
C.Chủ yếu bón bằng phân hữu cơ, phân vi sinh và phòng trừ sâu bệnh bằng thuốc sinh học
D.Không bón phân và thuốc, chủ động bắt sâu, cắt bỏ cây bị bệnh, trồng trong nhà lưới.
4. Cách bón phân đúng nhất là
A.Bón càng nhiều phân càng tốt
B.Bón phân hợp lý theo nhu cầu của cây.
C.Bón phân nhiều ít phải tuỳ loại đất
D.Bón nhiều vào mùa mýa, bón ít vào mùa nắng để cây hấp thu tốt nhất.
Đúng ghi Đ, sai ghi S 1 điểm
A.Phương pháp chọn lọc sẽ tạo ra được một số cây giống tốt và xấu ngẫu nhiên
B.Phương pháp gây đột biến chỉ tạo ra những đột biến có lợi mà ta muốn
C.Để cây lai quả to, nhiều thì cây bố phải có quả to, mẹ quả nhiều hoặc ngược lại
D.Có thể đem cây đậu bắp lai với đậu que (đậu cove) để cho ra giống mới
1.Trình bày các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất? (1.5đ)
2.Trình bày cách phân chia đất dựa vào thành phần cơ giới và độ pH ? (1.5đ)
3.Để trồng một cây đậu bắp từ lúc gieo hạt đến khi thu hoạch ta phải bón phân cho từng thời kỳ ra sao, bằng những loại phân gì? (2đ)
4.Trình bày các tiêu chí của giống cây trồng tốt? (2đ)
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
I
Trắc nghiệm
1.Điền khuyết
-Đất cát pha
-Đất thịt nhẹ
-Đất thịt nặng
-pH từ 4à6.5
2.Chọn câu đúng nhất A A C B
3.Đúng (Sai) S S Đ S
3
II
TỰ LUẬN
7
1
- Cày sâu, bừa kỹ, bón phân hữu cơ
-Làm ruộng bậc thang
-Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh
-Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên
-Bón vôi
0.25
0.25
0.25
0.5
0.25
2
a.Phân loại đất theo thành phần cơ giới 
-Đất cát
-Đất thịt
-Đất sét
b.Phân loại đất theo độ pH
-Đất phèn (chua)
-Đất trung tính 
-Đất kiềm (mặn)
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
3
-Trước khi trồng: bón lót bằng phân hữu cơ, phân lân
-Trong quá trình sinh trưởng, phát triển
+Cây 3 lá thật: bón đạm
+Cây ra hoa: bón NPK 20-20-20
+Thu hoạch lứa 1: DAP hoặc NPK
0.5
0.5
0.5
0.5
4
-Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu đất đai và trình độ canh tác của địa phương
-Năng suất cao và ổn định
-Phẩm chất tốt
-Chống chịu được sâu bệnh
0.5
0.5
0.5
0.5
3.Thống kê
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Ghi chú
7/1
7/2
7/3
TỔNG
 Tuần 12	Ngày soạn 
Tiết 12	Ngày dạy 
I.Mục tiêu bài học
Qua bài này, học sinh phải:
1.Về kiến thức
Phân biệt được các bước trong quy trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt
Phân biệtt được các phương pháp nhân giống 
Trình bày được các biện pháp bảo quản hạt giống cây trồng
2.Về thái độ
Có ý thức áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc nâng cao chất lượng giống để tạo được giống tốt
Có ý thức bảo quản giống cây trồng đảm bảo chất lượng và số lượng hạt giống.
II.Chuẩn bị
1.Giáo viên
Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học
Sơ đồ 3. Câu hỏi thảo luận
Sơ đồ 3. Sơ đồ sản xuất giống cây trồng bằng hạt
Hạt giống siêu nguyên chủng
Hạt giống đã phục tráng và duy trì
Dòng 5
Dòng 4
Dòng 3
Dòng 2
Dòng 1
Hạt giống nguyên chủng
Hạt giống sản xuất đại trà
Phóng to các hình 15,16, 17 SGK
2.Học sinh
Nghiên cứu trước bài 11. 
III.Các hoạt động dạy - học 
Ổn định lớp (1’)
Giới thiệu bài mới (3’)
Ông cha ta có câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, đủ để chúng ta thấy rằng giống cây trồng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sản xuất, và chúng ta đều biết được một giống cây trồng tốt phải đáp ứng được những tiêu chí nào. Tuy nhiên một giống cây trồng tốt phải được phổ biến rộng rãi trong nhân dân, để làm được điều này, cần thật nhiều hạt giống hoặc cây giống. Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách sản xuất và bảo quản giống cây trồng.
Các hoạt động dạy - học 
TG
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA
 GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA 
HỌC SINH
10’
12’
I.Sản xuất giống cây trồng
1. sản xuất giống cây trồng bằng hạt
Học và giải thích sơ đồ 3
2.Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính
Giâm cành
Chiết cành
Ghép mắt 
Nuôi cấy mô
HĐ1. Tìm hiểu về quy trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt
CH-HSTBK: Chọn tạo giống cây trồng nhằm mục đích gì?
CH-HSG: Mục đích của sản xuất giống là gì?
Cho HS lần lượt treo từng ô của sơ đồ 3 và giải thích ý nghĩa từng ô
CH-HSG: Tại sao trước khi đem sản xuất phải phục tráng hạt giống
CH: Nêu sự khác biệt giữa các loại hạt giống trên
CH-HSTBK: Phương pháp sản xuất giống cây trồng bằng hạt thường áp dụng cho loại cây trồng nào?
CH-HSG:Phương pháp này tiến hành được cần đảm bảo điều kiện nào? Tên gọi khác là gì
CH-HSG:Trái ngược với nhân giống hữu tính là gì? Biện pháp này có điểm gì đặc biệt? 
 CH-HSTBK: Mời kể tên một số biện pháp nhân giống vô tính mà em biết
Treo hình 14,15,16,17	
 .
Câu hỏi thảo luận: Dựa vào kinh nghiệm thực tế, em hãy trình bày cách tiến hành giâm cành, ghép mắt, chiết cành và nuôi cấy mô
CH-HSG: theo em, chuối, tre thường được nhân giống bằng biện pháp nào? 
TL: Tạo ra giống mới có năng suất cao và chất lượng tốt hơn giống cũ.
TL: Nhằm để giữ vững chất lượng, tăng số lượng, người ta phải sản xuất giống.Có đủ hạt giống hoặc cây giống phục vụ sản xuất
Nội dung trả lời
+Hạt giống sau khi được phục tráng và duy trì sẽ được đem gieo thành nhiều dòng khác nhau
+Chọn hạt giống ở những dòng tốt nhất lại thành hạt giống siêu nguyên chủng. 
+Đem nhân số lượng hạt giống siêu nguyên chủng tạo thành hạt giống nguyên chủng. 
+Hạt giống nguyên chủng sẽ được gieo để nhân số lượng lên thành hạt giống sản xuất đại trà
 TL: để đảm bảo đó là hạt giống tốt nhất như lúc tạo giống
TL: Hạt giống siêu nguyên chủng có số lượng ít, thuần chủng.
+Hạt giống nguyên chủng được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng nên số lượng nhiều hơn gấp bội.
+Hạt giống sản xuất đại trà số lượng nhiều nhất, ít thuần chủng hơn nhưng vẫn còn đặc tính tốt của hạt giống nguyên chủng.
TL: Cây ngũ cốc, cây họ đậu và một số cây lấy hạt
TL: Cây có hạt, cần qua quá trình thụ phấn giữa cây bố và cây mẹ
ànhân giống hữu tính
à ngược lại là nhân giống vô tính: không cần cây bố và cây mẹ, chỉ cần một bộ phận của cây là ta có thể tạo cây mới
TL: Giâm cành, ghép mắt, chiết cành v à nuôi cấy mô
Chia thành 4 nhóm thảo luận trong 5 phút, mỗi nhóm 1 phương pháp
TL: Trình bày theo sự hiểu biết.
