Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 19 bài 19: Các biện pháp chăm sóc cây trồng

TIẾT: 19

BÀI 19: CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG

 I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - Hiểu được mục đích và nội dung của các biện pháp chăm sóc cây trồng.

 2. Kỹ năng

 - Rèn kĩ năng quan sát, tư duy kĩ thuật, hoạt động nhóm.

 - Có được những kĩ năng chăm sóc cây trồng.

 3. Thái độ

 - Có ý thức trong việc bảo vệ và chăm sóc cây trồng.

 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 1. Chuẩn bị của giáo viên

- SGK, giáo án, tranh vẽ hình 29, 30, bảng phụ.

 2. Chuẩn bị của học sinh

 - SGK, vở ghi.

 

doc 5 trang Người đăng vuhuy123 Lượt xem 2313Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 19 bài 19: Các biện pháp chăm sóc cây trồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ngày/tháng/năm 
Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........
Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........
TIẾT: 19
BÀI 19: CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG
 	I. MỤC TIÊU 
 	1. Kiến thức 
 	- Hiểu được mục đích và nội dung của các biện pháp chăm sóc cây trồng.
 	2. Kỹ năng 
	- Rèn kĩ năng quan sát, tư duy kĩ thuật, hoạt động nhóm.
	- Có được những kĩ năng chăm sóc cây trồng.
 	3. Thái độ 
	- Có ý thức trong việc bảo vệ và chăm sóc cây trồng.
 	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
 	1. Chuẩn bị của giáo viên 
- SGK, giáo án, tranh vẽ hình 29, 30, bảng phụ.
 	2. Chuẩn bị của học sinh 
	- SGK, vở ghi.
 	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
 	1. Ổn định tổ chức (kiểm tra sĩ số)
 	2. Kiểm tra bài cũ 
 	3. Bài mới
 	* Vào bài 
	Nhân dân ta có câu: “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn” nói lên tầm quan trong của việc chăm sóc cây trồng. Để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt chúng ta phải biết cách chăm sóc cây trồng. Vậy chăm sóc cây trồng thế nào cho tốt, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
 	Hoạt động 1: Tìm hiểu về việc tỉa, dặm cây
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin, liên hệ và trả lời câu hỏi.
? Tỉa cây nhằm mục đích gì? Có vai trò như thế nào?
? Dặm cây nhằm mục đích gì? Có vai trò như thế nào?
- GV: Nhận xét, bổ sung.
=> GV: Kết luận:
- Tỉa cây nhằm loại bỏ những cây yếu bị sâu, bệnh. Dặm cây khỏe vào chỗ hạt không mọc, cây bị chết. Để đảm bảo khoảng cách và mật độ.
I. Tỉa, dặm cây.
- Tìm hiểu thông tin, liên hệ và trả lời.
- Tỉa cây nhằm loại bỏ những cây yếu bị sâu, bệnh. Để đảm bảo khoảng cách và mật độ.
- Dặm cây khỏe vào chỗ hạt không mọc, cây bị chết. Để đảm bảo khoảng cách và mật độ. 
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
 	Hoạt động 2: Tìm hiểu về viêc làm cỏ, vun xới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin, liên hệ và trả lời câu hỏi.
? Làm cỏ nhằm mục đích gì? Có vai trò như thế nào?
? Vun xới nhằm mục đích gì? Có vai trò như thế nào?
- GV: Nhận xét, bổ sung.
- GV: Yêu cầu học sinh quan sát H 29, tìm hiểu thông tin, liên hệ, thảo luận và hoàn thành bài tập SGK.
- GV gọi đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét, bổ sung: Một số điểm cần chú ý khi làm cỏ, vun ới cây trồng: kịp thời, không làm tổn thương cho bộ rễ, kết hợp bón phân, bấm ngọn tỉa cành
=> GV: Kết luận:
- Mục đích của việc làm cỏ vun xới.
+ Diệt cỏ dại.
+ Làm cho đất tơi xốp.
+ Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn.
+ Chống đổ.
II. Làm cỏ, vun xới
- Tìm hiểu thông tin, liên hệ và trả lời.
- Làm cỏ nhằm diệt hết cỏ dại mọc xen với cây trồng.
- Vai trò: Loại bỏ cây hoang dại cạnh trang chất dinh dưỡng và ánh sáng với cây trồng.
- Vun xới nhằm them đất màu vào gốc cây, làm tăng thêm độ thoáng.
- Vai trò: Giữ cho cây đứng vững, cung cấp chất dinh dưỡng, oxi cho cây, hạn chế bốc hơi nước.
- Lắng nghe.
- Tìm hiểu thông tin, quan sát, liên hệ, thảo luận và hoàn thành bài tập SGK. 
- Mục đích của việc làm cỏ vun xới.
