Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 1 và 2

CHƯƠNG I

ĐẠI CƯƠNG VỀ KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT

VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT. KHÁI NIỆM VẾ ĐẤT TRỒNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG.

A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:

1. Kiến thức:

- Hiểu được vai trò của trồng trọt, biết được nhiệm vụ của trồng trọt hiện nay.

- Hiểu được đất trồng là gì? Các thành phần chính của đất trồng.

2. Kỹ năng:

- Biết được một số biện pháp thực hiện nhiệm vụ trồng trọt.

3. Thái độ:

- Ý thức yêu thích lao động.

B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm

C/ CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài

Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK

D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)

 

doc 37 trang Người đăng vuhuy123 Lượt xem 1392Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 1 và 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, BTN, DF, WDG
+ Thuốc hạt: GH, GR.
+ Thuốc sữa: EC, ND.
+ Thuốc nhũ dầu: SC.
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
- Các mẫu thuốc: Dạng bột, dạng bột thấm nước, dạng hạt và sữa.
- Một số nhãn hiệu thuốc của 3 nhóm độc. 
II. Quy trình thực hành.
1. Phân biệt nhóm phân bón hoà tan và nhóm ít hoặc không hoà tan.
- Bước 1: Lấy một lượng phân bón bằng hạt ngô cho vào ống nghiệm
- Bước 2: Cho 10-15 ml nước sạch vào và lắc mạnh trong 1 phút
- Bước 3. Để lắng. quan sát mức độ hoà tan
+ Nếu thấy hoà tan: phân đạm, kali
+ Không hoặc ít hoà tan: phân lân và vôi
2. Phân biệt trong nhóm phân bón hoà tan: phân đạm nà phân kali.
3. Phân biệt nhóm phân bón ít hoặc không hoà tan: phân lân và vôi 
4.Nhận biết nhãn hiệu thuốc trừ sâu bệnh hại.
5.Quan sát một số dạng thuốc.
IV. Củng cố: (4 Phút)
GV: Đánh giá kết quả của học sinh và nhận xét đánh giá giờ học về chuẩn bị quy trình thực hành. 
HS: Thu dọn vật liệu, tranh ảnh, vệ sinh.
V. Dặn dò: (1 Phút)
Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Đọc và ôn lại bài đã học, tiết sau ôn tập.
Trả lời câu hỏi cuối bài.
Tuần 17
Tiết 17
 Ngày soạn:13/12/2015
ÔN TẬP
A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Thông qua giờ ôn tập nhằm giúp học sinh củng cố và khắc sâu những kiến thức đã học. 
Hiểu được tác dụng của các phương thức canh tác này.
2. Kỹ năng:
Rèn kĩ năng vận dụng thực tế vào sản xuất
3. Thái độ:
Có ý thức lao động, có kỹ thuật tinh thần chịu khó, cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn lao động.
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm
C/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
Đọc và nghiên cứu nội dung SGK, bảng tóm tắt nội dung phần trồng trọt, hệ thống câu hỏi và đáp án ôn tập.
Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
Đọc câu hỏi SGK chuẩn bị ôn tập.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)
II. Kiểm tra bài cũ: (3 Phút)
Kết hợp trong bài học
III. Nội dung bài mới:
1/ Đặt vấn đề.
2/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
36
Phút
GV: Nêu câu hỏi ôn tập 
Câu 1: Nêu vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt?
Câu 2: Đất trồng là gì? Vì sao phải sử dụng đất hợp lí?
Câu 3. Tại sao lấy nguyên tắc phòng là chính để phòng trừ sâu, bệnh hại? Hãy nêu rỏ các nguyên tắc đó?