Giâm cành: cắt cành, cắt bớt phiến lá, cắm vào đất cho ra rễ
Ghép: gắn bo vào cây làm gốc ghép để bo phát triển thành cành mới cho trái. 
Chiết: bó cành đã khoanh vỏ cho ra rễ rồi cắt đem trồng.
Nuôi cấy mô: cắt một mô đem nuôi trong môi trường dinh dưỡng đặc biệt để phát triển thành cây mới
TL: nuôi cấy mô, còn biện pháp trồng dân gian thường sử dụng là tách chồi.
10’
II.Bảo quản hạt giống cây trồng.
-Tiêu chuẩn: khô, mẩy, không lẫn tạp chất, tỉ lệ hạt lép thấp, không bị sâu, bệnh
Nơi bảo quản: chum, vại, bao, túi kín hoặc trong các kho lạnh.
Nơi bảo quản phải đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm và độ thông thoáng phải thích hợp và được kiểm tra thường xuyên.
HĐ2. Tìm hiểu về phương pháp bảo quản hạt giống cây trồng
Tại sao phải bảo quản hạt giống?
Ở nhà em nếu trồng bắp, sau khi thu hoạch, em thường bảo quản hạt giống bằng cách nào?
Hạt giống muốn đem bảo quản phải đảm bảo những điều kiện nào? Tại sao?
Tại sao cần kiểm tra thường xuyên trong quá trình bảo quản hạt giống?
Nhằm duy trì chất lượng của hạt
HS trả lời tự do theo sự hiểu biết
IV.Tổng kết bài học – Đánh giá – Dặn dò (5’)
A.Tổng kết bài học
Hoàn thành các yêu cầu sau
Học sinh đọc “Ghi nhớ” 
Vẽ sơ đồ sản xuất giống bằng hạt
Nối nội dung ở cột A với cột B cho phù hợp
A
A+B
B
1.Chọn tạo giống
a.Tạo nhiều hạt giống tốt giống như ban đầu
2.Sản xuất giống
b.Dùng chum, vại, túi nilông
3.Bảo quản hạt giống
c.Chặt cành từng đoạn nhỏ đem cắm vào đất ẩm
4.Nhân giống vô tính
d.Chọn ra được giống tốt phục vụ sản xuất
B.Đánh giá
C.Công việc về nhà
1. Làm đầy đủ các bài tập trong vở bài tập
2. Học bài 11
3. Nghiên cứu trước bài 12
Rút kinh nghiệm
Tuần 13	Ngày soạn 
Tiết 13	Ngày dạy 
I.Mục tiêu bài học
Qua bài này, học sinh phải:
1.Về kiến thức:
Hiểu được tác hại của sâu bệnh
Hiểu được khái niệm về côn trùng và bệnh cây
Nhận biết được một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu bệnh phá hoại
2.Về thái độ
Có ý thức phòng trừ sâu bệnh để hạn chế thiệt hại, bảo vệ các loài côn trùng có ích.
Tự giác kiểm tra, quan sát dấu hiệu sâu bệnh trên cây trồng ở nhà từ đó có biện pháp phòng trừ hiệu quả
3.Về kiến thức biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường
Qua kiến thức về côn trùng, HS có ý thức bảo vệ côn trùng có ích; phòng trừ côn trùng có hại, bảo vệ mùa màng, cân bằng sinh thái môi trường.
II.Chuẩn bị
1.Giáo viên
Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học
Phóng to hình 18, 19, 20 SGK
2.Học sinh
Học thuộc bài 11
Nghiên cứu trước bài 12 
III.Các hoạt động dạy - học 
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (6’)
Vẽ sơ đồ sản xuất giống cây trồng bằng hạt.
Mô tả các phương pháp nhân giống vô tính
Giới thiệu bài mới (3’)
Trong sản xuất trồng trọt, có nhiều nhân tố làm giảm năng suất cây trồng và chất lượng sản phẩm, trong đó sâu, bệnh hại là hai nhân tố gây hại cây trồng nhiều nhất. Để hạn chế sâu, bệnh hại, ta cần nắm vững đặc điểm của sâu bệnh hại. Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nghiên cứu kỹ về vấn đề này.
Các hoạt động dạy - học 
TG
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA
 GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA 
HỌC SINH
5’
I.Tác hại của sâu bệnh
Sâu bệnh ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng, làm giảm năng suất và chất lượng nông sản
HĐ1. Tìm hiểu về tác hại của sâu bệnh đối với năng suất và chất lượng nông sản
Nêu vấn đề: Sâu bệnh phá hoại trên rất nhiều loại cây trồng, hình thức phá hoại cũng rất đa dạng. 
CH-HSTBK: Em hãy ví dụ về một vài cách gây hại của sâu bệnh trên cây trồng mà em biết? Nó gây nên tác hại nào đối với cây trồng?
Tóm tắt câu trả lời của HS, dẫn dắt HS đi đến kết luận:
Sâu bệnh gây hại trên các bộ phận của cây trồng, ở mọi giai đoạn nên làm giảm năng suất cây trồng và chất lượng sản phẩm và tăng chi phí trồng trọt.
Để hạn chế cách gây hại của sâu bệnh ta phải làm gì?
Cắn đọt cây, gặm lá quả, chích hút nhựa cây, đục thân cây, làm héo quả, chai quả, khô đọt.... giảm năng suất chất lượng và sức sống cây trồng
Chủ động phòng trừ bằng biện pháp thích hợp
15’
5’
5’
II.Khái niệm về côn trùng và bệnh cây
1.Khái niệm về côn trùng
Côn trùng là động vật thuộc ngành chân khớp gồm đầu mang 1 đôi râu, ngực mang 3 đôi chân và 2 đôi cánh và phần bụng.
Côn trùng có 2 dạng biến thái: hoàn toàn và không hoàn toàn.
Côn trùng có thể có lợi hoặc có hại cho cây trồng
2.Khái niệm về bệnh cây
Bệnh cây là trạng thái không bình thường của cây do vi sinh vật gây hại hoặc do điều kiện sống bất lợi gây nên
3.Một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu bệnh phá hại
Khi cây trồng bị sâu bệnh phá hại thường có những biến đổi về màu sắc, hình thái, cấu tạo 
Ví dụ:
+Cành bị gãy
+Lá bị thủng
+Lá, quả bị biến dạng, đốm nâu, đen
+Rễ thân bị thối, sần sùi
+Quả bị chảy nhựa.
HĐ2. Tìm hiểu khái niệm về côn trùng và bệnh gây hại trên cây trồng.
CH-HSTBK: Em hãy kể tên một số loài côn trùng mà em biết?
CH-HSTBK:: Côn trùng những đặc điểm đặc trưng nào?
CH-HSG:Một số côn trùng gây hại cho cây trồng, một số thì không? Em hãy cho ví dụ để chứng tỏ điều này?
CH-HSG:Nêu những biểu hiên có lợi của côn trùng?
Côn trùng có lợi chúng ta gọi là thiên địch, cần bảo vệ chúng để diệt côn trùng gây hại, bảo vệ mùa màng, cân bằng sinh thái môi trường.
Treo Hình 18,19SGK
CH-HSTBK: Em hãy mô tả và so sánh sự khác nhau ở 2 hình
CH : Thế nào là vòng đời của côn trùng
CH : Em hiểu thế nào là sự biến thái của côn trùng?
CH : Em hãy so sánh khả năng gây hại của 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Vai_tro_nhiem_vu_cua_trong_trot.doc