+ Diệt cỏ dại.
+ Làm cho đất tơi xốp.
+ Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn.
+ Chống đổ.
- Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
	Hoạt động 3: Tìm hiểu về tưới, tiêu nước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin, liên hệ và trả lời câu hỏi.
? Tưới nước nhằm mục đích gì? Có vai trò như thế nào?
- GV: Nhận xét, bổ sung.
=> GV: Kết luận:
- Cây cần nước để sinh trưởng và phát triển, do vậy nước phải đầy đủ và kịp thời.
- GV: Yêu cầu học sinh quan sát H 29, tìm hiểu thông tin, liên hệ, thảo luận và hoàn thành bài tập SGK.
? Nêu cách thực hiện các phương pháp trên?
- GV gọi đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét, bổ sung:
=> GV: Kết luận:
- Mỗi loại cây trồng đều có phương pháp tưới thích hợp gồm:
+ Tưới theo hàng vào gốc cây.
+ Tưới thấm: Nước đưa vào rãnh để thấm dần xuống luống.
+ Tưới ngập: cho nước ngạp tràn ruộng.
+ Tưới phun mưa: Phun thành hạt nhỏ toả ra như mưa bằng hệ thống vòi.
- GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin, liên hệ và trả lời câu hỏi.
? Cây trồng cần nước nhưng nếu thừa nước sẽ gây ra hậu quả gì?
? Làm thế nào để cây trồng không bị ngập úng và có thể chết khi dư thừa nước?
- GV: Nhận xét, bổ sung:
=> GV: Kết luận:
- Cây trồng cần nước nhưng nếu thừa nước cây trồng sẽ ngập úng và có thể chết. Vì thế ta phải tiến hành tiêu nước kịp thời, nhanh chóng bằng các biện pháp thích hợp.
III. Tưới, tiêu nước.
1. Tưới nước.
- Tìm hiểu thông tin, liên hệ và trả lời.
- Cung cấp nước làm cho đất đủ ẩm.
- Vai trò: Đảm bảo đủ nước để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
2.Phương pháp tưới.
- Tìm hiểu thông tin, quan sát, liên hệ, thảo luận và hoàn thành bài tập SGK. 
+ H a: Tưới ngập.
+ H b: Tưới theo hàng vào gốc cây.
+ H c: Tưới thấm.
+ H d: Tưới phun mưa.
- Mỗi loại cây trồng đều có phương pháp tưới thích hợp gồm:
+ Tưới theo hàng vào gốc cây.
+ Tưới thấm: Nước đưa vào rãnh để thấm dần xuống luống.
+ Tưới ngập: cho nước ngạp tràn ruộng.
+ Tưới phun mưa: Phun thành hạt nhỏ toả ra như mưa bằng hệ thống vòi.
- Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
3. Tiêu nước
- Tìm hiểu thông tin, liên hệ và trả lời.
- Cây trồng sẽ ngập úng và có thể chết.
- Ta phải tiến hành tiêu nước kịp thời, nhanh chóng bằng các biện pháp thích hợp.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
	Hoạt động 4: Tìm hiểu về bón thúc phân
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin, nhớ lại kiến thức, liên hệ và trả lời câu hỏi.
? Bón bằng phân hữu cơ hoại mục và phân hoá học theo quy trình nào?
? Em hiểu như thế nào là phân hữu cơ hoai mục?
? Em hãy kể tên các cách bón thúc phân cho cây trồng?
- GV: Nhận xét, bổ sung:
=> GV: Kết luận:
- Bón bằng phân hữu cơ hoại mục và phân hoá học theo quy trình:
+ Bón phân.
+ Làm cỏ, vun xới, vùi phân vào đất.
IV. Bón thúc phân
- Tìm hiểu thông tin, nhớ lại kiến thức, liên hệ và trả lời.
- Bón bằng phân hữu cơ hoại mục và phân hoá học theo quy trình:
+ Bón phân.
+ Làm cỏ, vun xới, vùi phân vào đất.
- Chất dinh dưỡng được phân giải ở dạng dễ tiêu, cây hút dễ dàng đáp ứng kịp thời sự sinh trưởng và phát triển.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
	4. Củng cố
	- GV: Em hãy nêu mục đích của việc làm cỏ vun xới?
	- HS: Mục đích của việc làm cỏ vun xới.
	+ Diệt cỏ dại.
	+ Làm cho đất tơi xốp.
	+ Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn.
	+ Chống đổ.
	- GV: Em hãy nêu mục đích của việc tỉa, dặm cây?
	- HS: Tỉa cây nhằm loại bỏ những cây yếu bị sâu, bệnh. Dặm cây khỏe vào chỗ hạt không mọc, cây bị chết. Để đảm bảo khoảng cách và mật độ.
	- GV: Bón bằng phân hữu cơ hoại mục và phân hoá học theo quy trình nào?
	- HS: Bón bằng phân hữu cơ hoại mục và phân hoá học theo quy trình:
	+ Bón phân.
	+ Làm cỏ, vun xới, vùi phân vào đất.
 	5. Dặn dò
	- Học bài cũ.
	- Chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 19 BÀI 19 CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG.doc