Câu 4: Nêu vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống? Điều kiện cần thiết để bảo quản tốt hạt giống?
Câu 5: Trình bày khái niệm về sâu bệnh hại cây trồng và các biện pháp phòng trừ?
HS: Trên cơ sở đã chuẩn bị trước ở nhà, trả lời
HS khác: Nhận xét - bổ sung.
GV: Chốt lại
GV: Nêu câu hỏi ôn tập 
Câu 6: Em hãy giải thích tại sao biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh để phòng trừ sâu bệnh, tốn ít công, chi phí ít?
 Câu 7: Hãy nêu tác dụng của các biện pháp làm đất và bón phân lót đối với cây trồng?
Câu 8: Tại sao phải tiến hành kiểm tra, xử lý hạt giống trươc khi gieo trồng cây nông nghiệp.
Câu 9: Em hãy nêu ưu, nhược điểm của phương pháp gieo trồng bằng hạt và bằng cây con?
Câu10: Em hãy nêu tác dụng của các công việc chăm sóc cây trồng?
Câu 11: Hãy nêu tác dụng của việc thu hoạch đúng thời vụ? Bảo quản và chế biến nông sản? liên hệ ở địa phương em.
HS: Trên cơ sở đã chuẩn bị trước ở nhà, trả lời
HS khác: Nhận xét - bổ sung.
GV: Chốt lại
Câu1
- Vai trò của trồng trọt gồm 4 vai trò
+ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
+ Cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến nông sản.
+ Cung cấp nguyên liệu xuất khẩu
- Nhiệm vụ:(4 nv)
Câu2 
- Đất trồng: Là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
- Phải sử dụng đất hợp lí vì: nước ta có tỉ lệ tăng dân số cao, nhu cầu về lương thực, thực phẩm tăng, trong khi đó diện tích đất trồng có hạn, vì vậy phải biết cách sử dụng đất một cách hợp lí coá hiệu quả.
Câu 3.
Nguyên tắc phòng là chính ít tốn công, cây sinh trưởng tốt, sâu bệnh ít, giá thành thấp.
Nguyên tắc: Phòng là chính,trừ sớm kịp thời, nhanh chóng, triệt để, sử dụng tổng hợp các biện pháp pjòng trừ.
Câu 4 Vai trò của giống cây trồng làm tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng.
- Giống cây trồng có thể nhân giống bằng hạt vô tính.
- Có hạt giống tốt phải biết bảo quản trong chum, vại bao túi kín hoặc trong các kho lạnh.
- Phương pháp chọn tạo giống: Chọn lọc, lai, gây đột biến, nuôi cấy mô.
Câu 5 Khái niệm về sâu bệnh hại côn trùng là lớp động vật thuộc ngành động vật chân khớp.
- Bệnh hại là chức năng không bình thường về sinh lý
- Các biện pháp phòng trừ: Thủ công, hoá học, sinh học.
- Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh tốn ít công, dễ thực hiện, chi phí ít vì canh tác có thể tránh được những kỳ sâu bệnh phát triển cây phù hợp với điều kiện sống, chống sâu, bệnh hại.
- Tác dụng của các biện pháp làm đất, xáo chộn đất, làm nhỏ đất, thu gom, vùi lấp cỏ dại, dễ chăm sóc.
- Trước khi gieo trồng cây nông nghiệp phải tiến hành kiểm tra xử lý hạt giống để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao, không có sâu bệnh hại, độ ẩm thấp, không lẫn tạp và cỏ dại, sức nảy mầm mạnh.
IV. Củng cố: (4 Phút)
GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi từ câu 6 đến câu 11
V. Dặn dò: (1 Phút)
Chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra
Tuần 18
Tiết 18
 Ngày soạn:20/12/2015
Tiết 18: KIỂM TRA HỌC KÌ I
A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Kiểm tra đánh giá sự nhận thức của học sinh trong chương I	
GV rút kinh nghiệm truyền thụ kiến thức để từ đó điều chỉnh phương pháp cho phù hợp.
2. Kỹ năng:
Rèn kĩ năng tư duy, so sánh, phân tích, tổng hợp
3. Thái độ:
Tính tự giác, tự học, tính cẩn thận.
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Kiểm tra - đánh giá.
C/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Nghiên cứu, soạn giáo án, ra dề, biêu chấm. 
Học Sinh: Tự ôn tập, chuẩn bị kiểm tra. 
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.
II. Kiểm tra bài cũ: (1 phút)
Thống nhất về qui chế làm bài
III. Nội dung bài mới: (41 phút)
1/ Đặt vấn đề:
2/ Triển khai bài.
Hoạt động 1: Nhắc nhở: (1 phút)
GV: Nhấn mạnh một số quy định trong quá trình làm bài
HS: chú ý
Hoạt động 2: Nhận xét (1 phút)
GV: nhận xét ý thức làm bài của cả lớp
 Ưu điểm:
 Hạn chế:
IV. Dặn dò:	(1 phút)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
 Đánh giá
KT
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tống số điềm
Thấp
Cao
1. Khái niệm về đất trồng, biện pháp sử dụng cải tạo đất.
2 câu
6 điểm
Đất trồng là gì?
 Vì sao phải sử dụng đất hợp lí?
2 điểm
Tỉ lệ: 60%
3 điểm = 50%
3 điểm = 50%
60%
2. Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón, thuốc trừ sâu, bệnh 
thế 
2 câu
 4 điểm
Tại sao lấy nguyên tắc phòng là chính để phòng trừ sâu, bệnh hại? Hãy nêu rõ các nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh đó?
2 điểm
Tỉ lệ: 40%
2 điểm = 50%
2điểm = 50%
40%
3. Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng.
2 câu
 4 điểm
Giống cây trồng có vai trò như thế nào trong trồng trọt? Nêu các phương pháp chọn tạo giống cây trồng mà em biết?
Tổng
2 điểm
3 điểm
2 điểm
3 điểm
10 điểm
ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1. ( 2điểm )
Đất trồng là gì? Vì sao phải sử dụng đất hợp lí?
Câu 2. ( 3điểm )
3. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1: 
Đất trồng: Là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.(1đ)
Phải sử dụng đất hợp lí vì: nước ta có tỉ lệ tăng dân số cao, nhu cầu về lương thực, thực phẩm tăng, trong khi đó diện tích đất trồng có hạn, vì vậy phải biết cách sử dụng đất một cách hợp lí có hiệu quả.(1đ)
1 điểm
1 điểm
Câu 2: 
Nguyên tắc phòng là chính ít tốn công, cây sinh trưởng tốt, sâu bệnh ít, giá thành thấp.(1đ)
Nguyên tắc: Phòng là chính,trừ sớm kịp thời, nhanh chóng, triệt để, sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.(1đ)
0.5 điểm
0.5 điểm
Câu 3: 
Vai trò của giống cây trồng làm tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng.(1đ)
Có hạt giống tốt phải biết bảo quản trong chum, vại bao túi kín hoặc trong các kho lạnh(1đ)
Phương pháp chọn tạo giống: Chọn lọc, lai, gây đột biến, nuôi cấy mô...(1đ)
0,5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
1 điểm
Tuần 20
Tiết 19
 Ngày soạn:03/01/2016
BÀI 19: CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG
A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Biết được ý nghĩa, quy trình và nội dung các khâu kỹ thuật chăm sóc cây trồng như làm cỏ, vun xới, tưới nước, bón phân thúc
Làm được các thao tác chăm sóc cây trồng.
2. Kỹ năng:
Cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn lao động.
3. Thái độ:
Ý thức lao động có kĩ thuật, chịu khó.
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm
C/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
Tranh vẽ một số phương pháp tưới nước.
Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
Tìm hiểu các phương pháp chăm sóc cây trồng ở địa phương
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)
II. Kiểm tra bài cũ: (3 Phút)
III. Nội dung bài mới:
1/ Đặt vấn đề.
Nhân dân ta có câu: “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn” nói lên tầm quan trong của việc chăm sóc cây trồng...
2/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
10 Phút
8 Phút
10 Phút
8 Phút
Hoạt động 1. Tỉa dạm cây.
GV: Tỉa dặm cây trong trồng trọt được tiến hành như thế nào??
HS: Trả lời
GV: KL
Hoạt động 2. Làm cỏ, vun xới.
GV: Mục đích của việc làm cỏ vun xới là gì?
HS: Trả lời, lựa chọn phương án đúng
HS: đại diện các nhóm trả lời
GV: Nhấn mạnh một số điểm cần chú ý khi làm cỏ, vun ới cây trồng: kịp thời, không làm tổn thương cho bộ rễ, kết hợp bón phân, bấm ngọn tỉa cành
Hoạt động 3: Tưới, tiêu nước.
GV: Nhấn mạnh.
Mọi cây trồng đều cần nước để vận chuyển dinh dưỡng nuôi cây nhưng mức độ, yêu cầu khác nhau.
VD: Cây trồng cạn (Ngô, Rau)
Cây trồng nước (Lúa )
GV: Cho học sinh quan sát hình 30.
HS: Quan sát
GV: Khi Tưới nước cần những phương pháp nào?
HS: Trả lời
GV: Yêu cầu hs ghi đúng tên phương pháp tưới phổ biến trong sản xuất 
HS: Trả lời
Hoạt động 4. Bón phân thúc.
HS: Nhắc lại cách bón phân bài 9.
GV: Nhấn mạnh quy trình bón phân, giải thích cách bón phân hoại.
GV: Em hãy kể tên các cách bón thúc phân cho cây trồng?
HS: Trả lời
I. Tỉa, dặm cây.
- Tỉa cây yếu, bị sâu, bệnh và dặm cây khoẻ vào chổ hạt không mọc.. đảm bảo khoảng cách, mật độ cây trên ruộng.
II. Làm cỏ, vun xới:
- Mục đích của việc làm cỏ vun xới.
+ Diệt cỏ dại
+ Làm cho đất tơi xốp
+ Hạn chế bốc hơi nước, hơi mặn. Hơi phèn, chống đổ
III. Tưới, tiêu nước.
1. Tưới nước.
- Cây cần nước để sinh trưởng và phát triển.
- Nước phải đầy đủ và kịp thời.
2.Phương pháp tưới.
- Mỗi loại cây trồng đều có phương pháp tưới thích hợp gồm:
+ Tưới theo hàng vào gốc cây.
+ Tưới thấm: Nước đưa vào rãnh để thấm dần xuống luống.
+ Tưới ngập: cho nước ngạp tràn ruộng.
+ Tưới phun: Phun thành hạt nhỏ toả ra như mưa bằng hệ thống vòi
IV. Bón phân thúc.
- Bón bằng phân hữu cơ hoại mục và phân hoá học theo quy trình.
- Làm cỏ, vun xới, vùi phân vào đất
IV. Củng cố: (4 Phút)
GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
Hệ thống lại yêu cầu, nội dung chăm sóc cây trồng
HS: Nhắc lại	
V. Dặn dò: (1 Phút)
Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi SGK
Đọc và xem trước bài 20 SGK
Tìm hiểu cách thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản ở địa phương.
Tuần 22
Tiết 23
 Ngày soạn:17/01/2016
BÀI 23: LÀM ĐẤT GIEO ƯƠM CÂY
A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Sau khi học song học sinh cần nắm được
Hiểu được các điều kiện khi lập vườn gieo ươm.
Hiểu được các công việc cơ bản trong quá trình làm đất khai hoang (dọn và làm đất tơi xốp).
2. Kỹ năng:
Hiểu được cách cải tạo nền đất để gieo ươm cây rừng.
3. Thái độ:
Có ý thức lao động, bảo vệ rừng và tích cực trồng cây gây rừng
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm
C/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
Đọc và nghiên cứu nội dung bài 23, phóng to sơ đồ hình 26 SGK
Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
Đọc SGK xem tranh hình vẽ SGK.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)
II. Kiểm tra bài cũ: (3 Phút)
Rừng có vai trò gì trong đời sống và sản xuất của xã hội?
Em hãy nêu nhiệm vụ trồng rừng của nước ta trong thời gian tới?
III. Nội dung bài mới:
1/ Đặt vấn đề.
 Đất lâm nghiệp thường có đặc điểm khô cứng, nhiều cây cỏ hoang dại, chua và có nhiều ổ sâu bệnh. Do đó làm đất gieo ươm là khâu kĩ thuật rất quan trọng trong khâu tạo cây giống
2/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
16 Phút
20 Phút
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách lập vườn ươm cây rừng.
GV: Nơi đặt vườn gieo ươm cần có những điều kiện gì?
GV: Vườn ươm đặt ở nơi đất sét có được không tại sao?
HS: Trả lời (Ko vì chặt rễ, bị ngập úng khi mưa).
GV: Hệ thống ngắn gọn lại 4 yêu cầu lập vườn gieo ươm.
GV: Cho học sinh quan sát hình 5 giới thiệu các khu vực trong vườn gieo ươm.
GV: Giảng giải các giải pháp bảo vệ xung quanh vườn gieo ươm (Trồng xen cây phân xanh, dứa dại, dây thép gai).
GV: Theo em xung quanh vườn gieo ươm có thể dùng biện pháp nào để ngăn chặn phá hoại?
HS: Trả lời (Đào hào, trồng cây xanh)
Hoạt động 2:Tìm hiểu cách làm đất gieo ươm cây rừng. 
GV: Giới thiệu một số đặc điểm của đất lâm nghiệp ( đồi núi trọc, đất hoang dại).
HS: Nhắc lại cách làm đất tơi xốp ở trồng trọt.
GV: Nhắc học sinh chú ý về an toàn lao động khi tiếp xúc với công cụ hoá chất
GV: Nhắc lại kiến thức đã học ở trồng trọt, mô tả kích thước luống đất, bón lót, cấu tạo của vỏ bầu và ruột bầu.
GV: Vỏ bầu làm có thể làm bằng những nguyên liệu nào?
HS: Trả lời ( Nhựa, ống nhựa).
GV: Gieo hạt trên bầu có ưu điểm gì so với gieo hạt trên luống?
HS: Trả lời
I. Lập vườn ươm cây rừng.
1.Điều kiện lập vườn gieo ươm.
- 4 yêu cầu để lập một vườn gieo ươm.
+ Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu bệnh hại.
+ Độ PH từ 6 đến 7 (Trung tính, ít chua).
+ Mặt đất bằng hay hơi dốc (từ 2- 4o).
+ Gần nguồn nước và nơi trồng rừng.
2.Phân chia đất trong vừơn gieo ươm.
- Tranh hỉnh 5 SGK.
II.Làm đất gieo ươm cây rừng.
1.Dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp thao quy trình kỹ thuật.
- SGK.
2.Tạo nền đất gieo ươm cây rừng.
a) Luống đất:
- Kích thước: Rộng 0,8- 1m, cao 0,15-0,2m, dài 10-15m.
- Bón phân lót: Hỗn hợp phân hữu cơ và phân vô cơ.
- Hướng luống: Nam - Bắc.
b) Bầu đất.
- Vỏ bầu hình ống hở hai đầu làm bằng nilông sẫm màu.
- Ruột bầu chứa 80-89% đất mặt tơi xốp với 10% phân hữu cơ và 20% phân lân.
IV. Củng cố: (4 Phút)
GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
V. Dặn dò: (1 Phút)
Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi SGK
Đọc và xem trước bài 24 SGK
Tuần 26
Tiết 32
 Ngày soạn:21/02/2016
PHẦN III: CHĂN NUÔI
Chương I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT CHĂN NUÔI
BÀI 30: VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh:
2. Kỹ năng:
Biết được nhiệm vụ phát triển của ngành chăn nuôi.
3. Thái độ:
Có ý thức say sưa học tập kỹ thuật chăn nuôi.
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm
C/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
Nghiên cứu SGK, hình vẽ 50, phóng to sơ đồ 7 SGK.
Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
Đọc SGK, xem hình vẽ 50, sơ đồ 7 SGK.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)
II. Kiểm tra bài cũ: (3 Phút)
III. Nội dung bài mới:
1/ Đặt vấn đề.
Chăn nuôi là một trong 2 ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.
2/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
18 Phút
18 Phút
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của chăn nuôi.
GV: Đưa ra câu hỏi để khai thác nội dung kiến thức.
GV: Chăn nuôi cung cấp những loại thực phẩm gì? vai trò của chúng?
HS: Trả lời.
GV: Hướng dẫn học sinh quan sát hình 50 trả lời câu hỏi.
GV: Hiện nay còn cần sức kéo của vật nuôi không? vật nuôi nào cho sức kéo?
Gv: Tại sao phân chuồng lại cần thiết cho cây trồng?
GV: Em hãy kể tên những đồ dùng từ chăn nuôi?
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệm vụ phát triển chăn nuôi trong thời gian tới.
GV: Cho học sinh quan sát sơ đồ 7 và trả lời câu hỏi.
GV: Nước ta có những loại vật nuôi nào? em hãy kể tên những loại vật nuôi ở địa phương em.
HS: Học sinh thảo luận phát triển chăn nuôi toàn diện
GV: Phát triển chăn nuôi gia đình có lợi ích gì? lấy ví dụ minh hoạ.
HS: Trả lời
GV: Thế nào là sản phẩm chăn nuôi sạch?
 HS: Trả lời.
I.Vai trò của chăn nuôi.
- Chăn nuôi cung cấp nhiều sản phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
a) Cung cấp thịt, sữa, trứng phục vụ đời sống.
b) Chăn nuôi cho sức kéo như trâu, bò, ngựa.
c) Cung cấp phân bón cho cây trồng.
d) Cung cấp nguyên liệu gia công đồ dùng. Y dược và xuất khẩu.
II.Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta.
- Phát triển chăn nuôi toàn diện 
(Đa dạng về loài, đa dạng về quy mô).
- Đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất (giống, thức ăn, chăm sóc thú y).
- Tăng cường cho đầu tư nghiên cứu và quản lý (Về cơ sở vật chất, năng lực cán bộ)
- Nhằm tăng nhanh về khối lượng, chất lượng sản phẩm chăn nuôi cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
IV. Củng cố: (4 Phút)
GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
GV: Tóm tắt nội dung và nhận xét tiết học.
V. Dặn dò: (1 Phút)
Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài.
Đọc và xem trước bài 31 SGK.
Chuẩn bị tranh vẽ hình 51, hình 52, hình 53 SGK.
Tuần 29
Tiết 38
 Ngày soạn:13/03/2016
BÀI 37: THỨC ĂN VẬT NUÔI
A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Nắm được nguồn gốc của thức ăn vật nuôi
2. Kỹ năng:
Biết tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi.
3. Thái độ:
Có tinh thần thái độ học tập nghiêm túc, an toàn.
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm
C/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)
II. Kiểm tra bài cũ: (3 Phút)
Ở địa phương em thường dùng những loại thực vật nào cho chăn nuôi?
III. Nội dung bài mới:
1/ Đặt vấn đề.
2/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
20 Phút
16 Phút
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn gốc thức ăn vật nuôi.
GV: Trong chăn nuôi thường có những loại vật nuôi nào?
HS: Trả lời
GV: Các vật nuôi ( Trâu, lợn, gà) thường ăn những thức ăn gì?
HS: Trả lời
GV: Để phù hợp với đặc điểm sinh lý của vật nuôi thì vật nuôi có những loại thức ăn nào?
HS: Quan sát hình 64 tìm nguồn gốc của thức ăn, phân loại.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.
GV: Treo bảng thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.
HS: Quan sát và trả lời câu hỏi.
GV: Có bao nhiêu loại thức ăn cho vật nuôi?
HS: Trả lời
GV: Các loại thức ăn đều có đặc điểm chung nào?
HS: Trả lời
GV: Vẽ 5 hình tròn yêu cầu học sinh nhận biết tên của từng loại thức ăn được hiển thị.
I. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi.
1. Thức ăn vật nuôi.
- Các loại vật nuôi: Trâu, lợn và gà
- Trâu bò ăn được rơm vì có hệ sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ.
- Gà ăn thóc rơi vãi trong rơm, còn lợn không ăn được vì không phù hợp với sinh lý tiêu hoá
KL: Vật nuôi chỉ ăn được những thức ăn nào phù hợp với đặc điểm sinh lý tiêu hoá của chúng.
2.Nguồn gốc thức ăn vật nuôi.
- Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và chất khoáng.
II. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.
- Trong bảng có 5 loại thức ăn.
+ Thức ăn động vật giàu prôtin: bột cá.
+ Thức ăn thực vật: Rau xanh
+ Thức ăn củ: Khoai lang
+ Thức ăn có hạt: Ngô
+ Thức ăn xơ: Rơm, lúa.
- Trong thức ăn đều có nước, prôtêin, gluxít, lipít, chất khoáng.
- Tuỳ vào loại thức ăn mà thành phần và tỷ lệ dinh dưỡng khác nhau.
IV. Củng cố: (4 Phút)
GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
GV: Tóm tắt nội dung chính của bài bằng cách đặt câu hỏi:
Nguồn gốc của mỗi loại thức ăn vật nuôi?
Trong mỗi loại thức ăn vật nuôi gồm những thành phần nào?
V. Dặn dò: (1 Phút)
Về nhà học bài và trả lời câu hỏi cuối bài
Đọc và xem trước bài 38 SGK
Tuần 30
Tiết 40
 Ngày soạn:20/03/2016
BÀI 39: CHẾ BIẾN VÀ DỰ CHỮ THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI
A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Biết được mục đích chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
2. Kỹ năng:
Hiểu được các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi.
3. Thái độ:
Có tinh thần thái độ học tập nghiêm túc.
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm
C/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)
II. Kiểm tra bài cũ: (3 Phút)
GV: Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hoá như thế nào?
GV: Vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi.
III. Nội dung bài mới:
1/ Đặt vấn đề.
2/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
16 Phút
20 Phút
Hoạt động 1:Tìm hiểu về mục đính của việc chế biến và dự trữ thức ăn.
GV: Chế biến thức ăn nhằm mục đích gì?
HS: Trả lời
GV: Dự trữ thức ăn để làm gì?
HS: Trả lời
Hoạt động 2: Tìm hiểu các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn.
GV: Có nhiều phương pháp dự trữ thức ăn
GV: Dùng sơ đồ tranh vẽ về các phương pháp chế biến thức ăn - Nêu câu hỏi. 
GV: Thức ăn được chế biến bằng những phương pháp nào?
GV: Dùng tranh vẽ hình 6 và 7 mô tả các phương pháp dự trữ thức ăn vật nuôi.
HS: Nhận biết từ thực tế cuộc sống, phơi rơm, thái lát sắn, khoai rồi phơi khô.
I. Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn.
1.Chế biến thức ăn.
- Làm tăng mùi vị, tính ngon miệng, ủ men rượu, vẩy nước muối vào rưm cỏ cho trâu bò, ủ chua các loại rau.
- Khử các chất độc hại.
2.Dự trữ thức ăn.
- Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và luôn có đủ nguồn thức ăn dự trữ cho vật nuôi.
II. Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn.
1. Các phương pháp chế biến thức ăn.
- Hình 1,2,3 thuộc phương pháp vật lý.
- Bằng các phương pháp hoá học hình 6 và 7.
- Bằng phương pháp vi sinh vật học biểu thị hình 4.
Kết luận (SGK).
2. Các phương pháp dự trữ thức ăn.
- Dự trữ thức ăn ở dạng khô băng nguồn nhiệt từ mặt trời hoặc sấy (Điện, than).
- Dự trữ thức ăn ở dạng nước (ủ xanh ).
Bài tập.
- Làm khô
- ủ xanh.
IV. Củng cố: (4

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_Cong_nghe_7_day_du_chuan_nhat_moi_thoi_dai_20152016.doc