Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 16 bài 15: Làm đất và bón phân lót

TIẾT: 16

BÀI 15: LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT

 I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - Hiểu được mục đích của việc làm đất trong sản xuất trồng trọt nói chung và các cụng việc làm đất cụ thể

 - Biết được quy trình và yêu cầu kỹ thuật làm đất.

 - Hiểu được mục đích và cách bón phân lót cho cây trồng.

 2. Kỹ năng

 - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm.

 3. Thái độ

 - Có ý thức tham gia lao động sản xuất giúp gia đình.

 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 1. Chuẩn bị của giáo viên

- SGK, giáo án, tranh vẽ hình 21, 22, 23, bảng phụ.

 

doc 5 trang Người đăng vuhuy123 Lượt xem 1980Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 16 bài 15: Làm đất và bón phân lót", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ngày/tháng/năm 
Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........
Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........
TIẾT: 16
BÀI 15: LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT
 	I. MỤC TIÊU 
 	1. Kiến thức 
	- Hiểu được mục đích của việc làm đất trong sản xuất trồng trọt nói chung và các cụng việc làm đất cụ thể
	- Biết được quy trình và yêu cầu kỹ thuật làm đất.
	- Hiểu được mục đích và cách bón phân lót cho cây trồng.
 	2. Kỹ năng 
	- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm.
 	3. Thái độ 
	- Có ý thức tham gia lao động sản xuất giúp gia đình.
 	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
 	1. Chuẩn bị của giáo viên 
- SGK, giáo án, tranh vẽ hình 21, 22, 23, bảng phụ.
 	2. Chuẩn bị của học sinh 
- SGK, vở ghi.
 	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
 	1. Ổn định tổ chức (kiểm tra sĩ số)
 	2. Kiểm tra bài cũ 
	Chữa bài kiểm tra.
 	3. Bài mới
 	* Vào bài 
	Trong chương trước chúng ta đó nghiện cứu về đại cương về kĩ thuật của trồng trọt. Đó là đất trồng, phân bón, giống cây trồng và bảo vệ cây trồng. Trong chương này, ta sẽ nghiên cứu quá trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt. Quá trình đó phải làm những việc gì và thực hiện theo trình tự như thế nào? Việc đầu tiên đó là làm đất và bón phân lót.
 	Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích của việc làm đất.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Nêu ví dụ: Có hai thửa ruộng, một thửa ruộng đã được cày bừa, một thửa ruộng chưa được cày bừa.
- GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm và nhận xét về hai thửa ruộng đó.
+ Tình hình cỏ dại?
+ Tình trạng đất?
+ Sâu, bệnh.
+ Mức độ phát triển.
- GV gọi đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
? Em hãy cho biết làm đất nhằm mục đích gì?
- GV: Nhận xét, bổ sung:
=> GV: Kết luận:
- Mục đích làm đất: làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời diệt cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. 
I. Làm đất nhằm mục đích gì?
- Lắng nghe.
- Hoạt động nhóm và nhận xét
- Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Mục đích làm đất: làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời diệt cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. 
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
 	Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung các công việc làm đất.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin, liên hệ và trả lời câu hỏi.
? Các công việc làm đất bao gồm hững công việc gì?
- GV: Nhận xét, bổ sung:
- GV: Yêu cầu học sinh quan sát H 25, tìm hiểu thông tin, liên hệ và trả lời câu hỏi.
? Cày đất có tác dụng gì? 
? Em cho biết tiến hành cày đất bằng công cụ gì?
?Em hãy so sánh ưu nhược điểm của cày máy và cày trâu.
? Cày đất là làm gì? Độ sâu như thế nào là thích hợp?
- GV: Nhận xét, bổ sung: Độ cày sâu phụ thuộc vào từng loại đất, loại cây:
+ Đất cát không cầy sâu.
+ Đất sét cày sâu dần.
+ Đất bạc màu cày sâu dần do tầng đất canh tác mỏng.
+ Đất trồng cây ăn quả cày sâu.
=> GV: Kết luận:
- Cày đất: Là xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu 20 đến 30cm, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí và vùi lấp cỏ dại.
- GV: Yêu cầu học sinh quan sát H 26, tìm hiểu thông tin, liên hệ và trả lời câu hỏi.
? Bừa và đập đất nhằm mục đích gì?
? Em cho biết tiến hành cày đất bằng công cụ gì?
? Bừa và đập phải đảm bảo những yêu cầu kĩ thuật nào?
- GV gọi đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét, bổ sung:
=> GV: Kết luận:
- Bừa và đập đất: Làm cho đất nhỏ, thu gom có dại trong ruộng, trồn đều phân và san phẳng.
- GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin, liên hệ, hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi.
? Tại sao phải lên luống?
? Lấy ví dụ các loại cây trồng lên luống?
? Khi lên luống tiến hành theo quy trình nào?
- GV gọi đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét, bổ sung: Tùy thuộc vào từng loại đất, loại cây mà lên luống cao hay thấp:
+ Đất cao lên luống thấp.
+ Đất trũng lên luống cao.
+ Khoai lang lên luống cao nhưng rau, đỗ lên luống thấp hơn.
=> GV: Kết luận:
- Lên luống: Để dễ chăm sóc, chống ngập úng và tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng phát triển.
- Khi lên luống tiến hành theo quy trình:
+ Xác định hướng luống.
+ Xác định kích thước luống.
+ Đánh rãnh, kéo đất tạo luống.
+ làm phẳng mặt luống.
II. Các công việc làm đất.
- Tìm hiểu thông tin, liên hệ và trả lời.
- Bao gồm công việc cày đất, bừa và đập đất, lên luống.
- Lắng nghe.
1. Cày đất:
- Tìm hiểu thông tin, quan sát, liên hệ và trả lời.
- Xáo trộn lớp đất mặt làm cho đất tơi xốp, thoáng khí và vùi lấp cỏ dại.
- Bằng công cụ như: trâu, bò, máy cày.
- Trả lời.
- Xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu 20 đến 30cm.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
2.Bừa và đập đất.
- Tìm hiểu thông tin, quan sát, liên hệ và trả lời.
- Làm cho đất nhỏ, thu gom có dại trong ruộng, trồn đều phân và san phẳng.
- Bằng công cụ như: trâu, bò, bừa cày, dụng cụ đập đất.
- Bừa và đập phải đảm bảo những yêu cầu kĩ thuật: Bừa và đập nhiều lần cho đất nhỏ và nhuyễn.
- Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
3.Lên luống.
- Tìm hiểu thông tin, liên hệ, thảo luận và trả lời.
- Để dễ chăm sóc, chống ngập úng và tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng phát triển.
- Các loại cây trồng lên luống, Ngô, khoai, rau, đậu, đỗ
- Khi lên luống tiến hành theo quy trình:
+ Xác định hướng luống.
+ Xác định kích thước luống.
+ Đánh rãnh, kéo đất tạo luống.
+ làm phẳng mặt luống. 
- Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
	Hoạt động 3: Tìm hiểu kỹ thuật bón phân lót.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Gợi ý để học sinh nhớ lại mục đích của bón lót nêu các loại phân để sử dụng bón lót.
? Tiến hành bón lót theo quy trình nào?
? Nêu cách bón phân phổ biến mà em biết?
- GV: Nhận xét, bổ sung: Ý nghĩa của các ước tiến hành.
=> GV: Kết luận:
- Sử dụng phân hữu cơ hoặc phân lân theo quy trình:
- Rải phân lên mặt ruộng hay theo hàng, theo hốc cây.
- Cày, bừa, lấp đất để vùi phân xuống dưới.
III. Bón phân lót.
- Sử dụng phân hữu cơ hoặc phân lân để bón lót.
- Sử dụng phân hữu cơ hoặc phân lân theo quy trình:
- Rải phân lên mặt ruộng hay theo hàng, theo hốc cây.
- Cày, bừa, lấp đất để vùi phân xuống dưới.
- Bón vãi ( lúa, rau) và tập trung theo hàng ( ngô, khoai), theo hốc cây ( cây ăn quả, cây lấy gỗ) là phổ biến nhất.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
	4. Củng cố
	- GV: Làm đất nhằm mục đích gì ? Có những công việc làm đất nào ?
	- HS:
	+ Mục đích làm đất: làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời diệt cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.
	+ Bao gồm công việc cày đất, bừa và đập đất, lên luống.
	- GV: Nêu quy trình bón phân lót?	
	- HS: Sử dụng phân hữu cơ hoặc phân lân theo quy trình:
	+ Rải phân lên mặt ruộng hay theo hàng, theo hốc cây.
	+ Cày, bừa, lấp đất để vùi phân xuống dưới.
 	5. Dặn dò
	- Học bài cũ.
	- Chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 16 BÀI 15 LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT.doc