TIẾT: 13
BÀI 14: THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI THUỐC VÀ NHẪN HIỆU CỦA THUỐC TRỪ SÂU, BỆNH HẠI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết được một số loại thuốc và nhãn hiệu của thuốc trừ sâu, bệnh hại.
- Biết được một số loại thuốc hoá học ở dạng bột, bột thấm nước, hạt và sữa.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích
- Biết đọc các nhãn thuốc ( độ độc của thuốc, tên thuốc ).
3. Thái độ
- Có ý thức đảm bảo an toàn khi sử dụng và bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- SGK, giáo án, tranh vẽ hình 24, bảng phụ, một số nhãn thuốc.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi.
Ngày soạn: ngày/tháng/năm Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........ Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........ TIẾT: 13 BÀI 14: THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI THUỐC VÀ NHẪN HIỆU CỦA THUỐC TRỪ SÂU, BỆNH HẠI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nhận biết được một số loại thuốc và nhãn hiệu của thuốc trừ sâu, bệnh hại. - Biết được một số loại thuốc hoá học ở dạng bột, bột thấm nước, hạt và sữa. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích - Biết đọc các nhãn thuốc ( độ độc của thuốc, tên thuốc). 3. Thái độ - Có ý thức đảm bảo an toàn khi sử dụng và bảo vệ môi trường. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - SGK, giáo án, tranh vẽ hình 24, bảng phụ, một số nhãn thuốc. 2. Chuẩn bị của học sinh - SGK, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định tổ chức (kiểm tra sĩ số) 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: - Phòng trừ sâu bệnh hại phải đảm bảo những nguyên tắc nào? - Em hãy nêu ưu, nhược điểm của biện pháp hóa học trong phòng trừ sâu, bệnh hại? - HS: + Ưu điểm: Diệt sâu, bệnh nhanh, ít tốn công. + Nhược điểm: Gây độc cho người, cây trồng, vật nuôi, làm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí; giết chết các sinh vật khác ở ruộng. Đáp án: - Phòng trừ sâu bệnh hại phải đảm bảo những nguyên tắc: + Phòng là chính. + Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để. + Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ. - Ưu điểm, nhược điểm: + Ưu điểm: Diệt sâu, bệnh nhanh, ít tốn công. + Nhược điểm: Gây độc cho người, cây trồng, vật nuôi, làm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí; giết chết các sinh vật khác ở ruộng. 3. Bài mới * Vào bài Ở bài trước chùng ta đã biết tới các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại. Trong đó biện pháp hóa học có tác dụng nhanh, hiệu quả, tuy nhiên lai gây độc cho con người và môi trường. Bài hôm nay chúng ta cùng đi nhận biết một số loại thuốc thong thường để có cách sử dụng thuốc hợp lí, hiệu quả đồng thời bảo vệ môi trường. Hoạt động 1: Tìm hiểu vật liệu và dụng cụ cần thiết. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV nêu và giới thiệu những dụng cụ cần chuẩn bị cho bài thực hành. - Yêu cầu HS chuẩn bị dụng cụ lên bàn để kiểm tra. I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết. .- Lắng nghe. - Chuẩn bị dụng cụ kiểm tra. Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình thực hành Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV: Yêu cầu HS ngồi đúng vị trí, tránh nguy hiểm khi va trạm với thuốc. - GV: Yêu cầu HS đọc phần II.1.a, quan sát 3 hình SGK và cho biết thuốc trên tay thuộc nhóm nào? - GV: Thực hành mẫu. - Yêu cầu một HS thực hành lại, các HS khác quan sát, ghi lại cách nhận biết các nhóm độc. - GV: Nhận xét, bổ sung. => GV: Kết luận: - Nhóm độc 1: “ Rất độc”, “ Nguy hiểm” kèm theo đầu lâu xương chéo trong hình vuông đặt lệch, hình tượng màu đen trên nền trắng. Có vạch màu đỏ dưới cùng nhãn. - Nhóm độc 2: “ Độc cao” kèm theo chữ thập màu đen trong hình vuông đặt lệch, hình tượng màu đen trên nền trắng. Có vạch màu vàng ở dưới cùng nhãn. - Nhóm độc 3: “ Cẩn thẩn” kèm theo hình vuông đặt lệch có vạch rời, vạch màu xanh nước biển ở dưới nhãn. - GV: Yêu cầu HS đọc phần II.1.b, quan sát hình 24 SGK. - GV hướng dẫn HS đọc tên một số loại thuốc đã ghi trong SGK và đối chiếu với hình vẽ trên bảng. - GV: Gọi một vài HS nhắc lại cách đọc tên thuốc và giải thích các kí hiệu ghi trong tên thuốc. - GV: Nhận xét, bổ sung. => GV: Kết luận: - Tên thuốc: Bao gồm: Tên sản phẩm, hàm lượng chất tác dụng, cách sử dụng,... Ngoài ra còn quy định về an oàn lao động - GV: giới thiệu một số dạng thuốc và cách kí hiệu của các dạng thuốc đó. + Thuốc bột thấm nước (WP, BTN, DF, WDG): Ở dạng bột tơi, trắng hay trắng ngà, có khả năng phân tán trong nước. + Thuốc bột hòa tan trong nước (SP, BHN): dạng bột, trắng hay trắng ngà, tan được trong nước. + Thuốc hạt(G, H, GR): hạt nhỏ, cứng, trắng hay trắng ngà. + Thuốc sữa (EC, ND): dạng lỏng trong suốt, có khả năng phân tán trong nước dưới dạng hạt nhỏ có màu đục như sữa. + Thuốc nhũ dầu (SC): dạng lỏng khi phân tán trong nước tạo hỗn hợp dạng sữa. II. Quy trình thực hành 1. Nhận biết nhãn hiệu thuốc trừ sâu, bệnh hại. a. Phân biệt độ độc: - Đọc phần II.1.a, quan sát 3 hình SGK và trả lời. - Quan sát. - Một HS thực hành lại, các HS khác quan sát, ghi lại lại cách nhận biết các nhóm độc. - Lắng nghe. - Ghi nhận thông tin. b. Tên thuốc: - Đọc phần II.1.a, quan sát hình 24 SGK. - Lắng nghe. - HS nhắc lại cách đọc tên thuốc và giải thích các kí hiệu ghi trong tên thuốc. - Lắng nghe. - Ghi nhận thông tin. 2. Quan sát một số dạng thuốc. - Lắng nghe. Hoạt động 3: Thực hành Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV: Yêu cầu HS chia nhóm, thực hành và hoàn thành bảng báo cáo thực hành. - GV: Đưa ra một số nhãn hiệu của các loại thuốc cụ thể có bán ngoài thị trường. Yêu cầu HS giải thích các kí hiệu và biểu tượng vế mức độ độc của các loại thuốc: Tên thuốc, quy định an toàn lao động, màu sắc chỉ độ độc ( màu đỏ rất độc, màu vàng độc cao, màu xanh cẩn thận ) - HS: Quan sát đối chiếu với bảng ghi độ độc để xác định loại thuốc đó ở vào mức độ nào? ( 3 mức ghi trong SGK và các nội dung ghi trên nhãn thuốc) - GV quan sát sửa thao tác cho HS. - GV: gọi đại diện nhóm trình bày. III. Thực hành - Chia nhóm, thực hành và hoàn thành bảng báo cáo thực hành SGK. - Trình bày, các HS khác nhận xét. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV nhận xét giờ thực hành của HS về: Chuẩn bị, quy trình thực hiện, thái độ trong giờ thực hành. - GV thu bài thực hành chấm một số bài và nhận xét kết quả đạt được của HS. IV. Đánh giá kết quả - Lắng nghe. 4. Củng cố - GV hệ thống lại nội dung bài học. 5. Dặn dò - Học bài cũ. - Chuẩn bị bài mới.
Tài liệu đính kèm: