Tiết 45 Bài 51 THỰC HÀNH
XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ, ĐỘ TRONG VÀ ĐỘ PH
CỦA NƯỚC NUÔI THUỶ SẢN
I/ MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
Biết xác định được nhiệt độ, độ trong và độ pH của nước nuôi thuỷ sản.
2- Kĩ năng:
Xác định được nhiệt độ và độ trong của nước nuôi thủy sản.
3- Thái độ:
Có ý thức làm việc cẩn thận, chính xác.
II/ CHUẨN BỊ:
1- Chuẩn bị của GV:
Đồ dùng dạy học:
Đồ dùng mỗi nhóm: 1 nhiệt kế, 1 đĩa sếch xi, 1 thang màu pH chuẩn, 2 thùng nhựa đựng nước, giấy đo pH.
Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Quan sát, theo nhóm, thực hành.
2- Chuẩn bị của HS:
Chép phần III bài học.
Đọc bài học.
Ngày soạn: 12.01.2012 Tiết 45 Bài 51 THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ, ĐỘ TRONG VÀ ĐỘ PH CỦA NƯỚC NUÔI THUỶ SẢN I/ MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: Biết xác định được nhiệt độ, độ trong và độ pH của nước nuôi thuỷ sản. 2- Kĩ năng: Xác định được nhiệt độ và độ trong của nước nuôi thủy sản. 3- Thái độ: Có ý thức làm việc cẩn thận, chính xác. II/ CHUẨN BỊ: 1- Chuẩn bị của GV: Đồ dùng dạy học: Đồ dùng mỗi nhóm: 1 nhiệt kế, 1 đĩa sếch xi, 1 thang màu pH chuẩn, 2 thùng nhựa đựng nước, giấy đo pH. Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Quan sát, theo nhóm, thực hành. 2- Chuẩn bị của HS: Chép phần III bài học. Đọc bài học. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Ổn định tình hình lớp: (1’) Điểm danh học sinh trong lớp. Chuẩn bị kiểm tra bài cũ 2- Kiểm tra bài cũ: (3’) Câu hỏi Đáp án Biểu điểm - Nêu tính chất lí học của nước nuôi thuỷ sản? - Nhiệt độ thích hợp cho tôm là 25oC đến 35oC, cá là 20oC đến 30oC. Độ trong tốt nhất cho tôm, cá là 20 đến 30 cm. Màu nước thích hợp cho tôm, cá là màu nõn chuối hoặc vàng lục. Sự chuyển động của nước càng lớn có tác dụng tốt cho sinh vật thuỷ sản. 3 đ 2 đ 3 đ 2 đ 3- Giảng bài mới: (1’) a/Giới thiệu bài: Để biết cách xác định nhiệt độ, độ trong và độ pH của nước nuôi thuỷ sản như thế nào? b/Tiến trình bài dạy: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 3’ Hoạt động 1: Giới thiệu bài thực hành - Qua bài thực hành này, các em biết cách xác định được nhiệt độ, độ trong và độ pH của nước nuôi thuỷ sản. - Khi thực hành các em phải làm nghiêm túc và cẩn thận. - Chú ý nghe. - Chú ý nghe. 5’ Hoạt động 2: Tổ chức thực hành - Phân công dụng cụ cho các nhóm. - Các nhóm làm việc đúng vị trí. - Nhóm nhận dụng cụ. - Chú ý nghe. 25’ Hoạt động 3: Thực hiện quy trình thực hành QUY TRÌNH THỰC HÀNH: 1- Đo nhiệt độ của nước: Bước 1: Nhúng nhiệt kế vào nước để 5-10 phút. Bước 2: Nâng nhiệt kế ra khỏi nước và đọc kết quả. 2- Đo độ trong: Bước 1: Thả đĩa sếch xi xuống nước đến khi không thấy vạch đen, trắng ghi độ sâu. Bước 2: Thả đĩa xuống sâu kéo lên đến khi thấy vạch đen, trắng, ghi độ sâu. Kết quả đo là số trung bình của hai bước đo. 3- Đo độ pH bằng phương pháp đơn giản: Bước 1: Nhúng giấy đo pH vào nước khoảng 1 phút. Bước 2: Đưa lên so sánh với màu pH chuẩn. * Khi thực hành làm như thế nào? - Các em đọc phần II. Cho biết khi thực hành ta làm như thế nào? - Gọi vài học sinh nhắc lại quy trình thực hành. - GV: Làm mẫu cho học sinh quan sát. - Nhóm các em thực hành và ghi kết quả vào bảng đã chuẩn bị. - GV: Quan sát và hướng dẫn học sinh thực hành. - Đo nhiệt độ của nước: Bước 1: Nhúng nhiệt kế vào nước để 5-10 phút. Bước 2: Nâng nhiệt kế ra khỏi nước và đọc kết quả. Đo độ trong: Bước 1: Thả đĩa sếch xi xuống nước đến khi không thấy vạch đen, trắng ghi độ sâu. Bước 2: Thả đĩa xuống sâu kéo lên đến khi thấy vạch đen, trắng, ghi độ sâu. Kết quả đo là số trung bình của hai bước đo. Đo độ pH bằng phương pháp đơn giản: Bước 1: Nhúng giấy đo pH vào nước khoảng 1 phút. Bước 2: Đưa lên so sánh với màu pH chuẩn. - Quan sát. - Nhóm thực hành và ghi kết quả. - Làm theo hướng dẫn. 5’ Hoạt động 4: Đánh giá kết quả - Cho học sinh dừng thực hành và thu dọn dụng cụ. - Các em tự đánh giá kết quả theo tiêu chí: Ý thức chấp hành nội quy Kết quả thực hành. - GV: Nhận xét về thái độ học tập và kết quả các nhóm. - Cho điểm 1-2 nhóm điển hình. - Dừng thực hành và thu dọn dụng cụ. - Tự đánh giá kết quả vào giấy. - Chú ý nghe. - Chú ý nghe. 4- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2’) - Về học thuộc quy trình thực hành. - Đọc trước bài 52 SGK và tìm hiểu một số thức ăn của tôm, cá. IV/ RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: